Internal link hay liên kết nội bộ, là một công cụ quan trọng mà các SEOer thường xuyên sử dụng để tăng cường sự liên quan giữa các nội dung trên website và thúc đẩy chuyển đổi. Việc sử dụng Internal Link không chỉ tăng trải nghiệm người dùng mà còn cải thiện thứ hạng từ khóa website trên các công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, không phải SEOer nào cũng hiểu rõ và biết cách tối ưu liên kết nội bộ. Vậy hãy cùng IMTA tìm hiểu sâu hơn về Internal Link là gì, lợi ích mà nó mang lại, và những điều cần lưu ý khi triển khai liên kết nội bộ.
Internal Link là gì?
Internal link là các liên kết nằm trong cùng một website hoặc domain, giúp liên kết các trang khác nhau trên website đó. Những liên kết này có thể được sử dụng để điều hướng người dùng từ trang này sang trang khác, chia sẻ nội dung liên quan có giá trị, và tạo ra một mạng lưới liên kết giữa các bài viết hoặc trang.
Việc sử dụng liên kết nội bộ không chỉ hỗ trợ cho việc tối ưu SEO mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách điều hướng họ đến các nội dung liên quan và hữu ích. Khi các liên kết nội bộ được thiết kế một cách hợp lý, chúng có thể giữ chân người dùng lâu hơn trên trang, đồng thời giúp doanh nghiệp bạn xây dựng thương hiệu, và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, việc sử dụng internal link một cách hợp lý cũng giúp các nội dung trên website trở nên dễ dàng truy cập và thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, góp phần cải thiện thứ hạng của trang web.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Vai trò của Internal Link với SEO
Internal link đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO Onpage website. Những liên kết này không chỉ giúp tối ưu trải nghiệm người dùng mà còn tác động trực tiếp đến khả năng xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là những vai trò chính của internal link đối với SEO website:
- Tăng khả năng thu thập dữ liệu (Crawlability): Internal link giúp các bot tìm kiếm của Google dễ dàng thu thập dữ liệu trên toàn bộ website. Khi một trang được liên kết với nhiều trang khác thông qua internal link, các bot sẽ dễ dàng phát hiện và lập chỉ mục (index) cho những trang này. Điều này giúp các trang quan trọng trên website được nhận diện và xếp hạng tốt hơn.
- Phân bổ giá trị SEO (Link Equity): Internal link đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ giá trị SEO từ các trang có sức mạnh SEO cao sang các trang khác trên cùng website. Điều này có nghĩa là nếu bạn có một trang có xếp hạng cao, việc liên kết nó với các trang khác thông qua internal link sẽ giúp chuyển một phần sức mạnh SEO đó sang các trang liên kết, giúp chúng có cơ hội xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm
- Tăng khả năng xếp hạng của các trang mới: Khi bạn tạo ra một trang mới trên website, việc liên kết nó với các trang đã có thứ hạng cao thông qua internal link sẽ giúp trang mới nhanh chóng được lập chỉ mục và có cơ hội xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Đây là một chiến lược quan trọng để thúc đẩy nội dung mới mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào quảng cáo trả phí.
- Tạo cấu trúc Website hợp lý: Internal link giúp xây dựng một cấu trúc website rõ ràng và hợp lý, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin và điều hướng trang web. Một cấu trúc website tốt không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn giúp Google hiểu rõ hơn về các mối quan hệ giữa các trang, từ đó nâng cao khả năng xếp hạng của toàn bộ website.
Lợi ích của một cấu trúc liên kết nội bộ
Bằng cách sử dụng liên kết nội bộ không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn tối ưu cấu trúc website, qau đó giúp Google hiểu hơn về Website bạn, từ đó tăng hiệu quả SEO:
Đối với người dùng
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Internal links giúp tăng trải nghiệm người dùng bằng cách liên kết giữa các trang có nội dung liên quan với nhau trên website. Khi người dùng đọc một bài viết và thấy một liên kết dẫn đến nội dung liên quan, họ có thể dễ dàng nhấp vào để tìm hiểu thêm về chủ đề mà họ quan tâm. Ví dụ, nếu bạn đang đọc một bài viết về “SEO là gì“ và thấy một liên kết dẫn đến bài viết khác về “Khóa học SEO Website“ người đọc có thể sẽ truy cập thông tin liên quan mà không cần phải quay lại trang chủ hoặc sử dụng thanh tìm kiếm.
