SEO Offpage là một trong những kỹ thuật SEO quan trọng để cải thiện thứ hạng website trong trang kết quả tìm kiếm. Nếu bạn vẫn chưa biết cách tối ưu thì hãy theo dõi bài viết này, IMTA sẽ chia sẻ tổng quan về SEO Offpage là gì? Lợi ích của SEO Offpage? Các hạng mục triển khai SEO Offpage và những câu hỏi liên quan khác.

1. SEO Offpage là gì?

SEO Offpage hay còn được gọi là SEO Offsite, là thủ thuật tối ưu các yếu tố bên ngoài website như xây dựng liên kết ngoài trỏ về website (backlink), phát triển mạng xã hội (social entity), tạo dấu ấn trên mạng xã hội ( social bookmarking). Nhằm cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).

Triển khai SEO Offpage giúp cải thiện website:

  • Tăng chỉ số EEAT trong SEO
  • Tăng traffic cho website
  • Mang lại chuyển đổi
  • Tăng nhận diện thương hiệu
SEO Offpage là gì?
SEO Offpage là gì?

Tuy nhiên để mà làm chuyên sâu hơn về SEO Offpage thì thực chất còn rất nhiều vấn đề mà các bạn còn cần phải quan tâm chứ không chỉ backlink thôi! Nhưng chủ yếu vẫn là yếu tố backlink nắm giữ sự phát triển của 1 website về mặt SEO Offpage.

2. Lợi ích của SEO Offpage?

Mục đích chính của việc tối ưu SEO Offpage là giúp cải thiện thứ hạng cho website, ngoài ra còn giúp tăng nhận diện thương hiệu và mang lại chuyển đổi cho chiến lược Marketing Online của doanh nghiệp.

2.1 Tối Ưu EEAT trong SEO

EEAT (Experience – Expetise – Authoritativeness – Trustworthiness) là chỉ số đánh giá chất lượng về kinh nghiệm, chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy của website. Khi website của bạn nhận được liên kết từ các trang uy tín hay các bài báo pr thì website của bạn sẽ được Google đánh giá tốt về chất lượng cũng như độ uy tín và chuyên môn cao trong lĩnh vực.

2.2 Tăng traffic cho website

Người dùng không chỉ truy cập vào website bạn từ trang kết quả tìm kiếm mà có thể truy cập từ nhiều website khác hay các trang mạng xã hội.

Vì thế việc website bạn xuất hiện ở nhiều nơi sẽ giúp tiếp cận được lượng lớn người dùng. Hãy dẫn link về website từ các nền tảng này để kêu gọi người dùng truy cập vào website của mình nhé.

2.3 Tăng nhận diện thương hiệu

Các trang mạng xã hội là nơi mà người dùng thường xuyên truy cập hàng ngày. Hãy tận dụng các social lớn như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,… để Marketing tiếp cận nhiều người dùng hơn, dẫn link về website chính của mình. Từ đó giúp cho thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơn và tăng lượng truy cập trang web.

2.4 Tăng chuyển đổi

Việc quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ của mình trên các nền tảng social hay các trang web khác có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng và kích thích học truy cập đến trang web bằng đường liên kết chia sẻ.

Ngoài ra, triển khai Offpage còn là yếu tố giúp tăng thứ hạng website trong trang kết quả tìm kiếm, sẽ tăng tỷ lệ người dùng truy cập khi thực hiện tìm kiếm trên Google hay các công cụ tìm kiếm khác.


3. Điểm khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage là gì?

SEO Onpage và SEO Offpage là hai thuật ngữ khi làm SEO chúng đều đi chung với nhau, không khi nào tách rời cả. Vậy đã bao giờ bạn có câu hỏi rằng giữa SEO Onpage và SEO Offpage thì chúng có điểm gì khác nhau hay không?

Thứ nhất, nói về SEO Onpage, SEO Onpage nói về hàng loạt các thao tác chỉnh sửa, tối ưu ở trên website của bạn. Và bạn có thể toàn quyền kiểm soát các yếu tố liên quan đến SEO Onpage.

Thứ hai, về SEO Offpage, như đã định nghĩa ở bên trên, SEO Offpage là hàng loạt các hành động của SEOer dùng các yếu tố bên ngoài tác động vào website. Và SEOer khi làm SEO Offpage sẽ không thể kiểm soát được toàn bộ các yếu tố bên ngoài này. Vẫn có một số yếu tố mà bạn vẫn có thể kiểm soát nó được, tiêu biểu là như Google My Bussiness.


