Link Building là một phần quan trọng không thể thiếu trong SEO, giúp tăng khả năng hiển thị của trang web trên công cụ tìm kiếm như Google, tăng traffic và nhận diện thương hiệu, từ đó cải thiện thứ hạng trên SERP.

Vậy thì hôm nay hãy cùng IMTA tìm hiểu kỹ hơn về Link building cũng như những chiến lược xây dựng Link Building trong SEO hiệu quả nhé.

Link Building, hay còn gọi là xây dựng liên kết, là quá trình xây dựng liên kết từ các trang web khác để trỏ về website của bạn. Những backlink còn được xem như là những “phiếu bầu” uy tín, giúp trang web của bạn tăng cơ hội xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm như Google. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cải thiện thứ hạng SEO.

Trong SEO tổng thể, Link Building là một chiến lược giữ vai trò không thể thiếu. Bởi vì khi xây dựng liên kết không chỉ tập trung vào số lượng nhiều hay ít mà còn đảm bảo chất lượng của những liên kết đó để website phát triển lâu dài và ổn định trên SERP.

Các backlink từ các trang uy tín, có liên quan sẽ góp sẽ giúp tăng thứ hạng website. Từ đó làm tăng lưu lượng truy cập và độ nhận diện thương hiệu.

Khi các con bot của công cụ tìm kiếm như Google bot tiến hành thu thập dữ liệu (crawl) từ một website, chúng sẽ không chỉ ghi nhận các liên kết nội bộ (Internal Link) mà còn cả các liên kết ngoài trỏ về trang web đó.

Từ đây, Google Bot sẽ đánh giá chất lượng của các liên kết cũng như trang web được liên kết tới, ví dụ như website đó có uy tín không, có đủ thẩm quyền, có cùng ngành nghề, nội dung, chủ đề,… kết hợp với phân tích nội dung trên trang để xác định thứ hạng website trên SERP.

Ví dụ, nếu một trang web nhận được nhiều liên kết từ các trang uy tín như VNExpress hoặc Wikipedia, khả năng cao thứ hạng của trang đó sẽ được cải thiện.

Mặc dù thuật toán của Google ngày càng phức tạp và liên tục thay đổi, nhưng liên kết vẫn là một tín hiệu quan trọng để xác định xem website bạn có hữu ích và đáng tin cậy không. Và thông qua việc này sẽ giúp xác định website của bạn sẽ xếp hạng cho những từ khóa nào.

Ví dụ như nếu website bạn chuyên bán điện thoại, thiết bị điện tử. Nếu website bạn nhận nhiều backlink từ các trang web công nghệ nổi tiếng, thì cùng hiệu quả SEO như nhau nhưng khi có được nhiều backlink chất lượng như vậy thì thứ hạng website bạn sẽ cao hơn đối thủ.

Số lượng và chất lượng các liên kết trỏ về trang web càng cao, thứ hạng website càng có khả năng được cải thiện đáng kể. Do đó, Link Building là một phương pháp cực quan trọng với bất kỳ SEOer nào muốn SEO website mình ở vị trí cao trên SERP. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ngành có mức độ cạnh tranh cao như thương mại điện tử hay giáo dục,…

Ngoài ra, khi bạn có một chiến lược Link Building hiệu quả còn giúp quảng bá thương hiệu và tăng mức độ nhận diện. Thông qua các liên kết, bạn có thể điều hướng những người dùng có nhu cầu thật sự, từ các trang khác nhau đến website mình, giúp tăng lượng Traffic và tương tác, đồng thời nâng cao độ uy tín của website trong mắt cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm.

Trong SEO, Link Building đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng của website. Có ba loại liên kết chính mà các SEOer thường sử dụng để tối ưu website, bao gồm Backlink, Internal Link, và External Link. Mỗi loại có những ưu điểm, nhược điểm và tầm quan trọng khác nhau trong chiến lược SEO.

Backlink là các liên kết từ một website khác trỏ về trang web của bạn. Đây là loại liên kết phổ biến và quan trọng nhất khi SEO Offpage, giúp tăng độ uy tín và thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.

