Schema là một kỹ thuật SEO giúp mô tả nội dung website của bạn đến các công cụ tìm kiếm. Đây là một cách SEO Onpage ngoài việc làm nổi bật website hơn, còn hỗ trợ cho các công cụ tìm kiếm trong quá trình index thông tin về website.

Trong bài viết này, IMTA sẽ cung cấp cho bạn tất cả về link Schema Markup là gì? Cách kiểm tra Schema từng website, một số loại Schema thường dùng, và cách để tạo Schema.

Schema là gì?

Schema hiểu đơn giản là những đoạn code JavaScript mà được thêm vào một website hay một trang web để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung và các thành phần có trên trang.

Schema giúp tạo thêm các đoạn thông tin xuất hiện trên trang tìm kiếm
Schema giúp tạo thêm các đoạn thông tin xuất hiện trên trang tìm kiếm

Cụ thể những đoạn mã này có chứa các thông tin liên quan về một đối tượng cụ thể, ví dụ như một tác giả, doanh nghiệp, một sản phẩm, hay events,… giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ và phân loại nội dung website chính xác hơn, từ đó cung cấp nội dung tốt hơn cho người dùng.

Sau khi được thêm một trang, Schema sẽ giúp tự động tạo thêm các đoạn thông tin bổ sung thêm xuất hiện trên trang kết quả khi tìm kiếm.

Bằng cách sử dụng Schema để SEO Onpage trên trang web của bạn, các trang web có thể nổi bật hơntrong kết quả tìm kiếm. Từ đó có thể giúp trang của bạn hiển thị nhiều hơn và có thể cải thiện tỷ lệ nhấp (TLB) của chúng.

Một số câu hỏi thắc mắc về Schema

Schema có tác dụng như nào đối với SEO?

Schema có tác dụng trong SEO và phục vụ người dùng, làm cho người dùng dễ dàng nắm bắt những thông tin ngắn gọn.

Đối với người dùng

Schema giúp người dùng dễ dàng hiểu được nội dung trang web của bạn hơn. Khi Google hiển thị kết quả tìm kiếm có Schema, người dùng sẽ thấy các thông tin bổ sung như đánh giá, địa chỉ, ngày giờ hoạt động, v.v. Điều này giúp người dùng đưa ra quyết định tốt hơn về việc có nên truy cập trang web của bạn hay không.

Đối với bộ máy tìm kiếm

Nếu bạn đang làm SEO hoặc học SEO, thì biết rằng Schema giúp cho các bộ máy tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung website cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố trên trang web của bạn. Từ đó thu thập dữ liệu và index lập chỉ mục trang web tốt hơn. Nhờ vậy, giúp tối ưu hóa hiển thị kết quả tìm kiếm trang web của bạn có thể có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Đối với thứ hạng tìm kiếm

Tuy Schema Markup không phải là một yếu tố quyết định giúp xếp hạng thứ hạng tìm kiếm. Nhưng với nó có thể giúp website của bạn hiển thị nhiều thông tin trên trang tìm kiếm.

Thông qua việc cung cấp dữ liệu cấu trúc chi tiết và dễ hiểu cho máy tìm kiếm, Schema giúp tăng cường trải nghiệm người dùng khi đang tìm kiếm kết quả. Từ đó tỉ lệ nhấp cho trang sẽ tăng hơn, nhiều người click vào trang của bạn, Google sẽ xếp hạng thứ hạng bài viết hay website của bạn cao hơn.

Hướng dẫn cách kiểm tra Schema Markup

Việc kiểm tra Schema Markup đóng vai trò quan trọng không chỉ đảm bảo website luôn đáp ứng đủ các tiêu chí SEO, mà còn hiển thị thông tin chính xác trên kết quả khi tìm kiếm. Dưới đây là một số công cụ phổ biến và hiệu quả giúp kiểm tra Schema Markup của bạn:

Rich Results Testing Tool

Rich Results Testing Tool là công cụ của Google giúp bạn kiểm tra dữ liệu có cấu trúc trên trang web của bạn.