- Giúp điều hướng người dùng: Internal links giúp điều hướng của người dùng trên website. Ví dụ, nếu bạn đang làm một blog về sức khỏe, bạn có thể sử dụng Internal Link để điều hướng người đọc từ một bài viết về “Lợi ích của việc ăn uống lành mạnh” đến một bài khác về “Các công thức nấu ăn tốt.” Qua đó giúp giữ người dùng trên trang web lâu hơn thông qua các content có giá trị đối với người dùng, từ đó tăng khả năng họ sẽ quay lại trong tương lai.
- Tăng thời gian ở lại trang: Khi người dùng nhấp vào các internal link trên website, họ sẽ tiếp tục xem các nội dung liên quan trên website, từ đó tăng thời gian time-on-site.
Đối với công cụ tìm kiếm
- Tăng khả năng lập chỉ mục: Internal links giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm và lập chỉ mục các trang mới hoặc các trang ít được truy cập trên website của bạn. Khi bạn tạo Internal Link đến các trang mới, các bot của công cụ tìm kiếm sẽ theo dõi các liên kết này để lập chỉ mục nội dung mới.
- Giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc website: Các liên kết nội bộ không chỉ giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của trang web mà còn hiểu rõ cấu trúc và độ liên quan giữa các chủ đề với nhau. Ví dụ, nếu bạn có một trang web với nhiều danh mục sản phẩm, các liên kết nội bộ từ các trang sản phẩm đến danh mục chính giúp Google hiểu được sự phân cấp nội dung và cách các trang liên kết với nhau. Điều này giúp cải thiện khả năng xếp hạng của toàn bộ website trong kết quả tìm kiếm.
- Phân bổ crawl budget hợp lý: Crawl budget là số lượng trang mà các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu trên website của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Việc sử dụng internal links một cách thông minh giúp đảm bảo rằng các trang quan trọng của bạn được thu thập dữ liệu đầy đủ và thường xuyên hơn. Ví dụ, nếu bạn có một trang sản phẩm/dịch vụ quan trọng, việc liên kết trang này từ nhiều trang khác trên website sẽ giúp nó được thu thập thông tin và cập nhật nhanh hơn, đảm bảo rằng thông tin mới nhất về sản phẩm luôn hiển thị trên Google.
Đối với website
- Xây dựng hệ thống phân cấp nội dung: Internal links giúp xây dựng một hệ thống phân cấp nội dung rõ ràng và có cấu trúc trên website của bạn. Sử dụng các liên kết nội bộ để điều hướng từ các trang chính đến các trang phụ, bạn có thể khiến người đọc và cả công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được cấu trúc nội dung website. Ví dụ, trên một trang web tin tức, bạn có thể sử dụng Internal Link để dẫn dắt người đọc từ trang chủ đến các chuyên mục như “Thế giới,” “Kinh doanh,” “Giải trí,” v.v. Điều này không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung họ quan tâm mà còn giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc và chủ đề chính của website.
- Phân phối link juice hiệu quả: Link juice là thuật ngữ chỉ sức mạnh hoặc giá trị SEO mà một trang web truyền đạt qua các liên kết nội bộ hoặc liên kết ngoài. Khi bạn sử dụng internal links, bạn có thể phân phối link juice từ các trang có thứ hạng cao hoặc được nhiều liên kết đến các trang khác trên website. Ví dụ, nếu bạn có một trang blog nhận được nhiều liên kết từ các trang web khác, bạn có thể tận dụng link juice từ trang này để liên kết nó đến các trang mới khác mà bạn muốn thúc đẩy thứ hạng. Điều này giúp nâng cao thứ hạng cho toàn bộ website, không chỉ riêng trang blog.
