Mỗi lĩnh vực đề có những thuật ngữ riêng để nêu lên các đặc tính đặc biệt trong ngành. Nếu bạn là người mới bắt đầu với Digital Marketing thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. IMTA sẽ tổng hợp tất cả các thuật ngữ Digital Marketing phổ biến bạn cần biết, và cập nhật liên tục để bạn không còn phải loay hoay với các thuật ngữ khó nhằn này.

1. Thuật ngữ cơ bản chung

Ads (Quảng cáo)

Ads là viết tắt của Advertising, đây là hình thức quảng cáo miễn phí và có trả phí trên các trang mạng xã hội nhằm tiếp cận nhanh với khách hàng tiềm năng và tăng chuyển đổi. Đối với Digital Marketing, khi nhắc đến Ads thì thường sẽ nghĩ đến chạy quảng cáo có trả phí.

Quảng cáo (Ads)
Quảng cáo (Ads)

Các hình thức quảng cáo miễn phí như chia sẻ nội dung, quảng bá sản phẩm dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội, SEO website. Đối với hình thức này, nội dung của bạn sẽ tiếp cận đến người dùng một cách tự nhiên.

Các hình thức quảng cáo có trả phí như chạy quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Youtube, Google, Tiktok, Shopee,…. Đối với hình thức này, bạn cần phải trả phí để các nền tảng phân bố nội dung quảng cáo của bạn tiếp cận đến người dùng tiềm năng dựa vào những phân tích cụ thể.

Analytics

Analytics là quá trình phân tích dữ liệu cho các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo để dựa trên cơ sở đó mà đạt được kết quả chính xác hơn. Trong digital marketing, các công cụ analytics thường được sử dụng để phân tích thường dữ liệu về khách hàng, xu hướng, đối thủ cạnh tranh, hiệu suất và kết quả của chiến dịch.

Phân tích dữ liệu (Analytic)
Phân tích dữ liệu (Analytic)

A/B Testing (Thử nghiệm A/B)

A/B testing là một phương pháp dùng để thử nghiệm 2 chiến dịch khác nhau để so sánh, từ đó chọn ra được những điểm mạnh/ yếu hơn giữa 2 phương án và đúc kết lại một chiến lược tối ưu hơn.

Ví dụ: Bạn sao chép một chiến dịch quảng cáo Facebook B từ một quảng cáo A và thay đổi một vài thuộc tính ở quảng cáo B. Sau đó so sánh hiệu quả của hai chiến dịch.

B2B (Doanh nghiệp đến doanh nghiệp)

B2B là viết tắt của Business to Business, đây là hình thức giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với nhau thay vì giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng đích. Mô hình này diễn ra khi doanh A cung cấp sản phẩm /dịch vụ cho doanh nghiệp B để để sử dụng trong hoạt động kinh doanh của họ.

Ví dụ: doanh nghiệp sản xuất quần áo cung cấp sản phẩm cho các nhà bán lẻ

B2C (Business to Consumer)

Đây là mô hình cấp thấp hơn B2B, B2C là giao dịch mà các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.

Ví dụ: Nhà sản xuất cung cấp quần áo cho các nhà bán lẻ gọi là B2B. Các nhà bán lẻ bán quần áo cho người tiêu dùng trên các sản thương mại điện tử, cửa hàng,… gọi là B2C.

Remarketing (Tiếp thị lại)

Remarketing hay còn gọi là tiếp thị lại là một chiến lược tiếp thị số tái tiếp cận những khách hàng đã quan tâm và tương tác với trang web hoặc ứng dụng của bạn trước đó, nhưng chưa thực hiện hành động mong muốn như mua sản phẩm, đăng ký, hoặc hoàn thành một mục tiêu tiếp thị khác.

Customer Lifecycle (Vòng đời khách hàng)

Customer lifecycle là hàng trình của khách hàng từ nhận thức đến khi mua hàng và lặp lại. Dựa vào vòng đời khách hàng giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng trong suốt quá trình mua hàng và tương tác, từ đó tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp cho từng giai đoạn của khách hàng để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.

Vòng đời khách hàng
Vòng đời khách hàng

Lead (Khách hàng tiềm năng)

Lead là một đối tượng khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn và thực hiện hành động cung cấp thông tin như điền form thông tin, tham gia sự kiện hoặc liên hệ trực tiếp với bạn.

