Demographic là gì? Demographic có vai trò quan trọng như thế nào trong chiến lược Marketing? Sau đây hãy cùng IMTA tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này qua bài viết bên dưới nhé!
1. Demographic là gì?
Demographic (Nhân khẩu học) trong chiến lược Marketing là phương pháp phân tích các đặc điểm của một nhóm người dùng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của họ. Các đặc điểm Demographic bao gồm: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, vị trí địa lý và các yếu tố khác.
Đây được xem là một công cụ rất quan trọng giúp các Marketer xác định rõ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tiềm năng. Từ đó tạo ra các chiến lược Marketing phù hợp để thu hút và tiếp cận đối tượng mục tiêu đúng đắn.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
2. Demographic có vai trò gì trong chiến lược Marketing?
Khi áp dụng Demographic vào lĩnh vực tiếp thị, chúng đóng vai trò như kim chỉ nam giúp doanh nghiệp định hướng hành vi tiêu dùng. Cụ thể, các vai trò đó được thể hiện ở các điểm sau:
2.1 Hiểu rõ khách hàng tiềm năng
Việc nghiên cứu Demographic sẽ giúp bạn hiểu được các đặc điểm về nhân khẩu học, thói quen, hành vi mua sắm, nhu cầu, mong muốn và khả năng chi tiêu của khách hàng tiềm năng. Từ đó giúp bạn xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể.
2.2 Tạo sự khác biệt
Dựa vào phân tích và dự đoán trên dữ liệu Demographic, doanh nghiệp có thể tìm ra thị trường ngách (thị trường chưa có ai phát triển hoặc rất ít người khai thác lợi ích). Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Việc hiểu hành vi người tiêu dùng thông qua nhân khẩu học cũng rất hiệu quả cho doanh nghiệp, bởi việc xác định đúng nhu cầu sẽ giúp tinh chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp nhất. Mỗi yếu tố nhân khẩu học cũng có thể phát triển được các nhóm sản phẩm nhằm đáp ứng nhóm khách hàng cụ thể này. Hành trình hướng đến trải nghiệm cá nhân hóa của họ cũng bắt nguồn từ đây.
Có thể hiểu, các doanh nghiệp bây giờ sẽ bán sản phẩm mà khách hàng cần thay vì chỉ bán sản phẩm mà mình có.
2.3 Khai thác cơ hội mới
Khai thác Demographic cũng là cách để doanh nghiệp mở ra cơ hội kinh doanh mới cho mình dựa vào các điểm yếu của sản phẩm hoặc phương pháp tiếp thị gặp vấn đề. Từ đó, bạn có thể cải thiện và phát triển chúng, trở thành một trong những người tiên phong khai thác “miếng bánh thị phần” thơm ngon này.
2.4 Tăng doanh số
Thông qua dữ liệu Demographic, sẽ giúp bạn tối ưu các chiến lược tiếp thị và tăng doanh số bằng cách tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu có tiềm năng mua hàng cao. Chỉ bằng thấu hiểu rõ thái độ và nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp mới có thể tạo ra sản phẩm/dịch vụ hiệu quả cũng như thông điệp tiếp thị phù hợp hơn.
2.5 Tối ưu chi phí
Demographic giúp bạn tối ưu chi phí Marketing bằng cách đầu tư thông minh vào tệp khách hàng mục tiêu chính thay vì lãng phí tài nguyên cho tệp khách hàng không phù hợp. Do đó, ngân sách Marketing sẽ được tối ưu và đạt hiệu suất tốt hơn.
3. Các yếu tố thuộc Demographic
Các yếu tố thuộc Demographic trong Marketing bao gồm:
3.1 Độ tuổi
Độ tuổi là yếu tố doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu để phân khúc khách hàng. Bởi nhu cầu, sở thích và xu hướng tiêu dùng có thể tùy thuộc vào độ tuổi của họ.
Ví dụ: Với các bạn trẻ sẽ có cách tiếp thị tập trung vào sản phẩm thời trang, mẫu mã thời thượng. Với tuổi trung niên, họ sẽ ưu tiên các sản phẩm/dịch vụ thường liên quan đến gia đình và sức khỏe. Thông tin về độ tuổi cũng là yếu tố quyết định để tạo ra nội dung quảng cáo sao cho phù hợp với từng nhóm độ tuổi.
