Khi SEO website, có lẽ bạn từng gặp phải hiện tượng nhiều bài viết cùng cùng tối ưu cho một chủ đề tương tự nhau. Điều này dễ dẫn đến tình trạng Keyword Cannibalization (Ăn thịt từ khóa) dẫn đến các tác động tiêu cực đối với SEO website bạn. Vậy, làm thế nào để khắc phục vấn đề này? Hãy cùng IMTA tìm hiểu về “ăn thịt từ khóa” là gì và các cách giải quyết trong bài viết này!
Keyword Cannibalization là gì?
Keyword Cannibalization là hiện tượng một từ khóa SEO chính được sử dụng để xếp hạng cho hai hoặc nhiều bài viết trên cùng một trang web.
Hiện tượng dẫn đến tình trạng xung đột giữa các trang trong cùng 1 website, khiến cho cùng một kết quả tìm kiếm trên Google thì xếp hạng vị trí của 2 hay nhiều bài viết khác nhau, và có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực đối với Website bạn.
Tình trạng Keyword Cannibalization gây khó khăn cho các công cụ tìm kiếm trong việc xác định trang nào mới là trang đích để được ưu tiên xếp hạng, dẫn đến việc có thể 2 trang sẽ bị mất luôn thứ hạng. Đối với người dùng, họ cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt bài viết nào là trang phù hợp nhất với nhu cầu của họ.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Keyword Cannibalization thường xảy ra khi nào?
- Kế hoạch SEO không rõ ràng, không lên chiến lược nghiên cứu từ khóa không, dẫn đến việc sử dụng SEO từ khóa nhiều lần mà không để ý, kiểm soát.
- Sử dụng các từ khóa thương hiệu làm từ khóa chính và sử dụng chúng trên nhiều trang thay vì tạo ra các trang đích riêng biệt.
- Các bài viết có cùng chủ đề và từ khóa chính.
- Cách SEO cũ thường sử dụng Keyword Cannibalization để cố gắng tăng thứ hạng, nhưng cách này thường gây hại cho website.
Để tránh hiện tượng “ăn thịt từ khóa” này, thay vì viết nhiều bài viết với cùng một chủ đề hoặc từ khóa, hãy tập trung vào việc tạo ra các bài viết chất lượng và chuyên sâu, cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc. Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu suất SEO của website và tránh xa khỏi các vấn đề liên quan đến Keyword Cannibalization.
Các trường hợp Keyword Cannibalization trong SEO
Đối với những người mới học khóa học SEO, để hiểu rõ hơn về Keyword Cannibalization và cách giải quyết nó, bạn cần biết có bao nhiêu trường hợp xuất hiện Keyword Cannibalization. Keyword Cannibalization thường phổ biến nhất khi có hai hoặc nhiều trang đích trên website cùng cạnh tranh cho cùng một từ khóa.
Cả hai trang đều có thứ hạng cao và cạnh tranh với nhau
Nếu 2 trang web có hạng cao khi tìm kiếm, điều này có lợi ích về chỉ số CTR và tăng lượng truy cập cho website của bạn. Đây được xem là trường hợp ăn thịt từ khóa tốt. Bạn chỉ cần điều chỉnh tiêu đề và mô tả meta. Hãy đảm bảo rằng hai bài viết không trùng lặp nội dung và hãy tạo ra một nội dung độc đáo hơn cho trang đích.
Trang phụ có tỷ lệ chuyển đổi thấp nhưng lại có thứ hạng cao
Trong trường hợp cả hai trang đều ở trang 1 Google, nhưng trang phụ có tỷ lệ chuyển đổi thấp và không phản ánh đúng ý định tìm kiếm của người dùng, lại được xếp hạng cao hơn trang chính của bạn.
Đầu tiên, bạn nên check cả 2 trang trên Google Search Console để xem trang nào nhận được nhiều click chuột hơn. Sau đó, quyết định xem có nên thay đổi các yếu tố SEO để chuyển từ khóa sang trang cần SEO.
Trang phụ được xếp hạng cao hơn, trong khi trang chính lại ở trang 2
Ở trường hợp này, trang phụ được xếp hạng cao trên Google, nhưng trang chính nằm tận trang2/3. Trong trường hợp này, bạn có thể tối ưu nội dụng để trang chính ăn từ khóa, và nội dung sẽ tập trung search intent của người dùng.