- Tăng cường chuyển đổi và giữ chân người dùng: Internal links không chỉ giúp giữ người dùng trên website lâu hơn mà còn tăng cường khả năng chuyển đổi. Bằng cách điều hướng người dùng đến các trang đích hoặc các nội dung liên quan, bạn có thể dẫn dắt họ từ việc khám phá thông tin đến việc thực hiện hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký dịch vụ, hoặc liên hệ với doanh nghiệp. Ví dụ, trên một trang bán hàng, bạn có thể sử dụng internal links để dẫn người dùng từ một bài viết về lợi ích của sản phẩm đến trang đặt hàng, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi và doanh thu.
Phân loại Internal Link
Khi bạn xây dựng liên kết nội bộ thì cấu trúc website cũng như nội dung cũng được liên kết chặt chẽ và tối ưu hơn, từ đó giúp bot các công cụ tìm kiếm dễ dàng crawl website. Dưới đây là 2 loại Internal Link phổ biến nhất:
Navigational Links
- Menu chính: Đây là các liên kết nội bộ mà bạn thường thấy trong menu chính của website, giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các trang chính như trang chủ, danh mục sản phẩm, dịch vụ, blog, giới thiệu và liên hệ. Ví dụ, trên website của IMTA, menu chính chứa các Internal Link về “Giới thiệu, “Lịch khai giảng”, “Khóa học”, “Dịch vụ”, “Tài liệu”, và “Liên hệ”.
- Footer: Ngoài Menu chính thì liên kết trong phần footer cũng là một Navigation Link. Các Internal Link ở Footer thường dẫn đến những trang thông tin cần thiết như thông tin doanh nghiệp, liên hệ, thời gian hoạt động,… Mặc dù các liên kết này thường không mang tính thương mại cao, chúng rất quan trọng để cung cấp thông tin pháp lý và hỗ trợ người dùng. Ví dụ, ở chân trang footer của IMTA ngoài đặt các thông tin liên hệ ra thì IMTA cũng đặt Internal Link dẫn đến các khóa học hiện có tại IMTA.
- Sidebar: Sidebar là một phần của trang web nằm ở bên trái hoặc bên phải nội dung chính. thông thường Sidebar đặt các liên kết nội bộ giúp người đọc truy cập nhanh đến các nội dung liên quan hoặc phổ biến. Ví dụ, trên website của IMTA, bên cạnh nội dụng chính thì sidebar chứa các liên kết đến các bài viết mới nhất, và các khóa học hiện đang tuyển.
Contextual Links
Contextual Link hay còn gọi là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh. Đây là kỹ thuật gắn link vào trong nội dung bài viết. Những liên kết này hay trỏ đến những nội dung liên quan, cùng chủ để, nhằm điều hướng người đọc khám phá thêm nhưng nội dung mới trên trang. 3 cách đặt link Contextual bạn thường thấy:
- Liên kết từ khóa (Anchor Text Links): Đây là loại liên kết nội bộ được nhúng trực tiếp trong nội dung văn bản thông qua Anchor Text. Các liên kết này giúp điều hướng người dùng đến các nội dung chi tiết hơn về chủ đề họ đang quan tâm. Ví dụ, trong một bài viết về “Backlink là gì” của IMTA, thì có đặt liên kết đến 3 bài viết khác có cùng chủ đề SEO như: Anchor text, link Dofollow và SERP.
- Liên kết hình ảnh (Image Links): Liên kết hình ảnh là các liên kết được nhúng trong hình ảnh trên website. Khi người dùng nhấp vào hình ảnh, họ sẽ được điều hướng đến một trang khác trên website. Ví dụ, một hình ảnh quảng cáo sản phẩm trên trang chủ có thể dẫn đến trang chi tiết sản phẩm khi người dùng nhấp vào.
- Liên kết nội dung liên quan: Đây là các liên kết nội bộ xuất hiện dưới dạng gợi ý ở cuối bài viết hoặc trong một phần chuyên biệt trên trang, chẳng hạn như “Bài viết liên quan” hoặc “Sản phẩm bạn có thể thích.” Các liên kết này giúp người dùng tiếp tục xem nội dung trên website mà không cần phải quay lại trang chính hoặc sử dụng thanh tìm kiếm. Ví dụ, sau khi đọc một bài viết về “Cách chọn laptop,” người dùng có thể thấy một liên kết đến bài viết về “Top 5 laptop tốt nhất năm 2024.”