4. Tại sao SEO Offpage lại quan trọng đối với SEO Website?

Như đã nói ở trên, SEO Offpage hay cụ thể hơn đó là về vấn đề backlink. Nó giống như những phiếu bầu dành cho trang web của bạn. Càng nhiều phiếu bầu đến từ các trang web chất lượng thì tự dưng website của bạn sẽ được đánh giá cao hơn và lên top tìm kiếm của Google dễ dàng hơn.

Làm SEO Offpage tốt thì website của bạn sẽ càng có điểm số thẩm quyền cao hơn. Để dễ hình dung thì bạn hãy nhìn vào website Wikipedia.org. Wikipedia là một website mà có thẩm quyền vô cùng cao, tại vì từ trước đến giờ nó đều cung cấp thông tin hữu ích đến cho người dùng, một phần nữa là do nó được nhận nhiều backlink trỏ đến nó. Từ đó mức độ thẩm quyền và độ uy tín càng ngày càng tăng lên. Cho nên hiện tại, thông tin gì Wikipedia đăng tải lên cũng được Google ưu tiên xếp hạng lên top 1 công cụ tìm kiếm của Google.


Link Building – hay còn gọi là xây dựng liên kết. Là công việc SEOer xây dựng hệ thống backlink dùng để trỏ về website đang thực hiện SEO, cải thiện phần nào xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm.

Link Building là gì?
Link Building là gì?

Thế nhưng tại sao cần phải xây dựng liên kết như vậy? Nó có tác dụng gì đối với công việc SEO, đối với website?

Ở phía trên thì chúng ta đều đã biết rằng backlink nó giống như các phiếu bầu để bầu cho website của chúng ta lên top. Việc xây dựng liên kết cũng quan trọng không kém, chúng ta cần phải tại dựng việc đi backlink có hệ thống và có cơ sở rõ ràng rành mạch.

Thông thường đối với các SEOer dưới 2 năm kinh nghiệm thì thường họ sẽ đi backlink theo cảm tính, không đi theo mô hình nào cả. Nhưng như thế thì rất không hiệu quả cho việc SEO nói riêng và cho cả website nói chung. Sẽ phát sinh ra các vấn đề nếu không chịu đi theo mô hình, xây dựng liên kết rõ ràng như:

  • Spam backlink, bị Google đánh phạt Google Penguin
  • Backlink không chất lượng, đi từ những website có chất lượng vô cùng thấp
  • Đi backlink mãi ở một website không có tác dụng hoặc hầu như không có tác dụng nào
  • Mất thời gian Disavow các backlink đã đi vì không có tác dụng ảnh hưởng xấu đến website
  • Tìm được hàng loạt các website có thể đi backlink và chất lượng nhưng vì đi sai cách nên đi backlink mãi vẫn không lên
  • … và còn rất nhiều vấn đề khác.

Để rõ hơn về các vấn đề đi link sao cho đúng, làm sao để làm SEO Offpage cho website lên top thì ngay bên dưới đây chúng ta cùng đến với checklist SEO Offpage đến từ IMTA, giúp cho website của bạn lên top như diều gặp gió!


6. Checklist các kỹ thuật SEO Offpage – Chiến lược SEO Offpage hiệu quả

Tìm hiểu sơ qua về phần định nghĩa và các khái niệm liên quan cơ bản đến SEO Offpage rồi, tiếp theo chúng ta cùng đến với phần quan trọng nhất của bài viết. Checklist các kỹ thuật SEO Offpage trong thời đại mới!

Điều đầu tiên bạn có thể làm đó là kiểm tra backlink đối thủ của bạn. Xem xem những đối thủ của bạn đang đi backlink từ những website nào? Note lại những website mà bạn đang chưa có đi backlink về. Sau đó thì tiến hành kiểm tra từng website bạn đã note, để kiểm tra những website này có còn chất lượng nữa hay không. Từ đó tận dụng các nguồn backlink này từ các đối thủ, bạn sẽ có nguồn backlink dồi dào hơn và tốt hơn đối thủ của bạn gấp cả trăm lần.

Trong khóa học SEO website tại IMTA sẽ hướng dẫn các bạn chuyên sâu về cách sử dụng nhiều tool hỗ trợ các bạn làm SEO.

Digital Marketing IMTA

Để có thể thực hiện được điều này thì bạn cần phải có công cụ bên thứ ba để hỗ trợ bạn làm được điều này! Ngay bên dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn làm điều này!

