Chăm sóc website là một quá trình quan trọng để duy trì và phát triển website lâu dài. Vậy, chăm sóc website là gì? Trong bài viết này, IMTA sẽ giúp bạn hiểu hơn về chăm sóc website là gì, các công việc chăm sóc website và cách chăm sóc website chuyên nghiệp để bạn có thể phát triển website một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Những nội dung chính về chăm sóc website cần chú ý trong bài viết này:
- Chăm sóc website là gì?
- Tại sao cần phải chăm sóc website thường xuyên
- Các công việc chăm sóc website mà người quản trị web cần thực hiện
- Cách chăm sóc website hiệu quả và tối ưu nhất
- Những website nào cần được chăm sóc?
- Những vấn đề quan trọng khi chăm sóc website
1. Chăm sóc website là gì?
Chăm sóc website là quá trình cập nhật nội dung, theo dõi, sửa lỗi website, tối ưu website, cấu trúc url, cải thiện trải nghiệm người dùng (UX/UI),… để đảm bảo trang web hoạt động tốt nhất, nâng cao trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website và nâng cao thứ hạng của website trên trang công cụ tìm kiếm (SERP).
Mục đích của chăm sóc website là giúp trang web được hoạt động ổn định và có thể phát triển bền vững, hạn chế các lỗi kĩ thuật, bảo mật an toàn cho website,… để thu hút nhiều khách hàng truy cập vào website hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi, đạt được mục đích trong chiến lược marketing online của doanh nghiệp.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
2. Tại sao phải chăm sóc website thường xuyên?
Trong môi trường kinh doanh trực tuyến và sự phát triển mạnh mẽ của môi trường công nghệ, website ngày càng có vai trò rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh hiện nay.
Chăm sóc website là một quá trình liên lục và toàn diện bao gồm nhiều hoạt động và công việc khác nhau. Nếu website không được chăm sóc thường xuyên thì rất dễ bị hacker tấn công, rớt thứ hạng website, tụt traffic,…
Dưới đây là một số lý do quan trọng tại sao phải chăm sóc website thường xuyên:
- Tăng độ nhận diện cho thương hiệu, tạo lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp: Một website được chăm sóc tốt, nội dung được cập nhật thường xuyên, giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng,.. sẽ khiến doanh nghiệp thể hiện được chuyên môn cao, tạo ấn tượng với khách hàng khi họ truy cập vào trang web.
- Tăng tương tác với khách hàng trên website: Thông qua các tính năng tương tác trên website như live chat, form liên hệ,.. trên website sẽ giúp doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng đặt câu hỏi và doanh nghiệp cũng có thể phản hồi một cách nhanh chóng nhất để tạo sự tin cậy.
- Duy trì website hoạt động ổn định: Nếu khách hàng truy cập vào một website thường xuyên bị lỗi, tải chậm, không thân thiện với người dùng thì khách hàng sẽ cảm thấy website này không uy tín và sẽ cảm thấy mất niềm tin, dẫn đến rời bỏ doanh nghiệp để tìm đến những website khác của đối thủ.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX/UI): Website có giao diện trực quan, dễ điều hướng, dễ thao tác trên điện thoại và máy tính,… là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng, từ đó thúc đẩy được hành động mua hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website.
- Tăng cường bảo mật cho website: Đối với những website không được chăm sóc thường xuyên thì sẽ rất dễ bị tấn công, dính lỗi bảo mật hoặc virus,… khiến cho các dữ liệu của khách hàng và doanh nghiệp trên website bị rò rỉ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc chăm sóc website thường xuyên sẽ giúp cho website của doanh nghiệp hạn chế tối đa nhất được các vấn đề về lỗi bảo mật của website.
- Cải thiện thứ hạng SEO: Thuật toán Google luôn ưu tiên xếp hạng những website thường xuyên cập nhật những nội dung mới, những nội dung mang lại giá trị cho người đọc, website thân thiện với người dùng,… Vì vậy, website được chăm sóc thường xuyên sẽ giúp Google đánh giá được đây là một website uy tín và giúp tăng thứ hạng SEO của website, thu hút nhiều người dùng truy cập hơn.
