Nếu như bạn đang là 1 webmaster (Chủ website) thì chắc chắn rằng bạn cần phải cài đặt Google Analytics (GA4) cho website của mình để biết được mỗi ngày website có bao nhiêu người truy cập, hoặc thậm chí biết được thời gian hiện tại đang có ai truy cập website hay không, truy cập bằng thiết bị gì, ở vị trí địa lý nào…

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Google Analytics là gì? và tiếp theo đó mình sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Google Analytics (GA) cho website.

Google Analytics là gì?

Google Analytics – còn gọi tắt là GA – đây là tên gọi của công cụ có chức năng: theo dõi, phân tích, đo lường, thống kê, báo cáo về nguồn và lưu lượng truy cập, lượt tải,.. và nhiều thông tin khác dành cho website và ứng dụng (Android – iOS).

Google Analytics cấp cho người quản trị website hoặc ứng dụng mã Google tag. Khi mã Google tag được kết nối, thì thông tin, dữ liệu truy cập website/ app sẽ được hiển thị trên trang quản trị của Google Analytics.Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu về Google Analytics dùng cho theo dõi, phân tích nguồn và lưu lượng truy cập website.

Tính năng, ứng dụng của Google Analytics

Google Analytics là một sản phẩm của Google nên thừa hưởng những tinh hoa công nghệ về phân tích, theo dõi, còn có cả những đề xuất để cải thiện trải nghiệm tốt hơn trên website. Hơn nữa, lượng người dùng sử dụng hệ sinh thái của Google có thể nói là lớn nhất hiện nay. Thông qua đó các thông tin, dữ liệu về người dùng truy cập website sẽ hiển thị chuẩn xác và các báo cáo đề xuất mà GA cung cấp cũng sẽ chuẩn hơn các công cụ phân tích khác.

GA cung cấp rất nhiều thông tin, công cụ phân tích – đo lường để hỗ trợ tối đa từ nhu cầu cơ bản đến chuyên sâu (doanh nghiệp), đặc biệt là công cụ Analytics cho bạn các dữ liệu bổ ích để ra chiến lược một chiến lược phát triển website hoặc chiến lược digital marketing, trong khóa học digital marketing tại IMTA thì IMTA có hướng dẫn bạn cài đặt thẻ Google Analytics sau quá trình triển khai các chiến dịch quảng cáo . Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này mình tạm liệt kê một số tính năng – ứng dụng cơ bản để bạn dễ hình dung.

  • Báo cáo nguồn và lưu lượng truy cập website thời gian thực, theo giai đoạn (ngày, tuần, tháng, năm hoặc tùy chỉnh), có đối chiếu so sánh giữa các giai đoạn.
  • Phân tích hành vi người dùng giúp quản trị viên website kiểm soát và chủ động xây dựng những kế hoạch điều hướng tốt hơn trên website.
  • Google Analytics nhận biết được nguồn truy cập website của bạn đến từ đâu. Ví dụ: thiết bị nào (điện thoại, máy tính,..), giới tính của người truy cập là nam hay nữ, độ tuổi, họ đến website bạn từ kênh nào (Google, Facebook, website khác,…).
  • Google Analytics phân tích và cung cấp ý tưởng về từ khóa, xu hướng, cơ hội thu hút thêm người dùng, khách hàng từ những gì website bạn đang có.
  • Phân tích hành vi người dùng, điều hướng có chủ đích giúp gia tăng chuyển đổi đối với các website cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
  • Dựa vào số liệu thống kê, phân tích và những đề xuất giúp bạn xây dựng được một kế hoạch marketing “sát sườn” hơn.

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics (GA) cho website

Việc cài đặt Google Analytics (GA) cho website mặc dù đã được Google hướng dẫn rồi, tuy nhiên vì lý do nào đó nhiều bạn thực hiện theo hướng dẫn đó không được. Đó cũng chính là lý do IMTA viết bài hướng dẫn này, hy vọng sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề.

Về cơ bản, các website đều sẽ áp dụng nguyên tắt cài đặt GA như nhau theo hướng dẫn của Google. Tuy nhiên, ở đây IMTA sẽ làm mẫu trên website dùng WordPress để bạn tham khảo. Bởi lẽ đa số các website vừa và nhỏ hiện nay trên Thế Giới và kể cả Việt Nam cũng chủ yếu xây dựng trên mã nguồn WordPress.