Một số mô hình SEO Internal Link hiệu quả
Khi triển khai SEO, việc xây dựng mô hình internal link hợp lý không chỉ giúp cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng. Dưới đây là một số mô hình internal link phổ biến và hiệu quả trong SEO:
Mô hình bánh xe
Mô hình bánh xe là một mô hình cấu trúc đi link nội bộ trong đó một trang chính liên kết đến nhiều trang con có nội dung liên quan và ngược lại. Trang chính thường trang chủ, hoặc trang danh mjujc sản phẩm cần SEO.
Trong mô hình này, trang chính đóng vai trò trung tâm, tập hợp các liên kết đến các trang con, mỗi trang con đều là nội dung liên quan đến chủ đề trang chính. Các trang con cũng liên kết ngược lại với trang, tạo thành một vòng tròn liên kết mạnh mẽ.
Ưu điểm:
- Tăng sức mạnh SEO cho trang chính: Liên kết từ nhiều trang spoke giúp tăng độ uy tín và thứ hạng của trang hub.
- Tăng khả năng lập chỉ mục : Google dễ dàng hiểu mối quan hệ giữa các trang và lập chỉ mục chúng hiệu quả hơn.
Nhược điểm:
- Khó khăn trong quản lý: Khi số lượng trang spoke tăng lên, việc quản lý và duy trì hệ thống liên kết có thể trở nên phức tạp.
- Phụ thuộc vào trang hub: Nếu trang hub bị giảm thứ hạng hoặc gặp vấn đề, cả hệ thống liên kết có thể bị ảnh hưởng.
Mô hình Silo
Mô hình Silo là cách tổ chức nội dung theo các danh mục riêng biệt, trong đó mỗi danh mục có một tập hợp các bài viết hoặc trang liên quan được liên kết chặt chẽ với nhau.
Nội dung được chia thành các chủ đề lớn (silo), và trong mỗi silo, các trang được liên kết theo dạng phân cấp từ trang tổng quan đến các trang con. Điều này tạo ra các cụm nội dung có cấu trúc rõ ràng và dễ theo dõi.
Ưu điểm:
- Tăng tính chuyên môn: Mô hình này giúp website dễ dàng xây dựng tính chuyên sâu cho từng chủ đề, giúp tăng thứ hạng cho từ khóa liên quan.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập vào nội dung cụ thể trong từng danh mục.
- Tối ưu cấu trúc website: Giúp Google dễ dàng lập chỉ mục và hiểu rõ cấu trúc của website.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi sự tổ chức kỹ lưỡng: Cần lập kế hoạch và quản lý cấu trúc nội dung chặt chẽ để tránh tình trạng nội dung bị lặp lại hoặc bị phân tán.
- Khó mở rộng: Việc mở rộng nội dung có thể làm phức tạp thêm cấu trúc phân cấp, nếu không được quản lý cẩn thận.
Ví dụ: Một trang web bán đồ điện tử có thể áp dụng mô hình phân cấp bằng cách tạo ra các danh mục như “Điện thoại”, “Laptop”, và “Máy tính bảng”, trong đó mỗi danh mục chứa các sản phẩm và bài viết liên quan, tất cả đều liên kết chặt chẽ với nhau trong cùng một silo.
Mô hình kim tự tháp
Mô hình kim tự tháp là cấu trúc liên kết theo dạng tầng, trong đó các trang chủ nằm ở đỉnh kim tự tháp và nhận liên kết từ các trang chuyên mục nhỏ hơn.
Ở trang chủ hoặc các trang có giá trị cao sẽ nhận liên kết từ các trang danh mục nhỏ hơn. Các trang danh mục này lại liên kết đến các trang sản phẩm hoặc bài viết chi tiết, tạo thành một mạng lưới liên kết có tổ chức. mô hình này sẽ phù hợp cho bạn nào chuyên SEO cho các trang danh mục hoặc trang chủ.
Ưu điểm:
- Tăng sức mạnh cho các trang quan trọng: Các trang nằm ở đỉnh kim tự tháp nhận được nhiều liên kết, giúp tăng thứ hạng trên Google.
