Bạn có tin rằng một bài viết mới có thể nhanh chóng xếp hạng trong top 50 hoặc thậm chí top 20 trên Google chỉ sau vài ngày đăng tải? Điều này hoàn toàn khả thi nếu bạn biết cách áp dụng phương pháp Keyword Golden Ratio (KGR). Đây là một công thức giúp tối ưu từ khóa hiệu quả, đặc biệt dành cho các trang web mới gặp khó khăn trong việc cạnh tranh thứ hạng với những website có độ uy tín chưa cao.

Hôm nay hãy cùng IMTA tìm hiểu về Keyword Golden Ratio là gì, công thức tính tỉ lệ vàng, cũng như cách áp dụng vào trong bài content như thế nào nhé.

Keyword Golden Ratio (KGR) là gì?

Keyword Golden Ratio (Tỷ lệ vàng từ khóa) là một chiến lược xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa, đặc biệt là các từ khóa dài có lưu lượng tìm kiếm thấp. KGR rất phù hợp cho các trang web mới hoặc chưa có nhiều uy tín, giúp nội dung nhanh chóng lọt top Google trong thời gian ngắn.

Chẳng hạn, nếu bạn vừa xây dựng một blog về du lịch và áp dụng đúng KGR, bài viết của bạn về “hướng dẫn du lịch tự túc Đà Nẵng cho người mới” có thể leo lên vị trí cao trên Google chỉ sau vài ngày, ngay cả khi trang web của bạn chưa có nhiều backlink.

Ngoài ra, với các website đã có độ tin cậy nhất định, áp dụng KGR có thể đẩy nhanh quá trình xếp hạng lên top 10 trong thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ vài giờ sau khi bài viết được xuất bản, giúp bạn tiếp cận nhanh chóng lượng traffic tiềm năng.

Công thức Keyword Golden Ratio (KGR)

Tỷ lệ vàng từ khóa được tính như sau:

KGR = (Số lượng kết quả tìm kiếm tiêu đề chứa từ khóa) / (Lượng tìm kiếm hằng tháng của từ khóa đó)

Trong đó kết quả xảy ra trong 3 trường hợp sau:

  • KGR dưới 0.25: Đây là tỉ lệ vàng. Các từ khóa này có độ cạnh tranh thấp và dễ dàng lọt vào top 50 hoặc cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
  • KGR từ 0.25 đến 1.0: Từ khóa có độ cạnh tranh trung bình, có thể lọt vào top 100 nhưng sẽ khó để đạt thứ hạng cao nhanh chóng.
  • KGR trên 1.0: Đây là từ khóa có độ cạnh tranh cao. Website của bạn có thể mất nhiều thời gian để xếp hạng hoặc cần phải có độ uy tín lớn mới đạt được thứ hạng cao.
Công thức Keyword Golden Ratio (KGR)
Công thức Keyword Golden Ratio (KGR)

Ví dụ: bạn quản lí một website về dịch vụ bất động sản, bạn research từ khóa “chung cư quận 7”, với kết quả allintitle là được 38.400 results.

kiểm tra volume search được 5400 lượt search mỗi tháng, tính theo công thức, ta có:

KGR= 38400/5400 = 7.1

Qua đó có thể thấy “chung cư quận 7” là một từ khóa có độ cạnh tranh cao. Nếu website bạn mới chưa đủ uy tín thì khó có thể lên top từ khóa này với các đối thủ mạnh hơn. Vì vậy bạn cần tìm từ khóa có KGR thấp hơn.

Ví dụ, thay vì đó, hãy xem volume search 2 từ khóa khác như:

Kiểm tra allintitle: thì “chung cư đức khải quận 7” và “chung cư riverside quận 7” lần lượt 346 results và 874 results, vậy:

chung cư đức khải quận 7: KGR = 346/1300 = 0.26

chung cư riverside quận 7: KGR = 874/1900 = 0.46

Tức 2 từ khóa này ở mức độ cạnh tranh trung bình, nếu so với từ khóa đầu tiên với KGR = 7.1 thì 2 từ khóa này dễ hơn, tuy nhiên nếu website bạn còn mới thì có lẽ khó lên được trang 1. Với KGR như này thì bạn cần kết hợp phương pháp SEO tổng thể để từ khóa dần dần lên top được.