Google sử dụng Backlink như một phiếu bầu để quyết định xếp hạng độ uy tín website. Trang web có nhiều backlink chất lượng từ các nguồn uy tín sẽ được ưu tiên xếp hạng cao hơn.

Ưu điểm:

  • Tăng độ tin cậy và uy tín: Nếu website của bạn nhận được nhiều backlink từ các trang uy tín, công cụ tìm kiếm sẽ xem website của bạn là một nguồn thông tin đáng tin cậy.
  • Cải thiện thứ hạng: Backlink là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng của Google. Số lượng và chất lượng backlink có thể giúp website của bạn đạt vị trí cao trên SERP.
  • Tăng traffic tự nhiên: Nếu bạn có liên kết từ các website lớn, người dùng có thể truy cập vào trang của bạn qua các liên kết này, tăng lượng truy cập tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Khó kiểm soát: Bạn không thể hoàn toàn kiểm soát được backlink đến từ những nguồn nào. Ví dụ có thể đối thủ dẫn backlink xấu đến website bạn. Nếu nhận được backlink từ những trang web chất lượng kém, website của bạn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
  • Dễ bị phạt: Xây dựng backlink không tự nhiên (như mua bán hoặc sử dụng các link spam) nếu bị phát hiện thông qua footprint sẽ bị Google phạt rất nặng, khiến trang web bị giảm thứ hạng hoặc thậm chí bị loại khỏi kết quả tìm kiếm.

Internal Link là các liên kết trỏ từ trang này sang trang khác trong cùng một website. Đây là yếu tố quan trọng khi SEO Onpage, vừa giúp tối ưu trải nghiệm người dùng,đồng thời giúp con bot hiểu hơn về nội dung & cấu trúc website.

Internal Link trong Sidebar
Internal Link trong Sidebar

Ưu điểm:

  • Giúp điều hướng người dùng: Giúp người dùng dễ dàng điều hướng trong website, khám phá thêm nhiều nội dung liên quan, từ đó tăng thời gian lưu lại trang.
  • Cải thiện thứ hạng: Internal link giúp liên kết và truyền tải SEO giữa các trang trong cùng một website, từ đó nâng cao thứ hạng của các trang quan trọng.
  • Tối ưu crawl của Googlebot: Giúp các bot của Google dễ dàng thu thập dữ liệu và hiểu cấu trúc website tốt hơn.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu cấu trúc rõ ràng: Nếu không có một cấu trúc website & chiến lược liên kết nội bộ rõ ràng, các internal link có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi và khiến người dùng dễ bị lạc trong website.
  • Không tạo độ uy tín từ bên ngoài: Khác với backlink, internal link không giúp bạn xây dựng uy tín từ các trang web bên ngoài.

Internal link giúp Google hiểu được mối quan hệ giữa các trang trên website của bạn, đồng thời giúp xác định trang nào quan trọng nhất. Nếu bạn xây dựng internal link tốt có thể giúp các trang ít nổi bật hơn có cơ hội xếp hạng cao trên Google.

Tuy không giúp bạn tăng uy tín như Backlink, nhưng Internal Link vừa tăng trải nghiệm người dùng, vừa giúp Google hiểu website bạn, từ đó dễ index hơn. Khi SEO bạn nên tập trung tối ưu cả Internal và backlink.

External Link là các liên kết từ website của bạn trỏ đến các trang web khác. Dù không trực tiếp giúp tăng thứ hạng như backlink, external link vẫn đóng vai trò quan trọng trong SEO, đặc biệt là trong việc xây dựng uy tín và sự tin cậy cho nội dung.

Như ví dụ bên dưới là IMTA đặt một external Link dẫn người đọc đến blog của Google. Điều này vừa tăng độ uy tín của webssite trong mắt người đọc lẫn Google, vừa tăng trải nghiệm đọc trên website.