Trang này ngoài việc kiểm tra đoạn <> Mã xem đã hợp lệ chưa, bạn còn có thể nghiên cứu cách triển khai Schema của đối thủ. Ở bên mục URL, bạn có thể kiểm tra website của mình hay của đối thủ để xem Schema đã được khai báo trên website.

Dùng Rich Results Tesing  Tool để kiểm tra Schema Markup
Dùng Rich Results Tesing Tool để kiểm tra Schema Markup
  • Bước 1: Truy cập trang công cụ của Google Rich Results Testing Tool và nhập liên kết bạn muốn kiểm tra vào phần “URL,” sau đó nhấn “Kiểm tra URL.”
Nhấn vào từng loại Schema để đọc kết quả chi tiết
Nhấn vào từng loại Schema để đọc kết quả chi tiết
  • Bước 2: Đợi quá trình nạp và phân tích hoàn tất. Sau đó, hệ thống sẽ cung cấp thông tin về các loại dữ liệu có cấu trúc trong URL của bạn. Số lượng dữ liệu càng nhiều, cho thấy trang web của bạn có cấu trúc tốt và dễ hiểu với các công cụ tìm kiếm.

Nhớ kiểm tra mục “Lỗi” và “Cảnh báo” ở phía bên phải. Nếu có bất kỳ lỗi hoặc cảnh báo nào xuất hiện, hãy nhấp vào từng mục để xác định vấn đề và tiến hành xử lý.

Google Search Console

Google Search Console là công cụ của Google giúp bạn theo dõi và khắc phục các vấn đề về SEO trên trang web của bạn. Google Search Console cũng có thể giúp bạn kiểm tra Schema Markup trên trang web của bạn.

Dùng Google Search Console để kiểm tra Shema
Dùng Google Search Console để kiểm tra Shema

Nhấn vào từng loại Schema cụ thể để xem báo cáo chi tiết:

Dùng Google Search Console để xem chi tiết từng loại Schema website
Dùng Google Search Console để xem chi tiết từng loại Schema website

Một số loại Schema phổ biến và tác dụng của nó (2024)

Các loại Schema hiện nay đều được cập nhật tại schema.org. Mỗi loại Schema sẽ có cấu trúc riêng phù hợp với từng đối tượng như thông tin về một tác giả, một doanh nghiệp, một sản phẩm hay dịch vụ, một công thức, một sự kiện,… Dưới đây là 6 dạng cấu trúc Schema phổ biến mà quan trọng không chỉ với việc tối ưu hóa trang web của bạn, bao gồm:

Organization Schema Markup

Như tên gọi, loại Schema này cho phép mô tả phần giới thiệu của một tổ chức, chẳng hạn như công ty, trường học, câu lạc bộ, v.v, cung cấp những thông tin chi tiết gồm tên, logo, địa chỉ liên hệ, trang web chính thức,… giúp người dùng nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết nhanh nhất.

Organization Schema Markup
Organization Schema Markup

Person Market Schema Markup

Schema này hiển thị những thông tin mô tả một cá nhân, chẳng hạn như tác giả, diễn viên, nhạc sĩ, v.v. với các thông tin cơ bản như: Tên, ảnh đại diện, ngày tháng năm sinh, hôn nhận, trình độ học vấn, thành viên trong gia đình,các tác phẩm liên quan (đối với tác giả), v.v.

Loại Schema này có mục đích cung cấp thông tin về cá nhân một cách trực quan, và nhanh gọn mà người dùng không cần phải truy cập vào website nào.

Person Market Schema Markup
Person Market Schema Markup

Local Business Schema Markup

Như tên gọi, đây là một loại dữ liệu có cấu trúc chuyên dùng để mô tả cho những doanh nghiệp địa phương, chẳng hạn như cửa hàng, nhà hàng, salon,…

Cho phép người dùng tìm kiếm được vị trí và một số thông tin cơ bản như: tên, địa chỉ, giờ hoạt động, số điện thoại, liên kết đến bản đồ, đánh giá của khách hàng, v.v.

