Bounce Rate là một trong những chỉ số quan trọng mà các quản trị viên website và chuyên gia SEO cần theo dõi để đánh giá hiệu quả của trang web.

Nó không chỉ phản ánh mức độ hữu ích và giữ chân người dùng của nội dung mà còn có thể là dấu hiệu cho thấy những vấn đề cần được khắc phục về trải nghiệm người dùng và chất lượng trang.

Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về Bounce Ratecách tối ưu chỉ số này trên website của mình trong bài viết này nhé.

1. Bounce Rate là gì?

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) trong Google Analytics 4 (GA4) là tỷ lệ phần trăm các phiên không tương tác trên website hay ứng dụng di động của bạn. Tỷ lệ thoát có tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tương tác (Engagement Rate).

Một phiên tương tác được tính là khoản thời gian người dùng truy cập trên trang kéo dài hơn 10 giây, có sự kiện quan trọng hoặc có ít nhất 2 lượt xem trang hoặc 2 lượt xem màn hình (trên ứng dụng di động).

Ví dụ: Người dừng truy cập xem nội dung trang trên website của bạn dưới 10 giây, sau đó thoát trang mà không thực hiên bất cứ hành động nào khác như truy cập đường dẫn khác trên website hay thực hiện hành động tạo chuyển đổi thì sẽ không được tính là một phiên tương tác.

Lưu ý: Tất cả lượt truy cập của một người dùng trên cùng một trang trong vòng 30 phút tính từ lần truy cập đầu tiên đều được tính là chung một phiên.

Ví dụ: Bạn truy cập vào trang, sau 2 phút bạn thoát ra, sau đó 9 phút bạn tiếp tục truy cập vào trang cũ và thực hiện tương tác thì sẽ được tính là một với với thời gian truy cập là 11 phút.

Ý nghĩa của chỉ số Bounce Rate trong marketing nhằm đánh giá:

  • Mức độ hấp dẫn của nội dung: Bounce Rate cao cho thấy nội dung trên trang không đủ hấp dẫn và hữu ích với người dùng, khiến họ rời đi ngay mà truy cập thêm trang nào khác
  • Trải nghiệm người dùng (UX): Thiết kế một website thân thiện với người dùng, tốc độ tải trang nhanh, giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng sẽ giúp giữ chân người dùng và thu hút họ khám phá thêm trên trang web.
  • Tối ưu hóa trang đích: Phân tích Bounce Rate giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn với trang đích, từ đó cải thiện các yếu tố như nội dung, thiết kế, điều hướng người dùng người dùng đạt được mục tiêu cho chiến dịch Marketing – SEO.

2. Cách tính tỷ lệ thoát trên GA4

Để tính Bounce Rate theo GA4 bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập Google analytics > Chọn dự án quản lý > báo cáo (report) > tương tác (Engagiment) > trang và màn hình (Page and Screens).

Bước 2: Nhấn vào icon bút chì góc bên phải phía trên để tùy chỉnh bảo cáo. Chọn số liệu (metrics) > thêm số liệu (add metrics) > chọn tỷ lệ thoát (bounce rate) > áp dụng (apply> lưu (Save).

Bước 3: Nếu bạn muốn tính Bounce Rate cho một trang cụ thể trên website, hãy copy đường dẫn đó và paste vào ô tìm kiếm. Nếu bạn muốn tính Bounce Rate trên tổng thể website thì hãy bỏ qua bước này.

Công thức tính Bounce Rate trên trang được tính theo công thức

Bounce rate = (tổng phiên không tương tác / tổng lượt xem ) * 100%

Trong đó:

  • Tổng phiên không tương tác: Tổng các phiên không thỏa mãn là một phiên tương tác trong GA4
  • Tổng lượt xem: tổng lượt truy cập (traffic) trên trang của website (hoặc trên website nếu tính Bounce Rate trên tổng thể website)

Ví dụ: Có 1000 người dùng truy cập vào website của bạn nhưng có 400 thoát ngay mà không truy cập vào trang khác trên website hay hành động chuyển đổi , thì Bounce Rate = (400/1000) * 100% = 40% và Engagement Rate = 60%.