Hiện tại khóa học SEO tại IMTA thiên hướng về kỹ thuật SEO White Hat để phát triển tổng thể website bền vững, ngoài việc lên top hàng loạt từ khóa còn xây dựng thành Authority Site.

Vì vậy, khi nghiên cứu từ khóa, bạn nên ưu tiên chọn những từ khoá nào có kết quả KGR < 0.25 để tiến hành lên chiến lược content. Đặc biệt khi website của bạn còn mới, chưa có độ trust cao và chưa nhiều người biết đến.

Lợi ích của việc sử dụng Keyword Golden Ratio

Keyword Golden Ratio (KGR) không chỉ là một công cụ hữu hiệu giúp tăng thứ hạng từ khóa, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho quá trình SEO, đặc biệt đối với các trang web mới hoặc có độ uy tín chưa cao. Khi áp dụng đúng cách, KGR không chỉ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với các từ khóa có tính cạnh tranh thấp mà còn cải thiện đáng kể lưu lượng truy cập tự nhiên và tăng cơ hội lên top Google trong thời gian ngắn.

  • Dễ dàng khoanh vùng từ khóa: KGR giúp bạn tìm ra những từ khóa dài, ít cạnh tranh nhưng vẫn có lượt tìm kiếm nhất định. Qua đó giúp bạn dễ dàng khoanh vùng và tập trung vào các từ khóa có tiềm năng mang lại traffic mà không cần phải cạnh tranh với các website lớn.
  • Là phương pháp hiệu quả cho thị trường ngách: Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các thị trường ngách, nơi mà các từ khóa dài, có tính cạnh tranh thấp sẽ giúp bạn đạt thứ hạng cao hơn. KGR giúp khai thác những từ khóa “ẩn” mà đối thủ chưa nhắm đến.
  • Phù hợp với website mới: Việc một website mới chưa thể cạnh tranh với các đối thủ lớn với những keyword có volume search cao, thì KGR chính là giải pháp lý tưởng cho những website mới, chưa có độ uy tín cao. Các từ khóa dài và có lưu lượng tìm kiếm thấp dễ dàng đạt thứ hạng cao trên Google, giúp website từ từ xây dựng uy tín và tăng trưởng.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Việc tối ưu từ khóa theo KGR giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian so với việc cạnh tranh từ khóa có lượng tìm kiếm cao. Bạn có thể nhanh chóng lọt vào top tìm kiếm và tăng lượng traffic tự nhiên từ từ mà không cần đầu tư quá nhiều công sức vào SEO để cạnh tranh với các đối thủ mạnh.
  • Tăng khả năng chuyển đổi: Vì các từ khóa theo KGR thường rất cụ thể và liên quan trực tiếp đến nhu cầu của người dùng, điều này giúp tăng khả năng chuyển đổi, khi người truy cập tìm được chính xác thông tin mà họ cần, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
  • Thứ hạng nhanh chóng trong thời gian ngắn: Một trong những ưu điểm nổi bật của KGR là khả năng giúp trang web đạt thứ hạng cao chỉ trong vài ngày hoặc thậm chí vài giờ, mang lại hiệu quả nhanh chóng mà không cần thời gian chờ đợi quá lâu.

KGR là một phương pháp SEO hiệu quả, mang lại lợi ích lớn cho các website mới và thị trường ngách, giúp tối ưu nguồn lực và thời gian trong quá trình SEO.

Hướng dẫn cách tính và áp dụng Keyword Golden Ratio (KGR)

Keyword Golden Ratio (KGR) là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tìm ra những từ khóa ít cạnh tranh mà vẫn có thể mang lại lượng truy cập cao cho website. Để áp dụng phương pháp này, chúng ta cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Tìm từ khóa tiềm năng

Đầu tiên, bạn cần xác định những từ khóa nào có khả năng thu hút lưu lượng truy cập cho nội dung của bạn. Các từ khóa này thường là các cụm từ khóa cụ thể với ít cạnh tranh và có volume search nhất định. Bạn có thể tập trung vào từ khóa dài và Local Keyword giúp bạn dễ lên top trên SERP hơn, đặc biệt nếu website của bạn còn mới hoặc có độ uy tín thấp.

Ví dụ: Giả sử bạn đang xây dựng một trang web về du lịch cắm trại, thay vì nhắm đến từ khóa chung chung như “du lịch camping,” bạn nên tìm kiếm các từ khóa dài hơn và cụ thể hơn như “địa điểm camping đẹp gần Sài Gòn” hoặc “hướng dẫn camping cho người mới bắt đầu.”

