Yoast SEO là gì? Vì sao plugin này được nhiều người dùng cài đặt và sử dụng cho Website WordPress của mình đến vậy. Trong bài viết này IMTA sẽ giúp bạn làm rõ tất cả vấn đề về plugin SEO nổi tiếng này, bạn có thể cài đặt cấu hình và sử dung dễ dàng. Nếu bạn là người mới sử dụng WordPress hoặc mới tìm hiểu về SEO WordPress thì bài viết này dành cho bạn.

Yoast SEO là một plugin WordPress hỗ tốt cho các website tối ưu SEO tốt hơn, hiện tại có trên 5 triệu lượt active sử dụng plugin này, lượt đánh giá là 5 sao.

Tổng quan về SEO WordPress và plugin Yoast SEO

Nếu bạn vừa mới xây dựng website xong và bạn muốn nhiều lượt truy cập vào website của mình thì chỉ có cách là bạn chạy quảng cáo Google Ads hoặc làm SEO cho website.

Tổng quan về SEO WordPress

Trước hết, SEO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Search Engine Optimization“, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO giúp cho nội dung (content) mà bạn tạo ra tiếp cận người xem thông qua việc cải thiện thứ hạng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing, Cốc Cốc, Facebook, YouTube.

SEO WordPress là việc thực hiện kết hợp nhiều thao tácphương pháp khác nhau, nhằm hướng đến đến tối ưu hóa website để nó được đề xuất hiển thị ở thứ hạng cao trên bảng kết quả tìm kiếm (chủ yếu SEO website là SEO Google).

Các hạng mục SEO WordPress mà bạn thường gặp bao gồm:

  • SEO trang (page) và bài viết (post);
  • SEO hình ảnh;
  • SEO chuyên mục, tag;

Một trong những lợi thế lớn khi SEO website WordPress so với các nền tảng hoặc mã nguồn khác, đó là WordPress hỗ trợ rất nhiều plugin phục vụ cho việc SEO. Và 02 dạng plugin SEO thường gặp, bao gồm:

  • Plugin được tích hợp nhiều mô-đun tính năng SEO, ví dụ như: Yoast SEO, Rank Math, All in One SEO,…
  • Plugin chỉ thực hiện chuyên biệt một hoặc một vài tính năng phụ trợ SEO, ví dụ như: All In One Schema Rich Snippets, AMP, LiteSpeed Cache,…

Yoast SEO là gì?

Khi nói đến SEO WordPress là người ta sẽ nghĩ ngay đến Yoast SEO, như cách người Việt Nam khi nói đến xe máy là mặc định là xe Honda vậy. Tuy nhiên, chúng ta không phải chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là Yoast SEO, mà còn có một số lựa chọn khác về plugin SEO với tính năng tương tự như: The SEO Framework, Rank Math, All in One SEO, SEOPress,…

Yoast SEO là một plugin hỗ trợ SEO website WordPress với nhiều mô-đun tính năng được tích hợp bên trong nó. Yoast SEO được phát triển từ rất sớm và được dùng phổ biến cho hầu hết các website WordPress. Theo thống kê, đến tháng 03/2021 đã có hơn 5 triệu website trên Thế Giới đang sử dụng Yoast SEO và hơn 202 triệu lượt tải về kể từ khi nó được ra mắt (năm 2007).

Yoast SEO là gì
Yoast SEO là gì

Với những thế mạnh sẵn có, plugin này sẽ còn chiếm lĩnh thị phần SEO plugin trong tương lai. Sau đây mình sẽ nêu ra một số ưu điểm của plugin này để bạn tham khảo:

  • Bản miễn phí của Yoast SEO có đủ tính năng cơ bản để đáp ứng cho các website đơn giản, trong khi dạng website này lại phổ biến nhất. Người dùng có thể tải về và cài đặt dễ dàng từ thư viện plugin của WordPress.
  • Yoast SEO có giao diện đơn giản, dễ làm quen và sử dụng với người mới.
  • Plugin này thường xuyên được cập nhật nhằm khắc phục những lỗ hỗng về bảo mật và tính năng. Điều này không phải plugin nào cũng được quan tâm và chú trọng như thế.

Cài đặt plugin Yoast SEO

Để cài đặt plugin Yoast SEO thì bạn thực hiện tương tự như các plugin thông thường khác nên mình sẽ không nêu chi tiết ở đây. Nếu bạn chưa nắm được về cách cài plugin trên website WordPress thì có thể tham khảo bài Hướng dẫn cài đặt plugin trên WordPress nhé !

Trong thư viện plugin của WordPress, bạn tìm từ khóa “Yoast SEO” như hình bên dưới. Lúc này nó sẽ hiện ra plugin Yoast SEO ở đầu kết quả tìm kiếm, bạn nhấn vào Install Now để cài đặt và tiếp đó là nhấn Activate để kích hoạt là xong phần cài đặt.

Tìm kiếm và cài đặt plugin Yoast SEO
Tìm kiếm và cài đặt plugin Yoast SEO

Cấu hình Yoast SEO bằng thuật sĩ configuration wizard

Cách mở tính năng configuration wizard

Yoast SEO hỗ trợ bạn thực hiện cấu hình nhanh với với thuật sĩ configuration wizard. Để mở thuật sĩ này, bạn thực hiện các bước sau đây.

Bước 01: Mở giao diện của Yoast SEO lên bằng cách click vào mục SEO trong trong trang quản trị – Dashboard của WordPress như hình bên dưới.

Mở mục SEO trong Dashboard
Mở mục SEO trong Dashboard

Bước 02: Nhấn vào configuration wizard! để mở thuật sỹ cấu hình SEO lên.

