SEO Onpage là cách thức tối ưu những yếu tố kỹ thuật và yếu tố trên chính website hoặc page cần SEO để thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm Google.

On có nghĩa là trên, còn page là 1 URL mà Google sẽ index và cũng chính là page chúng ta cần SEO. Vì vậy những yếu tố nào có trên trang Website của chúng ta thì đều thuộc về Onpage SEO.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là cách thức tối ưu những yếu tố kỹ thuật và yếu tố trên chính website hoặc page cần SEO để thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm Google: Khai báo Schema, chuyển hướng link, SSL, AMP,… Cho đến các yếu tố được thể hiện rõ ra bên ngoài như: Tốc độ tải trang, hình ảnh, tiêu đề, nội dung, đường dẫn,…

SEO Onpage bao hàm luôn yếu tố Content. Bạn muốn SEO Onpage tốt là kết hợp cả kỹ thuật và Content một cách chỉnh chu nhất.

Định nghĩa SEO Onpage là gì?
Định nghĩa SEO Onpage là gì?

Checklist SEO Onpage – Chi tiết cách tối ưu SEO Onpage

Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến Onpage SEO của 1 website. Bạn cần lưu lại những yếu tố sau để checklist và kiểm tra lại website của mình.

1. URL – Tối ưu đường dẫn

URL là duy nhất và không thay đổi trong quá trình SEO. URL cần thân thiện với công cụ tìm kiếm bao gồm có những yếu tố sau:

Có chứa từ khóa cần SEO Ví dụ bài viết IMTA cần SEO từ khóa “khóa học SEO” thì URL có dạng https://imta.edu.vn/khoa-hoc-seo-website/

URL không nên để tiếng Việt có dấu, bạn nên bỏ hết dấu tiếng Việt. Khi bỏ dấu

  • Từ khóa chính đặt càng sát với domain chính càng tốt

Việc đặt từ khóa trong URL càng sát về phía domain chính là một điểm cộng với Google và cả với người dùng. Giúp Google và người dùng xác định chính xác hơn nội dung của bạn nói đến trong bài viết là gì.

Ví dụ: Key chính của bạn là “iPhone 11” thì URL sẽ là https://imta.edu.vn/iphone-11-gia-re-tai-hcm

  • Sử dụng từ ngữ thay vì ký tự đặc biệt hay chữ số

Có 2 URL như bên dưới đây:

Nhìn vào, không cần suy nghĩ cũng biết URL https://imta.edu.vn/seo-entity-la-gi-cach-lam-seo-entity thân thiện và được người dùng thích hơn so với https://imta.edu.vn/036721636516 bởi vì nó dễ hình dung, dễ hiểu nội dung bên trong, có cảm giác an toàn khi nhấp vào.

  • Tạo URL càng ngắn càng tốt

Giữ cho URL của bạn càng ngắn càng tốt, bởi vì nếu URL tạo ra quá dài, sẽ bị cắt bớt đi trên kết quả tìm kiếm như hình bên dưới đây:

URL bị cắt bớt đi vì quá dài

Thẻ tiêu đề và thẻ mô tả

Thẻ tiêu đề hay còn được gọi là Title tag, là phần tiêu đề của website được hiển thị ở kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm, thẻ tiêu đề mô tả một cách bao hàm và trực quan nhất về nội dung mà trang web nhắc đến.

Thẻ mô tả hay còn được gọi là Meta Description Tag, là một đoạn văn bản ngắn nằm ở bên dưới thẻ tiêu đề được hiển thị ở kết quả tìm kiếm. Thẻ mô tả này sẽ có hai mục đích chính khi sử dụng, một là dùng để mô tả cho người dùng biết thêm thông tin, hai là thuyết phục họ nhấp vào liên kết.

Cả hai thẻ tiêu đề và thẻ mô tả đều rất quan trọng đối với người dùng khi tìm kiếm thông tin, để cho người dùng có thể hiểu được bao quát nội dung của trang, từ đó họ có thể xác định được nội dung họ đang tìm kiếm có đang được trình bày trong website của bạn hay không!

Vậy thì làm sao để có thể tối ưu được thẻ tiêu đề và thẻ mô tả? Dưới đây là cách:

  • Viết thẻ tiêu đề và mô tả thật hấp dẫn người dùng
  • Chèn từ khóa chính vào thẻ tiêu đề và mô tả
  • Chỉ nên viết thẻ tiêu đề nằm giới hạn từ 55 – 70 ký tự, thẻ mô tả thì từ 155 – 160 ký tự.
  • Đặt từ khóa chính ở đầu thẻ tiêu đề, thẻ mô tả
  • Cả hai thẻ cần phải miêu tả đúng nhất về nội dung bên trong trang
  • Mỗi trang là một thẻ tiêu đề cũng như là một thẻ miêu tả khác nhau, không được đặt trùng lặp nhau, rất dễ bị Google cho rằng bạn đang spam

Structured data (schema)

Structured data (Dữ liệu có cấu trúc) hay còn gọi là Schema (Lược đồ), là một đoạn code, có thể là code html hay cũng có thể là code javascript, dùng vào việc đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc trên website. Việc này sẽ giúp cho Google dễ dàng nhận diện, tìm đọc thông tin website của bạn hơn và cũng như là tăng cao khả năng xếp hạng trang web của bạn lên một thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn có một trang sản phẩm bán quần áo, và có những thông tin liên quan như giá cả, size, màu sắc, kiểu dáng,… chỉ khi bạn khai báo Schema thông qua các đoạn code thì Google mới hiểu được và hiển thị nó ra bên ngoài kết quả tìm kiếm cho bạn. Còn nếu như không có hành động khai báo Schema này, thì Google sẽ không hiểu được bạn muốn đưa ra thông tin gì.

