Plugin WordPress là gì? Vì sao nhiều website phải sử dụng plugin. Plugin là một trong những gói được cài đặt vào website WordPress có tác dụng thêm chức năng trên website, làm cho sinh động hơn. Phục vụ mục tiêu của bạn như thêm cuộc gọi vào website, điền form đăng ký. Plugin còn có tính chất tiện dụng, giúp cho người không biết code có thể thêm chức năng dễ dàng và đơn giản.

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu xem trình cắm (plugin WordPress) là gì? Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn cách cài đặtquản lý plugin cho website WordPress để bạn thực hiện khi cần thiết.

Trình cắm (plugin WordPress) là gì?

Trên WordPress, plugin được hiểu là các mô-đun tính năng được xây dựng, đóng gói lại thành một phần tách biệt với mã nguồn và theme WordPress, nhằm bổ sung thêm những tính năng mà website chưa có hoặc đã có nhưng chưa làm bạn hài lòng.

  • Cài thêm tính năng mà website chưa có như: tính năng lọc sản phẩm, xem lịch âm dương,…
  • Cài thêm tính năng mà website đã có nhưng chưa hài lòng như: tính năng ngăn SPAM bình luận mạnh hơn, tính năng bình luận với giao diện đẹp hơn,…

Có thể so sánh việc cài plugin giống như cài game, ứng dụng cho điện thoại, máy tính vậy. Khi đó WordPress đóng vai trò như là hệ điều hành đã được cài sẵn trên thiết bị, còn plugin là các ứng dụng, game mà người dùng cài thêm vào trên đó.

Nhờ khả năng có thể cài thêm plugin mà WordPress trở nên cực kỳ tiện lợi và dễ sử dụng cho cả những người không biết lập trình web. Khi thấy web cần tính năng gì thì người dùng chỉ cần vào kho plugin và tìm plugin với tính năng tương ứng để cài vào là được. Còn đối với web truyền thống, khi cần thêm tính năng thì bạn phải code thêm hoặc thuê cá nhân tổ chức nào đó thực hiện việc này.

Hướng dẫn cài đặt plugin cho website WordPress

Có 02 cách cài plugin cho WordPress là: cài trong thư viện (kho) plugin của WordPresscài từ file plugin có định dạng .zip. Mỗi cách sẽ được ứng dụng trong những trường hợp khác nhau nên bạn cần biết thực hiện cả hai cách này.

Trước khi đi vào chi tiết từng cách thì bạn cần phải mở trang cài plugin của WordPress qua hai bước dưới đây:

Bước 1: Để truy cập vào phần cài đặt plugin bạn nhấn vào mục Plugins trong Dashboard của WordPress như hình bên dưới.

Mở trình quản lý plugin từ Dashboard
Mở trình quản lý plugin từ Dashboard

Bước 2: Bạn nhấn vào nút Add new để mở trang cài đặt plugin.

Chọn vào thêm mới plugin
Chọn vào thêm mới plugin

Trang vừa được mở cũng chính là thư viện (kho) plugin miễn phí của WordPress với hơn 58.000 cái, số lượng plugin này được xây dựng, cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức trên khắp Thế Giới thông sau khi trải qua công đoạn kiểm duyệt chặt chẽ của WordPress.org.

Trang cài đặt plugin WordPress
Trang cài đặt plugin WordPress

Cách 01: Cài đặt từ kho plugin của WordPress

Cài plugin cho website WordPress bằng cách này nó giống như việc bạn tìm kiếm và cài đặt một ứng dụng/ game trên điện thoại vậy. Trước khi đi vào phần hướng dẫn cài đặt cụ thể, mình sẽ nêu tổng quan về các tab và tính năng trên kho plugin để bạn hình dung.

Tổng quan về thư viện plugin
Tổng quan về thư viện plugin

Dưới đây là chú giải các tab và tính năng của kho plugin trong vùng mình khoanh lại ở trên:

  • Tab Featured: Đây là tab mặc định của thư viện plugin, nó hiển thị theo trình tự những plugin được xem là đặc sắc.
  • Tab Popular: Danh sách plugin được xếp theo mức độ phổ biến (được dùng nhiều).
  • Tab Recommended: Danh sách plugin được xếp theo sự đề xuất WordPress chứ không theo tiêu chí nào.
  • Tab Favorites: Danh sách plugin yêu thích, tab này nó sẽ hiển thị danh sách các plugin mà bạn  hay dùng (hoặc thích dùng). Thông thường bạn cần nhớ tên chính xác của những plugin này để khi cần thì gõ vào ô tìm kiếm để cài. Tuy nhiên, với tính năng này bạn chỉ cần “thả tim” vào plugin mà bạn muốn, nó sẽ hiển thị trong danh sách này, khi đó bạn chỉ cần bấm cài đặt thôi, không cần thực hiện tìm kiếm theo tên plugin nữa. Tính năng này yêu cầu bạn cung cấp tên tài khoản người dùng trên WordPress.org nên mình không hướng dẫn chi tiết sử dụng ở đây.
  • Search plugins... : Đây là ô tìm kiếm plugin cần cài, mặc định bạn sẽ tìm theo Keyword (từ khóa của plugin). Bên cạnh đó bạn cũng có 02 lựa chọn tìm kiếm theo Author (tác giả) và theo Tag (nhóm plugin có tính năng tương tự hoặc có liên quan).