Cách tìm từ khóa tiềm năng:

Sử dụng các công cụ SEO web như Google Keyword Planner, Ahrefs, hoặc SEMRush để tìm kiếm các từ khóa liên quan có lưu lượng tìm kiếm thấp (dưới 250 lượt tìm kiếm mỗi tháng).

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng chức năng “Autocomplete” của Google hoặc dựa trên gợi ý từ tính năng Auto-suggest để khám phá các từ khóa dài tiềm năng.

Google Autocomplete (Google Suggest)
Google Autocomplete (Google Suggest)


Ví dụ: Khi bạn nhập từ khóa “chung cư quận 9” vào Google, bạn có thể thấy các gợi ý như “chung cư quận 9 dưới 2 tỷ,” “chung cư quận 9 cho thuê,”… Những từ khóa này có khả năng ít cạnh tranh và đáp ứng tốt yêu cầu của KGR.

Bước 2. Chọn từ khóa có KGR dưới 0.25

Tính toán KGR, nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 0.25, từ khóa đó được coi là ít cạnh tranh và có khả năng lọt vào top 50 nhanh chóng. Từ khóa có KGR càng thấp càng tốt.

Ví dụ: theo ví dụ trên, Với KGR = 0.25, từ khóa “chung cư giá rẻ quận 7” đủ điều kiện để bạn lựa chọn và tối ưu trong nội dung. Nếu bạn tìm thấy từ khóa có KGR cao hơn, chẳng hạn KGR = 0.3, thì đây là có lẽ là từ khóa bạn khó có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn của mình.

Bước 3. Nghiên cứu từ khóa có lượng tìm kiếm thấp

Để áp dụng KGR, bạn nên chọn từ khóa có lượng tìm kiếm hàng tháng dưới 250 lượt. Bởi điều này giúp bạn tối ưu nội dung và nhanh chóng có kết quả tốt mà không phải cạnh tranh với các từ khóa có lượng tìm kiếm quá cao.

Ví dụ: Thay vì chọn từ khóa chung chung như “chung cư TP. Hồ Chí Minh” (có lượng tìm kiếm rất lớn và cạnh tranh cao), bạn có thể chọn từ khóa dài và cụ thể hơn như “chung cư giá rẻ gần siêu thị quận 7”. Với từ khóa này, lượng tìm kiếm thấp nhưng bạn có thể dễ dàng lọt top và thu hút những người đang tìm kiếm thông tin cụ thể.

Bước 4. Viết và tối ưu nội dung cho từ khóa KGR

Khi đã xác định được từ khóa có KGR thấp, bước tiếp theo là xây dựng nội dung chất lượng xoay quanh từ khóa đó. Nội dung cần phải giải đáp được intent search người dùng và cung cấp giá trị để giữ chân người đọc lâu hơn trên website.

Ví dụ: Nếu từ khóa bạn chọn là “chung cư giá rẻ gần trường học quận 7”, bạn có thể viết một bài chi tiết về những lựa chọn chung cư ở khu vực này, cung cấp thông tin về vị trí, tiện ích, giá bán, và những gợi ý phù hợp cho người mua có thu nhập trung bình. Bài viết không chỉ tập trung vào từ khóa chính mà còn sử dụng các từ khóa phụ liên quan để tăng độ phủ sóng. Ngoài ra việc cung cấp đầy đủ thông tin giúp người đọc có thiện cảm với website bạn, họ sẽ quay lại hoặc chia sẻ bài viết của bạn nhiều hơn.

Bước 5. Theo dõi và tối ưu liên tục

Sau khi xuất bản nội dung, bạn cần theo dõi kết quả thông qua các công cụ như Google AnalyticsSearch Console để đánh giá hiệu quả. Nếu cần thiết, hãy tối ưu lại nội dung hoặc bổ sung các thông tin mới để duy trì và cải thiện thứ hạng.

Ví dụ: Sau một vài tuần, nếu bạn thấy bài viết về “chung cư giá rẻ quận 7” bắt đầu thu hút lượng truy cập nhưng vẫn chưa đạt được vị trí mong muốn, hãy bổ sung thêm nội dung như các đánh giá thực tế từ người mua hoặc hình ảnh, video minh họa để tăng tính thuyết phục.