Tạo và thiết lập thông tin tài khoản Google Analytics

Nếu bạn nào đã có tài khoản Google Analytics rồi thì cái này không cần mình hướng dẫn nữa. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng làm qua bước này hoặc trường hợp bây giờ bạn cần tạo một tài khoản Google Analytics cho một website/ blog mới chẳng hạn thì có thể tham khảo để thực hành nhé !

Bước 01: Bạn truy cập vào trang chủ của Google Analytics theo đường dẫn: analytics.google.com và nhấn vào nút Bắt đầu đo lường như hình bên dưới.

Trang chào mừng của Google Analytics
Trang chào mừng của Google Analytics

Bước 02: Bạn đặt tên cho tài khoản Google Analytics, tick chọn vào mục “Sản phẩm và dịch vụ của Google” rồi nhấn vào nút Tiếp theo như mình khoanh đỏ ở hình bên dưới.

Đặt tên cho tài khoản Google Analytics
Đặt tên cho tài khoản Google Analytics

Bước 03: Đặt tên cho thuộc tính để đo lường dữ liệu website như hình bên dưới (bạn cũng có thể đặt tên trùng với tên tài khoản ở bước 02 cũng được nhé). Chọn múi giờ báo cáo mà bạn muốn, ở đây mình chọn múi giờ GMT +7 (Việt Nam). Tiếp theo là chọn đơn vị tiền tệ, bạn có thể chọn USD hoặc VNĐ tùy ý. Sau cùng là nhấn vào nút Tiếp theo dưới cuối trang để chuyển sang bước sau.

Đặt tên cho thuộc tính GA
Đặt tên cho thuộc tính GA

Bước 04: Trong bước giới thiệu về doanh nghiệp của bạn. Đây cũng có thể đơn thuần chỉ là một website, một blog cá nhân, một chiến dịch quảng bá với landing page. Bạn có thể tick chọn quy mô doanh nghiệp và các thông tin cần theo dõi như mình ở hình bên dưới. Sau cùng nhấn vào nút Tạo.

Giới thiệu về website, blog hoặc doanh nghiệp của bạn
Giới thiệu về website, blog hoặc doanh nghiệp của bạn

Bước 05: Xác nhận các điều khoản của Google Analytics để hoàn tất. Lưu ý: danh sách điều khoản nó hơi dài và có 02 vị trí tick chọn, phải tick chọn cả 02 mục đó mới được. Bạn có đọc hết từ trên xuống dưới (nếu cần) hoặc cuộn chuột xuống hết danh sách điều khoản mới thấy mục tick chọn thứ 02 như mình khoanh đỏ ở hình bên dưới. Sau cùng là nhấn vào nút Tôi chấp nhận là được.

Xác nhận đồng ý các điều khoản của Google Analytics
Xác nhận đồng ý các điều khoản của Google Analytics

Bước 06: Tick chọn vào những mục thông tin, thông báo mà bạn muốn nhận từ Google Analytics. Cụ thể mỗi mục họ có nêu rồi, bạn xem cái nào cần thiết thì tick nhé. Sau đó nhấn vào nút Lưu để hoàn tất.

Chọn các mục thông tin mà bạn muốn nhận qua email từ Google
Chọn các mục thông tin mà bạn muốn nhận qua email từ Google

Thiết lập luồng dữ liệu Google Analytics

Google Analytics có thể thu thập dữ liệu cho trang web hoặc ứng dụng của bạn (ứng dụng di động của bạn trên Android, iOS). Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn thiết lập luồng dữ liệu Google Analytics cho trang web theo tuần tự các bước như sau:

Bước 01: Sau khi hoàn tất thiết lập thông tin tài khoản ở theo hướng dẫn ở phần trên. Lúc này có thể bạn không ở trang thiết lập luồng dữ liệu. Do đó, hãy nhấp vào nút Chuyển đến mục thiết lập luồng như hình bên dưới để bắt đầu nhé !

Chuyển đến thiết lập luồng dữ liệu GA
Chuyển đến thiết lập luồng dữ liệu GA

Bước 02: Chọn nền tảng mà bạn cần cài đặt Google Analytics, chắc chắn rồi bạn chọn vào mục Web như hình bên dưới là được.