Có các dạng Schema phổ biến như:

  • Books – Dành cho sách
  • Articles – Bài viết
  • Events – Sự kiện
  • Local business info – Thông tin về doanh nghiệp
  • Movies – Phim
  • Job postings – Thông tin nghề nghiệp, tuyển dụng
  • Recipes – Công thức nấu ăn
  • Breadcrumb
  • Product – Sản phẩm
  • FAQ – Hỏi đáp

Cách để tối ưu Schema như sau:

  • Bước 1: Xác định Schema muốn khai báo

Đầu tiên bạn hãy xác định kiểu Schema muốn khai báo cho trang web, ví dụ:

Bạn có 1 trang bài viết, và muốn khai báo các thông tin liên quan như tác giả, ngày xuất bản, tên bài viết, nội dung nói về gì,… Đây là dạng khai báo Schema Articles – Khai báo Schema dành cho bài viết.

Truy cập vào Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc
Truy cập vào Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc

Sau khi truy cập vào Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc, chọn kiểu Schema muốn khai báo, ở đây thì mình chọn là kiểu Bài viết. Dán URL bài viết muốn khai báo vào và nhấn nút Bắt đầu gắn thẻ.

Chọn kiểu Schema và dán URL cần khai báo
Chọn kiểu Schema và dán URL cần khai báo
  • Bước 3: Điền các thông tin cần thiết

Tới bước này, các bạn hãy điền vào các thông tin cần thiết khi khai báo Schema kiểu bài viết. Các thông tin cần thiết như là: Tên, tác giả, ngày xuất bản, hình ảnh, mục bài viết, nội dung bài viết, URL, nhà xuất bản, xếp hạng,…

Sau đó là nhấn vào nút Tạo HTML để cho Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của Google có thể giúp chúng ta viết đoạn code để khai báo.

Điền thông tin cần khai báo và nhấn nút tạo HTML
Điền thông tin cần khai báo và nhấn nút tạo HTML
  • Bước 4: Chèn Code vào thẻ Head

Sau khi Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc đã tạo hoàn tất đoạn code, nhấn sao chép, vào phần Header của website.

Chèn đoạn Code vào bên trong thẻ Head của phần Header. Sau cùng là nhấn Update.

File Robots.txt

Robots.txt là tệp chứa văn bản có dạng đuôi là .txt. Tệp văn bản này tuy đơn giản nhưng nó lại quyết định đến việc thu thập dữ liệu của Google trên website của bạn rất lớn. Bạn có thể điều chỉnh các đề mục bên trong tệp robots.txt này khi không muốn con bọ Google cào dữ liệu ở trang con nào đó. Hay cũng có thể làm điều ngược lại đó là cho phép con bọ Google đi vào bên trong trang web để thu thập dữ liệu.

Ví dụ: Bạn có 1 website bán hàng và không muốn Google Index các trang liên quan đến thông tin người dùng như giỏ hàng, tài khoản người dùng,… thì lúc này sẽ dùng đến robots.txt để ngăn chặn điều đó.

Hoặc cũng là trang web bán hàng trên nhưng có các bài viết bạn muốn người dùng thấy được thì bạn chỉ cần tác động đến file robots.txt để cho Google có thể lập chỉ mục các bài viết đó và đưa nó ra bên ngoài kết quả tìm kiếm.

Cách kiểm tra website đã có file robots.txt hay chưa

Bạn có thể check xem website của mình đã có file robots.txt chưa bằng cấu trúc URL sau: yourdomain.com/robots.txt. Nếu như nó hiện ra như hình bên dưới thì có nghĩa là website đã có file robots.txt rồi. Còn nếu hiển thị thứ gì khác thì việc bạn cần làm bây giờ là tạo ra file robots.txt.

Check website đã có file robots hay chưa?
Check website đã có file robots hay chưa?

2 cách tạo file robots.txt đơn giản

Bước 1: Các bạn truy vấn theo đường dẫn dưới đây.

Yoast SEO > Tools > File editor.

Truy vấn vào Yoast SEO
Truy vấn vào Yoast SEO

Bước 2: Màn hình hiển thị ra mục chỉnh sửa file robots.txt. Chỉnh sửa theo ý của bạn và nhấn nút Save change to robots.txt.

Chỉnh sửa file robots.txt
Chỉnh sửa file robots.txt
  • Sử dụng Rank Math

Việc của bạn là chỉ cần cài plugin Rank Math vào thôi, còn vấn đề về tạo file robots.txt thì đã được Rank Math tự động tạo cho bạn luôn rồi.

Để kiểm tra thì bạn có thể truy vấn theo đường dẫn sau: Rank Math > General Settings > Edit robots.txt.

Kiểm tra file Robots.txt được tạo tự động từ Rank Math
Kiểm tra file Robots.txt được tạo tự động từ Rank Math

Mật độ từ khóa

Mật độ từ khóa hay còn được gọi là tần suất từ khóa xuất hiện, là số lần mà từ khóa xuất trên một trang. Mật độ từ khóa được tính theo tỷ lệ phần trăm so với tổng số từ trên trang.

Ví dụ: Nếu như từ khóa của bạn là “dịch vụ SEO tổng thể” và từ khóa này xuất hiện tổng cộng là 3 lần trong một bài viết có 1000 từ. Thì lúc này mật độ của từ “dịch vụ SEO tổng thể” sẽ là 1,5%. Con số 1,5% này được gọi là mật độ từ khóa hay còn gọi là tần suất từ khóa xuất hiện.

Công thức tính mật độ từ khóa

Công thức tính mật độ từ khóa: Keyword Density = ((Nkr x Nwp)/Tkr) x 100. Trong đó:

  • Nkr (Number keyword repeated): Số lần từ khóa lặp lại ở trên trang
  • Nwp (Number words in phrase): Số lượng từ ở bên trong từ khóa đó
  • Tkr (Total words on page): Tổng số lượng từ có ở trên trang

Dựa vào ví dụ ở bên trên thì công thức sẽ là Keyword Density = ((3 x 5)/1000) x 100 = 1,5%.