Kiểm tra backlink đối thủ bằng Ahref

Bước 1: Đầu tiên bạn cần truy cập vào đường dẫn https://app.ahrefs.com/user/login này để đăng nhập vào Ahref.

Bước 2: Sau đó ở góc trên bên phải màn hình, các bạn nhấn vào nút More > Link Intersect.

Nhấn vào nút More > Intersect
Nhấn vào nút More > Intersect

Bước 3: Sau đó, ở phần phía trên Show me who is linking to these domains or URLs, các bạn điền link của đối thủ bạn vào, nếu nhiều đối thủ thì có thể nhấn vào nút Add target để thêm.

Sau đó, ở phần bên dưới – But doesn’t link to (optional) thì các bạn điền URL website của bạn vào. Và cuối cùng là nhấn vào nút Show link opportunities.

Điền URL của bạn và các đối thủ vào để kiểm tra
Điền URL của bạn và các đối thủ vào để kiểm tra

Bước 4: Sau khi nhấn nút Show link opportunities thì các danh sách backlink sẽ được hiển thị ra ngay bên dưới cho bạn!

Kiểm tra backlink của đối thủ
Kiểm tra backlink của đối thủ

Nhìn vào từng mục mình có đánh số để dễ hình dung hơn nhé!

Số 1: Hiển thị các domain mà các trang web đối thủ và bạn đang được trỏ backlink.

Số 2, 3, 4: Website đối thủ 1,2,3 so với website của bạn.

Ngay bên dưới phần khung màu đỏ là các thông số về số link backlink mà đối thủ đi của domain đó. Còn những domain mà đối thủ không đi backlink thì nó sẽ hiển thị N/A.

Và việc của bạn sẽ cần phải tìm ra các domain mà đối thủ hiển thị N/A. Đối với những domain mà đối thủ không đi backlink thì bạn hãy note lại để tận dụng những domain ở bên trên. Chắc hẳn hiệu quả đi backlink sẽ hơn đối thủ rất là nhiều.

Kiểm tra backlink đối thủ bằng Semrush

Bước 1: Truy cập vào đường link https://vi.semrush.com/analytics/organic/overview

Bước 2: Sau đó nhấn vào nút Blacklink Gap.

Số 1: Điền vào link website của bạn vào.
Số 2: Điền vào link website đối thủ của bạn.

Sau đó bạn hãy nhấn vào nút Tìm kiếm backlinks tiềm năng.

Điền link đối thủ và link website của bạn vào để check
Điền link đối thủ và link website của bạn vào để check

Bước 3: Lọc các domain mà đối thủ chưa triển khai, tận dụng những domain đó để đi backlink về website của bạn!

Lọc ra các domain mà đối thủ chưa đi backlink
Lọc ra các domain mà đối thủ chưa đi backlink

Số 1: Hiển thị domain của bạn và đối thủ đang so sánh

Số 2: Tất cả các domain của đối thủ và bạn đang đi backlink

Số 3, 4: Đối chiều dọc và ngang xuống sẽ thấy được các domain mà đối thủ của bạn chưa đi. Nó sẽ hiển thị số 0, lọc ra những domain này để tận dụng nó.

6.2 Tận dụng hiệu quả đến từ Social

Hãy tận dụng các nền tảng xã hội đang phát triển mạnh hiện nay. Như các bạn đã biết thì trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Reddit, TikTok, YouTube, Twitter, Linkedin,… người dùng rất là nhiều. Cho nên bạn có thể tận dụng những nền tảng mạng xã hội này để nhận lấy traffic từ những nguồn xã hội này.

Hãy chăm các kênh mạng xã hội này để tận dụng nguồn traffic tự nhiên đến từ nó. Các công việc bạn có thể làm ở trên này như là:

  • Trên Facebook thì các bạn có thể xây dựng Fanpage, Group, thương hiệu cá nhân để tận dụng nguồn traffic tự nhiên trên này.
  • Trên TikTok, YouTube,… thì là các nền tảng video. Ở trên này thì các bạn có thể tận dụng tạo video để tiếp cận người dùng ở trên này.
  • Đối với các nền tảng xã hội khác thì các bạn cũng nên làm như vậy, mỗi lần đăng tải một bài viết như vậy lên trên website thì tận dụng các nền tảng xã hội để chia sẻ bài viết đó.
Tận dụng sức mạnh của Social để tăng traffic về website
Tận dụng sức mạnh của Social để tăng traffic về website

6.3 Guest Post

Dành cho bạn nào chưa biết thì Guest Post là bài đăng ở trên website của người khác, và ở trong bài đăng này thì sẽ có 1 hay nhiều link trỏ về website của bạn!