- Tăng doanh số, tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp từ website: Khi một website có giao diện thân thiện, hình ảnh sản phẩm thu hút, các thông tin, chính sách rõ ràng, quy trình đặt hàng, thanh toán được tối ưu,… thì sẽ tối ưu được trải nghiệm mua sắm của khách hàng, chuyển đổi khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
3. Công việc chăm sóc website bao gồm những gì?
Chăm sóc website là một công việc cần phải thực hiện thường xuyên và liên tục, để website có thể phát huy tối đa hiệu quả và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Vậy, người quản trị website cần phải biết cách chăm sóc website đúng cách để trang web có thể ngày càng phát triển hơn, chứ không nên chỉ chăm sóc website ở mức duy trì hoạt động hàng ngày.
Công việc chăm sóc website bao gồm:
- Kiểm tra và cập nhật hệ thống: Người quản trị website sẽ phải thường xuyên cập nhật plugin, theme nếu là website WordPress để tránh các lỗ hổng bảo mật, kiểm tra các liên kết bị hỏng (broken link) và sửa lỗi 404 để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của web.
- Tối ưu SEO trên website: Một website thường xuyên đăng tải các nội dung, bài viết, sản phẩm mới mang lại giá trị cho người đọc thì sẽ thu hút người dùng và giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn. Vì vậy, chăm sóc website tốt là cần phải thường xuyên đăng tải các bài viết chuẩn SEO có giá trị, cập nhật bổ sung thông tin cho những bài viết cũ, tối ưu SEO Onpage và SEO Offpage để cải thiện thứ hạng cho website.
- Theo dõi thứ hạng từ khóa: Thường xuyên theo dõi thứ hạng từ khóa sẽ giúp người quản lý chăm sóc website biết được bài SEO nào đang có thứ hạng tốt và bài nào đang tụt hạng, để có thể đưa ra được kế hoạch điều chỉnh từ khóa, nội dung phù hợp.
- Tối ưu tốc độ tải trang: Kiểm tra tốc độ tải trang của website bằng công cụ PageSpeed Insight và sau đó tiến hành tối ưu theo những đề xuất mà công cụ đưa ra như: giảm dung lượng hình ảnh, loại bỏ bớt những đoạn code thừa trong HTML, JavaScript, CSS,…
- Theo dõi hiệu và phân tích hiệu suất website: Theo dõi website bằng Google Analytics, Google Search Console để biết được lưu lượng truy cập, hành vi người dùng, tỷ lệ thoát,… Sau đó báo cáo tiến độ, hiệu suất website định kỳ hàng tháng để doanh nghiệp có phương pháp cái thiện website tốt hơn.
4. Cách chăm sóc website chuyên nghiệp
Để có thể chăm sóc website chuyên nghiệp thì bạn cần phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ thuật và khả năng xử lý, quản lý nội dung tốt.
Dưới đây là các cách chăm sóc website chuyên nghiệp và hiệu quả:
Chăm sóc kỹ thuật website
Chăm sóc các yếu tố kỹ thuật giúp website hoạt động ổn định, bảo mật tốt, tốc độ tải trang ổn định và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng truy cập. Để có thể chăm sóc kỹ thuật website thì bạn có thể thực hiện:
- Cài đặt chứng chỉ SSL (HTTPS) để bảo vệ dữ liệu của người dùng và của website. Cập nhật plugin, theme và thường xuyên quét mã độc, virus để ngăn chặn khả năng xuất hiện lỗ hổng bảo mật.
Ví dụ: Nếu người dùng truy cập vào một website và được Google cảnh báo là ” trang web không an toàn” thì khách hàng sẽ rời đi ngay lập tức và thứ hạng trên Google cũng giảm dần đi.
- Kiểm tra sever, tốc độ load web để đảm bảo website luôn hoạt động tốt và khắc phục kịp thời khi website gặp vấn đề về hosting, domain,…
Ví dụ: Khi website thường xuyên bị sập, người dùng không thể truy cập vào website, thì có thể website đang gặp vấn đề về hosting, cần liên hệ đến nhà cung cấp hoặc chuyển đổi hosting khác phù hợp hơn.
- Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX/UI) bằng cách thiết kế website có các thanh điều hướng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung trên website, tối ưu và kiểm tra các nút liên hệ, form liên hệ, tối ưu giao diện website trên cả máy tính và di động để mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất. Ngoài ra, nếu website có nhiều lỗi 404 thì bạn có thể Redirect 301 chuyển hướng link đến những nội dung tương tự.