Local Business Schema
Local Business Schema

Product & Offer Schema Markup

Đây là dạng Schema dùng để mô tả một sản phẩm và các ưu đãi dành cho sản phẩm đó, giúp các công cụ tìm kiếm hiển thị thông tin chi tiết về sản phẩm trong kết quả tìm kiếm, chẳng hạn như tên, thương hiệu, hình ảnh, mô tả, giá cả, đánh giá, tính sẵn có, v.v. ngay trong kết quả tìm kiếm, qua đó giúp tăng cường hiệu suất trong kết quả tìm kiếm sản phẩm.

Product & Offer Schema Markup
Product & Offer Schema Markup

Breadcrumbs Markup

Breadcrumb Schema hiển thị đường dẫn đến trang hiện tại trên thanh điều hướng của trang web. Breadcumb không chỉ giúp người dùng dễ dàng định vị được vị trí hiện tại và hiểu cấu trúc trang web, mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng, góp phần giảm tỉ lệ thoát trang.

Schema Breadcumb
Schema Breadcumb

Article Schema Markup

Đây là Schema dùng để mô tả cho các bài báo, bài blog, bài hướng dẫn, v.v, giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định nội dung bài viết, bài blog.

Qua đó có thể tối ưu hóa hiển thị các thông tin kết quả tìm kiếm liên quan như tiêu đề, tác giả, ngày xuất bản, hình ảnh đại diện của bài viết trong kết quả tìm kiếm.

Article Schema Markup
Article Schema Markup

Video Schema Markup

Schema Markup này vô cùng hiệu quả với mục đích mô tả một video, chẳng hạn như video YouTube, video được nhúng trên một trang web với nhũng thông tin như: thời lượng video, tiêu đề, mô tả của video trong kết quả tìm kiếm.

Video Schema Markup
Video Schema Markup

Event Schema Markup

Event Schema giúp hiển thị các thông tin chi tiết cho những sự kiện sắp diễn ra. Chẳng hạn như hội thảo, buổi hòa nhạc, triển lãm, với nhưng thông tin như: tên sự kiện, ngày giờ diễn ra, địa điểm tổ chức, mô tả sự kiện, liên kết đến trang web bán vé (nếu có) trong kết quả tìm kiếm. Từ đó giúp người dùng tìm kiếm thông tin và đưa ra quyết định thuận tiện hơn.

Event Schema
Event Schema

Rating/Review Schema Markup

Đây là loại Schema hiển thị các thông tin nhanh về đánh giá và nhận xét của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp địa phương, v.v. Giúp tăng tính thuyết phục và tin cậy, người dùng tin tưởng hơn về sản phẩm/dịch vụ và đưa ra quyết định mua hàng tốt hơn.

Rating/Review Schema Markup
Rating/Review Schema Markup

Đoạn trích nổi bật 

Đoạn trích nổi bật (Featured Snippets) giúp trang web của bạn có khả năng hiển thị đoạn trích dẫn tóm tắt nội dung chính của bài viết ở vị trí nổi bật trên kết quả tìm kiếm của Google. Kết quả hiển thị ngoài một số văn bản, còn hiển thị hình ảnh, cung cấp kết quả trực quan, tăng sự chú ý của người dùng, qua đó tăng khả năng nhấp vào.

Sitelink giúp hiển thị các ô liên kết trực tiếp xuất hiện bên dưới liên kết chính của một Website khi tìm kiếm. Các sitelink giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng cường tỷ lệ nhấp vào trang web của bạn mà không yêu cầu chi trả phí. Ví dụ dưới đây là sitelink về trang khóa học Digital Marketing:

Sitelink Schema
Sitelink Schema

Hướng dẫn tạo Schema thủ công

Việc thêm Schema thủ công yêu cầu bạn phải hiểu biết một chút về code và biết cách viết Schema nhất định. Tuy nhiên hôm nay IMTA sẽ hướng dẫn bạn cách đơn giản để viết code thông qua các công cụ hỗ trợ.
Trong các cách thêm schema thủ công thì JSON-LD là cách cài đặt Schema hiệu quả hàng đầu được bởi chính Google khuyên dùng. JSON-LD là chuỗi dữ liệu có cấu trúc được thực hiện dựa trên ngôn ngữ Javacript. Bạn sẽ tự thêm Schema bằng các đoạn <script> qua đó sẽ dễ dàng đọc và sửa lỗi hơn.