Mật độ từ khóa bao nhiêu là tốt cho SEO?

Thông thường, mật độ từ khóa tối ưu nhất cho 1 trang bất kỳ từ 3% – 5%. Tuy nhiên, dần dần Google đã không còn chú ý nhiều đến mật độ từ khóa nữa. Google đề cao tính trải nghiệm người dùng hơn, nên giờ đây chỉ cần chèn từ khóa làm sao cho hợp lý, hợp ngữ cảnh và tự nhiên nhất có thể.

Nội dung bên trong website

Thứ cốt lõi và quan trọng nhất của việc SEO Onpage đó vẫn là nội dung bên trong website có chất lượng hay không?

Nhưng, nội dung là gì? Là bài viết, hình ảnh, video, infographic, layout, giao diện thiết kế,… được thể hiện ở trên website mà người dùng nhìn thấy được.

Nội dung mà website bạn cung cấp chính là lý do mà người dùng truy cập vào website, cho dù đó là một bài blog, một sản phẩm nào đó,… thì đó cũng sẽ là nguyên nhân khiến người dùng họ tò mò, thích thú, muốn nhấp vào URL website của bạn để truy cập vào xem nội dung.

Vậy thì làm sao để có thể xây dựng được nội dung trên website một cách chất lượng và chuẩn SEO Onpage? Dưới đây là một số cách dành cho bạn:

  • Xây dựng nội dung theo các từ khóa mà người dùng hay tìm kiếm, nhưng phải liên quan đến chủ đề mà website bạn đang hướng tới.
  • Nội dung trên trang cần chia nhỏ ra thành từng đoạn ngắn để cho người dùng dễ đọc.
  • Đan xen thêm các hình ảnh minh họa, infographic, video,… để bổ nghĩa cho nội dung của bạn.
  • Đảm bảo nội dung đúng chính tả và không sai ngữ pháp.
  • Cần tự lực sáng tạo ra nội dung mới, đừng sao chép những nội dung của website khác.
  • Định kỳ kiểm tra website xem xem đang có bị trùng lặp nội dung ở trên trang hay không.
  • Tích cực viết bài blog, thêm các sản phẩm mới để cho Google nhận diện website của bạn là một website “năng nổ hoạt động”.

Để chi tiết hơn về cách xây dựng nội dung sao cho hợp lý và khoa học hãy cùng đến với mô hình hành trình mua hàng của khách hàng được mô tả bên dưới đây!

Mục đích của việc phát triển website đó là bán hàng và thu lại lợi nhuận, đúng chứ? Vậy thì nếu như bạn là người dùng, bạn sẽ trải qua các giai đoạn mua hàng như sau: Nhận thức – Xem xét – Mua hàng. Có tổng cộng 3 bước, mỗi bước người dùng đều có những hành động và suy nghĩ khác nhau. Dựa vào 3 bước này ta có bảng phân chia loại nội dung bên dưới như sau:

Giai đoạn ở trong hành trình mua hàng của người dùngLoại nội dung cần tạo
Nhận thứcCác bài đăng blog, video
Xem xétCác nội dung về hướng dẫn, đánh giá, reviews,…
Mua hàngTạo trang sản phẩm chứa giá cả, thông tin mô tả chi tiết; Trang liên hệ; Trang chính sách;…

Ví dụ minh họa: Có 1 website bán sản phẩm mật ong nguyên chất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe thì những loại nội dung cần lên sẽ là

Giai đoạn ở trong hành trình mua hàng của người dùngLoại nội dung cần tạo
Nhận thức– Tạo ra các bài đăng blog hay video giới thiệu về mật ong.
– Thông tin về chủ sở hữu của website bán mật ong.
– Các kiến thức liên quan đến sức khỏe mà mật ong có thể giúp người mắc bệnh giải quyết được….
Xem xét– Tạo ra các nội dung về hướng dẫn cách sử dụng mật ong sao cho đúng cách.
– Các bài đánh giá về chất lượng sản phẩm mật ong.
– Các bài reviews thực tế từ người tiêu dùng đã mua và sử dụng sản phẩm mật ong này…
Mua hàng– Tạo trang sản phẩm chứa các sản phẩm mật ong mà doanh nghiệp đang bán đi kèm các thông tin như tên từng loại mật ong, dạng đóng gói sản phẩm, dung tích sản phẩm, thành phần bên trong sản phẩm mật ong,…
– Trang liên hệ để mua hàng
– Trang chính sách: Chính sách đổi trả hàng hóa, hoàn tiền, vận chuyển,……

Page speed

Page speed hay còn gọi là tốc độ tải trang, là tốc độ tải nội dung trên website khi có bất kỳ người dùng nào đó truy cập vào bên trong. Và nếu như ai hỏi rằng tốc độ tải trang có ảnh hưởng nhiều đến việc Google xếp hạng website hay không thì xin thưa là có!

Google sẽ dựa vào 2 tiêu chí lớn để xếp hạng website dựa vào tốc độ tải trang, đó là:

  • Google

Google sẽ kiểm tra website của bạn, bao gồm các thành phần như nội dung, code, hình ảnh,… Xem rằng điểm số của Page speed trên website của bạn có đạt chuẩn hay không.

  • Người dùng

Google sẽ còn dựa vào người dùng để đánh giá thứ hạng website khi nhắc đến tốc độ tải trang. Bạn cứ thử nghĩ nếu như 1 website có tốc độ tải trang quá chậm, điều đó làm cho người dùng khó chịu. Và mình khá chắc rằng hơn 80% số người dùng sẽ rời đi trong vòng dưới 5s nếu website của bạn vẫn chưa tải xong nội dung.