Ví dụ: Khi người dùng truy cập vào website để mua hàng, nhưng không thể tìm thấy trang thanh toán hoặc nút mua hàng thì tỷ lệ thoát trang sẽ cao và tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
- Sao lưu dữ liệu định kỳ (hàng tháng hoặc hàng tuần) đây là cách chăm sóc website hiệu quả và an toàn, nhằm hạn chế rủi ro và phòng tránh mất dữ liệu trên website.
- Tối ưu tốc độ tải trang của website bằng cách tối ưu hình ảnh sang định dạng .Webp, nén ảnh để giảm dung lượng, bật bộ nhớ đệm cache, giảm thiểu mã HTML, CSS,…
Ví dụ: Nếu website có tốc độ tải trang là 5 giây, thì người dùng sẽ thoát trang ngay lập tức và dẫn đến tỷ lệ thoát trang (bounce rate) cao.
Chăm sóc nội dung website
Chăm sóc website tốt không chỉ là chăm sóc các yếu tố kỹ thuật website mà còn cần phải chăm sóc nội dung website. Nội dung là yếu tố rất quan trọng giúp website thu hút traffic, người dùng truy cập, cải thiện thứ hạng SEO và thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.
- Xây dựng chiến lược nội dung SEO website từ việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp. Sau đó tiến hành nghiên cứu từ khóa SEO, lên chiến lược SEO chi tiết cho nội dung, bài viết, chủ đề.
- Cập nhật nội dung mới thường xuyên bằng viết viết bài blog, tin tức về các chủ đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của website. Xây dựng nội dung chuyên sâu, hữu ích, độc đáo mang lại giá trị cho người đọc và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Tối ưu nội dung chuẩn SEO để chăm sóc website tốt và gia tăng thứ hạng của website, nội dung bài viết trên website phải đảm bảo các tiêu chí chuẩn SEO như: tối ưu tiêu đề, mô tả, url, alt hình ảnh…
- Cập nhật banner, chương trình khuyến mại (nếu có) để nội dung trên website thu hút khách hàng hơn và đồng bộ với các chiến dịch ưu đãi khác của doanh nghiệp trên các nền tảng.
- Xây dựng liên kết nội bộ và backlinks chất lượng cho website bằng cách thiết lập các liên kết nội bộ ở bên xây dựng liên kết nội bộ và backlinks chất lượng cho website bằng cách thiết lập các liên kết nội bộ ở bên sidebar, liên kết nội bộ trong bài viết. Xây dựng backlinks từ các website uy tín, các forums lớn có cùng chủ đề với website để tăng độ uy tín cho web.
Nếu bạn muốn tối ưu và chăm sóc website hiệu quả thì cần phải nắm chắc các kiến thức SEO. Để tìm hiểu chuyên sâu về SEO, bạn có thể tham khảo ngay Khóa học SEO website từ cơ bản đến nâng cao bằng phương pháp White Hat và nắm vững các yếu tố kỹ thuật SEO website để chăm sóc website hiệu quả nhất.
5. Những loại website nào cần được chăm sóc
Bất kỳ website nào cũng cần phải được chăm sóc thường xuyên để duy trì hoạt động cho website, tính bảo mật, thứ hạng của web,… Tuy nhiên, có một số những website cần phải được chăm sóc thường xuyên, đều đặn hơn do tính chất đặc thù ngành hàng/dịch vụ.
Dưới đây là những website cần được chăm sóc:
- Website doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp thì website chính là kênh nhận diện thương hiệu, chính vì vậy cần phải chăm sóc website thường xuyên về nội dung, hình ảnh, cập nhật thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ… để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy website của doanh nghiệp trên Google.
- Website bán hàng: Cần phải chăm sóc website này thường xuyên đặc biệt là tối ưu SEO, đảm bảo tốc độ tải trang ổn định, thường xuyên cập nhật chương trình ưu đãi, sản phẩm, giá cả,… để thu hút khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và cạnh tranh cùng ngành hàng với các website khác.
- Website dịch vụ: Cũng giống như website bán hàng, website dịch vụ cần phải được chăm sóc thường xuyên, tối ưu SEO để tăng khả năng hiển thị dịch vụ trên công cụ tìm kiếm. Thường xuyên cập nhật các bảng giá, thông tin về dịch vụ, cải thiện giao diện,… để khách hàng truy cập dễ thao tác và thực hiện hành động chuyển đổi.