Gợi ý: IMTA đào tạo SEO Website sẽ phân tích các chỉ số tương tác ảnh hưởng đến SEO: https://imta.edu.vn/khoa-hoc-seo-website/

3. Bounce Rate bao nhiêu thì tốt?

Tỷ lệ thoát ở mức tốt sẽ nằm trong khoản từ 40% trở xuống, mức chấp nhận được từ 41% đến 60% và mức chưa tốt là trên 60%. Bạn cần tối ưu lại nội dung, trải nghiệm người dùng nếu trang web có mức tỷ lệ thoát cao.

Đây chỉ là một báo cáo thử nghiệm từ Databox chứ trên thực tế thì Google không đưa ra một số liệu cụ thể cho quy chuẩn Bounce Rate trên website.

Tuy nhiên, đối với nhiều lĩnh vực ngành nghề, mục tiêu khác nhau mà tiêu chuẩn tỷ lệ thoát cũng có sự thay đổi. Ví dụ như:

  • Trang tin tức/blog: Có tỷ lệ thoát khoảng 50% – 70% có thể coi là bình thường, vì người dùng thường đọc một bài viết cụ thể để tìm kiếm thông tin và rời đi mà không cần phải truy cập thêm trang khác.
  • Trang thương mại điện tử: Có tỷ lệ thoát dưới 40% thường được coi là tốt, vì người dùng có xu hướng duyệt qua nhiều sản phẩm và trang trước khi mua hàng.a
  • Trang đích (Landing page):Có tỷ lệ thoát dưới 30% là mục tiêu lý tưởng hoặc càng thấp càng tốt vì mục địch được thiết kế để thúc đẩy người dùng hành động cụ thể như điền form, đăng ký, mua hàng…
  • Trang blog tiềm năng: Có tỷ lệ từ 30-50% là tốt vì các trang này thuộc gần đáy phễu marketing (D-Desire trong mô hình AIDA) khuyến khích người truy cập vào trang sản phẩm/ dịch vụ để thực hiện hành động chuyển đổi (A-Action).

Dưới đây là dữ liêu báo cáo của Databox về Buonce Rate theo ngành:

Bunnce Rate tiêu chuẩnNgành
27,92%May mặt và giày dép
49,47%Consulting & Profesional seervices
42,4%Education
39,38%Food
43,38%Health Care
48,02%Technology
36%Travel & Leisure

4. Bounce rate có ảnh hưởng đến SEO không?

Bounce Rate có thể gián tiếp ảnh hưởng đến SEO, nhưng không phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp mà Google sử dụng trong thuật toán của mình. Tuy nhiên, nó phản ảnh về tính trải nghiệm người dùng và đây cũng là một yếu tố mà Google đánh giá xếp hạng trực tiếp:

  • Tốc độ tải trang chậm.
  • Thiết kế website quá phức tạp.
  • Nội dung không đáp ứng được ý định người dùng.
  • Thiếu liên kết điều hước hoặc điều hướng đến nội dung không liên quan.
  • Không tối ưu trên thiết bị di động.

Khi bạn tập trung vào việc giảm tỷ lệ thoát, thực tế là bạn đang khắc phục những vấn đề cốt lõi này.

Thông báo cần cải thiện trải nghiệm người dùng trong Google Search Console
Thông báo cần cải thiện trải nghiệm người dùng trong Google Search Console

5. Vì sao Bounce Rate của website cao?

Nguyên nhân làm cho tỷ lệ thoát cao là do website chưa mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, nội dung chưa hữu ích và hấp dẫn. Dưới đây là 7 yếu tố gây nên chỉ số Bounce Rate tăng cao:

Chất lượng nội dung chưa tốt

Chất lượng nội dung là yếu tố quan trong để giữ chân người dùng có tiếp tục ở lại để tham khảo thông tin trên trang và thực hiện các hành động tiếp theo. Đây là một số lý do liên quan đến nội dung khiến người dùng dễ rời đi:

  • Nội dung không liên quan hoặc đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng.
  • Nội dung không chuyên sâu, không thể hiện tính chuyên môn.
  • Nội dung viết lan man, dài dòng, không đi thẳng vào vấn đề chính.
  • Nội dung trả lời chung chung, không có số liệu cụ thể hay dẫn chứng.
  • Nội dung không có cấu trúc rõ ràng hoặc không có menu để điều hướng người dùng.
  • Thiếu hình ảnh, video,… mình họa để làm phong phú nội dung, đỡ nhàm chán.

Tốc độ tải trang chậm

Nếu trang web mất quá nhiều thời gian để tải, người dùng có xu hướng rời khỏi trang trước khi nội dung được hiển thị. Tốc độ tải trang chậm thường gây ra tỷ lệ thoát cao, đặc biệt là trên các thiết bị di động với kết nối internet không ổn định.

