Quy trình SEO website lên TOP đầu Google từng bước giúp website của bạn leo TOP nhanh, bền vững theo một lộ trình mà IMTA đã thành công nhiều dự án SEO của mình.

Bài viết này sẽ đưa ra lộ trình thời gian SEO cho website trong thời gian 8 tháng kể từ lúc website được xây dựng đến khi lên TOP theo từng bước.

Khi bạn được đào tạo SEO website tại IMTA, thì IMTA sẽ đưa ra lộ trình bài bản cho một website mới lên TOP Google nhanh chóng và bền vững, làm đúng lộ trình sẽ giúp bạn làm một lần và website sẽ tốt luôn.

Giai đoạn 1: chuẩn bị website chuẩn SEO

Đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng để website của bạn lên TOP dễ dàng hơn, là bạn lên kế hoạch thiết kế website chuẩn SEO. Nếu website của bạn không chuẩn SEO thì về sau công sức SEO lại càng cực và tốn nhiều nguồn lực hơn rất nhiều.

Thực ra trong quá trình bạn muốn thiết kế website trước rồi mới đi học SEO, thì theo mình thấy nếu xác định việc học SEO để làm đúng ngay từ đầu thì nên học SEO trước, sau đó làm website sẽ chuẩn hơn.

Sau đây là những tiêu chí để xét về 1 website chuẩn SEO:

URL Friendly (URL thân thiện) với Google

URL được xem là thân thiện khi hội đủ 4 yếu tố: Tiếng Việt chứa từ khóa, không có dấu tiếng Việt, Không có khoảng trắng và ngắn gọn không quá dài dòng.

Lộ trình SEO website
Lộ trình SEO website

Với website WordPress bạn có thể cài đặt Plugin như Yoast SEO để tối ưu URL theo ý của bạn. Không nhất thiết phải dùng bản Pro, bạn có thể dùng bản Yoast SEO miễn phí để tối ưu URL.

Do đó khi bạn thiết kế website, bạn nên nói với đơn vị thiết kế website của mình hãy có chỗ để bạn tối ưu URL theo tùy ý của mình nhe.1

Website có File Robots.txt

Robots.txt là 1 file được chứa trên host của website. File Robots.txt để bot của Google biết được index file nào và không được index file nào. Bạn có thể truy cập file này của bất kỳ website nào bằng cách bằng cách truy cập domain/robots.txt

Ví dụ đây là file robots.txt của IMTA: https://imta.edu.vn/robots.txt

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /readme.html
Disallow: /license.txt
Disallow: /search/?q=*
Disallow: /?s=*
Disallow: /search/*
Sitemap: https://imta.edu.vn/sitemap_index.xml

Trong file này chúng ta sẽ sẽ thấy rằng các file mình có phần Disallow là chặn bot của Google. Và có 1 phần cấu trúc sitemap: để Bot Google có thể tìm ra sitemap nhanh chóng.

File Sitemap.xml trên webiste

Sitemap.xml là một file rất quan trọng trên website, mục đích của file này là vẽ bản đồ website giúp bot có thể biết được website vừa đăng bài viết mới.

Thông thường thì sitemap.xml là 1 file sẽ tự động cập nhật khi website có đăng bài viết mới, bạn có thể tự tạo ra file này bằng cách thủ công (ít dùng), cách phổ biến nhất là làm tự động.

File Sitemap Trên Website
File Sitemap Trên Website

Bạn cũng có thể truy cập vào sitemap của 1 website bất kỳ thông qua cấu trúc: domain/sitemap.xml. Ví dụ đây là sitemap của IMTA: https://imta.edu.vn/sitemap_index.xml

File sitemap này sẽ được cập nhật mỗi khi đăng bài mới và được tạo tự động hoàn toàn bằng Plugin Yoast SEO.

Cấu trúc website chuẩn Silo

Cấu trúc SILo là cấu trúc mà các SEO thường xuyên dùng nhiều nhất, cấu trúc SILO giúp bạn chia bài đúng chuyên mục, tạo thành 1 hệ thống content có liên quan chuyên sâu với nhau.

Cấu trúc SILO Website
Cấu trúc SILO Website

Ngoài ra cấu trúc Silo giúp cho Google hiểu được hệ thống content chuyên sâu trên website của bạn. Dễ dàng tạo ra Silo content được gọi là cụm content.

Xử lý lỗi 404

Lỗi 404 là lỗi không tìm thấy trang cần truy cập. Trường hợp này bạn có thể tạo trang 404 và noindex trang 404 hoặc có thể chuyển hướng lỗi 404 về trang chủ (home).

Nếu domain có quá nhiều link gãy, mất link thì nên chuyển hướng sang Trang chủ để giúp tăng cường sức mạnh cho trang chủ đặc biệt trong nhiều trường hợp là các link con có backlink.

Trong bài viết này mình chỉ liệt kê 1 số yếu tố, còn rất nhiều chỉ số nữa. Mình sẽ viết ở những bài chuyên về Onpage hay chuyên về Offpage với Technical SEO.