Mở thuật sĩ cấu hình SEO
Mở thuật sĩ cấu hình SEO

Trình tự cấu hình Yoast SEO bằng thuật sĩ configuration wizard

Bước 01: Sau khi nhấp vào mục configuration wizard thì nó sẽ mở ra bước đầu tiên của phần cấu hình SEO như hình bên dưới. Đây là mục chọn tình trạng (môi trường) website (Enviroment), bạn cần cho thuật sĩ biết rằng website của bạn đã đi vào hoạt động hay đang trong quá trình xây dựng.

Chọn tình trạng website
Chọn tình trạng website

Bạn tick vào mục “Option B: My site is under construction and should not be indexed“. Tức là website đang trong quá trình xây dựng và không muốn công cụ tìm kiếm Index. Rồi nhấn vào Next để chuyển sang bước tiếp theo.

Khuyến cáo: Yoast SEO là một trong các plugin phải cài đầu tiên trước khi hoàn thiện nội dung. Bởi vì chúng ta phải cần có nó trong tạo post, tạo page. Vì thế, lúc cấu hình Yoast SEO thì nên chọn tình trạng website là đang trong quá trình xây dựng như ở trên.

Bước 02: Chọn kiểu site (Site type). Mình sẽ chọn là kiểu blog (A blog) như bên dưới vì nó phù hợp với dạng nội dung trên website Học Bất Động Sản mà mình làm demo cho bạn xem. Tuy nhiên, mình cũng chú giải các kiểu site còn lại để bạn tham khảo, nếu website của bạn thuộc kiểu nào thì chọn tương ứng nhé. An online shop – Một shop bán hàng online; A blog – Một blog; A news channel – Một website tin tức; A small offline business – Một doanh nghiệp nhỏ. A corporation – Một tổ chức; A portfolio – Một cá nhân; Something else – Một cái khác.

Chọn kiểu website
Chọn kiểu website

Sau khi tick chọn kiểu A blog thì bạn nhấn Next để tiếp tục nhé !

Bước 03: Trong phần Organization or person này bạn cho nó biết Blog của bạn nó đại diện cho ai, là một tổ chức (Organization) hay một cá nhân (Person). Mục này bạn có thể chọn một trong 02 đều được, tuy nhiên mình khuyến nghị nên chọn Organization như bên dưới.

Chọn hình thức đại diện cho blog
Chọn hình thức đại diện cho blog

Khi bạn chọn hình thức đại diện là Person thì sẽ không có các trường thông tin chi tiết. Nhưng nếu chọn kiểu Organization thì sẽ có rất nhiều trường thông tin để điền vào như: Logo công ty/ tổ chức, URL Facebook – Twitter – YouTube – Instagram – YouTube – Wikipedia,.. Những thông tin này nó sẽ được hiển thị trong Google’s Knowledge Graph Card.

Để bạn hình dung về cách hiển thị của Google’s Knowledge Graph Card thì bạn xem ví dụ về tìm kiếm Google của mình như hình bên dưới. Trong hình mình tìm từ khóa “IMTA”, lúc này bạn tạm bỏ qua 10 kết quả bên trái mà hãy chú ý vào khung màu đỏ bên phải. Toàn bộ nội dung trong khung này là một trong những cách hiển thị của Google’s Knowledge Graph Card. Đó cũng chính là lý do mình đề xuất sử dụng hình thức đại diện là Organization.

Hình dung về Google Knowledge Graph Card
Hình dung về Google Knowledge Graph Card

Bước 04: Ở phần Search engine visibility, bạn sẽ chọn loại nội dung được phép hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Và tất nhiên là bạn sẽ cho phép cả Post (bài viết) và Page (trang) được hiển thị trên kết quả tìm kiếm rồi. Bạn tick chọn Yes cả 02 mục post và page như hình bên dưới hoặc để mặc định.

Chọn loại nội dung được hiển thị trên quả tìm kiếm
Chọn loại nội dung được hiển thị trên quả tìm kiếm

Bước 05: Trong phần Multiple authors nó sẽ hỏi rằng Blog của bạn có nhiều tác giả hay không. Bạn chọn vào No hoặc để mặc định là No như hình bên dưới và bấm Next để sang bước tiếp theo.

Chọn loại blog đơn tác giả
Chọn loại blog đơn tác giả

Bước 06: Trong phần Title settings (thiết lập về tiêu đề nội dung mặc định) bạn đặt tên cho website (nếu chưa có) tại mục Website name. Tiếp đến, chọn kiểu phân cách giữa tên tiêu đề bài viết và tên website ở mục Title Separator như hình bên dưới.

Thiết lập tiêu đề nội dung
Thiết lập tiêu đề nội dung

Tên website mẫu ở đây mình đặt là “Học Bất Động Sản” và kiểu ngăn cách ở đây mình dùng dấu “-“, bạn cũng có thể dùng dấu “|” cũng được.

Nếu bạn chưa hình dung được phần tiêu đề nội dung và tên website ngăn cách như thế nào thì xem hình ví dụ bên dưới nhé! (trong ví dụ này mình đặt tên website là IMTA.VN). Khi đó tiêu đề nội dung được hiển thị mặc định trên Google sẽ có dạng :

  • …Tên bài viết.. – IMTA.VN
  • …Tên page…- IMTA.VN
  • …Tên chuyên mục..- IMTA.VN
Minh họa về sự ngăn cách giữa tiêu đề nội dung với tên website
Minh họa về sự ngăn cách giữa tiêu đề nội dung với tên website

Bước 07: Trong phần Help us improve Yoast SEO này Yoast SEO muốn theo dõi dữ liệu website của bạn cho mục đích phát triển, hoàn thiện plugin và nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn để nguyên mặc định là “No, I don’t want to allow you to track my site data.” – Tức là không cho phép theo dõi dữ liệu website như hình bên dưới và nhấn Next để tiếp tục.