Ví dụ về External Link
Ví dụ về External Link

Ưu điểm:

  • Tăng tính tin cậy cho website: External link dẫn đến các nguồn uy tín có thể giúp nội dung của bạn trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt người dùng và Google.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Nếu bạn liên kết đến các trang có bài viết hoặc nguồn tin có giá trị, người dùng sẽ có ấn tượng tốt và tin tưởng vào thông tin mà bạn cung cấp hơn.

Nhược điểm:

  • Liên kết bị hỏng: nếu bạn không theo dõi và kiểm tra thường xuyên những link đích mà bạn trỏ đến, nếu họ đổi URL đi thì sau này những external Link của bạn sẽ thành những
  • Ảnh hưởng đến tốc độ tải trang: khi chèn quá nhiều External Link, đặc biệt video, hình ảnh,… có thể khiến website nặng và load lâu.
  • Làm gián đoạn trải nghiệm đọc: nếu bạn tối ưu quá nhiều external link thì có thể khiến họ mất tập trung và không còn theo dõi bài viết của bạn nữa.

Để có th lên chiến lược xây dựng liên kết website hiệu quả hiện nay, người triển khai SEO Link Building cần có những kiến thức về SEO cụ thể, và kỹ năng như sau:

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Biết rõ đối thủ đang làm gì sẽ giúp bạn có cơ hội xây dựng backlink tốt hơn. Kết hợp với các công cụ SEO web như Ahrefs hoặc SEMrush để phân tích các backlink đối thủ và xem trang nào họ đang liên kết. Ví dụ, nếu đối thủ của bạn nhận nhiều backlink từ các trang cùng ngành nghề uy tín, bạn có thể tiếp cận những trang đó để xây dựng liên kết cho mình.
Các công cụ nghiên cứu từ khóa & phục vụ SEO
Các công cụ nghiên cứu từ khóa & phục vụ SEO
  • Nghiên cứu Guest Post, Backlink: Guest post là cách hiệu quả để tạo backlink từ các trang có uy tín. Bạn cần có kỹ năng xác định những trang web có điểm DA cao, uy tín trong ngành, có nội dung liên quan và chuẩn bị bài viết chất lượng. Ví dụ, nếu website của bạn về thiết bị điện tử, bạn nên tìm các website về công nghệ có lượng độc giả lớn như tinhte hay quantrimang,….
  • Lên chiến lược đi link: Một chiến lược đi link bài bản sẽ giúp tối ưu việc xây dựng liên kết. Bạn cần lên kế hoạch để đa dạng hóa nguồn backlink, từ blog, diễn đàn, đến các trang báo chí. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với việc xây dựng liên kết từ các bài guest post, sau đó tiếp cận các trang báo uy tín trong ngành để tăng thêm độ tin cậy, đi thêm link trên các trang social, blog 2.0, đi link tầng,…
  • Tìm kiếm và sửa chữa link gãy (Broken Link Building): Tìm kiếm các liên kết bị gãy trên các trang khác và bạn có thể đề xuất thay thế bằng liên kết đến nội dung của bạn là cách hiệu quả để tạo backlink vừa chất lượng lại hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng tốn khá nhiều thời gian để tìm website cùng ngành có broken link, và tạo nội dung thay thế cho họ. Ví dụ, nếu bạn phát hiện một liên kết trên trang web A không còn hoạt động, bạn có thể gửi email cho chủ website đó và đề xuất liên kết đến nội dung của bạn.
  • Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ: Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn tạo mối quan hệ giữa những nhóm đối tượng mà bạn muốn hướng đến. Ngoài việc xây dựng mối quan hệ với những người cùng ngành để trao đổi liên kết đến trang mình, bạn cũng càn tạo mối quan hệ với nhóm đối tượng khách hàng để hiểu và quảng bá nội dung, thương hiệu mình nhiều hơn

Để cải thiện thứ hạng website, thì cách xây dựng Link Building chất lượng là yếu tố quan trọng. Vì vậy IMTA sẽ hướng dẫn bạn một vài chiến lược hiệu quả bạn có thể áp dụng:

  • Guest Post: Guest posting là cách bạn viết bài cho các website khác và đặt backlink về trang của mình. Ví dụ, bạn có thể tìm các blog uy tín cùng lĩnh vực và gửi bài viết chất lượng. Khi bài viết được đăng, bạn có thể chèn liên kết về website của mình. Với những trang Guest Post uy tín, cùng chủ đề sẽ giúp cải thiện thứ hạng và thu hút thêm lưu lượng truy cập về website bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý để tránh các liên kết kém chất lượng.
  • Infographic: Infographics là một cách vừa trực quan vừa hiệu quả để cung cấp thông tin phức tạp một cách dễ hiểu cho người đọc. Khi bạn tạo ra các Infographics có nội dung giá trị, người khác có thể sử dụng nó và trích dẫn lại website của bạn, bởi người dùng thường có xu hướng chia sẻ dạng thông tin này hơn. Ví dụ, nếu bạn thiết kế một Infographic về dữ liệu SEO hoặc xu hướng, hãy chia sẻ nó trên nhiều group facebook hoặc forum,… có chủ đề liên quan để tăng khả năng nhận được backlink tự nhiên.
  • Social Media Marketing: tăng sự hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,… cũng là một cách hiệu quả để tạo liên kết chất lượng. Mặc dù không phải liên kết dofollow, nhưng chúng giúp tăng nhận diện thương hiệu và cải thiện lưu lượng truy cập. Đồng thời bạn cũng có thể thảo luận, xây dựng mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng trên các mạng xã hội.
  • Kiểm tra danh sách Backlink của đối thủ cạnh tranh: Sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush để phân tích backlink của đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Bởi giả sử cả 2 cùng SEO như nhau, nhưng nếu đối thủ tận dụng Backlink tốt hơn thì sẽ có thứ hạng cao hơn. Vì vậy bạn cần nghiên cứu đối thủ để tìm ra các website mà đối thủ của bạn đang có liên kết đó để xây dựng backlink tương tự. Ví dụ, đối thủ của bạn có nhiều liên kết từ các bài báo lớn hoặc website từ các trang lớn cùng ngành, bạn có thể tham khảo để nhận được liên kết tương tự về trang của mình.
  • Marketing đa kênh: Khi bạn cung cấp, đăng tải các nội dung hữu ích trên nhiều nền tảng, từ blog, diễn đàn, mạng xã hội, và các website chuyên ngành sẽ tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng trên mọi nền tảng. Đồng thời cũng vừa bổ trợ SEO, quảng bá danh hiệu. Khi bạn marketing đa kênh với nội dung hấp dẫn và cung cấp giá trị cao sẽ thu hút người đọc.
  • Đặt Backlink trên các trang báo: Đặt mua các liên kết từ các trang báo lớn có uy tín sẽ mang lại backlink chất lượng, giúp tăng uy tín cho website của bạn. Tuy nhiên bạn sẽ cần phải có ngân sách, cung như lựa những báo có cho đi link dofollow hoặc nofollow tùy theo chiến lược Offpage của bạn.

Hiện có nhiều công cụ hỗ trợ bạn kiểm tra cũng như xây dựng liên kết trên website mình. Ở đây IMTA sẽ hướng dẫn bạn những công cụ hỗ trợ kiểm tra Backlinks trong quá trình xây dựng liên kết nổi tiếng mà được nhiều anh em SEoer tin dùng nhất:

SEMrush

SEMrush là công cụ quá nổi tiếng, được nhiều SEOer tại Việt Nam sử dụng, bởi chi phí rẻ so với những tính năng mang lại. Trong đó, công cụ này cho phép bạn check xem backlink của website mình và hoặc của đối thủ cạnh tranh, từ đó nghiên cứu chiến lược đi backlink của họ.

Để nghiên cứu Backlink của một website bất kì, đầu tiên bạn vào tool SEMrush, chọn mục Backlink Analytics. Sau đó điền website bất kì, và chọn Analyze.