Các bước tiến hành thêm Schema thủ công bằng JSON-LD như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang web Technicalseo.com. Đây là một công cụ hỗ trợ viết các loại Schema Markup (JSON-LD) như Organization, Local Business, Person, Product, Sitelink,… cho từng nhu cầu khai báo Schema cụ thể của bạn.

Đây cũng là công cụ được tin dùng bởi nhiều dân SEOer khi có thể giúp nhanh chóng tạo và sửa chữa bằng việc nhập những trường thông tin website cần thiết của bạn.

Vào công cụ tạo schema JSON-LD
Vào công cụ tạo schema JSON-LD

Bước 2: Xác định loại Schema mà bạn muốn khai báo. Nhấp vào list danh sách các Schema ở trên và chọn loại Schema mà bạn muốn thêm. Ví dụ ở đây IMTA đang chọn Schema Local Business.

Chọn loại Schema phù hợp
Chọn loại Schema phù hợp

Bước 3: Đặt các Thông Tin Cho Schema Markup:
Khi tiến hành đặt các thông tin cần thiết cho Schema Markup, bạn sẽ nhận thấy phía bên phải tự động tạo ra các đoạn mã script tương ứng. Các đoạn mã này bao gồm khai báo định dạng, cấu trúc đối tượng và xác định kho dữ liệu liên kết.

Khai báo các trường thông tin cho Schema
Khai báo các trường thông tin cho Schema

Bước 4: Nhúng Mã Script vào Trang Web:
Sau khi bạn đã có đoạn mã script, việc tiếp theo là nhờ đội ngũ phát triển hỗ trợ chèn đoạn mã này vào trang web. Thông thường, đoạn mã sẽ được đặt trong phần header của trang. Đối với những trang web sử dụng WordPress, bạn có thể tải và sử dụng các plugin như Header and footer scripts để thêm đoạn mã một cách an toàn và thuận tiện.

Sử dụng plugin Header and footer scripts để chèn Schema
Sử dụng plugin Header and footer scripts để chèn Schema

Hoặc nếu bạn chỉ muốn chèn Schema vào một số trang hay bài viết nhất định ví dụ Article Schema hay Person Schema. Plugin Header and footer scripts cũng hỗ trơ chèn bằng cách kéo xuống phái dưới bài viết bạn sẽ thấy mục Insert Script to <head> để chèn Schema vào header cho riêng bài viết đó.

Chèn Schema cho riêng bài viết
Chèn Schema cho riêng bài viết

Hướng dẫn tạo Schema trên WordPress

Cách nhanh chóng và đơn giản nhất để cài đặt Schema markup là thông qua các plugin có trên WordPress. Hiện nay có rất nhiều plugin hỗ trợ việc cài đặt Schema vào website WordPress, trong đó Schema pro và Rankmath là 2 Plugin được in dùng nhiều nhất:

Tạo Schema bằng Rank Math SEO

Rank Math hiện là công cụ SEO hàng đầu hiện nay. Với việc Schema Markup cũng nằm trong tiêu chí xếp hạng của Google, các plugin SEO cũng hỗ trợ tính năng Schema rất tốt. Với bản pro của Rank Math bạn có thể cài đặt các Schema phổ biến như FAQ Schema, Authors, Article,… Các bước cài đặt Schema trên Rank Math không chỉ đơn giản mà còn mang lại hiệu suất tối ưu cho chiến lược SEO của bạn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Truy cập Dashboard của WordPress và chọn Rank Math > Modules. Tại đây, bạn kéo xuống phần Schema (Structured Data), kích hoạt tính năng và nhấp vào Setting để bắt đầu quá trình cài đặt.

Kích hoạt Schema và nhấn vào Setting
Kích hoạt Schema và nhấn vào Setting

Bước 2: Trong phần cài đặt, bạn có thể lựa chọn các loại Schema phù hợp với nội dung của trang web. Thông thường, việc ưu tiên cài đặt 3 loại Schema chính là Organization (cho doanh nghiệp) và Local Business ( Doanh nghiệp địa phương), Article (bài viết), và Author (tác giả).