Thông thường bạn sẽ cần phải tìm đến những website có cùng chủ đề với website của mình.

Ví dụ website của bạn viết về chủ đề marketing, thì bạn hãy tìm đến các trang web cũng đang nói về chủ đề marketing. Thương lượng với chủ website bên bạn tìm được xem xem rằng họ có bán guest post không? Nếu có thì tuyệt vời, hãy thương lượng giá cả với họ và viết bài trên website của họ, đặt backlink trỏ về URL mà bạn đang muốn xếp hạng nó cao hơn trên công cụ tìm kiếm Google.

Việc trao đổi guest post này thường xuyên được xảy ra giữa những website đang giai đoạn phát triển ban đầu và giữa.

Các hình thức đi Guest Post phổ biến ở thời điểm hiện tại

  • Xây dựng PBN

PBN (viết tắt của cụm từ Private Blog Networks) là một hệ thống website vệ tinh xoay xung quanh website chính của bạn, nhằm mục đích chính là trỏ backlink chất lượng về cho website chính đó.

Thông thường thì SEOer sẽ sử dụng các web 2.0 như Blogger, Wix, Blogspot,… để xây PBN. Hoặc nếu có ngân sách, chịu chi hơn thì có thể bỏ tiền ra để xây website giống như website chính luôn, tuy nhiên chủ đề của PBN sẽ khác so với site chính để tránh hai site cạnh tranh qua lại với nhau, điều này sẽ ảnh hướng đển thứ hạng của site chính rất nhiều.

  • Bỏ chất xám để đóng góp nội dung các website khác

Vâng! Bạn không nghe nhầm đâu, nếu không có tiền bạc và nguồn lực để xây PBN thì bắt buộc bạn cần phải đầu tư thời gian và chất xám của mình cho website của người khác. Nhưng đền bù lại công sức của bạn đó chính là cách backlink trỏ về chất lượng.

Hiện nay tại Việt Nam có các website như: Brand Việt Nam hay Vietcetera,… cần cộng tác viên để viết bài ở trên này. Bạn có thể đăng ký làm cộng tác viên viết bài không công cho những website như vậy, trong quá trình viết bài thì các bạn có thể đi backlink được về cho website của mình!

  • Trao đổi guest post qua lại giữa các website

Bạn có thể đi tìm đến những đối tác website cũng đang có nhu cầu trao đổi guest post để hai bên trao đổi qua lại với nhau. Với việc trao đổi guest post qua lại như vậy thì sẽ không cần phải mất tiền quá nhiều, hầu như là không mất đồng nào!

  • Mua guest post

Cuối cùng bạn có thể tìm mua guest post ở nhũng website cùng chủ đề với website của bạn. Với cách này thì chi phí có khi sẽ nhiều hơn so với việc bạn xây PBN, tuy nhiên bù lại sẽ nhận được kết quả từ backlink nhanh hơn rất nhiều.

Tiêu chí chọn website đi Guest Post

Để có thể lựa được một website nào đó có thể đi được guest post là một vấn đề nan giải, chúng ta cần phả dựa trên những tiêu chí bên dưới đây để có thể chọn được website đi guest post tốt nhất cho website của mình!

  • Điểm số DR của website (Điểm số này tính dựa trên công cụ Ahrefs, cao nhất là 100, điểm càng gần con số 100 thì website này càng chất lượng)
  • Điểm số Authority (Điểm số này tính dựa trên công cụ Semrush, cao nhất là 100, điểm càng gần con số 100 thì website này càng chất lượng)
  • Hãy nên đi Guest Post ở những website có cùng chủ đề với website bạn
  • Website đi Guest Post đang có traffic và traffic đang trên đà tăng trưởng dần
  • Không nên đi Guest Post ở website đã có quá nhiều Guest Post ở đó rồi
  • Không chọn những website có nội dung 18+, đồi trụy, tình dục, cờ bạc, content bẩn,…

6.3 Comment

Một trong những yếu tố khá quan trọng khi đi Offpage mà hầu như SEOer đã lãng quên từ rất lâu đó là bình luận. Có rất nhiều cách để bình luận trở nên hữu ích đối với SEO Offpage, hay nói đúng ra là có ích đối với website của bạn!

Người dùng bình luận trên website của bạn

Đầu tiên đó là về yếu tố người dùng bình luận ở trên website của bạn, có thể là trang sản phẩm chi tiết, hoặc là bài viết, hoặc là trang bạn muốn SEO nó lên top.