- Dễ quản lý: Cấu trúc phân tầng giúp quản lý liên kết và điều hướng dễ dàng hơn.
- Tối ưu hóa luồng link juice: Link juice được phân bổ hợp lý từ các trang dưới lên trên, tăng sức mạnh cho toàn bộ cấu trúc website.
Nhược điểm:
- Tốn thời gian để xây dựng: Cần thời gian và nỗ lực để xây dựng và duy trì cấu trúc kim tự tháp hoàn chỉnh.
- Phụ thuộc vào trang đỉnh: Nếu trang đỉnh gặp sự cố hoặc bị giảm thứ hạng, cả hệ thống có thể bị ảnh hưởng.
Ví dụ: Một trang web học trực tuyến có thể sử dụng mô hình kim tự tháp bằng cách đặt trang chủ là đỉnh kim tự tháp, sau đó là các trang khóa học (danh mục), và cuối cùng là các trang bài học cụ thể.
Hướng dẫn tối ưu website với Internal Link
Tối ưu Internal Link trên website là một phần quan trọng trong SEO Onpage, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và nâng cao thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là các bước cụ thể để bạn có thể tối ưu website của mình với Internal Link:
Bước 1. Lên kế hoạch cấu trúc Website
Trước khi bắt đầu xây dựng liên kết nội bộ trên website, đầu tiên bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho cấu trúc website của bạn. Để lên kế hoạch Internal Link, bạn cần đảm bảo website mình có cấu trúc rõ ràng và hợp lý, với các danh mục và trang con được tổ chức theo một trình tự logic. Việc lập kế hoạch này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định trang nào cần SEO, trang cần liên kết với nhau và đảm bảo rằng tất cả các trang quan trọng đều được liên kết nội bộ hợp lý.
Ví dụ: Nếu bạn có một trang blog về du lịch, bạn có thể tổ chức các bài viết thành các danh mục như “Du lịch trong nước”, “Du lịch nước ngoài”, và “Mẹo du lịch”. Sau đó, trong mỗi danh mục, bạn sẽ tạo liên kết giữa các bài viết có liên quan để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần.
Bước 2. Xác định trang cần SEO lên Top
Sau khi đã có cấu trúc website hoàn chỉnh, bước tiếp theo là xác định các trang quan trọng mà bạn muốn SEO lên top trên các công cụ tìm kiếm.
Đây thường là những trang sản phẩm, dịch vụ chính hoặc các bài viết Money mang lại giá trị chuyển đổi cao. Việc xác định này giúp bạn tập trung vào việc tạo liên kết nội bộ từ các trang có uy tín và lưu lượng truy cập cao đến các trang mục tiêu.
Ví dụ: Nếu bạn có một trang sản phẩm mới mà bạn muốn SEO, bạn hãy xây dựng liên kết từ các trang có nội dung liên quan hoặc có lượng truy cập cao để đẩy mạnh SEO cho trang này.
Bước 3. Liên kết các trang liên quan với nhau
Khi tạo liên kết nội bộ, hãy ưu tiên liên kết giữa các trang có nội dung liên quan cùng chủ đề với nhau. Điều này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp thêm thông tin hữu ích liên quan với nhau, mà còn giúp Google hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa các nội dung trên website của bạn.
Ví dụ: Trong một trang bán hàng trực tuyến, nếu bạn có một bài viết về “Cách chọn giày chạy bộ phù hợp”, bạn có thể liên kết đến các trang sản phẩm giày chạy bộ mà bạn đang bán. Điều này giúp người dùng dễ dàng di chuyển từ bài viết hướng dẫn sang sản phẩm và tăng khả năng chuyển đổi.
Bước 4. Sử dụng Anchor Text mô tả chính xác
Anchor text là đoạn văn bản có chứa liên kết mà người dùng có thể nhấp vào. Việc sử dụng các anchor text hợp lí sẽ giúp Google hiểu được nội dung của trang liên kết và cải thiện khả năng xếp hạng của trang đó
Ví dụ: Thay vì sử dụng anchor text chung chung như “Nhấp vào đây”, bạn nên sử dụng các từ khóa có liên quan như “tìm hiểu thêm về giày chạy bộ” để mô tả chính xác nội dung của trang liên kết.