Hoặc bạn có thể gộp nội dung của 2 trang lại với nhau. Trong trường hợp 2 này, bạn cần cân nhắc đến search intent của người dùng. Đồng thời tiếp tục theo dõi thứ hạng từ khóa 2 trang đang rank để đề phòng Google có cập nhật lại thứ hạng trong tương lai.
Cả 2 trang đều không có thứ hạng cao
Trong trường hợp cả hai trang đều xếp hạng ở trang 2/3 Google và bị kẹt lại trong thời gian dài, có thể Keyword Cannibalization đang kìm hãm cả 2 trang lại. Bạn cần kiểm tra xem:
- Sử dụng Google Search Console để kiểm tra lượt nhấp chuột trên 2 trang.
- Quyết định xem trang nào là trang chính và phù hợp cho người dùng hơn.
- Sửa lại tiêu đề và thẻ mô tả để hấp dẫn hơn.
- Có thể hợp nhất 2 bài lại, tối ưu SEO lại cho trang chính, hoặc sử dụng 301 để Redirect cho các trang phụ.
Bằng cách xác định rõ từng trường hợp và áp dụng các biện pháp khắc phục thích hợp, bạn có thể giải quyết hiện tượng Keyword Cannibalization một cách hiệu quả và tối ưu hóa hiệu suất SEO của trang web của mình.
Nguyên nhân gây ra tình trạng Keyword Cannibalization
Nghiên cứu từ khóa không kỹ lưỡng
Việc không nghiên cứu từ khóa một cách cẩn thận là một nguyên nhân chính dẫn đến Keyword Cannibalization. Khi nghiên cứu từ khóa và không có kế hoạch phân chia cho hợp lí, có thể bạn sẽ sử dụng cùng một từ khóa cho nhiều trang, tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết giữa các trang của chính site của bạn.
Nội dung trùng lặp
Nội dung trùng lặp trên nhiều trang cũng có thể dẫn đến Keyword Cannibalization. Khi các công cụ tìm kiếm gặp phải nội dung trùng lặp, con Bot của Google sẽ gặp khó khăn trong việc xác định trang nào sẽ được ưu tiên xếp hạng cao hơn, điều này có thể làm giảm uy tín của từng trang.
Tối ưu SEO từ khóa quá mức
Nếu bạn tối ưu SEO từ khóa quá mức hoặc tập trung quá nhiều đi link, Anchor Text quá nhiều vào một số từ khóa cụ thể trên nhiều trang với hy vọng cải thiện thứ hạng, điều này cũng có thể gây ra Keyword Cannibalization. Các công cụ tìm kiếm không phân biệt được trang nào là có uy tín nhất cho một từ khóa cụ thể.
Thiếu chiến lược đi link nội bộ
Liên kết nội bộ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang web nào là trang chính, trang web nào là trang phụ của bạn. Nếu không có chiến lược đi liên kết nội bộ phù hợp, các công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định trang quan trọng nhất cho các từ khóa cụ thể.
Chồng chéo nội dung không chủ ý
Đôi khi, khi viết content vô tình bạn sẽ tạo ra content có nội dung chồng chéo khi tập trung vào các chủ đề tương tự. Điều này có thể dẫn đến các trang cạnh tranh và gây ra Keyword Cannibalization.
Thiếu sự trải nghiệm người dùng
Ở hiện tại, Google đã tích hợp trí tuệ nhân tạo, AI và thay đổi nhiều thuật toán. Họ dựa nhiều vào trải nghiệm người dùng để đưa ra kết quả phù hợp. Thay vì phụ thuộc vào backlink và anchor text như trước. Do đó, để tối ưu trải nghiệm người dùng, trang đích của bạn cần cung cấp tất cả thông tin chính mà người dùng cần, tránh việc spam Anchor Text và trùng lặp nội dung trong các trang phụ.
Hậu quả của Keyword Cannibalization trong SEO?
Để không bị bất ngờ bởi hậu quả của Keyword Cannibalization, bạn cần biết rõ hậu quả của Keyword Cannibalization trong SEO để không bị bất ngờ khi xảy ra trên website của bạn. Qua đó có thể theo dõi chặt chẽ, phân tích để tìm ra kịp thời ngăn chặn những trường hợp có thể bị từ khóa ăn thị lẫn nhau trong tương lai.