Từ việc người dùng vừa vào website đã đi ra ngay lập tức thì sẽ làm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) tăng lên cao. Điểm Bounce Rate càng cao chứng tỏ website của bạn không thân thiện với người dùng, thứ hạng website của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cách đo tốc độ website bằng công cụ Kiểm tra tốc độ load web – PageSpeed Insights

Để có thể đo được xem website của bạn hiện đang có tốc độ tải trang nhanh hay chậm thì các bạn có thể dùng trực tiếp công cụ kiểm tra đến từ Google. Như vậy điểm số nhận được sẽ sát với thực tế hơn, cùng xem các bước đo tốc độ website bên dưới nhé:

  • Bước 1: Truy cập vào PageSpeed Insights

Các bạn có thể truy cập vào PageSpeed Insights ngay tại đây! Giao diện ban đầu sẽ như hình bên dưới.

Truy cập vào PageSpeed Insights
Truy cập vào PageSpeed Insights
  • Bước 2: Đo lường tốc độ tải trang

Ở ô Enter a web page URL, các bạn hãy dán URL website mà các bạn muốn đo tốc độ tải trang vào, nhấn nút Analyze để quá trình đo được bắt đầu.

Thao tác đo lường tốc độ tải trang
Thao tác đo lường tốc độ tải trang
  • Bước 3: Đọc chỉ số

Sau khi nhấn Analyze, chờ đợi trong 1 vài giây, kết quả đo lường sẽ hiển thị ra ngay bên dưới cho bạn.

  • Phần này sẽ hiển thị chi tiết website của bạn mất bao lâu để tải trang
Đọc chỉ số liên quan đến tốc độ tải trang
Đọc chỉ số liên quan đến tốc độ tải trang
  • Phần này sẽ hiển thị tổng quan con số tốc độ tải trang của website bạn và đề xuất các đầu mục cần được tối ưu để nâng cao điểm số PageSpeed
Đọc các chỉ số liên quan đến tốc độ tải trang
Đọc các chỉ số liên quan đến tốc độ tải trang

Nếu như bạn ngại việc đọc chỉ số chi tiết thì có thể đọc con số điểm tổng quan để có cái nhìn trực quan và bao quát hơn. Số điểm đo được PageSpeed Insights được chia ra làm 3 mốc:

  • Mốc 1: Từ 0 đến 49 điểm – Website đang có tốc độ load cực kỳ chậm, cần phải tối ưu ngay
  • Mốc 2: Từ 50 đến 89 điểm – Website đang có tốc độ tải trang chậm, nên được tối ưu
  • Mốc 3: Từ 90 đến 100 điểm – Website đang có tốc độ tải trang nhanh, không cần phải tối ưu gì cả

Những cách tăng tốc độ website hiệu quả

Vậy hướng đi nào để tránh rơi vào tình trạng website load chậm hay cách để khắc phục nó? Dưới đây là một số cách tối ưu tốc độ tải website đáng cân nhắc:

  • Nâng cấp hosting lên gói cao hơn
  • Thay hosting bằng VPS hoặc Server
  • Sử dụng Plugin để tối ưu tự động
  • Thuê dịch vụ tối ưu website bên ngoài
  • Giảm thiểu dung lượng hình ảnh khi tải lên website
  • Xóa bớt theme, plugin không dùng đến
  • Sử dụng CDN

Tìm hiểu thêm về Core Web Vitals để tối ưu tốc độ website.

Mobile Friendly

Mobile Friendly hay còn gọi là mức độ thân thiện với thiết bị di động, là một thuật toán của Google đưa ra nhằm đánh giá xem rằng website của bạn có thân thiện với các thiết bị di động hiện nay hay không.

Thông thường khi tạo dựng website, trên thiết bị desktop thì website của bạn sẽ được tối ưu cả về giao diện, hình ảnh, nội dung, chuẩn SEO hơn,… Cho nên lúc nào điểm số về SEO của desktop cũng cao hơn so với trên mobile. Nhưng Google lại muốn website phải đồng thời thân thiện cả trên desktop và mobile. Vậy làm sao để có thể biết được website của mình có đang thân thiện với thiết bị di động hay không? Dùng cách bên dưới đây nhé!

Các kiểm tra xem website đã thân thiện với thiết bị di động hay chưa

Truy cập vào trang kiểm tra mức độ thân thiện của website với thiết bị di động
Truy cập vào trang kiểm tra mức độ thân thiện của website với thiết bị di động
  • Bước 2: Dán URL website của bạn vào trong ô Nhập URL để kiểm tra >  nhấn nút Kiểm tra URL.
Thao tác kiểm tra
Thao tác kiểm tra
  • Bước 3: Chờ đợi trong 1 vài phút để quá trình kiểm tra được hoàn tất. Công cụ Mobile Friendly sẽ cho bạn biết ngay rằng website của bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không!
Kiểm tra kết quả
Kiểm tra kết quả

Như hình bên trên thì website đang không thân thiện với thiết bị di động (Xem ở phần Kết quả), bên dưới sẽ là các nguyên nhân vì sao nó không thân thiện (Xem ở phần Nguyên nhân).

Dựa vào các nguyên nhân mà công cụ check Mobile Friendly đưa ra, các bạn có thể dựa vào đó để tùy chỉnh lại website, tối ưu hóa theo yêu cầu của Google.

Các bạn lưu ý khi học quảng cáo Google Ads thì tiêu chuẩn tăng tốc độ cho website sẽ được Google đánh giá điểm chất lượng.

Hình ảnh

Hình ảnh là yếu tố nội dung không thể nào thiếu khi phát triển website nói chung và tối ưu SEO Onpage nói riêng. Website của bạn có hình ảnh rõ ràng, chất lượng cao, mô tả đúng nội dung trọng tâm và được tối ưu kỹ càng thì khả năng được Google đánh giá và xếp hạng website lên thứ hạng cao hơn là điều dễ dàng.