Bước 5. Tạo liên kết từ các trang có thứ hạng cao
Một chiến lược tối ưu Internal Link hiệu quả để nâng cao thứ hạng của các trang khác là tạo liên kết nội bộ từ các trang có thứ hạng cao hoặc nhận được nhiều lưu lượng truy cập. Bằng cách phân bổ “link juice” từ các trang mạnh đến các trang yếu hơn, bạn có thể cải thiện tổng thể hiệu suất SEO của website
Ví dụ: Nếu bạn có một bài viết blog đã lên top Google với từ khóa cụ thể, hãy tạo Internal Link từ bài viết đó đến các bài viết khác có liên quan nhưng chưa có thứ hạng cao để tăng cơ hội xếp hạng cho các bài viết này.
Bước 6. Kiểm tra và cập nhật thường xuyên
Bạn kiểm tra và cập nhật thường xuyên để đảm bảo rằng các link vẫn hoạt động hiệu quả và không có liên kết hỏng (broken links). Bạn có thể sử dụng các công cụ như SEMRush, Screaming Frog hoặc Ahrefs để quét website và tìm các liên kết bị hỏng hoặc các cơ hội liên kết mới. Điều này sẽ giúp bạn duy trì cấu trúc liên kết nội bộ luôn tối ưu.
Bước 7. Tối ưu liên kết trong nội dung
Trong các bài content, khi bạn chèn Internal Link, hãy đảm bảo các Internal Link được chèn một cách tự nhiên và hợp lý. Bạn không nên spam liên kết quá nhiều trong một trang và chỉ nên đặt link khi thực sự có liên quan và có giá trị cho người đọc.
Ví dụ: Nếu bạn có một bài viết dài về “Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam”, bạn có thể chèn các liên kết đến các bài viết chi tiết về từng địa điểm cụ thể như “Vịnh Hạ Long”, “Phú Quốc”, và “Sa Pa” để cung cấp thêm thông tin cho người đọc.
Bước 8. Sử dụng Breadcrumbs
Breadcrumbs là một loại liên kết nội bộ đặc biệt giúp người dùng dễ dàng điều hướng qua các trang con khác nhau của website. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn giúp Google hiểu cấu trúc trang web của bạn tốt hơn.
Ví dụ: Trên một trang thương mại điện tử, breadcrumbs có thể hiển thị như sau: “Trang chủ > Điện thoại di động > iPhone > iPhone 14”, giúp người dùng dễ dàng quay lại các danh mục trước đó.
Hướng dẫn cách kiểm tra các Internal Link của website đối thủ
Hiện tại, có rất nhiều công cụ SEO Web hỗ trợ bạn audit và kiểm tra liên kết nội bộ của website. Một trong những công cụ phổ biến và mạnh mẽ nhất chính là SEMRush.
SEMRush là một công cụ SEO mạnh mẽ cung cấp nhiều tính năng vượt trội, trong đó có tính năng kiểm tra và phân tích liên kết nội bộ. Công cụ này cho phép bạn audit các liên kết nội bộ được phân bổ trên trang web của bạn, phát hiện các vấn đề liên quan đến liên kết như broken links (liên kết bị hỏng), orphaned pages (trang không có liên kết nội bộ nào trỏ đến), và giúp bạn đưa ra các giải pháp tối ưu.
Bước 1: Truy cập vào SEMRush và vào mục Site Audit
Đầu tiên bạn cần vào tài khoản SEMRush, chọn tính năng “Site Audit” để bắt đầu quá trình kiểm tra liên kết nội bộ.
Ở đây bạn điền URl website cần audit, đặt tên Project và tiến hành chọn “Tạo dự án”.
Bước 2: Phân tích kết quả kiểm tra
Sau khi chờ một khoản thời gian, thì SEMRush sẽ cho bạn xem tổng quan website mình như này.
Bạn để ý có mục “Liên kết nội bộ”, chọn “Hiển thi chi tiết” để xem chi tiết Liên kết nội bộ để xem các vấn đề.