Chọn nền tảng website để bắt đầu
Chọn nền tảng website để bắt đầu

Bước 03: Điền vào tên miền/ trang web cụ thể mà bạn cần theo dõi. Lưu ý: hãy chuyển trang web của bạn sang giao thức HTTPS trước khi thực hiện bước này nhé ! Tên luồng bạn có thể đặt tùy ý muốn sao cho tiện quản lý về sau (trong trường hợp bạn có nhiều website khác cần theo dõi trên tài khoản GA này). Ở phần tính năng đo lường nâng cao bạn có thể để mặc định như hình bên dưới hoặc bỏ chọn những cái không cần theo dõi. Sau đó nhấn vào nút Tạo luồng.

Thiết lập luồng dữ liệu cần theo dõi
Thiết lập luồng dữ liệu cần theo dõi

Bước 04: Trong trang thông tin chi tiết về luồng web bạn sẽ thấy thông báo màu vàng ở đầu trang. Điều này có nghĩa là website của bạn chưa được kết nối với luồng dữ liệu đã tạo. Bạn nhấn vào Xem hướng dẫn và thẻ.

Mở hướng dẫn thêm mã theo dõi của GA vào website
Mở hướng dẫn thêm mã theo dõi của GA vào website

Bước 05: Trong cửa sổ hướng dẫn vừa mở, bạn chọn tab Cài đặt thủ công như hình bên dưới. Lúc này GA sẽ cấp cho bạn một đoạn mã JavaScript gọi là Google tag. Đoạn mã Google tag này sẽ đem chèn vào phía sau thẻ <head> trên website của bạn.

Đây là code GA tag để chèn vào website của bạn
Đây là code GA tag để chèn vào website của bạn

Chèn mã theo dõi Google Analytics vào website của bạn

Ở phần trên là bạn đã hoàn tất phần thiết lập luồng dữ liệu Google Analytics. Và một bước quan trọng để hoàn tất đó là triển khai (chèn) đoạn mã theo dõi Google tag đó vào website của bạn. Ở đây mình có 02 cách như bên dưới:

  • Cách 01: Chèn mã Google tag bằng phương pháp thủ công, tìm file header.php của theme đang dùng và chèn vào bên trong cặp thẻ <head>.
  • Cách 02: Chèn mã Google tag bằng phương pháp thủ công, nhưng bạn sẽ không cần tìm file header.php để chèn mà cài plugin hỗ trợ chèn code vào header của website. Phương pháp cài plugin chèn code vào header áp dụng cho theme không có tính năng này, nếu theme bạn đang dùng có hỗ trợ tính năng chèn code vào header thì không cần cài plugin nữa .

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cụ thể từng cách và đồng thời cũng nêu ưu nhược điểm của từng cách. Website của bạn thuộc trường hợp nào thì ứng dụng cách đấy hoặc đơn giản là bạn thích cách nào thì làm cách đó.

Cách 01 – chèn mã Google tag lên file header.php của theme

Cách chèn code này có ưu điểm là chèn rất nhanh chóng, không phải cài thêm plugin. Tuy nhiên, hạn chế là khi cập nhật theme (giao diện) thì bạn phải thực hiện lại thao tác chèn code này. Vì khi cập nhật theme file header.php này sẽ được thay thế bằng file header.php mới.

Nếu muốn không làm mất code bạn đã thêm vào thì bạn phải tạo child theme cho theme đang sử dụng. Tuy nhiên, phương án này cũng hơi rối đối với các bạn mới. Do đó, dùng phương pháp này thì bạn chịu khó để ý chèn lại code Google tag và các code khác nếu có, khi theme cập nhật lên bản mới. Còn  không thì bạn tham khảo cách 02 ở dưới nhé !

Bước 01: Trong trang quản trị (dashboard) của WordPress, bạn rê chuột đến phần Giao diện, tiếp đến nhấn vào mục Theme file editor như hình bên dưới để mở công cụ chỉnh sửa giao diện (theme) lên.

Mở công cụ chỉnh sửa giao diện trong trang quản trị WordPress
Mở công cụ chỉnh sửa giao diện trong trang quản trị WordPress

Bước 02: Nếu đây là lần đầu tiên bạn truy cập công cụ Theme file editor thì sẽ có thông báo yêu cầu xác nhận, hãy nhấn vào nút Tôi hiểu để tiếp tục. Lưu ý rằng, khi chỉnh sửa code trong phần này, nếu có gì sai sót có thể khiến website của bạn gặp lỗi không mong muốn hoặc không hoạt động được.