Công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa Keyword Golden Ratio (KGR)

Hiện có nhiều công cụ SEO web giúp xác định từ khóa tiềm năng để áp dụng công thức KGR có thể được hỗ trợ bởi nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa. Dưới đây là ba công cụ phổ biến mà mình hay dùng:

Google Keyword Planner

Mình hay dùng Google Keyword Planner để tìm kiếm từ khóa và volume search, bởi ngoài ra kết quả chính xác, công cụ này còn gợi ý thêm những từ khóa liên quan kèm volume search.

Đầu tiên bạn cần truy cập Google Ads và đăng nhập vào tài khoản. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy công cụ Keyword Planner trong phần “Tools & Settings”.

Sau khi truy cập Keyword Planner, chọn Discover New Keywords (Khám phá từ khóa mới) để bắt đầu tìm kiếm từ khóa liên quan đến chủ đề bạn đang hướng đến.

Chọn Discover new Keywords
Chọn Discover new Keywords

Sau đó bạn nhập từ khóa tìm kiếm, thì sẽ hiển thị từ khóa chính đó. Ngoài ra công cụ nầy còn gợi ý thêm những từ khóa liên quan bên dưới.

Tìm kiếm từ khóa phù hợp
Tìm kiếm từ khóa phù hợp

Keyword Planner sẽ hiển thị danh sách từ khóa liên quan, cùng với các thông tin như lưu lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng và mức độ cạnh tranh của từ khóa. Tìm kiếm những từ khóa có lưu lượng tìm kiếm dưới 250 để áp dụng KGR.

Keywordtool.io

Keywordtool.io là công cụ tìm kiếm từ khóa mạnh mẽ giúp bạn nghiên cứu từ khóa dài (long-tail keywords) dựa trên các truy vấn của người dùng. Ngoài ra điểm mạnh của Keywordtool là bạn có thể tìm từ khóa nên nhiều nền tảng khác như YouTube, Bing, Amazon,…

Đầu tiên, bạn truy cập Keywordtool.io và chọn công cụ tìm kiếm Google từ menu công cụ ở trên cùng. Nhập từ khóa chính của bạn, ví dụ, “chung cư quận 9”. Sau đó, chọn “tiếng Việt” và bấm tìm kiếm.

KeyWordtool.io
KeyWordtool.io

Keywordtool.io sẽ hiển thị các từ khóa dài liên quan đến từ khóa chính bạn đã nhập, cùng với dữ liệu về số lượng tìm kiếm, cạnh tranh, và đề xuất từ khóa.

Nếu bạn tìm thấy từ khóa có lượng tìm kiếm thấp hơn 250 lượt mỗi tháng và có ít cạnh tranh, bạn có thể áp dụng công thức KGR để tối ưu từ khóa này.

SEMRush

SEMRush là công cụ SEO All-in-one, giúp bạn nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ, và đánh giá tiềm năng từ khóa theo các yếu tố cạnh tranh. Đây là công cụ mạnh mẽ để xác định những từ khóa có khả năng mang lại traffic cao.

Bước 1: Đăng nhập SEMrush, nhập từ khoá chính

Đăng nhập vào tài khoản SEMrush của bạn và truy cập mục Keyword Overview từ bảng điều khiển. Nhập từ khóa chính của bạn, ví dụ, “cắm trại”, sau đó chọn khu vực bạn muốn nghiên cứu từ khóa.

truy cập mục Keyword Overview
truy cập mục Keyword Overview

Bước 2: Xem danh sách kết quả từ khóa

Sau khi chờ một lúc, thì bạn sẽ có Keyword Ideas và Related keyword, bấm vào “view All” từng mục để xem chi tiết:

Xem danh sách kết quả từ khóa
Xem danh sách kết quả từ khóa

Bước 3: Phân tích kết quả

Khi mình click “View All” trong mục Keyword ideas thì SEMRush sẽ hiển thị thông tin về các từ khóa bao gồm lượng tìm kiếm, độ khó khăn cạnh tranh và các từ khóa liên quan.

Keyword ideas
Keyword ideas

Bạn có thể sắp xếp các từ khóa theo lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh để tìm những từ khóa phù hợp với công thức KGR.