Khi tốc độ load của website cao hơn 3 giây có thể làm cho tỷ lệ thoát của người dùng tăng đến 50%. Với xã hội công nghệ hiện đại mạnh mẽ như hiện nay thì yêu cầu người dùng cũng khắc khe hơn và ngày càng hướng đến sự nhanh chóng, mượt mà, tiện ích khi họ duyệt web.

Thời gian load trang chậm khiến người dùng thoát trang.
Thời gian load trang chậm khiến người dùng thoát trang.

Bố cục, trải nghiệm phức tạp

Những yếu tố thiết kế trên website làm cho trải nghiệm người dùng không tốt như: bố cục, hình ảnh, màu sắc, định dạng chữ, cách trình bày rườm rà, không đồng nhất hay thao tác trên website phức tạp làm cho người dùng khó khăn trong trải nghiệm, tham khảo thông tin trên website sẽ làm cho họ khó chịu và rời đi ngay cho dù nội dung của bạn thật sự tốt.

Thiết kế giao diện đẹp mắt, thao tác website đơn giản dễ sử dụng sẽ mang lại trải nghiệm vui vẻ, thích thú hơn cho người dùng.

Không có liên kết điều hướng

Trang không có các liên kết điều hướng hợp lý hoặc nút kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng để hướng dẫn người dùng tiếp tục khám phá trang web, dẫn đến việc họ chỉ xem một trang rồi thoát.

Lỗi technical

Các liên kết trên trang bị hỏng, dẫn đến lỗi 404 hoặc trang không tồn tại, khiến người dùng không thể tiếp tục duyệt trang. Hoặc các lỗi trong mã nguồn của trang (ví dụ: JavaScript lỗi, CSS bị lỗi) khiến trang không hiển thị đúng cách hoặc không hoạt động bình thường, làm người dùng mất hứng thú và rời đi.

Trang không tương thích với thiết bị di động

Thiết kế không thân thiện với thiết bị di động hoặc máy tính bảng, ví dụ: không responsive design,
chữ quá nhỏ hoặc nút bấm quá nhỏ gây khó khăn cho người dùng di động trong việc tương tác với trang.

Không tương thích với thiết bị di động làm tăng chỉ số Bounce Rate
Không tương thích với thiết bị di động làm tăng chỉ số Bounce Rate

Quảng cáo hay pop-up gây khó chịu chó người dùng

Quảng cáo hoặc pop-up che khuất nội dung chính hoặc quá khó để đóng, khiến người dùng cảm thấy phiền toái, quá nhiều quảng cáo, đặc biệt là các quảng cáo video tự động phát, có thể làm chậm tốc độ tải trang và tạo ra trải nghiệm không thoải mái cho người dùng.

Quảng cáo quá nhiều ảnh hưởng đến trải nghiệm
Quảng cáo quá nhiều ảnh hưởng đến trải nghiệm

6. Làm thế nào để giảm Bounce rate?

Để cải thiện chỉ số Bounce Rate trên website bạn cần chú trọng các yếu tố mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất. Sau đây là những cách để cải thiện Bounce Rate hiệu quả:

Đầu tư nội dung chất lượng, tập trung vào ý định tìm kiếm của người dùng

Nội dung là yếu tố quan trọng mà người dùng truy cập đến website của bạn. Hãy đầu từ nội dung thật sự chất lượng và đáp ứng được ý định tìm kiếm của họ để thu hút và giữ chân họ lâu nhất trên website.

Bạn hãy tham khảo cách tạo ra nội dung được Google đánh giá là nội dung hữu ích cùng với tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực mà bạn tạo nội dung để mang đến những thông tin chính xác, đầy đủ hoặc tốt hơn những gì mà người dùng mong muốn.

Thiết kế UX-UI mang lại trải nghiệm tốt

Tối ưu tốc độ load trang, trải nghiệm người dùng theo 3 chỉ số chính tring core web vitals (LCP-INP-CLS). Đây cũng là một yếu mà google đánh giá và ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa trong trang kết quản tìm kiếm (SERP).

Bạn có thể theo dõi thông báo về những yếu tố chưa tối ưu về trải nghiệm người dùng trong Google Search Console như mình đã nhắc ở phía trên hoặc sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights để đo lường và tối ưu theo các gợi ý.