Xác nhận truy cập công cụ chỉnh sửa giao diện
Xác nhận truy cập công cụ chỉnh sửa giao diện

Bước 03: Ở phía bên phải của trang, trong các File giao diện bạn tìm và chọn vào file có tên là header.php như hình bên dưới. Lúc này bên khung chỉnh sửa cũng sẽ tự mở file đó ra, bạn tìm đển vị trí phía trên của thẻ </header> và chèn đoạn code Google tag vào như mình làm bên dưới là được.

Chèn code theo dõi của GA vào header của theme đang dùng
Chèn code theo dõi của GA vào header của theme đang dùng

Cuối cùng bạn nhấn vào nút Cập nhật tập tin như hình trên để hoàn tất việc chèn code Google tag vào website.

Để kiểm tra việc cài đặt Google Analytics (GA) cho website đã hoàn tất chưa, bạn hãy mở web site và truy cập thử một vài trang bất kỳ. Sau đó truy cập vào trang theo dõi tổng quan của Google Analytics và nhấn chọn vào Xem báo cáo thời gian thực. Kết quả sẽ tương tự như hình bên dưới.

Kết quả sau khi cài đặt thành công Google Analytics cho website
Kết quả sau khi cài đặt thành công Google Analytics cho website

Nếu bạn mới làm quen với các thông tin và công cụ thống kê, báo cáo của Google Analytics thì chắc chắn sẽ hơi “bối rối”. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, trong quá trình sử dụng, theo dõi dữ liệu truy cập của website, bạn sẽ quen dần thôi.

Cách 02 – chèn mã Google tag vào website WordPress bằng plugin

Phương án này mình cũng có nói sơ qua ở phần trên. Tức là bạn sẽ không tìm file header.php để chèn code mà sẽ chèn code GA tag thông qua plugin. Plugin này sẽ sẽ tạo sẵn một khung riêng để bạn chèn code GA tag, Google Adsense,. . . .

Ưu điểm của phương pháp này là cực dễ làm và bạn không cần quan tâm đến vấn đề mất code đã chèn khi theme cập nhật. Nhưng nếu bạn sợ cài thêm plugin nặng web thì có thể bạn không chọn phương án này. Tuy nhiên, plugin cũng nhẹ thôi, không ảnh hưởng mấy đến tốc độ website đâu, nếu bạn thấy tiện thì cứ cài thôi.

Ngoài ra, nếu theme đã hỗ trợ tính năng chèn code vào header rồi thì bạn chèn ở đó, không cần phải cài thêm plugin này nữa nhé. Tùy theme mà thao tác thực hiện cũng khác nhau nên mình không hướng dẫn ở đây.

Bước 01: Tải về và cài đặt plugin Insert Headers and Footers vào website của bạn. Đây là một plugin được hơn 1 triệu lượt tải về tại thời điểm mình viết bài này (17/08/2022).

Cũng không nhất thiết phải cài chính xác plugin trên. Khi bạn tìm trên kho plugin của WordPress với từ khóa “Insert Headers and Footers” sẽ có rất nhiều plugin có cùng tính năng này, bạn thích cái nào thì dùng cái đó.

Lưu ý: trước khi thực hiện bước 02, nếu bạn đã chèn code GA theo hướng dẫn ở cách 01 thì hãy xóa bỏ đoạn code đó đi rồi hãy làm bước 02 dưới đây. Tức là bạn chỉ áp dụng một trong 2 cách chèn chứ không chèn cả 02 cách nhé !

Bước 02: Trong trang quản trị của WordPress, bạn tìm đến phần Code Snippets như hình bên dưới >> chọn vào Header & Footer. Tiếp theo bạn chèn code Google tag vào khung Header rồi nhấn Save Changes để lưu lại.

Chèn code theo dõi Google tag vào header bằng plugin
Chèn code theo dõi Google tag vào header bằng plugin

Sau khi lưu, bạn cũng quay trở lại trang Google Analytics để kiểm tra xem đã thành công chưa. Cách kiểm tra tương tự như cách 01 nên mình không nêu lại nữa.

Ngoài ra vẫn còn một cách chèn code Google tag hoàn toàn tự động cho website WordPress. Đó là bạn sử dụng plugin Google Site Kit và kết nối website của bạn với luồng dữ liệu đã tạo là được. Tuy nhiên, có nhiều bạn cho rằng dùng plugin Google Site Kit khiến website nặng đi, do đó mình cũng không hướng dẫn ở đây.