Cách tối ưu hình ảnh cho website

  • Kích thước hình ảnh

Không cần quá lớn, vừa đủ để người dùng có thể nhìn rõ được mọi thứ bên trong bức ảnh là được. Quy chuẩn mà mình thường đặt ra khi tối ưu kích thước hình ảnh đó là 1920×1080 pixel.

  • Thêm các yếu tố liên quan đến bản quyền

Một điều mà Google cực thích đối với hình ảnh đó là có đính kèm các yếu tố bản quyền lên bên trên bức hình. Ví dụ như logo của doanh nghiệp, chữ ký chìm, chữ chìm,… Trước khi đăng tải bức hình lên trên website thì bạn hãy nên đính kèm thêm các yếu tố bản quyền này lên. Vừa giúp cho nội dung của mình không dễ bị đánh cắp, vừa tăng độ uy tín của website đối với Google hơn!

  • Dung lượng hình ảnh

Dung lượng hình ảnh, hay còn gọi là độ nặng của bức ảnh. Độ nặng ở đây không tính theo kg nhé, mà tính theo kb, mb, gb,… Hình ảnh càng to, càng nét thì dung lượng của bức hình sẽ càng cao và ngược lại. Vậy dung lượng hình ảnh có ảnh hưởng gì đến việc chúng ta làm SEO, cụ thể hơn là SEO Onpage?

Nếu không tối ưu dung lượng hình ảnh, tải lên quá nhiều bức hình có dung lượng lớn lên trên website thì sẽ dẫn đến:

– Website của bạn trở nên nặng hơn, trì trệ hơn, tăng thời gian tải trang lên cao, gây khó chịu cho người dùng và không đạt chuẩn yêu cầu của Google

– Gây tắc nghẽn băng thông của máy chủ, hosting,… có thể khiến cho website bị sập, ảnh hưởng đến lớn đến doanh thu, lợi nhuận.

Vậy làm cách nào để tối ưu được phần dung lượng hình ảnh này?

Các bạn có thể dùng plugin trên website để tối ưu tự động: Resmush, EWWW Image Optimizer, Compress JPEG & PNG images, ShortPixel, WP Smush,... Hoặc dùng những công cụ chỉnh sửa ảnh như: Photoshop, Canva, Paint,… để tối ưu dung lượng, giảm dung lượng bức hình xuống mức tối thiểu nhưng vẫn giữ được chất lượng và độ nét của bức hình.

Canonical

Dành cho những ai chưa biết, Canonical là một dạng thẻ được tạo bằng code HTML, nhằm khai báo cho các công cụ tìm kiếm (Tiêu biểu là Google) biết rằng URL được khai báo chỉ là một bản sao của một URL gốc trước đó. Và nhờ vậy mà các URL bản sao này sẽ không hiển thị lên trên kết quả tìm kiếm, tránh việc các URL có nét tương đồng nhau được hiển thị lên thì sẽ rất là rối và hoang mang cho người dùng.

Ví dụ: Có 3 URL bên dưới

  • https://imta.edu.vn/bai-viet-moi/trang-1
  • https://imta.edu.vn/bai-viet-moi/trang-2
  • https://imta.edu.vn/bai-viet-moi/trang-3

3 URL này đều dẫn về 1 trang chứa các bài viết đã viết của IMTA. Nhưng thay vì cho Google hiển thị ra luôn 3 URL, thì ta dùng thẻ Canonical để ngăn chặn điều đó lại. Chỉ khai báo URL gốc ban đầu đó là https://imta.edu.vn/bai-viet-moi/trang-1 này thôi. Hay nói cách khác hơn thì việc làm này chính là hợp nhất các URL có nội dung giống hoặc tương đương lại chung với nhau.

Vậy tại sao lại cần phải thực hiện thao tác khai báo thẻ Canonical?

Dưới đây là một số nguyên nhân tại vì sao lại cần phải khai báo thẻ Canonical:

  • Tránh việc Google xếp hạng URL không mong muốn

Trường hợp ví dụ bên trên là một trường hợp nhỏ, chỉ có 3 URL, nhưng nếu ở quy mô thực tế thì sẽ có rất nhiều URL giống nhau như thế. Nếu như ta không khai báo thẻ Canonical thì Google sẽ xếp hạng luôn những URL bản sao không mong muốn.

  • Bị Google đánh dấu trùng lặp URL, nội dung

Không khai báo thẻ Canonical để Google nhận diện đâu là URL gốc thì Google sẽ đánh URL gốc với các URL bản sao bị trùng lặp nội dung với nhau. Bởi vì như mình đã nói, những URL này đa số nội dung đều giống hệt, tương tự nhau. Khi bị đánh dấu là trùng lặp nội dung, trùng lặp URL như vậy thì sẽ rất là khó làm SEO bởi không thân thiện với kết quả tìm kiếm của Google.

  • Khai báo Canonical giúp dễ dàng theo dõi website hơn

Khi sử dụng thẻ Canonical để gộp các URL có nội dung giống nhau lại với nhau thì chúng ta sẽ dễ kiểm soát và đo lường các chỉ số hơn so với việc phải cùng lúc theo dõi nhiều URL cùng lúc.

Broken link hay còn gọi là liên kết gãy, là những URL trỏ đến một website bất kỳ, khi nhấp vào liên kết đó thì không ra website đích, thay vào đó nó sẽ hiển thị ra thông báo liên kết không tồn tại.

Ví dụ về Broken Link
Ví dụ về Broken Link
  • Cản trở Bot Google thu thập thông tin trang

Bởi vì link bị hỏng cho nên con Bot của Google sẽ không thể nào đi đến trang đích cuối cùng cần đến, việc đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu thập thông tin, dữ liệu từ website. Mà một khi Bot Google không thể đọc được dữ liệu thì tất nhiên website của bạn thì làm sao nó đưa nội dung trang của bạn lên top được.