Tối ưu Bounce Rate bằng PageSpeed Insights
Tối ưu Bounce Rate bằng PageSpeed Insights

Hãy thiết kế trang web với bố cục đơn giản, rõ ràng, không cần quá cầu kỳ vì điều đó có thể làm trang load chậm hơn. Một giao diện đơn giản sẽ giúp cho mắt nhìn người xem cảm thấy được dễ chịu, thoải mái hơn.

Bạn có thể đầu tư vào hình ảnh đẹp mắt để thể hiện sự chuyên nghiệp, chú ý đến những chi tiết nhỏ hơn như kích thước chữ, định dạng nội dung, hay thêm mục TOC để giúp người dùng dễ dàng điều hướng các phần nội dung trong bài viết.

Đừng quên thêm chức năng Responsive design để tối ưu trải nghiệm trên thiết bị di dộng vì có tới hơn 60% lưu lượng truy cập trang web đến từ thiết bị di động.

Tạo liên kết điều hướng hợp lý, rõ ràng

Nên điều hướng người dùng đến các trang có nội dung liên quan để cung cấp thêm thông tin hữu ích khác bằng các internal link. Lưu ý, hãy chèn vào những vị trí hợp lý, có nội dung liên quan đến nội dung trang đích và thu hút người dùng truy cập vào liên kết điều hướng đó. Tham khảo thêm về các triển khai nội dung theo topic cluster để triển khai tối ưu nhất.

Thiết kế nút call to action (CTA) nổi bậc, tạo điểm nhấn để thu hút người dùng thực hiện hành động cụ thể như truy cập ngay, đăng ký,… Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đặt ở những vị trí phù hợp và thật sự cần thiết.

Theo dõi Bounce Rate của trang web bằng công cụ phân tích

Hãy dựa vào những số liệu thực tế báo cáo trong GA4 để theo dõi hành vi người dùng về thời gian tương tác, thoát trang. Từ đó, tìm ra những trang có tỷ lệ thoát cao và khắc phục chúng.

Sau khi cải thiện các trang có Bounce Rate cao, tiếp tục theo dõi tình trạng cải thiện để đánh giá sự hiệu quả về phương pháp cải thiện và tiếp tục tối ưu thêm để thu hút thêm nhiều tương tác, chuyển đổi.

7. Phân biệt Bounce Rate và Exit Rate

Exit Rate là tỷ lệ phần trăm số lần một trang cụ thể trên trang web của bạn là trang cuối cùng mà người dùng truy cập trước khi họ rời khỏi trang web hoàn toàn. Nói cách khác, Exit Rate đo lường số lần người dùng thoát khỏi trang web sau khi truy cập vào trang đó, so với tổng số lần trang đó đã được xem.

Ví dụ: Người trên truy cập vào trang A trên website bạn sau đó nhấn vào liên kết đến trang B trên cùng website đó, sau đó thoát ra. Khi đó Exit Rate sẽ được tính trên trang B.

Bảng so sánh sự khác nhau giữa Bounce Rate và Exit Rate:

Bounce RateExit Rate
Phạm viChỉ tính cho các phiên mà người dùng truy cập duy nhất một trang rồi thoát.âdas
Công thức tính(Số phiên không tương tác / Tổng số lượt xem) * 100%(Số lượt xem / Tổng số phiên bắt đầu tại trang đó) * 100%
Khi nào xảy raXảy ra khi người dùng rời khỏi trang web ngay sau khi truy cập trang đầu tiên mà không tiếp tục xem trang khác.ádadasda
Mục đíchádasdaadsaaaGiúp xác định trang nào là điểm thoát cuối cùng của người dùng trên trang web.
Tác động đến SEOGiúp xác định trang nào là điểm thoát cuối cùng của người dùng trên trang web.ádasdádas
Bảng so sánh Bounce Rate và Exit Rate

Tuy tỷ lệ thoát không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng nhưng nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng gián tiếp đến các chỉ số ranking của website. Ngoài ra, chỉ số Bounce Rate thấp thể hiện tính trải nghiệm người dùng trên website tốt, giúp đạt được mục đích marketing tạo ra chuyển đổi.

Hy vọng với tất cả những kiến thức về Bounce Rate mà mình đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu và tối ưu được trên chính trang web của mình.

Chúc bạn thành công!

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteTổng quan về Bounce Rate là gì và Cách tối ưu tỷ lệ thoát trên website