Thực tế nếu dùng plugin Google Site kit thì website của bạn sẽ nặng hơn. Nhưng sẽ tiện vì Site Kit sẽ giúp bạn kết nối tự động với các công cụ khác của Google như: Search Console, AdSense, PageSpeed Insights, Tag Manager. Bạn nào muốn tiện lợi, tự động thì tham khảo thêm trên Google nhé. Còn làm theo cách truyền thống thì áp dụng cách 01 và cách 02 ở trên.


Những chỉ số cơ bản của Google Analytics cho người mới bắt đầu

Sau đây IMTA sẽ giới thiệu với các bạn 1 số chỉ số cơ bản mà các bạn mới bắt đầu sử dụng GA4.

Thời gian thực

Thời gian thực là số liệu mà Google báo cáo số người đang trên website của bạn, hiện tại với phiên bản GA4 thì Google đo lường thời gian thực là số người đang vào website của bạn trong 30 phút qua.

Thời gian thực Google Analytics
Thời gian thực Google Analytics

Các bạn làm SEO website thì rất quan tâm đến chỉ số này, đặc biệt là những bạn đang học SEO tổng thể. Phương pháp SEO tổng thể là bạn SEO nhiều từ khóa lên top cùng lúc, do đó lượng traffic vào website sẽ tăng dần. Nếu website của bạn top nhiều từ khóa thì bạn sẽ thấy thời gian thực số lượng người vào website của bạn sẽ tăng dần, chứng tỏ của 1 việc SEO thành công.

Tổng quan về hoạt động thu nạp

Số liệu này cho biết 1 tháng/1 tuần hay khoảng thời gian bất kỳ tổng số lượng người dùng vào webiste của bạn là bao nhiêu người. Bạn có thể điều chỉnh mốc thời gian bên phải phía trên.

Tổng quan về thu nạp người dùng
Tổng quan về thu nạp người dùng

Nguồn lưu lượng của Traffic

Đây là nguồn mà người dùng (user) truy cập vào website của bạn, có 5 loại nguồn traffic chủ yếu là: Organic Search, Paid Search, Referal, Display, Direct.

Nguồn lưu lượng vào website của bạn
Nguồn lưu lượng vào website của bạn
  • Organic Search: Nguồn traffic tự nhiên đến từ công cụ tìm kiếm của Google. Thường đây là nguồn traffic đến từ công sức SEO Website.
  • Paid Search: Đây là nguồn traffic bạn chạy quảng cáo Google Ads, Nếu các bạn đang học quảng cáo Google Ads mà chỉ thấy phần Paid Search có nghĩa là traffic từ việc trả tiền nhiều hơn từ tự nhiên. Bạn nên làm thêm SEO cho website của mình nhé.
  • Referal: Nguồn giới thiệu (mà còn gọi là nguồn từ backlink trỏ về website của bạn)
  • Display: Đây là nguồn từ mạng hiển thị GDN của Google Ads.
  • Direct: Nguồn trực tiếp vô tên miền của bạn.

Một website tùy thuộc vào chiến lược của webmaster mà tỷ lệ nguồn traffic vào từ đâu nhiều hơn.


Những câu hỏi thường gặp

Nếu bạn là người mới, trong quá trình cài đặt cũng như tìm hiểu về Google Analytics sẽ khó tránh khỏi những thắc mắc. Do đó, IMTA đưa ra một số câu hỏi thường gặp và câu trả lời tương ứng, hy vọng chúng hữu ích với bạn.


LỜI KẾT

Như vậy là qua bài viết này, bạn đã có thể biết được Google Analytics là gì và cách cài đặt Google Analytics (GA) cho website rồi đấy. Nhìn chung, thao tác không quá khó, chỉ là hơi nhiều bước thôi. Chỉ cần bạn thực hiện vài lần sẽ quen, chỉ cần thao tác trong vài phút là xong.

Nếu bạn có điều gì thắc mắc trong quá trình cài đặt Google Analytics (GA) cho website thì có thể để lại bình luận bên dưới nhé, IMTA sẽ sớm phản hồi bạn. Cuối cùng, xin chào và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau tại IMTA.EDU.VN !

Digital Marketing IMTA WordPressGoogle Analytics là gì? Hướng dẫn cài đặt GA4 cho Website