Từ chối quyền theo dõi dữ liệu website của Yoast SEO
Từ chối quyền theo dõi dữ liệu website của Yoast SEO

Bước 08: Trong phần Continue learning này Yoast SEO nó muốn bạn đăng ký nhận bảng tin về SEO WordPress nói chung và Yoast SEO nói riêng. Tuy nhiên nếu bạn thật sự quan tâm thì điền email vào đăng ký, còn không thì có thể kéo xuống dưới và nhấn Next để chuyển qua bước tiếp theo.

Bước 09: Thông báo cấu hình Yoast SEO thành công – Success! You’ve done it! .Bây giờ bạn có thể kéo chuột xuống dưới và nhấn vào Close để đóng thuật sĩ cấu hình Yoast SEO lại.

Cấu hình – thiết lập Yoast SEO trong Dashboard

Ở phần trên là 9 bước cấu hình nhanh Yoast SEO sử dụng thuật sĩ configuration wizard. Còn bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách cấu hình – thiết lập Yoast SEO chi tiết hơn trong Dashboard. Khi bạn nhấn chuột vào mục SEO trong Dashboard thì nó sẽ hiển thị ra 4 mục như bên dưới, bao gồm:

  • General: Thiết lập tổng quan;
  • Search Appearance: Thiết lập hiển thị tìm kiếm;
  • Social: Cấu hình mạng xã hội;
  • Tools: Các công cụ hỗ trợ;
  • Premium: Đây là mục quảng cáo về phiên bản Premium (trả phí) của Yoast SEO. Hiện tại bạn cũng chưa cần tìm hiểu mục này.
Các mục thiết lập chi tiết của Yoast SEO
Các mục thiết lập chi tiết của Yoast SEO

Như vậy là chúng ta sẽ có 4 mục lớn để tìm hiểu việc cấu hình và thiết lập Yoast SEO cho website. Dưới đây mình sẽ tiến hành tìm hiểu theo trình tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải nhé (trong các mục thiết lập lớn còn có các tab thiết lập – cấu hình nhỏ bên trong nữa).

General – các thiết lập tổng quan

Trong mục General có 4 tab, bao gồm: Dashboard (bảng điều khiển), Features (các tính năng), Inteligrations (tích hợp tính năng bên ngoài) và Webmaster Tools (các công cụ hỗ trợ quản trị website).

Tab Dashboard

Mặc định, khi nhấn vào phần SEO thì tab Dashboard sẽ được mở đầu tiên. Nó hiển thị thông tin cảnh báo các vấn đề về SEO để người quản trị website biết mà khắc phục. Như hình bên dưới, ngay khung màu đỏ đầu tiên, nó có một cảnh báo khẩn cấp với quản trị viên rằng: website này đang bị chặn index và đồng thời đưa ra cách khắc phục là tắt phần Search Engine Visibility. Tuy nhiên, việc tắt phần index là chúng ta đã chủ động tắt trong quá trình hoàn thiện website nên không cần phải lo lắng cảnh báo này.

Các thông tin và cảnh báo về SEO trong tab Dashboard
Các thông tin và cảnh báo về SEO trong tab Dashboard

Bên dưới, tại mục Problem nó sẽ hiển thị danh sách các vấn đề về SEO website để người dùng xem qua và khắc phục. Như hình trên thì mình không có vấn đề nào về SEO nên bỏ qua nó.

Tiếp theo, ở phần Notifications (thông báo, lời nhắc) nó có một thông báo đại loại là: Đề xuất quản trị viên bật chế độ cập nhật tự động cho plugin Yoast SEO để đảm bảo nó luôn được hoạt động mượt mà.

Tab Features

Tab Features có khá nhiều mục tùy chọn tính năng (bật hoặc tắt). Sau đây mình sẽ chú giải tính năng từng cái. Bạn dựa vào đó mà chọn bật hoặc tắt nhé!