Sau khi click vào, bạn sẽ xem chi tiêt những vẫn đề về Internal Link trên website mình.
Ví dụ hiện tại trên website mình có vấn đề các internal Link dính nhiều link có thuộc tính ref=”Nofollow”.
Bạn tiến hành click vào “230 vấn đề” như trên hình để xem chi tiết những link nào.
Ngoài lỗi đó, bạn tiếp tục xem các lỗi khác để xem những khác để tiến hành audit.
Bước 3: Khắc phục các vấn đề về Internal Link
Dựa trên báo cáo của SEMRush, bạn có thể xác định xem những trang nàocó liên kết nội bộ bị hỏng hoặc những trang cần được tối ưu thêm. Tiến hành audit các liên kết nội bộ để đảm bảo tất cả các trang quan trọng đều được liên kết và không có trang nào bị bỏ sót.
Đảm bảo rằng các liên kết nội bộ đang hướng người dùng đến các trang có giá trị và có liên quan, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng và hiệu quả SEO.
Bước 4: Theo dõi và tối ưu hóa liên tục
Bạn cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra lại hệ thống liên kết nội bộ của bạn. Điều này giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề mới phát sinh và duy trì hiệu suất SEO tốt cho website của bạn.
Các lỗi Internal Link thường gặp và cách tối ưu
Việc xây dựng Internal Link là một phần quan trọng trong SEO, nhưng nếu không thực hiện đúng cách thì có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến thứ hạng và trải nghiệm người dùng. Dưới đây là một số lỗi phổ biến khi sử dụng Internal Link mà bạn hay gặp phải và các phương án tối ưu để khắc phục:
Broken Internal Links
Broken Internal Links là các liên kết nội bộ không còn hoạt động vì trang đích đã bị xóa, thay đổi URL, hoặc bị chuyển hướng mà không cập nhật lại liên kết.
Broken Link gây ra trải nghiệm xấu cho người dùng, làm giảm uy tín của website và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thu thập thông tin của Google.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra định kỳ: Bạn có thể sử dụng các công cụ như Screaming Frog hoặc Google Search Console để phát hiện và sửa chữa các liên kết bị hỏng.
- Cập nhật hoặc chuyển hướng: Sau khi phát hiện liên kết bị hỏng, hãy cập nhật đường dẫn mới hoặc thiết lập chuyển hướng (301) nếu trang đã được di chuyển.
Quá Nhiều Internal Links trên một trang
Quá nhiều liên kết nội bộ trên một trang có thể làm loãng giá trị liên kết (link juice) và gây nhầm lẫn cho người dùng.
Việc đặt quá nhiều liên kết trên một trang không chỉ khiến người dùng mất phương hướng mà còn làm giảm hiệu quả của các liên kết chính.
Cách khắc phục:
- Ưu tiên liên kết quan trọng: Chỉ nên tập trung vào việc tạo liên kết cho các trang có giá trị cao và có liên quan đến nội dung hiện tại.
- Sắp xếp hợp lý: Đảm bảo rằng các liên kết được đặt một cách logic, không spam, và dễ hiểu trong nội dung, tránh việc chèn liên kết tràn lan.
Sử dụng Nofollow trong liên kết nội bộ
Thuộc tính “nofollow“ ngăn không cho các công cụ tìm kiếm theo dõi và tính giá trị của liên kết đó trong xếp hạng SEO. Sử dụng “nofollow” không đúng cách trên các liên kết nội bộ có thể làm mất đi giá trị liên kết và ảnh hưởng đến quá trình lập chỉ mục. Bạn chỉ nên sử dụng Nofollow cho các Outbound Link với mục đích cung cấp nguồn tham khảo cho người đọc nhưng không muốn truyền đi sức mạnh website cho các site khác.
Chú ý nếu một link mà bạn không set thuộc tính ref=”nofollow” thì các liên kết này sẽ được chuyển sức mạnh cho các trang được liên kết đến. Vì vậy, bạn nên chú ý set “nofollow” cho Outbound Link.
Cách khắc phục:
- Hạn chế sử dụng “nofollow”: Chỉ nên áp dụng “nofollow” cho các liên kết nội bộ khi thực sự cần thiết, chẳng hạn như liên kết đến các trang không quan trọng hoặc có khả năng gây nhầm lẫn cho người dùng.