Mỗi công cụ có điểm mạnh riêng, vì vậy hãy lựa chọn phù hợp với mục tiêu SEO của bạn.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp KGR

Mặc dù Keyword Golden Ratio (KGR) là một phương pháp hiệu quả để tối ưu thứ hạng từ khóa, nhưng khi áp dụng cần lưu ý một số yếu tố quan trọng để đảm bảo kết quả tốt nhất. Dưới đây là các lưu ý cùng với ví dụ cụ thể:

  • Chọn từ khóa có lượng tìm kiếm phù hợp: KGR chỉ hiệu quả đối với các từ khóa dài có lượng tìm kiếm thấp (thường dưới 250 lượt tìm kiếm hàng tháng). Ví dụ, thay vì chọn từ khóa “chung cư TP. Hồ Chí Minh” (với hàng ngàn lượt tìm kiếm), bạn có thể chọn từ khóa dài như “chung cư giá rẻ tại quận 7” hoặc “chung cư gần trường học tại TP. Hồ Chí Minh,” các từ khóa này sẽ dễ lọt vào top nhanh hơn do ít cạnh tranh.
  • Nội dung chất lượng cao: Việc lựa chọn từ khóa theo KGR chỉ là bước đầu, bạn vẫn cần phải đảm bảo nội dung cung cấp đầy đủ thông tin và giải đáp được nhu cầu của người dùng. Ví dụ, khi sử dụng từ khóa “cách chọn chung cư quận 7 cho gia đình trẻ”, bạn cần xây dựng bài viết với nội dung chi tiết về vị trí, tiện ích, và giá thành của các căn hộ ở khu vực này, giúp người đọc có được thông tin hữu ích.
  • Tối ưu đúng cách: Dù KGR tập trung vào từ khóa có lượng tìm kiếm thấp, bạn vẫn cần phải tối ưu hóa SEO Onpage chuẩn chỉnh như tiêu đề, meta description, URL và Internal Link. Ví dụ, bài viết với từ khóa “chung cư giá rẻ TP. Hồ Chí Minh” nên có tiêu đề hấp dẫn như “Top 10 chung cư giá rẻ tại TP. Hồ Chí Minh đáng mua nhất năm 2024”, cùng với URL ngắn gọn và chuẩn SEO như “chung-cu-gia-re-tp-hcm”.
  • Cạnh tranh thấp nhưng không phải không có cạnh tranh: KGR giúp giảm độ cạnh tranh nhưng không có nghĩa là không có đối thủ. Ví dụ, ngay cả với từ khóa dài như “chung cư giá rẻ quận 7 dưới 1 tỷ”, bạn vẫn cần kiểm tra các đối thủ đang đứng đầu để xem nội dung họ cung cấp. Điều này giúp bạn tạo ra nội dung vượt trội hơn về chất lượng hoặc chi tiết hơn về một khía cạnh cụ thể.
  • Liên tục theo dõi và điều chỉnh: Sau khi áp dụng KGR, bạn cần theo dõi kết quả thông qua các công cụ như Google Analytics hoặc Search Console để đánh giá hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy từ khóa “chung cư gần siêu thị quận 9” bắt đầu có lượng truy cập tăng, bạn có thể tối ưu hóa thêm bằng cách bổ sung các bài viết liên quan để giữ chân người dùng và cải thiện thứ hạng từ khóa.
  • Không áp dụng quá mức: KGR chỉ nên được sử dụng với các từ khóa dài và ít cạnh tranh. Ví dụ, thay vì chỉ áp dụng KGR cho mọi từ khóa, bạn nên sử dụng phương pháp này cho các từ khóa như “chung cư quận 9 cho người thu nhập thấp”, trong khi các từ khóa phổ biến hơn như “mua nhà TP. Hồ Chí Minh” sẽ cần các chiến lược SEO khác như tối ưu nội dung và xây dựng backlink mạnh mẽ hơn.

Bằng cách chú ý đến các yếu tố trên, cùng với những ví dụ cụ thể, bạn có thể tối ưu việc sử dụng KGR để tăng thứ hạng từ khóa một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Kết luận

Keyword Golden Ratio (KGR) là một phương pháp hiệu quả trong việc tối ưu từ khóa cho các website mới hoặc có độ uy tín thấp, giúp tăng nhanh thứ hạng và lượng truy cập. IMTA hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách áp dụng công thức KGR giúp tận dụng các từ khóa dài, ít cạnh tranh, qua đó hỗ trợ việc xây dựng chiến lược content chất lượng và nhắm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng doanh nghiệp bạn.

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteKeyword Golden Ratio là gì? Hướng dẫn dùng KGR trong SEO