Nếu là một người đang học SEO thì chắc hẳn bạn đã từng nghe qua E-E-A-T. Vậy E-E-A-T trong SEO là gì, và tầm quan trọng của nó như thế nào đối với doanh nghiệp hiện nay? Hãy cùng IMTA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

E-E-A-T là gì?

E-E-A-T là viết tắt của từ:

  • Experience (Trải nghiệm)
  • Expertise (Tính chuyên môn)
  • Authoritativeness (Tính thẩm quyền)
  • Trustworthiness (Độ tin cậy)

E-E-A-T đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng SEO tổng thể của một trang web theo tiêu chuẩn của Google hiện nay.

E-E-T-A là các yếu tố quan trọng trong thuật toán tìm kiếm của Google, giúp xác định trang web nào có độ uy tín cao, nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực, thể hiện được nhiều quyền hạn và độ tin cậy sẽ đạt xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm dựa trên độ tin cậy và giá trị nội dung mà trang web đó cung cấp.

Google sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá chất lượng tổng thể của một trang web:

  • Độ chính xác của nội dung.
  • Kinh nghiệm, chuyên môn, và độ tin cậy của trang web.
  • Chất lượng và số lượng bài viết chính.
  • Thông tin về trang web hoặc người tạo nội dung chính trên trang.
  • Website hay người tạo content chính cho web có danh tiếng trong ngành hay không?

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tiêu chí này có tính chủ quan và mỗi loại nội dung website đều yêu cầu mức độ E-E-A-T khác nhau. Nhưng chung quy lại thì độ Trust (độ tin cậy) được coi là tín hiệu quan trọng nhất và áp dụng cho tất cả các loại nội dung.

E-E-A-T và E-A-T khác nhau như thế nào?

Trước đây, nguyên tắc E-A-T (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực SEO và Digital Marketing. Tháng 12 năm 2022 Google đã bổ sung một chữ E (Experience) vào phía trước, tạo ra nguyên tắc mới được gọi là E-E-A-T. Bạn có thể tham khảo về Nội dung cập nhật từ Google về E-E-A-T.

Chữ E đầu tiên trong E-E-A-T tập trung vào trải nghiệm của người dùng có thể là comment, review sản phẩm/ dịch vụ, một bài viết hoặc bất kỳ nội dung nào đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể . Sự đánh giá từ một khách hàng đã trải nghiệm thực tế sẽ mang lại độ tin cậy cao hơn cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Việc thể hiện trải nghiệm thực tế của khách hàng đã trở thành một yếu tố quan trọng được Google chú ý đến.

Phân tích các thành phần có trong E-E-A-T

Trong việc đánh giá chất lượng tổng thể của một trang web, Google quan tâm vào ba yếu tố chính: kinh nghiệm, kiến thức chuyên mônthẩm quyền.

Tuy nhiên, trong số các yếu tố này, Trust (độ tin cậy) được coi là quan trọng nhất. Google cũng nhấn mạnh rằng mức độ và loại tin cậy sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng trang web cụ thể. Để hiểu rõ hơn về các yếu tố này, hãy xem xét từng điểm một:

Experience (Trải nghiệm)

Trong việc xác định Experience (trải nghiệm), Google xác định việc người tạo nội dung có trải nghiệm thực tế về chủ đề đó hay không. Điều này bao gồm bài viết, bình luận, review đánh giá,… cần phải được tạo ra bởi người có trải nghiệm thật sự với sản phẩm, dịch vụ hoặc lĩnh vực đó.

Ví dụ, nếu một cá nhân viết một bài đánh giá về một sản phẩm/dịch vụ, thì họ cần phải sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó. Người chia sẻ về một điện thoại tốt cần phải đã thực sự mua và sử dụng điện thoại. Hoặc người chia sẻ về một dịch vụ thuê xe ở Hồ Chí Minh, thì họ cần phải có trải nghiệm thực tếvới dịch vụ đó.

Đối với người đọc, họ sẽ đánh giá cao những nội dung được tạo ra bởi những người có kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực mà họ quan tâm.

Hơn nữa, yếu tố trải nghiệm cũng hỗ trợ Google phát hiện và ngăn chặn các nội dung không chính xác hoặc được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này giúp tăng cơ hội cho bài viết của bạn đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều lượt truy cập đến website.

Expertise (Tính chuyên môn)

Expertise (Tính chuyên môn) trong nội dung trên website tức là với việc nội dung được viết ra phải có căn cứ, phản ánh sự am hiểu, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cao trong một lĩnh vực cụ thể. Điều này đòi hỏi người tạo nội dung phải xây dựng và thể hiện bản thân là một chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Một người tạo nội dung có chuyên môn cao trong lĩnh vực của mình sẽ được đánh giá cao hơn so với những người chỉ là biên tập viên nội dung thông thường. Google đánh giá cao yếu tố này vì sự chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng.