Học SEO Quy Trình Chuẩn
Học SEO Quy Trình Chuẩn

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch bài viết và content

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi bạn làm SEO website bởi vì nếu bạn có kinh nghiệm tốt, bạn sẽ lập kế hoạch rất nhanh cũng như lên đường những chủ đề đúng và website của bạn có thể có kế hoạch 6 tháng, kế hoạch 1 năm.

Trong giại đoạn này bạn phải rành sử dụng các công cụ lập kế hoạch từ khóa. Bạn nên có kế hoạch về 2 loại bài viết:

  • Bài viết cần SEO: Đây là việc làm cần phải cẩn thận và chi tiết để xác định đúng từ khóa cần SEO, từ khóa sẽ tập trung nguồn lực. Trong khóa học đào tạo SEO tại IMTA bạn sẽ được học phần này rất kỹ, bạn hãy xem lại bài và trong giáo trình nhé.
  • Bài viết vệ tinh: Là những bài “cửa ngõ” để kéo traffic về cho website, và traffic dành cho bài SEO.

Tối ưu thẻ cơ bản của bài viết

Khi đã viết xong 1 bài viết thì bạn tiến hành đăng bài lên website, trước khi đăng bài chúng ta cần phải tối ưu các thẻ quan trọng như là: Thẻ Title, thẻ Description, thẻ Keyword.

Việc tối ưu các thẻ này giúp cho Google có thể hiểu bài viết của bạn một cách dễ dàng hơn. Và thẻ rất quan trọng là thẻ Title.

  • Thẻ Title: Thẻ tile nên chứa từ khóa trong khoảng 60 ký tự. Cấu trúc đặt thẻ Title đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và kỹ thuật đặt làm sao có thể tối ưu được nhiều keyword và lượng tìm kiếm của từ khóa nhất có thể.
  • Thẻ Description: Có độ dài khoảng 150 ký tự, tuy nhiên ngày nay SEO thì Google có thể lấy 1 đoạn trong bài viết để làm thẻ Descripton. Do đó thẻ Description không còn phải là thẻ quá quan trọng nữa.
  • Thẻ Keyword: Là thẻ chứa từ khóa chính, từ khóa phụ. Nếu đang dùng Website WordPress bạn cần phải cài đặt 1 số plugin hỗ trợ SEO như là Yoast SEO, Rankmarth SEO để có thể nhập thẻ Keyword một cách dễ dàng.

Cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Cấu trúc bài viết chuẩn SEO hết sức quan trọng, bạn phải giao nhiệm vụ này cho một người bạn tin tưởng để tối ưu bài viết, ngoài ra bạn làm hình (media) trên website cũng góp phần không nhỏ đến quá trình Onpage.

Cấu trúc bài viết chuẩn SEO theo cấu trúc H1, H2, H3, H4…H6. Tuy nhiên chúng ta thường dùng đến H3

Không có 1 quy ước nào trong bài viết sử dụng bao nhiêu thẻ H1, bao nhiêu thẻ H2 hay bao nhiêu thẻ H3.

Tuy nhiên thông thường với thẻ H1 thì chúng ta cần chỉ 1 thẻ H1 và đó là thẻ Title.

Cấu trúc bài viết chuẩn SEO
Cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Và tức nhiên làm SEO là bạn sẽ phải biết cách SEO từ khóa gì, không những viết 1 bài SEO mà phải viết rất nhiều bài để đi internal link cho website. Từ đó mới tạo ra 1 cấu trúc bài viết và cấu trúc website vững chắc.

Xây dựng link nội bộ là một việc làm mà bất cứ website nào sau quá trình viết bài cũng phải làm. Link nội bộ giúp cho các bài viết liên kết với nhau.

Hơn nữa khi bạn có link nội bộ, Google sẽ index các bài viết trên website nhanh hơn. Không có quy tắc cụ thể cho việc đi link nội bộ. Bạn viết bài và có từ khóa liên quan thì đi link về bài viết trên website của bạn.

Việc này đơn giản nhưng đây là 1 công việc bắt buộc phải làm.

Ví dụ đây là link nội bộ: khóa học SEO

Bài viết bạn đang xem và link ở trên sẽ được truyền về bài viết khóa học SEO vẫn trong 1 website của IMTA là link nội bộ.


Thông thường giai đoạn xây dựng backlink được gọi là giai đoạn Offpage SEO. Offpage SEO là quá trình mà Giai đoạn này bạn làm song song với giai đoạn viết bài (Offpage SEO).

Trong quá trình bạn làm SEO, bạn phải hiểu tính chất của backlink. Backlink có tác dụng liên kết các website với nhau, từ đó giúp cho người dùng có thể đi từ website này sang website khác.

Đối với SEO, backlink còn giúp truyền tải sức mạnh với nhau. Một website có nhiều Backlink tốt giống như bạn đang có nhiều mối quan hệ xã hội tốt. Từ đó Google nhận diện rằng website bạn được nhiều người tin tưởng mới giới thiệu hoặc có bài viết hay để người khác giới thiệu.

