SEO cộng hưởng là một cách thức SEO cho toàn bộ website, sức mạnh website được chia sẻ và nhiều từ khóa sẽ lên TOP cùng một lúc. Phương pháp SEO này giúp bạn tiết kiệm chi phí, bạn chỉ cần tối ưu những từ khóa chính cho lên TOP, sau đó hàng loạt từ khóa phụ sẽ lên TOP theo.

Phương pháp SEO cộng hưởng đã thịnh hành từ những năm 2015 trở đi, bởi vì thuật toán của Google thay đổi. Google đánh giá cao những website thương hiệu, website được đầu tư lâu dài & bài bản. Chứ không phải website được vài bài viết và sau đó bơm backlink là có thể lên TOP.

SEO cộng hưởng
SEO cộng hưởng

SEO cộng hưởng là gì?

SEO cộng hưởng là một phương pháp SEO toàn bộ website lên TOP, người làm SEO không những tập trung vào một vài từ khóa cần SEO mà sẽ đưa nhiều từ khóa, nhiều bài viết trên website lên Top cùng một lúc. Phương pháp này đòi hỏi người làm SEO phải có một kế hoạch dài hạn, kiên trì với mục tiêu của mình mới có thể thành công.

Ưu điểm của SEO cộng hưởng

Trên thị trường sẽ có nhiều tên gọi về SEO cộng hưởng, bạn cũng có thể gọi là SEO tổng thể (phổ biến hơn). Sau đây là những lợi ích khi làm SEO cộng hưởng:

  • Website của bạn sẽ trở thành 1 Authority Site trong ngành nghề mà bạn kinh doanh. Authority site là một website có “thẩm quyền”, nổi tiếng trong nghề bạn đang làm. Ví dụ bạn tìm bất cứ thông tin gì liên quan đến ngành nghề đó đều xuất hiện bạn trên TOP.
  • Vì sử dụng sức mạnh tổng thể và cộng hưởng nhau, do đó bạn chỉ cần nổ lực tập trung SEO một vài từ khóa mục tiêu. Thì những bài viết khác sẽ cùng lên top. Điều này có nghĩa là sức mạnh website, sức mạnh backlink sẽ được chia sẻ trên toàn trang.
  • Bạn sẽ dễ dàng mở rộng các nhóm sản phẩm, ngành nghề liên quan với sản phẩm chính đang SEO.
  • Giữ top từng khóa lâu hơn và bền vững hơn so với những loại website chỉ một vài bài viết sau đó dùng offpage hoặc các thủ thuật backlink để đẩy lên TOP.

Nhược điểm của SEO cộng hưởng

SEO cộng hưởng có nhiều lợi ích, tuy nhiên việc triển khai sẽ không dễ dàng. Sau đây là những khó khăn khi bạn triển khai SEO cộng hưởng.

  • Đối với người mới, người chưa có kinh nghiệm về SEO thì rất khó triển khai SEO cộng hưởng. Vì bạn đang làm cả 1 website cho một ngành. Đòi hỏi bạn phải có kinh nhiệm lựa onpage cao mới có thể triển khai được.
  • Chi phí làm SEO cộng hưởng cũng thường nhiều hơn, đa phần chi phí sẽ được đầu tư vào mảng content (viết bài cho website).
  • Thời gian triển khai SEO cộng hưởng đến khi có 1 website thành công trong ngành thường là lâu, đòi hỏi người chủ website phải có tầm hình, dám đầu tư.

Các bước triển khai và quy trình SEO cộng hưởng

Để triển khai SEO cộng hưởng bạn cần phải có quy trình và làm từng bước, tính toán các giai đoạn để đưa webiste không có gì thành một website lớn. Bạn hãy nhớ rằng thời gian và kiên trì là yếu tố chính để thành công.

Bước 01: Xác định tầm nhìn website

Bạn phải đưa ra kế hoạch và tầm nhìn website của mình như thế nào. Bước này theo mình là bạn triển khai theo hướng “sơ đồ cây”. Tức là chọn ra 1 sản phẩm mà bạn cho rằng đây là sản phẩm chính, bạn lấy chính sản phẩm này làm gốc.

Sau đó viết một bài thật chuẩn SEO (xác định đây là bài SEO) cho sản phẩm thứ nhất. Sau đó bạn đó gom những bài viết liên quan đến sản phẩm này thành 1 danh mục. Các bài viết liên quan sẽ trỏ link về bài viết cần SEO.

Cấu trúc SILO website
Cấu trúc SILO website

Cứ như thế bạn sẽ làm tiếp với sản phẩm thứ 02. Trong dân SEO người ta thường bố trí website của mình theo sơ đồ SILO. Cấu trúc SILO là 1 trong những cấu trúc website phổ biến trên thế giới.

Nếu website bạn ở nhóm ngành ít bạn chỉ cần làm sơ đồ cấu trúc 2 tầng. Những website lớn như vnexpress, tuoitre, báo chí thì họ có thể phát triển cấu trúc SILO thành cấu trúc đa tầng.

Bước 02: Thực hiện nghiên cứu từ khóa từ khóa chính cần SEO

Từ khóa chính là những từ khóa bán hàng, liên quan đến sản phẩm bạn đang bán. Nếu bạn đã làm SEO thì chắc hẳn công cụ nghiên cứu từ khóa bạn phải rành như: Google Keyword Planner, Semrush, Ahrefs, Keywordtool.io… đây là những công cụ mình đề xuất mình.