  • Tăng tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate), giảm thời gian hoạt động trên trang (Time On Site)

Vì là liên kết gãy cho nên thứ người dùng nhận lại chỉ là một thông báo 404, website không tồn tại, url không tồn tại,… chính vì thế họ sẽ bỏ đi ngay lập tức. Càng ngày tỷ lệ thoát trang sẽ càng tăng và thời gian họ hoạt động trên website sẽ càng giảm đi đáng kể.

  • Ảnh hưởng đến doanh thu trên website

Nếu như website càng ngày càng có nhiều liên kết gãy mà không chịu xử lý thì sẽ làm tăng tỷ lệ người dùng thoát trang nhanh, dẫn đến việc không điều hướng được người dùng đến trang đích chuyển đổi. Từ đó doanh thu, lợi nhuận thu về từ website bị giảm đi đáng kể.

  • Tạo nội dung mới hoàn toàn cho liên kết gãy đó
  • Chuyển hướng URL bị gãy về một URL khác có trên website
  • Tạo mẫu giao diện trang 404 cho các trường hợp bị broken link như vậy
  • Sử dụng Google Search Console để xóa Broken Link đó khỏi công cụ tìm kiếm

Chuyển hướng URL 301

Chuyển hướng 301 (Redirect 301) là một tính năng giúp bạn chuyển hướng từ URL cũ sang URL mới vĩnh viễn.

Hiểu đơn giản như thế này, có 1 URL abc.com, vì một số lý do về kỹ thuật hoặc đơn giản là người sở hữu không thích URL này nên tạo ra thêm một URL mới là xyz.com và muốn người dùng khi xem website thì họ sẽ chỉ nhìn thấy URL xyz.com kia thôi. Chủ sở hữu sẽ dùng tính năng chuyển hướng 301 để chuyển hướng từ abc.com sang xyz.com. Cho dù người dùng có nhấp vào URL abc.com đi chăng nữa thì sau thời gian load trang, khung URL phía bên trên trình duyệt vẫn sẽ đổi thành xyz.com.

Việc chuyển hướng URL 301 này có 2 tác dụng chính:

  • Giữ được traffic đổ về khi đã đổi từ URL này sang URL khác
  • Khai báo cho Google biết rằng URL cũ được đổi sang URL mới

Tại sao lại không phải đổi thành URL mới luôn mà lại chuyển hướng?

Lý do vì sao thì phải bàn tới tác dụng của việc chuyển hướng 301 đã được nêu bên trên (Giữ được traffic đổ về khi đã đổi từ URL này sang URL khác). Bạn phải hiểu rằng URL này trước đó đã được người dùng nhận diện trong thời gian dài, cho nên người dùng sẽ quen thuộc hơn so với một URL mới. Tỷ lệ người dùng cảm thấy xa lạ và bỏ đi sẽ được giảm xuống mức tối đa khi dùng tính năng chuyển hướng 301.

Hơn nữa, sức mạnh của website sẽ được giữ lại nguyên vẹn khi dùng tính năng Redirect 301.

Cách chuyển hướng 301 bằng plugin Redirection

Bước 1: Cài đặt plugin Redirection về website.

Cài đặt Plugin Redirection
Cài đặt Plugin Redirection

Bước 2: Sau khi cài đặt xong plugin thì nhớ nhấn vào nút Kích hoạt để plugin có thể bắt đầu hoạt động.

Sau đó điều hướng đến Công cụ > Redirection.

Di chuyển đến Redirection
Di chuyển đến Redirection

Bước 3: Nhấn chọn vào nút Start Setup.

Nhấn chọn Start Setup
Nhấn chọn Start Setup

Bước 4: Tích vào các ô như hình bên dưới, sau đó nhấn nút Continue.

Tích theo hướng dẫn và chọn vào nút Continue
Tích theo hướng dẫn và chọn vào nút Continue

Bước 5: Sau đó là nhấn vào nút Finish Setup để kết thúc quá trình thiết lập.

Nhấn chọn Finish Setup để kết thúc quá trình thiết lập
Nhấn chọn Finish Setup để kết thúc quá trình thiết lập

Bước 6: Sau đó bạn sẽ được đưa tới giao diện dùng để chuyển hướng 301.

Ở giao diện này bạn cần chú ý tới 2 mục chính là Source URL (Nơi bạn dán URL cũ) và Target URL (Nơi bán dán URL mới cần hướng người dùng tới).

Tương ứng như thế các bạn copy và dán URL vào 2 mục này > nhấn nút Redirect. Vậy là xong.

Thiết lập theo hướng dẫn
Thiết lập theo hướng dẫn

Trang 404

Trang 404 hay còn được gọi là lỗi 404 Not Found, là một thông báo lỗi xuất hiện cho người dùng khi họ truy cập vào một URL mà trên đó không có nội dung hoặc không có trang web mà người dùng yêu cầu.

Ví dụ về trang 404
Ví dụ về trang 404

Trang 404 có tác dụng như thế nào?

  • Giảm tỷ lệ người dùng thoát trang, giữ chân người dùng ở lại được lâu hơn.
  • Người dùng cảm thấy rằng bạn đang quan tâm đến họ khi thiết kế ra một trang 404 bắt mắt.
  • Tăng số phiên, thời gian trên trang lâu hơn, tốt cho SEO.

Làm sao để có trang 404 tốt cho SEO?

  • Tạo ra giao diện của trang 404 phải đẹp và thu hút người dùng.
  • Để thuộc tính noindex và nofollow cho trang 404.
  • Trên trang 404 cần chèn thêm các nội dung gợi ý liên quan đến ý định tìm kiếm của người dùng.
  • Cần phải có thêm nút trở về trang chủ.