Như vậy là mình đã giới thiệu xong phần tổng quan về thư viện plugin WordPress, bây giờ để cài một plugin bất kỳ thì bạn thực hiện theo tình huống ví dụ bên dưới.

Ví dụ: Bạn được một người tư vấn là “hãy cài plugin Loco Translate để dịch giao diện website sang Tiếng Việt cho dễ dùng”.

Bước 1: Trong khung tìm kiếm Search plugins… bạn nhập vào từ khóa “Loco Translate” nó sẽ hiện ra danh sách kết quả các plugin liên quan đến truy vấn từ khóa đã nhập, trong đó sẽ có plugin mà bạn cần tìm.

Bước 2: Nhấn vào nút Install Now như hình bên dưới để cài đặt plugin Loco Translate.

Cài đặt plugin Loco Translate
Cài đặt plugin Loco Translate

Bước 3: Nhấn vào nút Activate như hình bên dưới để kích hoạt plugin Loco Translate.

Kích hoạt plugin Loco Translate
Kích hoạt plugin Loco Translate

Sau khi kích hoạt xong là bạn đã hoàn tất việc cài đặt plugin rồi đấy. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Sau khi kích hoạt thì không phải plugin nào cũng cho thấy tác dụng ngay tức thì, bạn cần trải qua các bước cấu hình, thiết lập thì mới hoạt động được. Plugin Loco Translate này cũng vậy, bạn cần phải tạo file dịch tiếng Anh sang tiếng Việt >> dịch từng từ/ cụm từ >> lưu lại bản dịch thì mới có tác dụng.

Cách 2: Cài đặt từ file plugin định dạng .zip

Trước khi đi vào phần cài đặt plugin bằng file .zip mình nói đôi chút về tính ứng dụng của cách làm này để bạn hình dung.

Với cách cài trước, bạn chỉ đang sử dụng kho plugin của WordPress.org còn cách cài này bạn có thể áp dụng với nhiều nguồn khác nhau, miễn sao nó là file plugin có định dạng .zip là được. Các nguồn này có thể là:

  • Bạn mua hàng bản quyền từ các nhà cung cấp plugin, người ta sẽ cho bạn tải về file .zip của plugin đó;
  • Khi ai đó bán hoặc chia sẻ miễn phí cho bạn plugin thì họ cũng đóng gói  nó dưới dạng file .zip.

Khuyến cáo: Cần tránh sử dụng các plugin được chia sẻ tràn lan trên mạng nhằm tránh việc tải về bản chứa mã độc, virus,.. rất nguy hại cho website cũng như máy tính của bạn.

Dưới đây là ví dụ các bước cài plugin từ file .zip | Bạn tải về plugin “Content Locker” của MyThemeShop để thực hành. Plugin này nó có chức năng ẩn nội dung hiển thị bài viết và kèm theo nút share/ like Facebook. Khi người xem muốn đọc bài viết thì phải nhấn share/ like.

Bước 1: Bạn nhấp vào nút Upload Plugin như hình bên dưới >> chọn vào mục Chọn tệp >> tìm đến file .zip của plugin Content Locker  đã tải về ở trên.

Tải lên file zip cua plugin
Tải lên file zip cua plugin

Bước 2: Nhấn vào Install Now như hình bên dưới để cài đặt plugin Content Locker.

Cài đặt plugin Content Locker
Cài đặt plugin Content Locker

Bước 3: Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn nhấn vào nút Activate Plugin như hình bên dưới để kích hoạt.

Kích hoạt plugin Content Locker
Kích hoạt plugin Content Locker

Sau khi kích hoạt nó sẽ chuyển đến trang cấu hình plugin, điều này có nghĩa là bạn đã cài đặt và kích hoạt thành công plugin Content Locker rồi đấy. Tuy nhiên, đây chỉ là ví dụ để thao tác chứ không dùng plugin này, mình sẽ hướng dẫn bạn xóa nó trong phần quản lý plugin.

Quản lý plugin WordPress

Quản lý plugin là làm những công việc như: Xóa, kích hoạt, ngừng kích hoạt, cập nhật, bật tắt chế độ cập nhật tự động.