Bạn vào Backlink Analytics, điền url website và bấm Analyze
Bạn vào Backlink Analytics, điền url website và bấm Analyze

Sau đó chọn tab Backlink như trên hình, ở đây SEMRush sẽ liệt kê chi tiết các Backlink trỏ về website bạn.

SEMrush còn có thể export file excel để bạn dễ quản lí và audit.

Phân tích chi tiết Backlink
Phân tích chi tiết Backlink

Ahrefs

Ahrefs cũng là một trong những công cụ SEO all-in-one được các SEOer sử dụng để kiểm tra và phân tích backlink đã đi. Công cụ này được nhiều người sử dụng để phân tích chiến lược Link Building của đối thủ, check xem những site nào đối thủ đang đi với nhiều thông tin & chỉ số chi tiết về các backlink bao gồm nguồn gốc, loại liên kết (dofollow hoặc nofollow), anchor text, và nhiều chỉ số khác.

Check backlink bằng Ahrefs
Check backlink bằng Ahrefs

Những sai lầm phổ biến đặc biệt ở những bạn mới học khóa học SEO khi xây dựng liên kết có thể làm giảm hiệu quả của chiến lược SEO, thậm chí có thể bị Google phạt:

Spam liên kết

Spam liên kết là việc khi bạn xây dựng quá nhiều backlink từ các trang không uy tín hoặc không liên quan chỉ để tăng số lượng liên kết. Google có thể để ý xem tại sao trong khoản một thời gian mà quá nhiều liên kết trỏ về website bạn, từ số lượng đến chất lượng, nếu vi phạm đến thuật toán Penguin thì website bạn sẽ bị phạt rất nặng vì bị cho là đang thao túng kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: nếu bạn đang có một website bán điện thoại nhưng lại đặt liên kết trên các trang web không liên quan về thể thao hoặc website game. Nếu spam link vô tội vạ, liên tục từ những trang kém chất lượng, không liên quan thì website bạn sẽ sớm bị phạt.

Đối với nhiều bạn mới học SEO thường có quan niệm rằng các liên kết ngoài (external link) không có tác dụng trong SEO là sai lầm lớn. Thực tế, external link giúp cải thiện tính minh bạch và uy tín của nội dung. Khi bạn liên kết đến các nguồn thông tin uy tín và có liên quan, công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao hơn về chất lượng của nội dung.

Ví dụ, nếu website bạn về sức khỏe, bạn đang viết về sức khỏe và liên kết đến một trang có uy tín như WHO, bài viết của bạn sẽ được xem là đáng tin cậy hơn kể cả từ người đọc lẫn các công cụ.

Chưa kể, External Link còn giúp tăng trải nghiệm người dùng, giúp họ điều hướng đến những nội dung thật sự cần, dần dần họ sẽ có thiện cảm với website bạn hơn.

Tuy nhiên, việc lạm dụng liên kết không liên quan hoặc spam liên kết có thể khiến họ không còn tập trung vào nội dung chính của bạn. Vì vậy nên phân bổ External Link trong bài.

Tập trung quá nhiều vào số lượng mà bỏ qua chất lượng

Một trong những sai lầm phổ biến của những bạn mới làm SEO đó là chỉ tập trung vào tăng số lượng Link mà không chú ý đến chất lượng của chúng. Liên kết từ các trang có uy tín và nội dung liên quan luôn tốt hơn việc có nhiều liên kết nhưng đến từ các nguồn không rõ ràng.

Ví dụ, thay vì xây dựng một số ít liên kết từ các trang web có uy tín trong ngành, bạn lại tạo ra hàng trăm liên kết từ các blog nhỏ, kém chất lượng. Việc này vừa không mang lại hiệu quả SEO, lại vừa lãng phí ngân sách.

Đây cũng là một quan niệm sai lầm phổ biến. Mặc dù backlink là một yếu tố quan trọng trong SEO giúp đánh giá một website, nhưng không phải là yếu tố duy nhất hoặc quan trọng nhất.