3.3 Giai đoạn cuộc đời
Giai đoạn cuộc đời và độ tuổi có sự liên kết chặt chẽ với nhau, trải qua từng độ tuổi và giai đoạn trong cuộc đời, họ đều có những nhu cầu, sở thích và các mối quan tâm khác nhau. Và tình trạng sức khỏe, nhu cầu ăn uống và vui chơi giải trí,… cũng thay đổi theo mỗi giai đoạn trong cuộc đời. Vì thế, doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu demographic về giai đoạn cuộc đời để định hình các dòng sản phẩm phù hợp với họ nhất.
3.2 Giới tính
Giới tính cũng là yếu tố quan trọng để phân khúc nhóm khách hàng. Nam và nữ sẽ có sở thích và nhu cầu khác nhau, nên yếu tố này sẽ giúp định hình các sản phẩm và thông điệp tiếp thị phù hợp của từng nhóm.
3.3 Thu nhập
Yếu tố thu nhập sẽ quyết định khả năng chi tiêu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể dựa vào thu nhập và tạo ra các sản phẩm/dịch vụ có giá trị tương xứng với thu nhập của họ. Demographic giúp bạn phát triển chiến lược giá một cách phù hợp để tiếp cận đúng nhóm khách hàng có khả năng mua hàng cao hơn.
Ví dụ: Với doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xa xỉ thì đối tượng khách hàng chính sẽ là những người có thu nhập cao, giới thượng lưu và giàu có. Ngược lại, với doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thì khách hàng chính sẽ là người có thu nhập thấp đến trung bình.
3.4 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý sẽ giúp doanh nghiệp quyết định phân phối sản phẩm và quảng cáo của mình ở đâu. Hiểu được vị trí địa lý sẽ giúp bạn đáp ứng nhu cầu địa phương và tối ưu hóa quảng cáo một cách hiệu quả.
Ví dụ: Ở khu vực đô thị, nhu cầu khách hàng có thể khác so với khách hàng ở khu vực nông thôn.
3.5 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của khách hàng liên quan đến mức độ tư duy và hiểu biết của họ, đặc biệt là với các sản phẩm/dịch vụ phức tạp. Dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp định hình cách tiếp cận và cách sản xuất nội dung giáo dục khách hàng một cách chính xác.
3.6 Nghề nghiệp
Công việc cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, sở thích và thói quen, lối sống và mối quan hệ của người dùng. Từ đó, giúp bạn xác định sản phẩm/dịch vụ và khả năng chi tiêu phù hợp với họ.
Ví dụ: Người làm văn phòng thường có xu hướng quan tâm đến sản phẩm giúp tăng năng suất làm việc, sản phẩm giúp giải trí và thư giãn. Trong khi người làm việc ngoài trời sẽ chú trọng đến sản phẩm có độ bền cao, an toàn và tiện dụng.
3.7 Tình trạng hôn nhân
Những người đã có gia đình sẽ có các yếu tố quyết định mua hàng khác những người độc thân.
Ví dụ: Người có gia đình sẽ ưu tiên các sản phẩm mang lại lợi ích cho gia đình và trẻ nhỏ. Trong khi những người độc thân sẽ ưu tiên các sản phẩm thư giãn và giải trí cá nhân.
3.8 Tôn giáo, quốc tịch, chủng tộc
Tôn giáo, quốc tịch và chủng tộc cũng ảnh hưởng đến giá trị và tín ngưỡng của khách hàng. Điều này, sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược nội địa hóa riêng cho mỗi quốc gia, thông điệp quảng cáo truyền tải đến khách hàng cũng khác nhau dựa trên tôn giáo, quốc tịch và chủng tộc.
Ví dụ: Bạn có thấy các chiến dịch quảng cáo của 2 thương hiệu Coca-Cola và Pepsi đều có những quảng cáo được hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu, chính là bởi họ đã chú trọng tạo ra những chiến lược nội địa hóa riêng phù hợp cho từng quốc gia.