Các mục tùy chọn trong tab Features
Các mục tùy chọn trong tab Features
  • SEO analysis: tính năng này sẽ giúp bạn phân tích SEO cho nội dung (bài viết, trang, chuyên mục, tag,..). Dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp giữa nội dung – tiêu đề – mô tả – từ khóa mà bạn điền vào,… Yoast sẽ đánh giá nội dung đó đạt “chuẩn SEO” hay chưa. Nếu tiêu chí nào tốt sẽ có màu xanh lá, nếu đạt thì hiển thị màu cam và nếu chưa thì hiển thị màu đỏ. Cái này bạn sẽ hình dung rõ hơn trong ví dụ thực hành.
  • Readability analysis: tính năng này đánh giá trải nghiệm đọc nội dung của bạn. Ví dụ đoạn văn có dài quá hay không, có đặt dấu chấm, dấu phẩy hợp lý không,… và tương tự như SEO analysis, Yoast SEO cũng đánh giá trải nghiệm đọc bằng màu sắc xanh, cam và đỏ theo trình tự tốt, đạt và chưa đạt.
  • Cornerstone content: Tính năng này giúp bạn đánh dấu những nội dung (page/post) nào là có giá trị nhất trên website. Hay đơn thuần bạn thấy nội dung nào trên website thấy tâm đắt, chính bạn đánh giá cao thì có thể đánh dấu nó là Cornerstone content. Trong ví dụ thực hành bạn sẽ xem cụ thể hơn.
  • Text link counter: Yoast SEO sẽ đếm xem trong nội dung có chứa bao nhiêu link, và nếu số lượng link chưa đạt nó cũng sẽ cảnh báo màu đỏ.
  • XML sitemaps: Yoast SEO hỗ trợ bạn thêm XML sitemap (sơ đồ trang web) để các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,.. dễ dàng lập chỉ mục website. Nếu không bật tính năng này thì bạn cũng cần phải cài thêm một plugin với tính năng tương tự. Do đó, hãy bật tính năng này lên để không phải cài thêm plugin.
  • Admin bar menu: Đây là thanh công cụ của Yoast SEO hiển thị ở bên ngoài giao diện website với nhiều tính năng được tích hợp sẵn để giúp bạn thao tác nhanh mà không cần mở phần chỉnh sửa nội dung để mở các tính năng đó lên. Thanh Admin bar menu sẽ hiển thị tích hợp trong thanh Toolbar của WordPress nên sẽ không chiếm dụng không gian nhiều, bạn hãy bật nó lên.
  • Security no advanced settings for authors: Tính năng này giúp bạn ngăn ngừa việc một tác giả (author) nào đó trên website của bạn tự ý gỡ bỏ bài viết của họ khỏi kết quả tìm kiếm hoặc thay đổi URL gốc của bài viết. Chỉ cho phép editor (biên tập viên) hoặc administrator có thể thực hiện điều này.
  • Usage tracking: Đây cũng không hẳn là tính năng, đây là một tùy chọn về theo dõi dữ liệu website của bạn. Yoast SEO sẽ sử dụng dữ liệu đó để nâng cao trải nghiệm người dùng hoặc một mục đích nào đó mà chúng ta không rõ, chính vì vậy hãy chọn tắt ở tùy chọn này.
  • REST API Head endpoint: Đây là một tùy chọn nâng cao, đối với các lập trình viên. Chính vì vậy chúng ta sẽ không đi sâu tìm hiểu ở đây.
  • Enhanced Slack sharing: Hiển thị tên tác giả và thời gian đọc (ước tính) của bài viết/ trang khi nó được chia sẻ trên ứng dụng chat Slack.

Cuối cùng, bạn nhấn vào Save changes để lưu lại các tùy chọn vừa thực hiện ở trên

Lưu lại các tùy chọn vừa thực hiện trong tab Features
Lưu lại các tùy chọn vừa thực hiện trong tab Features

Tab Integrations

Trong tabs Integrations bạn có 02 tùy chọn về tích hợp phần mềm SEO của bên thứ 03 là SEMrushRyte. Bạn giữ nguyên mặc định (tức bật On) để nó tích hợp chúng vào Yoast SEO như hình bên dưới. Sau đó nhấn Save changes để lưu lại thiết lập.

Cho phép tích hợp hai phần mềm SEO bổ trợ
Cho phép tích hợp hai phần mềm SEO bổ trợ

Tab Webmaster Tools verification

Trong tab này bạn có thể kết nối website đến các công cụ hỗ trợ theo dõi website của Google, Bing, Yandex. Tuy nhiên, để thực hiện thao tác này chi tiết từng bước thì bạn nên xem qua bài Hướng dẫn cài đặt Webmaster – Tools cho website WordPress.

Search Appearance – thiết lập về hiển thị tìm kiếm

Trong phần thiết lập hiển thị tìm kiếm này bạn sẽ tùy chỉnh hiển thị cho: Homepage, Contents, Media, Taxonomies, Archives, Breadcrumbs và RSS.

Tab General

Trong tab General bạn có thể chỉnh lại dấu ngăn cách giữa các thành phần trong tiêu đề trang và tên website. Bạn nên để mặc định dấu ngăn cách là ký tự “-“.

Ở mục tùy chỉnh SEO title cho Homepage (trang chủ) bạn có thể để mặc định hoặc thay thế thành dạng: Site title Seprator Tagline. Trong đó:

  • Site title: Tên website, ví dụ là IMTA.VN chẳng hạn.
  • Seprator: Là dấu gạch nối “-“.
  • Tagline: Là một câu Slogan ngắn nói về thương hiệu, tổ chức,…

Để dễ hình dung, mình sẽ ghép tiêu đề và câu slogan của IMTA.VN vào với nhau. Khi đó tiêu đề trang chủ imta.vn sẽ hiển thị trên Google như hình bên dưới:

Ví dụ minh họa về tiêu đề tùy chỉnh hiển thị trên Google
Ví dụ minh họa về tiêu đề tùy chỉnh hiển thị trên Google

Trong trường thông tin Meta description bạn có thể viết một đoạn giới thiệu ngắn gọn với độ dài tầm 120 ký tự nói về website/ cơ quan/ tổ chức của bạn. Bạn có thể hình dung phần Meta description bằng hình minh họa bên trên, nó là đoạn văn bản trích dẫn ngay bên dưới tiêu đề.

Trong mục Knowledge Graph & Schema.org thì bạn sẽ chọn kiểu đại diện cho website là cá nhân / tổ chức, ảnh đại diện,.. thì cái này mình đã hướng dẫn trong phần cấu hình Yoast SEO bằng thuật sĩ ở trên rồi nên sẽ không nêu lại ở đây nữa. Sau cùng là nhấn Save changes để lưu lại thiết lập cho phần này.