Ngoài liên kết, content chất lượng đóng vai trò hàng đầu. Nội dung phải đáp ứng nhu cầu tìm kiếm (intent search) của người dùng và cung cấp giá trị thực sự.

Bên cạnh đó, các yếu tố như trải nghiệm người dùng, thời gian dừng trên trang, SEO onpage, thời gian tải trang, và kết quả tìm kiếm organic cũng rất quan trọng. Nếu bạn chỉ tập trung vào link mà bỏ qua các yếu tố khác, thì website vẫn khó có thể đạt thứ hạng cao.

Google cấm hoàn toàn việc mua bán liên kết để tăng thứ hạng. Mua bán backlink là cách thao túng không tự nhiên và có thể dẫn đến hình phạt nặng nề từ Google.

Tuy nhiên thực tế thì việc mua bán link vẫn diễn ra. Vì vậy khi mua bán, bạn nên tập trung tìm những website có uy tín cao, chung chủ đề, ngành nghề càng tốt, viết nhũng nội dung có liên quan thì sẽ không bị Google chú ý.

Ví dụ: Một website trả tiền cho các trang khác để nhận liên kết trỏ về website của mình mà không quan tâm đến chất lượng hoặc sự liên quan của liên kết, khi Google phát hiện, website đó có thể bị tụt hạng hoặc thậm chí bị loại khỏi kết quả tìm kiếm.

Liên kết từ các trang web bị phạt hoặc kém chất lượng

Nếu bạn xây dựng liên kết từ những trang đã bị Google phạt trước đó hoặc có nội dung xấu sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của trang web bạn. Việc liên kết với những trang web kém chất lượng có thể làm hại hơn là giúp ích cho chiến lược SEO của bạn.

Ví dụ: Bạn quản lí một website về giáo dục. Nhưng một ngày website bạn nhận backlink từ nhiều website về game, cá cược,… Với những website về nội dung không liên quan, kém chất lượng như vậy sẽ làm tụt thứ hạng website bạn. Những trường hợp này bạn nên xem xét disavow link đi.

Tạo quá nhiều liên kết cùng một lúc

Thường khi xây dựng liên kết, những bạn mới đều mắc một lỗi chung đó là đi backlink một lúc nhiều một lúc quá nhanh chóng trong cùng một thời điểm có thể bị Google nghi ngờ là đang thao túng kết quả tìm kiếm, từ đó dẫn đến hình phạt. Google ưa chuộng việc xây dựng liên kết một cách tự nhiên và từ từ theo thời gian.

Sử dụng Anchor Text không đa dạng

Sử dụng cùng một anchor text cho tất cả các liên kết trỏ về trang web có thể khiến Google nghi ngờ rằng bạn đang cố gắng tối ưu quá mức (over-optimization) để SEO từ khóa, khiến cho chiến lược SEO của bạn không hiệu quả. Vì vậy bạn nên phân tích từ khóa, đảm bảo rằng anchor text của bạn đa dạng và tự nhiên cho cả từ khóa chính và từ khóa phụ.

Nếu không kiểm tra định kỳ, website có thể gặp các vấn đề như bị đối thủ có thể chơi xấu bằng cách trỏ liên kết từ các trang không liên quan, làm giảm uy tín website. Hoặc trước đây bạn trước đây có backlink trỏ về nhưng về sau trang bị xóa hoặc thay đổi URL sẽ tạo ra “link chết,” ảnh hưởng tiêu cực đến SEO. Vì vậy bạn cần chú ý audit backlink liên tục bởi Google thường cập nhật thuật toán, có thể phạt các trang có liên kết xấu nếu không được kiểm tra thường xuyên.

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết liên quan đến link building mà IMTA giới thiệu cho bạn về việc xây dựng liên kết. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về Link Building là gì, cách xây dựng, cũng như những sai lầm cần tránh khi xây dựng liên kết. Chúc bạn SEO thành công.



Digital Marketing IMTA SEO WebsiteLink Building là gì? Tổng hợp chiến lược xây dưng liên kết