Giao diện quản lý plugin
Giao diện quản lý plugin

Trong phần đóng khung ở hình trên bạn sẽ thấy các thông tin:

  • All: Tổng số plugin đã cài;
  • Activate: Số plugin đang kích hoạt;
  • Inactivate: Số plugin chưa kích hoạt;
  • Auto-updates Disabled: Số plugin bị tắt tính năng tự động cập nhật.
  • Bulk actions: Lựa chọn một hành động, cái này để thực hiện cho nhiều plugin cùng lúc, ví dụ xóa nhiều plugin cùng lúc, ngừng kích hoạt nhiều plugin cùng lúc,..

Cách kích hoạt/ ngừng kích hoạt một plugin

Một plugin đang hoạt động nó sẽ có nền xanh nhạt, bên dưới nó có nút Deactivate. Những plugin có nền trắng là chưa kích hoạt nên không có nút ngừng kích hoạt.

Để ngừng kích hoạt một plugin đang hoạt động bạn nhấn vào nút Deactivate như hình bên dưới là được. Ngược lại để kích hoạt một plugin bạn nhấn vào nút Activate ở cùng vị trí.

Ngừng kích hoạt một plugin
Ngừng kích hoạt một plugin

Cách xóa một plugin

Bạn chỉ có thể xóa một plugin khi nó đã ngưng kích hoạt, lúc này tông nền của nó có màu trắng, nó có nút Delete bên dưới tên plugin, bạn nhấn vào nút đó để xóa là được.

Khuyến cáo: Những plugin không sử dụng thì bạn nên xóa đi để website được nhẹ nhàng hơn, danh sách plugin cũng gọn gàng, dễ quản lý hơn. Các plugin có trong sách bạn nên xóa bao gồm: Content Locker, Hello Dolly.

Cách bật/ tắt chế độ cập nhật plugin tự động

Mình nói đôi chút về cập nhật plugin và cập nhật tự động để bạn hình dung.

  • Các plugin luôn được chỉnh sửa, nâng cấp, hoàn thiện theo thời gian cũng như để tương thích với phiên bản WordPress hiện tại. Do đó việc cập nhật plugin là điều rất cần thiết.
  • Với tính năng cập nhật tự động bạn sẽ không cần phải theo dõi thường xuyên để bấm nút cập nhật cho từng plugin nữa và website của bạn sẽ luôn có bản mới nhất của plugin. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số plugin thường phát sinh lỗi khi cập nhật, và người dùng thường chờ nó tung ra phiên bản hoàn thiện mới nhấn vào cập nhật, ví dụ plugin Yoast SEO chẳng hạn, lúc này bạn có thể nhấn tắt tính năng tự động cập nhật của plugin đó là được.

Để bật/ tắt tính năng tự động cập nhật thì bạn nhấn vào Enable auto-updates/ Disable auto-updates như hình bên dưới là được.

Bật tính năng tự động cập nhật plugin
Bật tính năng tự động cập nhật plugin

Bài này mình chỉ giới thiệu các bạn về plugin cơ bản, cách cài đặt. Hiện nay WordPress có rất nhiều plugin vượt trội hơn các nền tảng khác đặc biệt là những plugin về SEO. Khi bạn sử dụng dịch vụ SEO tại IMTA, thì bạn sẽ được dùng những plugin miễn phí của bên IMTA giúp bạn SEO từ khóa.

Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp khi bạn bắt đầu sử dụng WordPress và khám phá 1 kho tàng vô hạn của WordPress đó là plugin

TỔNG KẾT

Plugin in có tác dụng thêm 1 chức năng vào website, giúp cho hàng triệu người không biết code là chủ Website có thể thêm chức năng mới dễ dàng. Do đó, chi phí làm website ngày càng rẻ hơn và nhanh hơn. Ngoài plugin miễn phí, thì chúng ta có những plugin có phí khác.

Trong khóa học SEO tại IMTA. Bạn sẽ được hướng dẫn 1 phần WordPress và giới thiệu các plugin rất hay phục vụ cho bạn xây dựng 1 website bán hàng hoặc chạy quảng cáo Google hiệu quả hơn.

Như vậy là qua bài này bạn đã hình dung được plugin WordPress là gì cũng như cách cài đặt và quản lý chúng như thế nào. Nội dung cũng khá đơn giản, dễ hiểu, bạn lưu ý các khuyến cáo mà mình đưa ra trong bài viết, nó dựa trên kinh nghiệm của mình nhằm giúp website được tối ưu và bảo mật hơn khi sử dụng plugin. Hẹn gặp lại bạn ở bài học tiếp theo!

Digital Marketing IMTA WordPressPlugin là gì? Cách cài đặt plugin WordPress miễn phí & có phí