Tab Contents Types

Trong tab này bạn chỉ cần giữ nguyên các thiết lập mặc định về hiển thị tiêu đề, mô tả cho post và page như hình bên dưới vì mình đã hướng dẫn trong phần cấu hình Yoast SEO bằng thuật sĩ ở trên rồi nên sẽ không nêu lại ở đây nữa. Chuyển qua tab

Tab Media

Trong mục Media & attachment URLs bạn giữ nguyên tùy chọn Yes như hình bên dưới. Tức là cho phép chuyển hướng tập tin đính kèm (hình ảnh, video, file khác,..) về URL lưu trữ gốc của nó.

Chuyển hướng file đính kèm về nơi lưu trữ gốc
Chuyển hướng file đính kèm về nơi lưu trữ gốc

Tab Taxonomies

Taxonomies là thuật ngữ chỉ những hình thức phân loại nội dung trên WordPress như: category (chuyên mục), thẻ chủ đề (tag) và custom taxonomy (thuộc tính phân loại tùy chỉnh).

Trong phần này bạn giữ nguyên các tùy chọn mặc định, chỉ cần quan tâm đến mục Category URLs. Bạn hãy chọn Remove như hình bên dưới để loại bỏ cụm “/category/” ra khỏi đường dẫn chuyên mục. Sau đó nhấn Save changes để lưu thiết lập tab này lại.

Loại bỏ chữ category trong đường dẫn chuyên mục
Loại bỏ chữ category trong đường dẫn chuyên mục

Bạn có thể hình dung về đường dẫn trước và sau khi loại bỏ cụm “/category/” như thế này:

  • URL trước khi loại bỏ: imta.vn/category/wordpress/wordpress-co-ban
  • Sau khi loại bỏ: imta.vn/wordpress/wordpress-co-ban

Mục đích của loại bỏ cụm /category/ là giúp cho đường dẫn chuyên mục gọn gàng hơn. Giảm bớt một “phần ký tự thừa” trong đường dẫn.

Tab Archives

Trên WordPress, các chuyên mục (Categories) , thẻ Tags, tác giả (Authors) được gọi chung là Archives (mục lưu trữ theo nhóm nào đó).

Trong phần thiết lập hiển thị cho Archives thì bạn cứ giữ nguyên mặc định, không cần thay đổi gì cả, chuyển qua tab kế tiếp.

Tab Breadcrumbs

Thiết lập về thanh điều hướng (Breadcrumbs) cho nội dung. Trong tab này bạn nên chỉnh sửa lại các từ tiếng anh trong thanh điều hướng để nó phù hợp với website tiếng Việt. Ví dụ: Home >> “Trang Chủ”; You searched for >> “Bạn đã tìm kiếm”,…

Chỉnh sửa các thành phần của Beadcrumb
Chỉnh sửa các thành phần của Beadcrumb

Các phần còn lại bạn chỉ cần giữ nguyên, không tùy chỉnh gì cả, trừ mục Taxonomy to show in breadcrumbs for content types. Bạn chọn kiểu nội dung để tạo thanh điều hướng cho Posts là Category. Tức là bài viết nó sẽ hiển thị dưới dạng tương tự như minh họa sau:

Trang chủ >> WordPress >> Học WordPress Cơ Bản >> WordPress là gì?

Chọn cách phân cấp nội dung cho Breadcrumb
Chọn cách phân cấp nội dung cho Breadcrumb

Tab RSS

RSS liên quan đến phần lấy tin tự động nên trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ không tìm hiểu về nó để tránh bị rối. Và hơn nữa đây cũng là một kiến thức nâng cao.

Social – thiết lập về mạng xã hội

Trong phần này bạn sẽ thêm được nhiều hơn thông tin hơn cho các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Pinterest, so với thực hiện trong cấu hình Yoast SEO bằng thuật sĩ ở trên.

Thao tác trong phần này cũng khá đơn giản nên mình không nêu chi tiết ra ở đây. Bạn cố gắng thêm đầy đủ link liên kết đến các trang mạng xã hội, ảnh đại diện,.. sau đó nhấn Save changes để lưu lại.

Bạn không nên nhầm lẫn với SEO Fanpage và thiết lập Social, thiết lập Social trên Yoast SEO có nghĩa là làm sao website của bạn xuất hiện thân thiện hơn với các bọ của mạng xã hội (chẳng hạn Facebook). Còn SEO Fanpage là việc SEO 1 trang Fanpage có thể lên công cụ tìm kiếm của Google hoặc Facebook.

Tools – các công cụ hỗ trợ

Yoast SEO hỗ trợ một số công cụ đi kèm nhằm tiết kiệm thời gian cũng như giúp việc chỉnh sửa cấu hình website trở nên đơn giản hơn.

Công cụ Import and Export

Nếu bạn là người mới đang tìm hiểu về Yoast SEO thì cũng chưa cần quan tâm vấn đề import, export cuả Yoast SEO lúc này. Mình sẽ nói sơ qua để bạn hình dung như sau:

Hiện tại ngoài Yoast SEO ra còn có một số plugin SEO khác nữa. Và khi người dùng muốn chuyển từ sử dụng Yoast SEO sang một plugin SEO khác hoặc ngược lại thì sẽ cần xuất ra một file cấu hình, file đó sẽ được nhập qua plugin SEO mới để mọi thiết lập/ cấu hình cũ được bảo lưu. Nhờ đó, website của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi chuyển qua dùng plugin SEO khác.

Khuyến cáo: Cần cân nhắc kỹ trước khi chuyển qua lại giữa các plugin SEO đối với một website đã đi vào hoạt động ổn định vì chắc chắn rằng nó sẽ ít nhiều ảnh hưởng xấu đến khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm mặc dù các thiết lập, cấu hình được “sao chép” từ plugin cũ sang plugin mới.