Trong quá trình đào tạo SEO tại IMTA, IMTA đã huớng dẫn bạn rất kỹ các cách và những tips sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa.

Sau khi đã có nghiên cứu từ khóa chính, từ khóa phụ thì bước tiếp theo là bạn cần phải làm là lên dàn ý và viết bài chuẩn SEO, rồi đăng bài viết cần SEO thật chuẩn (người làm SEO yêu cầu bắt buộc phải biết)

Bước 03: Bài viết thông tin trỏ về bài SEO

Mở rộng các bài viết liên quan đến sản phẩm của bạn, từ những bài viết thông tin này chúng ta sẽ trỏ link nội bộ (internal link) về bài viết chính.

Cấu trúc link nội bộ website
Cấu trúc link nội bộ website

Ví dụ từ mô hình SILO ở trên, chúng ta sẽ có sơ đồ đi internal link như sau: Bài viết SEO, bài viết thông tin. Chúng ta sẽ ưu tiên bài viết thông tin sẽ trỏ link về bài viết cần SEO nếu trong bài viết có liên quan đến bài SEO của chúng ta.

Bước 05: Triển khai Entity và Backlink

Việc triển khai Entity sẽ giúp cho Google nhận diện website của bạn trên mạng xã hội, thông thường những từ khóa và bài SEO triển khia Entity sẽ lọt được vào trang 05 của Google

Sau đó chúng ta sẽ xây dựng các hệ thống backlink như: Guest Post, Blog 2.0, link báo….Việc làm backlink là công việc thường xuyên, liên tục và làm đều.

Lưu ý rằng bạn chỉ nên triển khai Entity và Backlink khi website bạn có một lượng bài viết kha khá đâu đó khoảng 10 -20 bài viết. Điều này có thể hiểu là thời gian đầu bạn hãy tập trung vào Onpage SEO cho website của bạn chuẩn đã.

Bước 06: Nghiên cứu đối thủ về từ khóa & backlink

Nghiên cứu đối thủ là 1 công việc mà các SEOer nào cũng phải biết. Hiện tại trên thị trường có công cụ Ahrefs giúp bạn nghiên cứu đối thủ cả Onpage và Offpage. Tuy nhiên chi phí sử dụng Ahrefs hiện tại là khá cao, bạn có thể sử dụng Semrush để thay thế cũng được.

Mình thấy rằng SemRush giá rẻ, tính năng cũng tương tự như Ahrefs. Bạn có thể mua trực tiếp hoặc mua chung công cụ này.

Các công cụ như Ahrefs và Semrush đều cho kết quả bạn biết được đối thủ đang top từ khóa nào, bài viết nào cho nhiều traffic về website. Từ đó bạn nghiên cứu 5 – 10 đối thủ sẽ gợi cho bạn chủ đề nhiều hơn để viết bài cho website của mình.

Bước 07: Duy trì và mở rộng webiste

Đây là bước rất quan trọng trong quá trình triển khai SEO công hưởng và SEO tổng thể, việc duy trì từ khóa top không dễ dàng như bạn nghĩ. Bạn có thể lên top một thời gian, nhưng bạn không chăm sóc websigte, không đăng bài viết mới, không đi thêm link hoặc không chăm sóc Entity nữa thì website của bạn hoàn toàn có khả năng rớt từ khóa sau những lần cập nhật website.

Việc quản lý SEO (Audit SEO) là công việc quan trọng sau khi dự án đã thành công. Bước này sẽ không có gì mới cả, chỉ là lặp lại từ quá trình Onpage: Nghiên cứu từ khóa, lên dàn ý, viết bài, đăng bài, chăm sóc Entity, chăm sóc các hệ thống backlink hoặc mua link mới cho bài đang SEO.

Và như thế bạn cứ lặp lại từ bước 01 tới bước 06 nhé. Việc SEO website lên top không khó, nhưng để phát triển mở rộng, duy trì qua nhiều năm thì website của bạn phải chất lượng ngay từ ban đầu.


Những câu hỏi thường gặp triển khai SEO cộng hưởng

Sau đây là những câu hỏi thường gặp mà các bạn mới bắt đầu làm SEO và định hướng phương pháp cộng hưởng cho website của mình sẽ thắc mắc.

Lời kết

SEO cộng hưởng là phương thức SEO từ khóa chính làm trọng tâm, đồng thời tao ra sức mạnh tổng thể cho website, từ đó các từ khóa phụ cũng top theo.

Như vậy bài viết thông tin sẽ cùng lên top tạo ra traffic tự nhiên cho website từ đó lại giúp từ khóa cần SEO nhanh top hơn và bên vững hơn. Ngoài ra SEO cộng hưởng là hình thức SEO mà xây dựng liên kết nội bộ đạt tiêu chuẩn cao nhất.

Bạn đã triển khai SEO cộng hưởng cho website mình chưa? Nếu bạn muốn nắm vững quy trình SEO cộng hưởng hãy tham gia khóa học SEO cộng hưởng tại IMTA nhé.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết

Chúc bạn sức khỏe và nhiều thành công!

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteSEO cộng hưởng là gì? Các bước triển khai SEO cộng hưởng cho Website