Cách khắc phục khi website có quá nhiều trang 404

  • Định kỳ kiểm tra lỗi trang 404 trên website bằng GSC (Google Search Console), Screaming Frog,…
  • Chuyển hướng trang bị 404 về trang đích chính xác.
  • Khôi phục lại các trang đã xóa trước đó.

Table Of Content – TOC

Table Of Content hay còn được gọi là mục lục, là một phần nội dung nho nhỏ được đặt ở đầu bài viết hoặc đầu trang web, dùng để tóm tắt các tiêu đề, nội dung, mô tả có bên trong bài viết, trang web.

Mục đích sử dụng Table Of Content

Mục đích của việc sử dụng Table Of Content đó là giúp cho người dùng có cái nhìn tổng quan về bài viết, về trang web mà họ đang xem chứa những nội dung gì ở bên trong.

Hơn thế nữa, người dùng có thể trực tiếp đi đến phần nội dung mà họ muốn xem bằng việc nhấp vào Table Of Content. Còn có thể giúp website của bạn hiển thị Sitelink ra bên ngoài kết quả tìm kiếm.

Cách thêm Table Of Content bằng Plugin

Bước 1: Cài đặt Plugin LuckyWP Table of Contents.

Cài đặt plugin LuckyWP Table of Contents
Cài đặt plugin LuckyWP Table of Contents

Bước 2: Sau khi cài đặt xong thì nhớ ấn nút Kích hoạt (Active) để plugin được hoạt động nhé!

Vào phần thiết lập của plugin bằng cách truy vấn theo đường dẫn: Setting > Table Of Contents.

Vào phần thiết lập của plugin
Vào phần thiết lập của plugin

Bước 3: Sau đó thì các bạn thao tác theo thứ tự như hình bên dưới đây!

Cài đặt tự động chèn mục lục
Cài đặt tự động chèn mục lục

1: Nhấn vào mục Auto Insert để thiết lập chèn mục lục một cách tự động

2: Nhấn chọn Enable ở phần Auto Insert Table of Contents.

3: Tùy chọn vị trí chèn tự động

4: Tùy chọn trang muốn chèn tự động

5: Và cuối cùng là nhấn nút Save Changes để lưu lại kết quả

Nếu có điều kiện hơn bạn có thể dùng Plugin trả phí Fixed Toc để làm mục lục cho website nhé.


Onpage SEO Checker – Công cụ kiểm tra SEO Onpage đánh giá đối thủ

Kiểm tra SEO Onpage cho website của mình thì dễ, nhưng làm sao để ta có thể đánh giá được SEO Onpage website của đối thủ?

Bên dưới đây IMTA sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra và đánh giá SEO Onpage của đối thủ thông qua công cụ WebSite Auditor!

Bước 1: Truy cập vào đường dẫn này https://www.link-assistant.com/website-auditor/ để tiến hành tải về công cụ WebSite Auditor.

Điền vào các thông tin Name, Email và nhấn nút Download để tải về phần mềm.

Điền thông tin và tải về phần mềm
Điền thông tin và tải về phần mềm

Bước 2: Sau đó tiến hành cài đặt và thiết lập cho phần mềm như khi bạn cài đặt cho các phần mềm khác trên máy tính.

Khởi động phần mềm, bạn sẽ nhìn thấy được giao diện như thế này!

Giao diện phần mềm khi khởi động xong
Giao diện phần mềm khi khởi động xong

Bước 3: Copy và dán URL của đối thủ vào trong ô Enter a website URL to optimize sau đó nhấn nút Next.

Điền URL đối thủ vào và nhấn Next
Điền URL đối thủ vào và nhấn Next

Bước 4: Nhấn vào nút Finish để qua bước.

Nhấn nút Finish để qua bước
Nhấn nút Finish để qua bước

Bước 5: Sau đó đợi trong vài phút thì công cụ WebSite Auditor sẽ cào các dữ liệu của website đối thủ và hiển thị ra cho bạn xem! Như hình bên dưới đây!

Công cụ đang cào dữ liệu website đối thủ
Công cụ đang cào dữ liệu website đối thủ

Nhấn vào phần On-page để xem những dữ liệu mà công cụ đã lấy được!

Chọn vào mục On-page để xem phần Onpage của đối thủ
Chọn vào mục On-page để xem phần Onpage của đối thủ

Nên tối ưu hóa SEO Onpage trên trang nào?

Một website thông thường sẽ có rất nhiều trang con ở bên trong, nào là trang chủ, danh mục, sản phẩm, liên hệ, bài viết blog, chính sách,… vậy thì câu hỏi đặt ra ở đây rằng ta nên tối ưu SEO Onpage cho trang nào?

Câu trả lời đó là nên tối ưu SEO Onpage cho toàn bộ trang trên một website. Cơ bản Google sẽ đánh giá một website dựa vào sức mạnh tổng thể của website đó chứ không tập trung vào một trang con bất kỳ nào cả. Có thể trang con A của website này mạnh nhưng các trang con khác SEO Onpage chưa đạt tiêu chuẩn thì cũng vô ích!

Tuy nhiên người ở đâu? Một mình bạn làm hay có thuê thêm ai? Nếu bỏ tiền ra thuê thì sẽ không còn được tính là miễn phí nữa. Và cho dù một mình bạn làm đi chăng nữa thì cũng sẽ mất thời gian, chứ không có gì là miễn phí.


Sự khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage

2 công việc của 1 SEOer thường làm đó là Onpage và Offpage. Thông thường Onpage sẽ được triển khai đầu tiên trong dự án SEO.