Công cụ chỉnh sửa file – File editor

Yoast SEO cho phép quản trị viên chỉnh sửa trực tiếp 02 file: robots.txt và .htaccess | Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội dung của bài viết này mình sẽ không đi vào hướng dẫn chỉnh sửa chi tiết chúng mà bạn xem qua bài viết Hướng dẫn chỉnh sửa, cấu hình .htaccess chuẩn cho website WordPress để biết thêm nhé !

Ở đây mình sẽ nói về tính tiện lợi đối với công cụ File editor này, đó là bạn sẽ không cần truy cập vào hosting với nhiều công đoạn thao tác mà có thể chỉnh sửa trực tiếp ở đây luôn.

Công cụ Bulk editor

Công cụ này bạn cũng không cần quan tâm lắm. Nó cho phép bạn sửa lại tiêu đề SEO của bài viết/ trang ngay trong từng mục của danh sách thay vì truy cập từng post/page để chỉnh sửa chúng.

Tính năng này theo mình là không hữu ích, bởi vì SEO là một vấn đề quan trọng. Muốn chỉnh sửa gì về SEO của bài viết thì nên mở nó ra với giao diện đầy đủ thì thao tác nó mới chuẩn và hiệu quả hơn.

Hướng dẫn viết bài sử dụng Yoast SEO

Ở trên mình đã hướng dẫn bạn các thiết lập và cấu hình SEO tổng quát cho website. Bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Yoast SEO khi viết bài thông qua một ví dụ thực hành.

Kinh nghiệm viết bài

Trước khi đi vào phần hướng dẫn viết bài chuẩn theo Yoast SEO thì mình chia sẻ một số vấn đề cơ bản trong viết bài bình thường.

Ngày xưa bạn đi học văn, bạn thấy có 03 phương pháp trình bày nội dung là: diễn dịch, quy nạp và song hành. Đối với viết bài trên web mình khuyến nghị bạn sử dụng phương pháp diễn dịch. Cụ thể là:

  • Phần mở bài: Giới thiệu về các vấn đề lớn mà bạn sẽ nói về chúng trong bài viết.
  • Thân bài: Trình bày, diễn giải chi tiết lần lượt các vấn đề lớn đó.
  • Kết bài: Đưa ra kết luận, nhận định/ lời khuyên của bạn sao cho phù hợp với nội dung của bài viết.

Khi sử dụng Yoast SEO để viết bài, ngoài việc tạo một bài viết có nội dung chất lượng cho NGƯỜI THẬT xem, thì bạn cần phải quan tâm và tinh chỉnh bài viết để BOT của công cụ tìm kiếm xem nữa. Khi BOT đánh giá cao bài viết của bạn, thì đồng nghĩa với việc cơ hội thăng hạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm cũng nhiều hơn.

Ví dụ: 02 bài viết hoàn toàn giống nhau về nội dung và hình thức, nhưng một bài được tinh chỉnh theo chuẩn của Yoast sẽ có thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.

Các tiêu chuẩn viết bài này đã được Yoast SEO xây dựng sẵn, bạn viết theo khung đó là sẽ giải quyết được vấn đề tối ưu SEO ở góc độ kỹ thuật. Phần còn lại nằm ở chất lượng nội dung, văn phong của bạn có hay, lôi cuốn người đọc hay không,…

Trong khóa học SEO tại IMTA bạn sẽ được học đầy đủ làm sao để viết bài chuẩn SEO và tối ưu website để bạn làm SEO được hiệu quả hơn. Bạn muốn làm được SEO không những phải làm từ bài viết đã chuẩn rồi, mà bạn còn phải làm kiên trì kết hợp cả Onpage và Offpage mới thành công được. IMTA đào tạo SEO cho bạn những kiến thức một cách bài bản và chuyên sâu.

Ví dụ thực hành viết bài theo chuẩn của Yoast SEO

Dưới đây mình viết mẫu một bài viết ngắn tầm 300 từ và đã tối ưu sẵn YOAST SEO về mặt kỹ thuật, tức là nó thỏa mãn gần như hoàn toàn các tiêu chuẩn của YOAST. Bạn có thể tải về tham khảo bằng cách nhấn vào link: Bài viết mẫu theo chuẩn Yoast SEO.

Kết quả sau khi tinh chỉnh SEO bài viết
Kết quả sau khi tinh chỉnh SEO bài viết

Bài viết được đánh giá điểm SEO mức cao nhất với cả 02 tiêu chí là SEO Analysis (nội dung) và Readability (trải nghiệm đọc).

Tìm hiểu các tiêu chí trong SEO Analysis

Để xem các đánh giá chi tiết về SEO Analysis thì bạn cuộn trang xuống và nhấn vào vị trí khoanh đỏ như hình bên dưới:

Xem chi tiết các tiêu chí SEO Analysis
Xem chi tiết các tiêu chí SEO Analysis

Dưới đây mình sẽ chú giải lần lượt các tiêu chí đánh giá của SEO Analysis để bạn hiểu và thực hành đối với bài viết của bạn.