- Website tin tức: Loại website này thường thu hút người dùng bằng những thông tin mới nhất, chính vì vậy cần phải chăm sóc website thường xuyên, cập nhật, tối ưu các nội dung, thông tin mới nhất để thu hút người dùng và giữ chân họ ở lại với website lâu hơn.
- Website giáo dục: Đối với website giáo dục thì cần phải được chăm sóc thường xuyên, chăm sóc toàn diện từ nội dung cung cấp các thông tin về khóa học, kiến thức, tài liệu chuyên môn,… đến giao diện dễ thao tác, tốc độ tải trang nhanh để thu hút nhiều học viên, sinh viên và nâng cao uy tín cho website, thương hiệu.
Chăm sóc website giúp doanh nghiệp phát triển kênh online, tăng độ nhận diện thương hiệu trên công cụ tìm kiếm. Nhưng để tối ưu toàn diện thì doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến các kênh mạng xã hội, đặc biệt là Fanpage. Nếu chăm sóc Fanpage tốt thì sẽ giúp hỗ trợ website trong các chiến dịch marketing online đạt được hiệu quả tỷ lệ chuyển đổi cao.
6. Những vấn đề quan trọng khi chăm sóc website
Để chăm sóc website hiệu quả, ngoài chú ý đến nội dung website thì còn cần phải chú ý đến các vấn đề quan trọng như yếu tố kỹ thuật, tốc độ tải trang, chỉ số core web vitals,… để mang đến cho người dùng một trải nghiệm tốt nhất khi truy cập vào website.
Những vấn đề quan trọng khi chăm sóc website như:
- Tốc độ tải trang (Page Speed): Tốc độ tải trang ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng, giúp doanh nghiệp có thể giữ chân người dùng truy cập vào website lâu hơn hoặc cũng có thể khiến họ thoát trang ngay lập tức, vì phải chờ đợi trang web tải quá lâu. Google thường xuyên chú ý đến tốc độ tải trang của website để xếp hạng trang trên công cụ tìm kiếm. Chăm sóc website cần chú ý đến vấn đề tốc độ tải trang và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của website như: hosting, dung lượng hình ảnh, mã nguồn, file CSS, JavaScript,… Tìm hiểu thêm 10 công cụ kiểm tra tốc độ website chính xác nhất, để bạn có thể xác định được nguyên nhân và vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của website và được ra giải pháp khắc phục.
- Các chỉ số Core Web Vitals: Core Web Vitals là những chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng trên website, liên quan đến vấn đề kỹ thuật và được Google đánh giá rất cao. Vì vậy bạn cần chú ý tối ưu các chỉ số như LCP, FID, CLS.
- Tối ưu trên di động (Mobile Friendly): Hiện nay, đa phần khách hàng đều sử dụng điện thoại di động để truy cập và mua sắm. Google cũng ưu tiên những website có giao diện thân thiện và được tối ưu trên di động. Vì vậy, khi chăm sóc website thì cần phải chú ý đến Mobile Friendly (tính thân thiện trên di động) bằng cách thiết kế Responsive cho web, để đảm bảo website sẽ hiển thị tốt trên mọi kích thước màn hình.
- Trải nghiệm người dùng (UX): Trải nghiệm người dùng trên website là yếu tố thu hút, giữ chân người dùng ở trên trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Một website có giao diện thân thiện, dễ thao tác, tăng tỷ lệ tương tác và giảm khả năng thoát trang. Chính vì vậy, website cần phải có cấu trúc website rõ ràng để có thể mang đến trải nghiệm người dùng nhất.
7. Những câu hỏi thường gặp về chăm sóc website
8. Tổng kết
Chăm sóc website không chỉ đơn giản là duy trì hoạt động trên trang web, mà đây còn là một công việc quan trọng trong chiến lược Marketing online để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh online hiện nay. Một website được chăm sóc thường xuyên sẽ có tốc độ tải trang tốt, bảo mật cao, những nội dung chất lượng sẽ mang lại giá trị cho người dùng và cải thiện SEO cho website.
Hy vọng qua bài viết này của IMTA đã giúp bạn hiểu được chăm sóc website là gì, các công việc chăm sóc website và biết được cách chăm sóc website của doanh nghiệp hoặc website của mình để phát triển hơn trên nền tảng online, thu hút nhiều khách hàng tiềm tăng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.