Phần bình luận trong trường hợp này như một yếu tố giúp Google đánh giá rằng trang bạn muốn làm SEO đó có người dùng tương tác thường xuyên, có nội dung đáng quan tâm hoặc hữu ích.

Bạn có thể kêu gọi người dùng của mình để lại bình luận ở cuối trang làm SEO, cuối bài viết, như thế thì sẽ tăng khả năng có thêm bình luận tự nhiên hơn.

Phần bình luận trên website này thì thiên về SEO Onpage hơn nhưng vì mình muốn nói cụ thể cho bạn hiểu hơn về phần bình luận nên để nó chung với SEO Offpage.

Bình luận ở những website cùng chủ đề để tăng thẩm quyền

Một cách khác để tăng độ trust website của bạn, tăng điểm SEO Offpage hơn đó là bạn hãy vào những website lớn có cùng chủ đề với bạn và hãy để lại bình luận ở trên đó một cách thường xuyên. Lưu ý nhé, thường xuyên chứ không phải là spam.

Bằng việc bạn liên tục đưa ra những bình luận, đóng góp tích cực đến lĩnh vực bạn đang làm SEO thì bạn sẽ có thể định hình được website của mình như một nhân vật có nhiều kinh nghiệm và đứng đầu ngành vậy.

Và khi người dùng nhìn vào sẽ có thể nhấp vào phần link trang web khi bạn bình luận đính kèm vậy. Từ đó ta có thêm 1 lượng traffic kha khá đổ về website của mình.

6.4 SEO Local

Nếu như bạn chỉ kinh doanh online thì phần này cũng không cần chú ý quá nhiều vào nó. Nhưng nếu như bạn đang có 1 hay nhiều cửa hàng offline thì hãy cân nhắc việc làm SEO Local (SEO địa phương).

SEO Local là gì?

Dành cho những bạn chưa biết, SEO Local là một quá trình tối ưu hóa website để nó hiển thị lên top đầu khi có tìm kiếm vị trí liên quan.

Ví dụ: bạn có cửa hàng bán bánh offline tại quận 1, bạn nhận thấy người dùng thường xuyên tìm kiếm với từ khóa đó quán bánh quận 1.

SEO Local trong trường hợp này đó là bạn sẽ làm cho website của mình hiển thị lên top 1 hoặc chí ít là các vị trí top đầu của công cụ tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm từ khóa quán bánh quận 1.

Kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị dưới dạng địa chỉ Google Maps như hình bên dưới đây!

Ví dụ về SEO Local
Ví dụ về SEO Local

Cách làm SEO Local hiệu quả

Bên dưới đây là các bước làm SEO Local hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn, cùng xem qua nhé!

  1. Chuẩn bị hình ảnh

Hình ảnh chuẩn bị là hình ảnh của riêng bạn tự chụp về doanh nghiệp của mình, trong ảnh cần gắn GEO Tags, Alt của bức ảnh. Trong Alt có phải chứa từ khóa chính cần làm SEO.

2. Tiêu đề, mô tả, liên kết cần phải chứa từ khóa chính ở bên trong

3. Để lại thông tin liên lạc của doanh nghiệp bạn trên website, lưu ý thông tin cần phải đồng nhất với phần làm Entity SEO trước đó nhé!

4. Cài thêm Google Maps vào website của bạn để hướng dẫn người dùng đến được với doanh nghiệp của bạn

5. Sau đó đăng ký tài khoản GMB (Google My Bussiness) cho website

Lưu ý rằng:

  • Thông tin NAP cần phải đồng bồ với phần làm Entity SEO trước đó
  • Thông tin về khoảng thời gian đóng cửa, mở cửa cần trùng khớp với thời gian thực tế của cửa hàng
  • Nếu có bất kỳ đánh giá nào của người dùng về doanh nghiệp của bạn thì cần phải phản hồi lại ngay sau đó, để xác thực được rằng doanh nghiệp của bạn vẫn còn đang hoạt động và hoạt động rất tích cực là đằng khác.
  • Thường xuyên thêm ảnh về các hoạt động của doanh nghiệp, không gian, nhân sự, con người tại doanh nghiệp của bạn.