Các tiêu chí trong SEO Analysis
Các tiêu chí trong SEO Analysis
  • Outbound links: Liên kết trỏ ra ngoài, bạn nên có ít nhất một link trỏ ra bên ngoài website. Tiêu chí này cũng không bắt buộc phải thực hiện, có thì tốt hơn.
  • Internal links: Liên kết nội bộ, tức là liên kết trỏ về một trang/ bài viết nào đó trên chính website của bạn. Bạn nên trỏ tầm 2 link là tốt, không cần nhiều.
  • Keyphrase in introduction: Từ khóa chính của bài viết có nằm trong đoạn giới thiệu (mở bài) hay không. Bạn nên đưa từ khóa chính vào phần mở bài và chỉ để nó xuất hiện một lần duy nhất, nhiều hơn sẽ bị đánh giá là SPAM.
  • Keyphrase density: Mức độ lặp lại của từ khóa, bạn nên cho nó lặp lại từ 2 lần trở lên. Lặp lại khoảng từ 2 đến 5 lần, tùy theo độ dài của bài viết. Không để nó lặp lại quá nhiều sẽ bị đánh giá là SPAM.
  • Keyphrase in meta description: Từ khóa chính có trong phần mô tả bài viết hay không.
Từ khóa chính nằm trong mô tả bài viết
Từ khóa chính nằm trong mô tả bài viết
  • Meta description length: Độ dài mô tả có đảm bảo hay không, nên dài khoảng 120 – 130 ký tự là được. Như hình trên, khi đủ độ dài nó sẽ báo màu xanh.
  • Previously used keyphrase: Từ khóa này bạn đã dùng trước đây hay chưa. Yoast SEO khuyến nghị bạn là mỗi từ khóa chỉ dùng một lần (tức mỗi từ khóa chỉ xuất hiện một bài viết duy nhất).
  • Keyphrase in subheading: Từ khóa có nằm trong tiêu đề phụ hay không (tiêu đề phụ là các thẻ H2, H3,..).
  • Image alt attributes: Yoast SEO khuyến nghị bạn đặt từ khóa chính trong thẻ Alt của hình ảnh. Ví dụ bạn có 10 hình ảnh thì cố gắng đặt khoảng 2 đến 3 hình có chứa từ khóa trong thẻ Alt của nó. Trong ví dụ bên dưới, bài viết mẫu của mình chỉ có 1 hình và mình đưa từ khóa vào thẻ alt như vậy.
Từ khóa chính nằm trong thẻ Alt của hình ảnh
Từ khóa chính nằm trong thẻ Alt của hình ảnh
  • Text length: Độ dài của bài viết, có những dạng nội dung bạn viết dài thì sẽ THỪA, mông lung. Ngược lại có những dạng nội dung, nếu bạn viết ngắn thì sẽ không đủ chi tiết. Do đó, tùy loại nội dung mà bạn sẽ viết dài hoặc ngắn. Mình khuyến nghị bài viết ngắn thì nên từ 350 từ trở lên và bài viết dài thì từ 1.500 từ trở lên.
  • Keyphrase in title: Từ khóa chính có nằm trong tiêu đề bài viết hay không. Đây là điều mà chắc chắn bạn phải đáp ứng rồi.
  • SEO title width: Độ dài tiêu đề có đảm bảo không, tức là không quá dài, không quá ngắn. Nên nằm trong khoảng từ 50 đến 60 ký tự.
  • Keyphrase in slug: Từ khóa chính có xuất hiện trong đường dẫn (link) của bài viết hay không. Đường dẫn thì sẽ không có dấu, do đó nếu từ khóa của bạn là “Bất động sản là gì” thì trong đường dẫn chỉ cần có cụm “bat-dong-san-la-gi” là được.

Tìm hiểu các tiêu chí trong Readability

Bạn nhấn vào tab Readability ở khung khoanh đỏ như hình bên dưới. Khi đó các tiêu chí đánh giá về trải nghiệm đọc sẽ hiển thị.

Xem chi tiết các tiêu chí trong Readability
Xem chi tiết các tiêu chí trong Readability

Sau đây mình sẽ chú giải các tiêu chí của Readability (trải nghiệm đọc) để bạn hiểu và vận dụng trong trình bày bài viết.

  • Transition words: Nó sẽ kiểm tra xem trong bài viết có sử dụng từ nối câu hay không. Tuy nhiên, nó sẽ không hiểu được từ nối tiếng Việt nên bạn có thể bỏ qua tiêu chí này. Song, bạn cũng có thể đưa các từ nối bằng tiếng anh sau vào để test xem điểm có tăng lên không nhé, ví dụ như:  Accordingly (Theo như), Therefore (chính vì vậy), Besides (ngoài ra),…
  • Flesch Reading Ease: Tính dễ đọc, nếu bài viết trình bày dễ đọc nó sẽ chấm điểm màu xanh như hình ở trên.
  • Passive voice: Câu chủ động và bị động, tuy nhiên bạn có thể bỏ qua tiêu chí này đối với tiếng Việt.
  • Consecutive sentences: Yoast SEO sẽ kiểm tra xem bạn có dùng một từ/ cụm từ để bắt đầu nhiều câu liên tiếp hay không. Ví dụ câu trước vừa bắt đầu bằng cụm “bất động sản” thì câu sau bạn đừng bắt đầu bằng cụm từ đó nữa.
  • Subheading distribution: Nó sẽ kiểm tra bài viết của bạn có tiêu đề phụ hay không (các thẻ H2, H3,..). Yoast khuyến cáo, nếu bài viết dài hơn 300 từ thì nó cần có tiêu đề phụ.
  • Paragraph length: Độ dài của đoạn văn, nếu độ dài đoạn văn không đạt nó sẽ cảnh báo cho bạn biết. Mỗi đoạn văn  chỉ nên dài từ 3 đến 5 dòng.
  • Sentence length: Độ dài của câu, Yoast khuyến nghị độ dài mỗi câu chỉ nên nằm trong khoảng 20 từ.

Từ khóa chính Focus keyphrase

Trước đây thuật ngữ này còn có tên gọi khác là “focus keyword” – dịch ra là “từ khóa trọng tâm”. Hiện tại đã được đổi thành Focus keyphrase. Bạn đặt từ khóa cho bài viết sao cho nó phản ánh đúng nhất, ngắn gọn nhất toàn nội dung của bài viết hoặc phần nội dung chính mà bạn muốn.