- Audit lại các liên kết hiện có: Bạn nên kiểm tra lại các liên kết nội bộ vài tháng một lần để đảm bảo rằng thuộc tính “nofollow” không để bị ảnh hưởng đến SEO website.
Orphaned Pages (Trang không có liên kết nội bộ nào trỏ đến)
Orphaned Pages là các trang không có bất kỳ liên kết nội bộ nào trỏ đến chúng, khiến chúng khó được tìm thấy bởi cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Các trang này có thể bị Google bỏ qua trong quá trình lập chỉ mục, làm giảm khả năng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Cách khắc phục:
- Xác định và khắc phục: Sử dụng các công cụ SEO để xác định các trang nào không có Internal Link trỏ về, bạn có thể audit content để khiến nó có liên quan đến một chủ đề nào đó, sau đó tạo liên kết nội bộ từ các trang có liên quan.
- Nếu trang Orphaned Pagekhoong có giá trị: Bạn có thể xóa, hoặc thêm thẻ “noindex” để Google không index trang này.
Trang chỉ có một liên kết nội bộ
Các trang chỉ có một liên kết nội bộ thường sẽ bị đánh giá thấp về mức độ quan trọng bởi các công cụ tìm kiếm. Trang chỉ có một liên kết nội bộ có thể không nhận đủ “link juice”, làm giảm khả năng xếp hạng, khiến công sức xây dựng nội dung sẽ không mang lại hiệu quả.
Cách khắc phục:
- Tăng thêm liên kết: Tìm các các chủ đề, từ khóa liên quan để thêm nhiều liên kết nội bộ từ các trang khác, đặc biệt là từ các trang có thứ hạng cao.
Crawl Depth lớn hơn 3 lần nhấp
Crawl Depth là số lần nhấp chuột cần thiết để đến một trang cụ thể từ trang chủ. Khi số lần nhấp chuột lớn hơn 3, trang đó có thể bị xem là không quan trọng. Theo Search Engine Journal thì các trang có Crawl Deep càng thấp thì dễ xếp hạng cao. Trang có Crawl Deep lớn có thể không được thu thập thông tin thường xuyên và khó xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Cách khắc phục:
- Tối ưu cấu trúc trang: Đảm bảo rằng các trang quan trọng có thể truy cập được chỉ sau 2-3 lần nhấp từ trang chủ.
- Sử dụng liên kết trực tiếp: Thêm các liên kết nội bộ trực tiếp từ trang chủ hoặc các trang danh mục chính để giảm độ sâu của các trang quan trọng.
Liên kết trên trang HTTPS đến trang HTTP
Google khuyến cáo quản trị viên nên bảo mật website bằng HTTPS để tăng tính bảo mật. Liên kết từ trang HTTPS đến trang HTTP có thể gây ra vấn đề về bảo mật và làm giảm giá trị liên kết. Điều này có thể làm giảm mức độ tin cậy của trang web trong mắt người dùng và công cụ tìm kiếm, ảnh hưởng đến thứ hạng SEO.
Cách khắc phục:
- Cập nhật liên kết: Kiểm tra và đảm bảo rằng tất cả các liên kết nội bộ đều sử dụng giao thức HTTPS nếu trang đích hỗ trợ HTTPS (cài đặt SSL).
- Chuyển hướng HTTPS: Nếu trang đích chỉ hỗ trợ HTTP, hãy xem xét cập nhật trang đó lên HTTPS hoặc sử dụng chuyển hướng (301 redirect) từ HTTP sang HTTPS.
Kết luận
Dựa trên những thông tin trên, IMTA hy vọng bạn đã nắm rõ về khái niệm Internal Link cũng như cách tối ưu website bằng cách thiết lập hệ thống liên kết nội bộ hợp lý. Việc xây dựng một hệ thống Internal Link chặt chẽ và có tổ chức không chỉ giúp điều hướng người dùng để tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn giúp Google Bot thu thập dữ liệu từ trang web dễ dàng hơn, từ đó cải thiện tốc độ index và nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.