4. Các bước phân khúc khách hàng theo Demographic
Sau đây là 5 bước giúp bạn phân chia phân khúc thị trường theo Demographic:
Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh
Đầu tiên bạn hãy xác định mục tiêu kinh doanh của mình là gì? Bạn muốn bán sản phẩm của mình cho ai và chúng giải quyết được vấn đề hay mang lại giá trị gì cho cuộc sống của họ.
Bước 2: Thu thập và phân tích dữ liệu Demographic của thị trường
Sau khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh, bạn hãy sử dụng các nguồn dữ liệu từ điều tra khảo sát, các báo cáo, thống kê, mạng xã hội, thông tin từ internet, cơ sở dữ liệu khách hàng (Database) và các công cụ phân tích web,… để thu thập và phân tích dữ liệu Demographic của thị trường mục tiêu (Target market) mà bạn nhắm đến.
Bước 3: Phân loại và nhóm khách hàng theo tiêu chí Demographic
Bạn có thể dựa vào các đặc điểm khác nhau của Demographic như độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, sở thích, tình trạng hôn nhân, văn hóa và tôn giáo để phân loại và gom nhóm khách hàng theo các phân khúc có đặc điểm tương tự nhau đại diện cho toàn bộ dân số.
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn phân khúc có tiềm năng
Tiếp theo, bạn cần đánh giá và đưa ra lựa chọn các phân khúc có tiềm năng theo các tiêu chí như: Kích thước, mức độ tăng trưởng, lợi nhuận, tính cạnh tranh, sự tương thích giữa khách hàng và doanh nghiệp và mức độ khả thi với nhóm khách hàng này,… để chọn các phân khúc có tiềm năng nhất cho chiến lược kinh doanh của bạn.
Bước 5: Lên chiến lược Marketing cho từng phân khúc
Nhiệm vụ cuối cùng sau bước phân loại phân khúc khách hàng, đó là bạn cần xây dựng chiến lược Marketing riêng cho từng phân khúc theo Marketing mix bao gồm 4 yếu tố: Sản phẩm – Giá cả – Phân phối – Truyền thông. Để đảm bảo chiến lược đạt hiệu quả, bạn hãy hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng trong từng phân khúc để xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp nhất.
5. Ưu và nhược điểm của Demographic
5.1 Ưu điểm
Demographic có lợi ích rất quan trọng trong chiến lược Marketing, là kim chỉ nam giúp định hướng thông điệp cần truyền tải đến khách hàng, đến phát triển hoặc đổi mới sản phẩm trong tương lai, cụ thể là:
- Truyền tải thông điệp phù hợp: Việc hiểu rõ thông tin cụ thể của khách hàng mục tiêu, giúp bạn truyền tải thông điệp gây tác động mạnh mẽ đến các đặc điểm đó, vì vậy mà mức độ tương tác giữa bạn và khách hàng cũng được cải thiện.
- Phân bổ ngân sách hợp lý: Doanh nghiệp có thể yên tâm hơn về khoản đầu tư Marketing sẽ không bị lãng phí vì nhắm sai đối tượng. Việc nhắm mục tiêu chính xác sẽ giúp bạn tối ưu hóa ROI Marketing.
- Phân tích dự đoán: Demographic cũng có thể giúp doanh nghiệp dự đoán xu hướng mới trong tương lai. Dựa vào dự đoán, các thương hiệu luôn có cơ hội tiên phong tạo ra sản phẩm mới hoặc tinh chỉnh sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Phát triển sản phẩm: Như đã đề cập, việc hiểu rõ về khách hàng của bạn có thể định hướng phát triển hoặc đổi mới sản phẩm trong tương lai. Để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ của bạn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.
5.2 Nhược điểm
Mặc dù Demographic có nhiều lợi ích đáng kể cho chiến lược Marketing. Tuy nhiên, chúng sẽ có một số nhược điểm mà bạn cần lưu tâm:
- Tính giả định cao: Nếu chỉ tập trung tiếp thị cho phân khúc chính có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bỏ lỡ các phân khúc khách hàng liên quan có tiềm năng.