Giao diện settings Plugin Rankmath
Giao diện settings Plugin Rankmath

Với bản pro của Rank Math, bạn mở ra khả năng cài đặt các loại Schema phổ biến khác như FAQ Schema và nhiều tính năng mở rộng khác, làm tăng tính linh hoạt và sức mạnh của chiến lược Schema trên trang web WordPress của bạn. Điều này không chỉ giúp cải thiện SEO mà còn tăng cường khả năng hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm Google.

Lưu ý: Dù các plugin hỗ trợ cài đặt tự động Schema, nhưng bạn nên tự kiểm tra và chỉnh sửa lại. Bởi vì thêm tự động, nên sẽ có những trường khai báo mà Rankmath sẽ khai báo rất chung chung. Vậy nên để được tối ưu tốt hơn, bạn nên tự kiểm tra và chỉnh sửa lại tốt hơn.

Tạo Schema bằng Yoast SEO bản Pro

Yoast SEO có hỗ trợ một số Schema phổ biến cho bạn, tuy nhiên không nhiều bằng Yoast SEO, plugin Yoast SEO sẽ có những Block Schema có sẵn như FAQ

Plugin Schema Pro

Schema Pro là plugin có đầy đủ những Schema hiện tại, tuy nhiên plugin khá tốn chi phí của bạn.

Link Shema pro tại đây: https://wpschema.com/

Với 1 website mới mua bản Schema Pro thì giá khá cao, bản thường hàng năm giá 69$, nâng cấp hơn 200$

Với Schema Pro thì bạn rất dễ dàng tạo Schema

Những lưu ý khi dùng Schema Markup trong SEO

Chính Xác và Liên Quan:

Đối với những SEOer, việc sử dụng Schema Google đòi hỏi một số lưu ý quan trọng. Trong đó, sự chính xác và liên quan của thông tin được đưa vào Schema đóng một vai trò quan trọng.

Hãy đảm bảo rằng mọi thông tin được áp dụng vào Schema là chính xác và nó phản ánh đúng nội dung trang web của bạn. Mọi sai sót hoặc thông tin không chính xác có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và ảnh hưởng đến uy tín của trang web.

Chèn Schema Phù Hợp:

Việc lựa chọn loại Schema phù hợp là rất quan trọng từ website. Chọn các loại Schema như Organization, Article, Product, và các loại khác một cách có chủ đích và liên quan đến nội dung cụ thể của trang web. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của bạn và cung cấp thông tin đầy đủ, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng cường khả năng hiển thị trang web trong kết quả tìm kiếm.

IMTA khuyên rằng việc sử dụng chính xác Schema phù hợp giúp tận dụng hết tiềm năng của Schema Google trong chiến lược SEO và digital marketing của bạn.

Chèn Schema cho Mỗi Trang Riêng Lẻ

Thay vì tạo Schema một lần cho toàn bộ website, chiến lược tốt hơn là tạo Schema Google cho từng trang cụ thể, từng URL. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro về vấn đề nội dung trùng lặp (duplicate content) và nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thuật toán Panda của Google.

Đặt Schema trong Phần Header

Việc đặt Schema trong phần Header của trang web mang lại nhiều lợi ích theo hướng dẫn của Google. Do đó, tôi khuyên bạn nên cố gắng chèn Schema vào phần Header của từng trang để tối ưu hóa hiệu suất và đạt được các lợi ích đầy đủ từ việc sử dụng Schema theo hướng dẫn của Google.

Kết luận

Dưới đây là những thông tin chi tiết về Schema mà IMTA muốn chia sẻ . Mong rằng, bạn đã có thêm hiểu biết về cách Schema có thể giúp cải thiện thứ hạng trang web, tăng lượng truy cập và tiếp cận người dùng một cách hiệu quả. Nếu bạn có thêm thông tin hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi tại IMTA!

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteSchema là gì? Bí Mật Để Tăng Sức Mạnh Website Trong 2024