- Khi xảy ra tình trạng “ăn thịt từ khóa”, các từ khóa từ các bài viết “ăn thịt” nhau thường chỉ được xếp hạng ở trang 2 hoặc bị mắc kẹt lại trang 2. Điều này sẽ làm giảm traffic, gây ảnh hưởng đến công việc,…
- Google không thể xác định được bài viết nào là trang chính, khi hai hay nhiều bài viết với cùng từ khóa. Hậu quả của điều này là thứ hạng từ khó sẽ giảm dần dần, làm lượng truy cập giảm. Tỷ lệ chuyển đổi sẽ giảm, và doanh số bán hàng website bạn cũng sẽ giảm đi.
- Làm loãng link và Anchor cùng chủ đề do nằm ở quá nhiều bài viết, qua đó sẽ mất hiệu quả và trở nên không đáng tin cậy. Độ uy tín của website bạn sẽ giảm đi. Ngân sách đầu tư vào SEO sẽ bị lãng phí mà hiệu quả thu về không cao.
- Bởi vì ăn thịt từ khóa khiến rank tụt, làm cho số lượng người dùng truy cập vào trang web của bạn sẽ giảm dần.
- Khi người dùng thấy quá nhiều từ khóa giống nhau trên các trang của bạn, họ có thể hiểu lầm rằng nội dung của chúng không đa dạng. Dần sau sẽ khiến Google không index các bài viết của bạn.
Cách giải quyết tình trạng Keyword Cannibalization
Dưới đây là 6 cách để bạn giảu quyết tình trạng ăn thịt từ khóa cho website:
Audit lại nội dung bài viết
Thay đổi tiêu đề và thẻ mô tả của bài viết để làm nổi bật lên nội dung chính của trang chính và trang phụ, từ đó bắt được đúng search intent của người dùng. Điều này giúp tránh việc từ khóa giống nhau xuất hiện ở nhiều trang đồng thời, làm mất tính chất độc đáo của từng trang.
Theo dõi và phân tích hiệu quả
Sử dụng Google Search Console để theo dõi và phân tích hiệu quả của các từ khóa tương tự. Xác định trang nào nhận được lượng traffic cao hơn và từ đó quyết định giữ lại trang nào và loại bỏ trang nào. Điều này giúp tối ưu hóa các trang để tăng hiệu suất SEO.
Chuyển hướng 301
Sử dụng điều hướng 301 để chuyển hướng một trong hai trang sang trang còn lại, giữ lại lượng traffic và thứ hạng của trang được chuyển hướng. Điều này giúp tối ưu hiệu suất SEO và tăng cường trải nghiệm người dùng.
Sử dụng thẻ Canonical
Sử dụng thẻ Canonical để xác định trang chính và tránh việc trùng lặp nội dung trên các trang web hoặc trên cùng một trang web. Thẻ Canonical giúp Google hiểu rõ trang nào là trang chính mà bạn muốn ưu tiên trong kết quả tìm kiếm, từ đó cải thiện hiệu suất SEO và tránh việc bị phạt vì nội dung trùng lặp.
Cân nhắc giữ hoặc loại bỏ Keyword Cannibalization
Xem xét từng trường hợp một và quyết định giữ lại hoặc loại bỏ Keyword Cannibalization dựa trên hiệu quả và mục tiêu SEO của bạn. Nếu có nhiều trang cạnh tranh với nhau, hãy xem xét loại bỏ những trang không cần thiết hoặc gộp chúng lại thành một trang duy nhất.
Cải thiện Internal Link
Thiết lập liên kết nội bộ chặt chẽ giữa các bài viết để Google hiểu rõ trang nào là trang đích mà bạn muốn SEO. Liên kết nội bộ giúp tăng cường quan hệ giữa các trang trên website của bạn và cải thiện cấu trúc website.
Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về Keyword Cannibalization và đã được cung cấp một số thông tin quan trọng để giúp bạn khắc phục tình trạng này. Hy vọng rằng những kiến thức từ bài viết sẽ giúp bạn thực hiện SEO một cách hiệu quả hơn. Đừng quên theo dõi IMTA để cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO và Digital Marketing nhé!