Sự khác nhau giữa SEO Onpage và Offpage

Khi làm SEO, chúng ta luôn có hai thuật ngữ mà lúc nào cũng nghe mọi người nhắc đến nó đó là kỹ thuật SEO Onpage và SEO Offpage. Hai yếu tố này lúc nào cũng nằm cạnh nhau, vậy chúng có gì khác biệt không? Cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa SEO Onpage và Offpage ngay bên dưới đây:

Điểm khác nhauSEO OnpageSEO Offpage
Định nghĩaSEO Onpage là nói về những hành động mà SEOer thực hiện tối ưu các yếu tốbên trong website.SEO Offpage là tập hợp những hành động của SEOer tác động đến những thứ bên ngoài website.
Khả năng tác động của SEOerSEOer được toàn quyền kiểm soát các yếu tố liên quan đến SEO Onpage.SEOer không đủ quyền hạnkhả năng để có thể can thiệp sâu.
Liên kếtSEO Onpage sử dụng liên kết nội bộ để truyền tải sức mạnh đi hết các trang con trong website.SEO Offpage dùng liên kết trực tiếp bên ngoài website để đẩy sức mạnh từ nguồn bên ngoài vào bên trong website.
Các yếu tố kỹ thuật– Liên tục đăng tải lên những nội dung chất lượng có liên quan mật thiết tới chủ đề của website
– Tối ưu các thẻ tiêu đề của trang con, thẻ mô tả trên website
– Tối ưu hóa toàn bộ nội dung trên trang web
– Tối ưu hóa thẻ tiêu đề bài viết, nội dung bài viết
– Tối ưu hình ảnh chất lượng, có thẻ alt
– URL cần được chuẩn hóa
– Thêm liên kết nội bộ và ngoại bộ…
– Sử dụng những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực đang làm SEO để quảng bá thương hiệu
– Đặt bài Guest Post từ những website uy tín, chất lượng cao, có cùng chủ đề
– Social Bookmarking
– Xây dựng bài viết từ Forum, Web 2.0,..
– Booking báo chí…
Thời gianTheo thống kê, SEOer dành hầu hết thời gian, đến 70% tổng thời gian cho các hoạt động tối ưu, xử lý kỹ thuật bên trong website.30% thời gian còn lại dành cho những yếu tố bên ngoài website.
Các yếu tố ảnh hưởng– Liên kết nội bộ, liên kết ngoại bộ
– Mức độ thân thiện của website với thiết bị di động
– Chất lượng nội dung ở trên website
– Tốc độ tải trang
– Time on site – Thời gian người dùng ở trên website
– Bounce Rate – Tỷ lệ thoát trang…
– Backlink – Liên kết ngược
– Số lượng chia sẻ trên các trang mạng xã hội
– Đánh giá doanh nghiệp từ người dùng
– Brand Mention – Đề cập đến thương hiệu
– Google My Business

Giữa SEO Onpage và Offpage thì cái nào quan trọng hơn?

Tưởng tượng website chính là bản thân bạn, SEO Onpage chính là việc mà bạn trau chuốt bản thân để đi xin việc vậy, từ: Ngoại hình, tóc tai, quần áo, phụ kiện thời trang đi kèm, nước hoa, đồng hồ, điện thoại,… cho đến việc bạn trau dồi và phát triển những yếu tố bên trong bản thân như: Tâm hồn, tính cách, kiến thức,…

SEO Offpage là việc bạn sẽ đi book các tờ báo viết tốt về bạn, kêu bạn bè và người thân nói tốt với mọi người về bản thân bạn, dùng những yếu tố bên ngoài để PR bản thân bạn lên, nói rằng bạn là một con người học thức cao, hiểu biết mọi thứ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý,…

Và dừng lại một tí, bạn nghĩ như thế nào khi mà bạn là một con người rất tốt, nhiều kiến thức, tài năng có thừa, đẹp đẽ toàn vẹn,… nhưng khi đi xin việc lại không có ai biết bạn giỏi, không một ai tin những lời bạn chứng minh, thì còn tác dụng gì không?

Ngược lại, nếu như bạn cố đi book báo, kêu gọi mọi người nói tốt về bản thân,… nhưng bản chất con người bạn không không tài giỏi thì cố cách mấy cũng không mang lại nhiều lợi ích. Người khác sẽ xem bạn là “Thùng rỗng kêu to”.

Ví dụ về tầm quan trọng của SEO Onpage và Offpage
Ví dụ về tầm quan trọng của SEO Onpage và Offpage

Trở lại vấn đề SEO Website, thì hai yếu tố SEO Onpage và SEO Offpage thực chất không cái nào là quan trọng hơn hay quan trọng nhất cả. Điển hình bạn có thể nhìn lại ví dụ bên trên để hình dung rõ hơn về tầm quan trọng của hai yếu tố.

Cả SEO Onpage và Offpage phải được thực hiện với nhau khi làm SEO Website, tuy nhiên IMTA có lời khuyên đó là thời gian đầu nên tập trung thực hiện SEO Onpage trước. Hoàn thiện website chuẩn SEO nhất có thể, rồi từ đó hãy thực hiện SEO Offpage sau cùng.


Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thưởng gặp về SEO Onpage và Offpage mà người SEO mới thương hay thắc mắc:

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến câu hỏi SEO Onpage là gì được đặt ra ở đầu bài viết. Bài viết chia sẻ đến đây cũng đã khá là dài rồi, IMTA xin tạm dừng bài viết tại đây. Hy vọng những thông tin được chia sẻ bên trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về SEO Onpage nói chung và các vấn đề sâu bên trong của SEO Onpage nói riêng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới chủ đề SEO Onpage thì các bạn hãy để lại ở bên dưới phần bình luận nhé nhé, IMTA sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất có thể. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo!

Digital Marketing IMTA Chưa được phân loạiSEO Onpage là gì? Những việc làm tối ưu Onpage cho website