Có rất nhiều các loại Backlink khác nhau.

Đây là loại backlink mà các SEOer thường hay gọi là Entity SEO. Link mạng xã hội Social giúp cho website của bạn trong giai đoạn đầu có baclink và đa dạng nguồn link.

Việc đi link mạng xã hội có tác dụng và được nhiều SEOer Việt Nam dùng. Gần như hiện tại phương pháp làm backlink này đều được các website chú ý.

Mạng xã hội trong SEO
Mạng xã hội trong SEO

Ưu điểm của loại backlink này là giá thành rẻ, dễ dàng tạo. Tuy nhiên cần phải có nhân sự.

Trên thị trường nhiều bạn làm link này bằng tool. Tuy nhiên phương án tool có thể gây ra nhiều hệ lụy cho website của bạn lâu dài (có thể).

Backlink Guest Post

Guest Post là cách thức bạn đi tìm những website liên quan đến ngành của mình để bạn đăng bài trên website, thông thường hình thức này bạn phải trả chi phí cho website gắn link cho bạn.

Guest post đem đến nhiều lợi ích về việc truyền sức mạnh từ website này sang website khác. Tuy nhiên trên thị trường có nhiều hình thức xây dựng website mục tiêu chủ yếu chỉ để bán Guest Post do đó bạn phải kiểm tra chất lượng website trước khi mua link.

Nếu như bạn mua Guest Post đa phần bạn được yêu cầu dạng backlink Dofollow. Tuy nhiên đa phần các website báo đều là backlink Nofollow.

Bạn tránh hiểu nhầm Nofollow không có tác dụng trong SEO. Nếu bạn có backlink từ báo thì độ trust của tên miền sẽ cao. Ưu điểm của backlink báo là an toàn và xây dựng thương hiệu tốt.

Backlink Báo
Backlink Báo

Tuy nhiên giá thành đăng báo không hề rẽ. Tùy từng đầu báo mà có chi phí khác nhau. Thường thì báo tỉnh có giá rẻ hơn các báo lớn.

Đây là loại link mà đặt trên sidebar của website hoặc đặt trên footer. Loại link này có chi phí rẻ, đặt được nhiều link trên cùng 1 website. Bạn sẽ thấy Anchor Text rất nhiều.

Text Link
Text Link

Tuy nhiên khi dùng Textlink bạn sẽ dễ bị Google phạt và thao tác thủ công. Loại Backlink này có nhiều tranh cải, nếu bạn dùng thì cũng phải biết cách sử dụng thì mới không gây tác dụng ngược.

Giai đoạn 4: Audit website

Trong quá trình bạn làm SEO bạn sẽ luôn luôn kiểm tra website của mình từ quá trình Audit từ Onpage và Offpage cũng như kiểm soát chất lượng backlink tải về.

Trong khóa học SEO, IMTA sẽ hướng dẫn bạn quy trình Audit cả Onpage và Offpage đặc biệt là quy trình kiểm soát chất lượng SEO từng bước (Step By Step).

Kiểm tra Audit Website
Kiểm tra Audit Website

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ Audit website miễn phí và có phí. Ngoài ra bạn cũng có thể cài 1 số ứng dụng để kiểm tra Audit website.

Mặc dù có nhiều công cụ hỗ trợ Audit. Tuy nhiên bạn nên kết hợp với kiểm tra bằng tool và kiểm tra bằng bảng checklist của bạn.

Giai đoạn 5: Giữ TOP sau khi từ khóa đã SEO thành công

Sau khi website đã TOP từ khóa thì việc còn lại không dễ cũng không khó đó là bạn phải giữ TOP từ khóa. Việc giữ TOP từ khóa bạn cần phải làm liên tục và lâu dài như:

  • Thêm bài viết mới và đi internal link
  • Đi backlink dặm thêm những bài viết cần SEO
  • Quá trình cứ thế lặp đi lặp lại từ việc Onpage và Offpage.

Kết luận

Quy trình SEO để từ khóa lên TOP là cả quá trình Onpage và Offpage kết hợp cùng với những kỹ thuật website. Tuy nhiên việc làm SEO khó nhất là sự kiên trì, dự đoán được các thời điểm website tăng trưởng để đưa vào những quy trình phù hợp giúp hiệu quả và phải bền vững.

Để làm được điều này bạn nên có kế hoạch chuẩn bị cũng như xác định sự dài hạn, bạn không nên quá gấp mà làm sai kế hoạch của mình.

Khi bạn học Digital Marketing không những làm SEO mà bạn cần phải kết hợp cả nền tảng quảng cáo Google Ads hoặc Facebook Ads để giúp cho quá trình được hiệu quả hơn.

Chúc bạn SEO website thành công và bền vững!

Digital Marketing IMTA SEOQuy Trình SEO Website Tổng Thể Từng Bước – Lên TOP Nhanh