Trên website, tính chuyên môn thường được thể hiện qua việc triển khai chiến lược Content Marketing. Nội dung có tính chuyên môn cao thường cung cấp thông tin sâu rộng và đáng tin cậy về chủ đề. So với các đối thủ cạnh tranh, nội dung mang tính chuyên môn cao thường mang lại nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng.

Ví dụ: Trên một trang web về kiến thức Digital Marketing, khi viết về các kiến thức, phương pháp chạy và tối ưu Quảng cáo, phải đảm bảo rằng thông tin trong bài viết có tính chuyên môn và chính xác.

Tính chuyên môn không chỉ dựa trên kiến thức, mà còn phụ thuộc vào trải nghiệm thực tiễn (Experience) của người tạo nội dung.

Ví dụ: Trong trường hợp hỏi “món ăn ngon tại Hồ Chí Minh”, một người có trải nghiệm thực tế có thể cung cấp thông tin về những món ngon tại Hồ Chí Minh.

Authoritativeness (Tính thẩm quyền)

Authoritativeness (Tính thẩm quyền) yêu cầu một cấp độ cao hơn so với tính chuyên môn. Yếu tố thẩm quyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác minh độ chính xác của nội dung.

Thường thì Authoritativeness được đánh giá dựa trên sự uy tín và tầm ảnh hưởng của các cá nhân hay tổ chức, bao gồm các chuyên gia hàng đầu, công ty có uy tín và các trang web lớn lâu năm có tầm ảnh hưởng cao trong lĩnh vực tương ứng. Tại Việt Nam, Wikipedia là một ví dụ điển hình về một trang web cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy, được Google thường xuyên tham chiếu.

Ví dụ, khi so sánh hai bài viết cùng về một chủ đề về Marketing, một được viết bởi một chuyên gia trong ngành và một biên tập viên, bài viết của chuyên gia đó thường có độ thẩm quyền cao hơn.

Trustworthiness (Độ tin cậy)

Trong digital marketing và SEO, độ tin cậy (Trustworthiness) được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo người đọc và người sử dụng có thể tin tưởng vào thông tin họ đang tiếp xúc. Đây là phần không thể thiếu trong khái niệm E-E-A-T (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness).

Tạo và duy trì một mức độ tin cậy cao trên website phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, việc cung cấp thông tin đúng sự thật và chính xác được xem là yếu tố quan trọng nhất.

Khi xem xét về độ tin cậy, chúng ta cần tính đến người viết bài, chất lượng nội dung và tổng thể trang web chứa nội dung đó. Để tăng độ tin cậy, quan trọng là phải rõ ràng về danh tính của tác giả bài viết, sử dụng trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy và tránh việc quảng cáo che đi nội dung bài viết. Bên cạnh đó, nội dung cần được cập nhật liên tục để tránh thông tin lỗi thời.

Tầm quan trọng của E-E-A-T đối với doanh nghiệp?

E-E-A-T là cách mà Google sử dụng để xác định độ tin cậy một website. Đây là cơ sở để đánh giá xem liệu một trang web và các trang riêng lẻ trên đó có cung cấp giá trị thực sự cho người dùng hay không.

Google muốn hiển thị các trang có giá trị tốt nhất đối với một truy vấn tìm kiếm cụ thể, vì điều này là cách thu hút người dùng quay lại sử dụng dịch vụ của Google nhiều hơn. Vì vậy, nếu trang web có E-E-A-T càng tốt, càng được Google yêu thích và ưu tiên hiển thị nhiều hơn.

Nếu bạn xem việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing của bạn, thì E-E-A-T nên được ưu tiên hàng đầu khi phát triển chiến lược SEO của bạn.

E-E-A-T có phải là yếu tố để Google xếp hạng không?

E-E-A-T là một yếu tố quan trọng giúp Google đánh giá chất lượng của website. Tuy nhiên, Google đã xác nhận rằng những nguyên tắc này sử dụng để đánh giá hiệu suất của các hệ thống xếp hạng kết quả tìm kiếm, đồng thời chúng không trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng.

Mặc dù vậy, tối ưu yếu tố E-E-A-T là không thể thiếu trong chiến lược SEO tổng thể để đạt xếp hạng cao. Tạo trải nghiệm tốt và đánh giá độ uy tín trong mắt người dùng.

