Dofollow và Nofollow links là thuộc tính của đường link trên website nhằm hướng dẫn bot tìm kiếm đi theo hoặc không đi theo khi đặt backlink. Việc đặt các thuộc tính này ảnh hưởng đến sức mạnh của backlink cũng như trang web được trỏ đến.  Mỗi loại thuộc tính đều có ưu điểm riêng và đều được sử dụng vào những mục đích khác nhau.

Trong bài viết dưới đây, IMTA sẽ cung cấp cho bạn tất cả về link Dofollow và Nofollow là gì? Cách tạo liên kết Nofollow hiệu quả để cải thiện thứ hạng website.

Dofollow và Nofollow là hai thuật ngữ quen thuộc cho bất kì ai khi đang học SEO, hiểu đơn giản đó là cách mà các công cụ tìm kiếm như Google xác định giá trị của các liên kết trên trang web. Để chi tiết hơn, hãy tìm hiểu chi tiết Dofollow và Nofollow là gì dưới đây nhé.

Chúng ta bắt đầu với 1 thẻ a như sau trong 2 trường hợp và thuộc tính rel

Đầu tiên là thuộc tính rel = “dofollow”

<a href="https://imta.edu.vn/khoa-hoc-seo-website/" rel = "dofollow">Khóa học SEO IMTA</a>

Tiếp theo là thuộc tính rel = “nofollow”

<a href="https://imta.edu.vn/khoa-hoc-seo-website/" rel = "nofollow">Khóa học SEO IMTA</a>

Trong 2 ví dụ trên, mình tin rằng bạn đã hiểu được cấu trúc thẻ a (thẻ dùng để tạo ra đường link trên website)

Link Dofollow là gì?
Link Dofollow là gì?

Dofollow là liên kết cho phép Googlebot và các công cụ tìm kiếm khác “dõi theo” và truyền tải “sức mạnh” (PageRank) từ trang web nguồn sang trang web đích. Hiểu đơn giản bạn đang muốn thông báo cho GoogleBot rằng đường liên kết được trỏ đến trang web dích là an toàn. Google Bot sẽ thông qua đường liên kết trên mà đánh giá xem chất lượng và xếp hạng website được trỏ link. 

Trong trường hợp website được trỏ link là website tốt thì ngoài việc mang lại lưu lượng truy cập giới thiệu (Referral Links), Google sẽ cho điểm chất lượng còn tăng thứ hạng SEOtăng độ uy tín cho website của bạn.

Link Nofolloww là gì?
Link Nofolloww là gì?

Ngược lại với Dofollow, Link Nofollow là liên kết được “bỏ qua” bởi Google Bot và các công cụ tìm kiếm. Liên kết với giá trị Nofollow không truyền tải “sức mạnh” đến trang web mà bạn đang liên kết, vì vậy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng SEO của trang đích.

Khi đường liên kết chứa thuộc tính rel=”nofollow” tức đồng nghĩa với việc bạn muốn thông báo cho con Bot của Google rằng đây có thể là liên kết không an toàn.

Nofollow thường được sử dụng để tránh chia sẻ uy tín với các trang web không mong muốn hoặc để kiểm soát lưu lượng link trên trang của bạn.

Tại sao phải phân biệt ra Dofollow và Nofollow khi SEO website?

Cả 2 thuộc tính Dofollow và Nofollow đều rất quan trọng trong SEO. Với Nofollow được Google thêm vào những năm gần đây với mục tiêu hạn chế đi tình trạng link hoặc content spam của các SEOer khác trong việc comment spam liên tục ở nhiều trang blog, hoặc trước đây là gửi link spam quá nhiều vào các trang mạng xã hội, trang web cộng đồng khác mặc dù link đó không hề liên quan đến nội dung. Dựa vào hai thuộc tính liên kết đó, các quản trị website có thêm quyền để hạn chế đi những link spam đó. 

Đồng thời việc phân việc giữa 2 link Dofollow và Nofollow giúp đánh giá giá trị của website đích. Như các bạn đã biết, một trong những tiêu chí ảnh hưởng đến SEO làm cho website của bạn trông uy tín trong mắt Google hơn đó chính là số lượng backlinks chất lượng đổ về website của bạn.

Thông qua Dofollow Links để “bầu chọn tín nhiệm” cho website, qua đó giúp Google đánh giá chính xác giá trị của website dựa trên chất lượng backlink, thay vì Nofollow Link cho các liên kết kém chất lượng.

Thông thường, khi đọc một bài viết thì chúng ta thường không để ý đến việc liên kết trong bài viết là Dofollow hay Nofollow. Vì vậy để kiểm tra thuộc tính từng link bạn có thể sử dụng theo cách thủ công hay sử dụng các extension mở rộng bên ngoài khác:

Để kiểm tra thuộc tính từng link trong một website, bạn có thể bấm phím tắt Ctrl + U để xem nguồn trang. Lúc này bạn sẽ qua một tab mới bao gồm mã HTML của site. Tiếp theo gõ phím tắt Ctrl + F và tìm nofollow để lọc ra những thẻ <a> có chữ nofollow. Nếu các liên kết không có Nofollow thì đó là link Dofollow.