6. Khai báo Schema về thông tin doanh nghiệp của bạn với Google

7. Đăng ký thông tin doanh nghiệp của bạn trên những công cụt tìm kiếm khác như là Cốc Cốc, Bing,…

8. Book bài báo PR về doanh nghiệp của bạn

9. Đầu tư cho nội dung website thường xuyên

Có thể bạn chưa biết, diễn đàn là một nơi mà có lượng người dùng tương tác vô cùng cao với những chủ đề được viết ở bên trên này! Nếu biết tận dùng lượt tương tác cao ở trên các diễn đàn thì bạn sẽ có rất nhiều traffic đổ về từ nguồn diễn đàn đấy.

Có 3 hình thức đi link ở trên diễn đàn mà bạn có tham khảo:

Bình luận

Đa số các diễn đàn sẽ cho phép bạn bình luận ở trên này nếu như có tài khoản thành viên. Và thông thường bạn nên để lại thêm 1 URL cần SEO bên cạnh nội dung bạn bình luận.

Nếu như bình luận của bạn có sức ảnh hưởng thì tất nhiên sẽ được nhiều thành viên khác chú ý tới, khả năng cao nhấp vào URL cần SEO kia. Vừa có traffic, vừa có thêm điểm SEO, ngại gì mà không thử ngay bây giờ?

Bình luận trên diễn đàn
Bình luận trên diễn đàn

Profile

Khi tham gia vào diễn đàn thì bạn sẽ cần phải tạo cho mình 1 tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp mới được tham gia. Khi đó ở phần thông tin cá nhân, thông tin doanh nghiệp thì bạn có thể bỏ URL cần SEO vào bên trong để nhận thêm backlink.

Đi link trong Profile
Đi link trong Profile

Đăng bài

Cuối cùng, một hình thức thường xuyên hơn đó là việc đăng bài ở trên diễn đàn. Thông thường trên diễn đàn sẽ cho phép các thành viên tham gia được đăng bài ở trên đây. Bạn hãy tận dùng tính năng đăng bài này, đăng lên 1 bài viết thật hay, cuốn hút và đi backlink về URL cần SEO.

Đăng bài trên diễn đàn
Đăng bài trên diễn đàn

6.6 Xây dựng lòng tin với người dùng, với Google

Các công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc, Bing,….) mục đích cuối cùng là muốn cung cấp đến người dùng những nội dung chất lượng nhất. Điều đó có nghĩa là cả người dùng và Google thường sẽ ưu tiên những website có nội dung chất lượng, uy tín, và đáng tin cậy hơn so với những website khác.

Và để có thể tính toán và ước lượng được rằng mức độ lòng tin đã đạt đến đâu thì các bạn có thể dựa vào chỉ số DA (Domain Authority)PA (Page Authority) của website.

Đây là 2 chỉ số mà bạn có thể dựa vào đó để xác định được mức độ trust của website. DA là điểm trust của toàn bộ website, còn PA là điểm trust của một trang nào đó bất kỳ.

Cải thiện hai chỉ số này thì sẽ giúp website của bạn tăng thêm độ trust, thẩm quyền. Con điểm số sẽ chạy từ 0 đến 100, con số càng gần về số 100 thì độ uy tín càng cao.

Điểm số DA của trang web
Điểm số DA của trang web

Thường xuyên đi link từ những website có điểm số DA và PA cao thì tự dưng điểm số DA và PA của website bạn sẽ tăng lên theo thời gian.

6.7 Chia sẻ tài liệu của bạn

Hình thức cuối cùng bạn có thể tham khảo đó là chia sẻ tài liệu. Có rất nhiều dạng chia sẻ tài liệu có hữu ích đến với người dùng, một số trang chia sẻ tài liệu lớn tại Việt Nam và cả Nước ngoài như:

  • SlideShare
  • Chiasetailieu.net
  • 123docz.net
  • Tailieu.vn
  • Intailieu.vn
  • Hocmai.vn
  • Scribd
  • Academia
Chia sẻ tài liệu của bạn
Chia sẻ tài liệu của bạn

Bạn có thể lên trên những website chia sẻ tài liệu này để đăng tải tài liệu của mình lên. Bên trong tài liệu đó bạn có thể đính kèm thêm URL cần SEO để nhận backlink từ những nguồn chia sẻ tài liệu này!

Tạm kết

Trên đây là bài viết chia sẻ về chủ đề SEO Offpage là gì cùng với các checklist SEO Offpage cần lưu ý khi làm SEO cho website. Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp ích cho bạn trên con đường làm SEO Website của mình!

028.22.699.899
Digital Marketing IMTA SEO WebsiteSEO Offpage là gì? Cách SEO Offpage giúp website lên top vù vù