Cách để tối ưu E-E-A-T cho website

Dựa trên các update của Google, chúng ta có những phương pháp để tối ưu E-E-A-T nhằm phục vụ tốt cho quá trình SEO website. Để tối ưu E-E-A-T, bạn cần:

Xác định và xây dựng trang tác giả

Việc công khai thông tin về người viết nội dung giúp tăng tính đáng tin cậy của trang web đối với Google. Google ưa chuộng các trang web mà có thông tin tác giả cụ thể hơn là những nội dung không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, nếu tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, điều này sẽ làm tăng sự uy tín của nội dung trong mắt người đọc.

Hiển thị thông tin liên hệ

Cung cấp thông tin liên hệ không chỉ giúp người dùng dễ dàng kết nối với bạn qua nhiều phương tiện, mà còn là một cách để xác nhận sự tồn tại và hoạt động cũng như tăng độ uy tín của công ty/tổ chức. Mặc dù có thể có những người xem điều này là không quan trọng, nhưng đây thực sự là một yếu tố quan trọng bạn không nên bỏ qua.

Nội dung chia sẻ có tính trải nghiệm và chuyên môn cao

Khi chia sẻ thông tin, quan trọng nhất là bạn phải có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Các nội dung này sẽ được đánh giá cao hơn so với những thông tin được tạo ra bởi những người không có kiến thức hoặc kinh nghiệm tương tự. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng uy tín cho trang web của bạn.

Liên kết từ các nguồn tham khảo uy tín

Khi viết bài trên trang web, hãy đảm bảo rằng những liên kết đền dẫn nguồn tham khảo tin cậy liên quan đến nội dung. Có thể là các bài viết trên chính trang web của bạn hoặc các trang web uy tín khác trong lĩnh vực của bạn. Ví dụ, nếu bạn viết về SEO Onpage, hãy cung cấp các liên kết đến các tài liệu hoặc bài viết liên quan đến SEO từ các nguồn uy tín.

Thêm liên kết ngược từ trang Wikipedia

Tại Việt Nam, Wikipedia được biết đến như một nguồn thông tin có độ tin cậy cao và được người dùng đánh giá rất cao. Điều này làm cho việc liên kết ngược từ trang web này trở thành một phần quan trọng của chiến lược SEO của bạn. Bằng cách này, bạn có thể tận dụng sức ảnh hưởng của Wikipedia để tăng cường sự uy tín và độ tin cậy cho trang web của mình.

Cập nhật nội dung đều đặn

Một biện pháp quan trọng để cải thiện E-E-A-T của trang web là duy trì việc cập nhật nội dung thường xuyên. Với việc cập nhật nội dung thường xuyên đảm bảo rằng thông tin trên trang web của bạn luôn là mới nhất và phản ánh đúng xu hướng hiện tại. Đặt mình vào vị trí của người tìm kiếm thông tin, không ai mong muốn tìm thấy những nội dung lỗi thời hay không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Bằng cách duy trì sự cập nhật đều đặn, bạn có thể tăng cơ hội thu hút và giữ chân người đọc trên trang web của mình.

Kêu gọi Đánh giá từ Khách hàng

Khách hàng thường xuyên tương tác và đánh giá trên trang web của bạn có thể làm tăng đáng kể sự đánh giá của Google đối với trang web đó. Phản hồi tích cực từ khách hàng không chỉ thể hiện sự hài lòng với nội dung mà còn là một tín hiệu mạnh mẽ về chất lượng và đáng tin cậy của trang web. Đặc biệt, việc chia sẻ bài viết trên các nền tảng mạng xã hội bởi khách hàng cũng tạo ra một tín hiệu tích cực về E-A-T (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) với Google.

Chú ý đến Thiết kế Website Thân thiện

Thiết kế website đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện E-E-A-T của trang web. Cấu trúc không gian trên website cần được xây dựng một cách khoa học và hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho trải nghiệm người dùng. Sự xuất hiện của quảng cáo popup quá nhiều có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số Trustworthiness của trang web. Vì vậy, việc thiết kế website cần được chú trọng ngay từ giai đoạn ban đầu, đảm bảo rằng trang web không chỉ hấp dẫn mà còn thân thiện và đáng tin cậy đối với người dùng.

Kết luận

Trên đây là tất cả những chia sẻ của IMTA về E-E-A-T và tác động của nó đối với SEO website. Hy vọng rằng với thông tin trên, bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn để cải thiện hiệu suất của hoạt động SEO của mình.

Để biết cách tối ưu EEAT cũng như triển khai chiến lược SEO tổng thể cho website đạt top Google tìm kiếm. Hãy tham gia ngay khóa học đào tạo SEO tổng thể từ cơ bản đến nâng cao tại IMTA nhé.