Cách kiểm tra link Nofollow bằng phương pháp thủ công
Cách kiểm tra link Nofollow bằng phương pháp thủ công

Hoặc để kiểm tra từng link một, bạn click chuột phải vào liên kết và chọn mục Inspect (Kiểm tra). Tiếp đến tìm đến thẻ <a> chứa liên kết. Kiểm tra xem có thuộc tính rel=”nofollow” hay không. Nếu có thuộc tính rel=”nofollow” thì liên kết là Nofollow, nếu không thì là Dofollow. 

Sử dụng tiện ích mở rộng từ Chrome

Có nhiều tiện ích mở rộng miễn phí có thể giúp bạn kiểm tra link Dofollow và Nofollow, IMTA sẽ giới thiệu cho bạn 2 tiện ích được sử dụng nhiều nhất:

SEOquake: Bạn lên Google tìm SEOQUAKE Extension. Hiển thị thông tin chi tiết về liên kết, bao gồm thuộc tính rel.

Kiểm tra Dofollow và Nofollow với SEOQUAKE
Kiểm tra Dofollow và Nofollow với SEOQUAKE

Nofollow: Bạn lên Google tìm từ khóa Nofollow Extension.

Nofollow Extension
Nofollow Extension

Sau khi cài đặt vào trình duyệt Chorme thì Extension này sẽ tô màu các liên kết Nofollow để dễ dàng nhận biết các link Nofollow trong bất kì site nào một cách nhanh chóng.

Cách kiểm tra link Nofollow bằng extension từ Chrome
Cách kiểm tra link Nofollow bằng extension từ Chrome

Đây cũng là câu hỏi mà chắc hẳn nhiều người cũng thắc mắc khi lựa chọn Dofollow hay Nofollow là backlink trỏ về website mình. Theo lý thuyết thì Link Dofollow được coi là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra tín hiệu tích cực cho các công cụ tìm kiếm, có khả năng tác động trực tiếp lên thứ hạng PageRank của trang web đó. 

Nếu một website càng có được nhiều liên kết từ các nguồn chất lượng, độ tin cậy của nó sẽ ngày càng tốt, từ đó càng có cơ hội ranking ở những vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Ngược lại, khi một trang web có backlinks Dofollow từ các nguồn với nội dung không tốt hoặc không liên quan, hậu quả tiêu cực không chỉ giới hạn ở việc ảnh hưởng đến độ uy tín, mà còn có thể dẫn đến sự giảm Pagerank đáng kể.

Dofollow và Nofollow trong SEO
Dofollow và Nofollow trong SEO

Trong quá trình xây dựng backlink để SEO Offpage cho website, giá trị của backlink Dofollow thường được đặt lên hàng đầu, trong khi backlink NoFollow thường chỉ thu hút direct traffic.

Thêm vào đó, người đọc thường không quan tâm đến thuộc tính DoFollow hay NoFollow, họ chỉ quan tâm đến sự nội dung bài viết. Dù có thuộc tính NoFollow, liên kết vẫn có thể mang lại lượng traffic đáng kể cho website. 

Cuối cùng, mặc dù Google không tăng độ uy tín thông qua NoFollow link, nhưng Googlebot vẫn index những nội dung này, qua đó có thể tác động đến quá trình ghi nhận về link portfolio của website.

Mặc dù nhiều người xem phân chia tỷ lệ 50/50 là đồng đều, trong khi một số khác lại chia ra với tỷ lệ 30% cho Nofollow và 70% cho Dofollow. Hiện nay, chính Google không cung cấp thông tin cụ thể về tỷ lệ chính xác là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo mức tỷ lệ 30/70 như trên lại thường được áp dụng nhiều và mang hiệu quả tốt hơn và đã được thực nghiệm tại một số website.

Thực tế cho thấy, hiệu suất tăng thứ hạng SEO theo thời gian của liên kết Dofollow tốt hơn so với Nofollow. Vì vậy, đa phần các trang web lớn thường có số lượng liên kết Dofollow đa dạng và phong phú hơn.

Đồng thời, việc kết hợp đa dạng liên kết sẽ khiến Google đánh giá website bạn tốt hơn. Trong trường hợp bạn chưa chắc chắn về việc phân chia tỉ lệ như nào phù hợp, bạn nên tham khảo các đối thủ cùng ngành để có chiến lược phân bổ hợp lý.

Lời kết

Sau bài viết này, IMTA mong đã giúp bạn hiểu được về link Dofollow và Nofollow trong SEO là gì, cách kiểm tra link cũng như tỷ lệ phân bổ link phù hợp mà IMTA đã đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing và SEO.

Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn. Các thông tin trình bày đây đều rất cần thiết và có thể giúp bạn phân biệt đúng đắn giữa liên kết Dofollow và Nofollow.

Digital Marketing IMTA SEODofollow Và Nofollow Trong SEO – Tổng Hợp Những Kiến Thức Và Cách Sử Dụng (2024)