- Nhân khẩu học luôn thay đổi: Dữ liệu nhân khẩu học của khách hàng sẽ luôn thay đổi liên tục theo thời gian. Với sự phát triển của dân số và xã hội. Nếu các dữ liệu này không được liên tục cập nhật có thể sẽ bị lỗi thời so với thời đại.
Ví dụ: Mật độ dân số tăng cùng với sự phát triển thời đại, mọi người đã không cần sử dụng băng đĩa nữa vì đã có điện thoại thông minh kết nối với internet.
Chính vì thế, nếu chỉ chăm chăm dựa vào dữ liệu đã thu thập trước đó bạn có thể sẽ bị mơ hồ trong việc xác định chiến lược Marketing. Demographic cũng phải được phát triển và thay đổi để thu thập được dữ liệu chính xác đúng đối tượng, đúng thời điểm.
- Chi phí tốn kém: Việc thu thập được đầy đủ các thông tin một cách chính xác của khách hàng mục tiêu rất tốn kém. Đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ hoặc công ty khởi nghiệp.
6. Các câu hỏi thường gặp về Demographic
Ngoài các thắc mắc về khái niệm Demographic là gì? Người dùng cũng có một số câu hỏi về Demographic mà họ muốn được giải đáp, cụ thể là các câu hỏi sau:
6.1 Demographic có liên quan đến hành vi người dùng không?
Câu trả lời là CÓ! Nhân khẩu học có sự liên quan chặt chẽ với hành vi người dùng. Bởi chúng mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của người dùng và dự đoán được một phần hành vi của họ.
Tuy nhiên, Demographic cũng cần kết hợp với yếu tố khác như: Tâm lý, hành vi tiêu dùng và xu hướng thị trường để hiểu rõ hơn về lý do “Tại sao người tiêu dùng lại có hành vi cụ thể như vậy?”. Demographic chỉ là một “chất xúc tác” cho việc hiểu và tiếp cận người tiêu dùng.
6.2 Tại sao Demographic là lựa chọn của các Startup?
So với các doanh nghiệp thông thường họ sẽ bắt đầu với sản phẩm để tiếp cận khách hàng. Ngược lại, hầu hết các công ty khởi nghiệp bắt đầu từ giải quyết vấn đề của một nhóm người cụ thể trước thay vì bắt đầu với một sản phẩm. Đó là lý do vì sao họ hay sử dụng Demographic trong chiến lược Marketing của mình.
Dựa vào thông tin này các Startup sẽ xác định được mức độ tiềm năng của thị trường mục tiêu và tập trung nguồn lực để tạo ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng.
6.3 Nền tảng nào cho phép chạy quảng cáo dựa theo Demographic?
Các nền tảng cho phép chạy quảng cáo dựa theo Demographic bao gồm: Facebook Ads, Google Ads, Twitter, Linkedln, Instargram,… Nhưng nếu doanh nghiệp bạn muốn tập trung vào Demographic thì nền tảng Facebook được xem là lựa chọn phù hợp nhất.
Facebook Ads cho phép tùy chọn nhiều đối tượng mục tiêu dựa theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sở thích, tình trạng hôn nhân, vị trí địa lý và các thông tin liên quan khác. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận chính xác với đối tượng có đặc điểm Demographic cụ thể giúp tăng mức độ hiểu quả cho chiến lược tiếp thị trên nền tảng này.
Đây là một trong những kiến thức có trong khóa học Digital marketing tại IMTA, khóa học sẽ giúp bạn xây dựng đúng đối tượng khách hàng, chọn đúng mục tiêu quảng cáo và lên kế hoạch viết Content Facebook phù hợp trên hai nền tảng Facebook và Google. Mời bạn tham khảo chi tiết khóa học hơn tại đây: “Khóa học Digital Marketing“.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm Demographic là gì? Và các vai trò hữu ích của Demographic trong chiến lược Marketing. Hy vọng qua bài viết của IMTA chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và áp dụng Demographic vào chiến lược Marketing, chiến lược kinh doanh của mình hiệu quả hơn.
Theo dõi thêm nhiều kiến thức Marketing bổ ích tại IMTA, nếu bạn có thắc mắc về khóa học hoặc dịch vụ Marketing nào, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn chi tiết ngay bây giờ nhé!