Độ dài của từ khóa chính được đề xuất là 4 từ, tuy nhiên bạn cũng có thể đặt 5 hay 6 từ nếu cần thiết. Vì không phải lúc nào từ khóa bạn cần nó cũng ngắn dưới 4 từ.

Từ khóa chính của bài viết
Từ khóa chính của bài viết

Nếu bạn muốn sử dụng từ khóa được tìm kiếm nhiều nhưng chưa biết nên dùng từ nào. Thật may, Yoast SEO nó có tích hợp công cụ tìm từ khóa liên quan của Semrush. Để tìm từ khóa liên quan, bạn nhấn vào Get related keyphrases như hình bên dưới.

Mở công cụ tìm từ khóa liên quan
Mở công cụ tìm từ khóa liên quan

Trong trường hợp bạn đã có tài khoản tại Semrush rồi thì nhấn vào Log In để đăng nhập – kết nối Yoast SEO với Semrush. Còn nếu bạn chưa có tài khoản tại đây thì có thể nhấn vào đăng ký tài khoản Semrush (miễn phí). Hoặc đăng ký trực tiếp ngay trong cửa sổ mà nó mở ra. Nhớ chuyển qua tab Sign Up và điền Email và Password cần đăng ký (mật khẩu cho tài khoản Semrush chứ không phải tài khoản email bạn nhé).

Đăng ký tài khoản Semrush
Đăng ký tài khoản Semrush

Sau khi đăng ký và kích hoạt tài khoản thành công (vào mail để kích hoạt) thì bạn đăng nhập để kết nối Yoast SEO và Semrush nhé !

Lúc này sau khi điền thử một từ khóa vào mục Focus keyphrase thì nhấn vào Get related keyphrases để nó hiện ra danh sách các từ khóa liên quan. Sau đó chọn quốc gia mà bạn muốn xem lưu lượng tìm kiếm. Ví dụ như bên dưới, từ khóa của mình là “bất động sản“, quốc gia là Vietnam.

Tìm từ khóa liên quan - ví dụ minh họa
Tìm từ khóa liên quan – ví dụ minh họa

Căn cứ vào thông tin lưu lượng tìm kiếm (tương đối) thì bạn sẽ chọn một từ khóa mà người dùng tìm nhiều. Nhờ đó bài viết của bạn được SEO thành công thì nó tiếp cận được nhiều hơn. Còn nếu bạn không nghiên cứu từ khóa hoặc sử dụng từ khóa ít người tìm thì có SEO thành công thì cũng không có nhiều giá trị.

Thẻ mô tả – Meta description

Thông tin bạn điền trong thẻ mô tả nó sẽ hiển thị ở snippet của bài viết trên kết quả tìm kiếm. Nội dung trong thẻ này nó cần phải chứa từ khóa chính của bài viết và độ dài tầm 120 đến 130 ký tự.

Đoạn mô tả này bạn có thể soạn nội dung tùy chỉnh hoặc sử dụng lại một phần nội dung trong đoạn mở đầu của bài viết. Ví dụ như hình bên dưới là mình trích nguyên một đoạn ở phần mở bài.

Thẻ mô tả bài viết
Thẻ mô tả bài viết

Cornerstone Content – đánh dấu bài viết nổi bật

Tiêu chí này rất dễ hình dung. Nếu bạn cảm thấy bài viết đó là hay, chất lượng nổi bật so với các bài viết khác trong website của bạn thì bạn đánh dấu nó là Cornerstone Content như hình bên dưới.

Đánh dấu bài viết nổi bật
Đánh dấu bài viết nổi bật

Khi đó bài viết này sẽ tự nhiên được “ưu ái” và “quan tâm” nhiều hơn từ công cụ tìm kiếm. Và tất nhiên là nó cũng dễ lên tóp hơn. Song, trong số những bài viết có trên website thì có những bài hay, bài dở. Do đó, bạn chỉ đánh dấu nó là Cornerstone Content khi thật sự cần thiết thôi nhé.

Không cho bài viết hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Trong phần Advanced, bạn có thêm một tùy chọn về bật/ tắt việc thu thập dữ liệu bài viết. Tức là nếu như bạn không muốn bài viết này hiển thị trên kết quả tìm kiếm thì chọn No trong mục Allow search engines to show this Post in search results? như hình bên dưới.

Loại bỏ bài viết khỏi sơ đồ trang web
Loại bỏ bài viết khỏi sơ đồ trang web

Việc tắt thu thập dữ liệu (loại bỏ bài viết ra khỏi sơ đồ trang web) chỉ áp dụng khi bạn thấy cần thiết. Nếu không thì cứ để mặc định, không cần để ý đến phần này.

Những câu hỏi thường gặp

LỜI KẾT

Mặc dù bài viết chỉ hướng dẫn cấu hình và sử dụng Yoast SEO bản miễn phí nhưng rất nhiều nội dung. Do đó để nắm được cách dùng và vận dụng hiệu quả cho website/ blog của bạn thì nên xem qua những gì mà mình đã nêu trong bài viết. Những phần quá nâng cao hoặc không cần chú trọng mình đã lượt bỏ bớt.

Nếu có điều gì thắc mắt hoặc đóng góp ý kiến, mời bạn để lại bình luận bên dưới nhé ! IMTA sẽ sớm phản hồi bạn, xin chào và gặp lại bạn trong bài viết sau.

Digital Marketing IMTA SEOYoast SEO Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Cấu Hình Và Sử Dụng