ROI (tỷ suất lợi nhuận)

ROI là viết tắt của Return on Investment, nó có nghĩa là tỷ suất thu được so với vốn đầu tư ban đầu. Trong Digital Marketing, chỉ số này thường dùng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến, bao gồm quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên Google, email marketing, và nhiều hoạt động khác.

Tỷ suất lợi nhuận (ROI)
Tỷ suất lợi nhuận (ROI)

E-commerce (Thương mại điện tử)

E-commerce là viết tắt của Electronic Commerce, là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Ví dụ các sản thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… hay các trang web bán hàng online.

2. Các thuật ngữ cơ bản về SEM, Advertising

SEM (Search Engine Marketing)

Search Engine Marketing dịch sang tiếng việt là Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm, được hiểu là các hoạt động tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo. Mục đích là tăng tỷ lệ tiếp cận khi người dùng khi tìm kiếm chủ đề liên quan đến website của bạn. SEM bao hàm cả SEO (Search Engine Optimization) và PSA ( Paid Search Advertising).

Display Network (Mạng hiển thị)

Display Network là một hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép quảng cáo của bạn xuất hiện trên các trang web đối tác của công cụ tìm kiếm dưới dạng hình ảnh, video, văn bản,… Mục đích của quảng cáo hiển thị là thu hút người dùng nhận diện thương hiệu, quan tâm và thực hiện hành động theo mong muốn.

Quảng cáo xuất hiện trên website đối tác
Quảng cáo xuất hiện trên website đối tác

TA (Target Audience)

Target Audience (Đối tượng mục tiêu) là nhóm đối tượng mà bạn muốn nhắm đến cho hoạt động tiếp thị của mình. Đối tượng mục tiêu được nhắm đến dựa vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, sở thích, nghề nghiệp, vị trí địa lý, hành vi,… Từ những yếu tố đó mà bạn có thể nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Impression (Số lần hiển thị)

Impression là lượt hiển thị nội dung quảng cáo của bạn trên màn hình mà người dùng có thể nhìn thấy được. đây cũng được xem là lượt tiếp cận người dùng để tạo cơ hội nhận diện thương hiệu, tương tác hay chuyển đổi.

Impression là một thuộc tính quang trọng để đo lường các chỉ số hiệu quả quảng cáo như CTR, CR, ER, CPM… Để biết được những chỉ số đo lường này là gì thì bạn hãy theo dõi phần tiếp theo.

CTR (Tỷ lệ nhấp)

CTR là viết tắt của Click Through Rate, đây là chỉ số đo tỷ lệ nhấp của người dùng lên quảng cáo so với số lần hiển thị.

Chỉ số này thể hiện độ thu hút của quảng cáo và tỷ lệ quan tâm của người dùng với quảng cáo của bạn giúp tăng lượt truy cập website, tương tác, chuyển đổi hay nhận biết được độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Tỷ lệ nhấp (CTR)
Tỷ lệ nhấp (CTR)

CR (Tỷ lệ chuyển đổi)

CR (Conversion Rate) là chỉ số đo lường tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn trên tổng số lượt truy cập website hay lượt hiển thị quảng cáo của bạn được gọi chung là chuyển đổi. Hành động đó có thể là tải xuống, mua hàng, đăng ký dịch vụ hay hành động đạt được mục tiêu của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi (CR)
Tỷ lệ chuyển đổi (CR)

ER (Tỷ lệ tương tác)

ER (Engagement Rate) là tỷ lệ người dùng tương tác với nội dung của bạn trên website, mạng xã hội hoặc ứng dụng. Tùy vào ngữ cảnh mà lượt tương tác có thể tính là lượt xem, thích, bình luận, chia sẻ,…. Tỷ lệ ER cho biết nội dung của bạn có thu hút người dùng hay mục tiêu đối tượng bạn nhắm đến có phù hợp với chiến dịch quảng cáo hay không.

Tỷ lệ tương tác (ER)
Tỷ lệ tương tác (ER)

CPM (Cost Per Mile)

Cost Per Mile (chi phí cho mỗi 1000) là một phương thức tính toán chi phí quảng cáo dựa trên mỗi 1000 lượt hiển thị (impressions) của quảng cáo. Đây là phương thức thanh toán phổ biến cho các quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,…

Chi phí quảng cáo trên 1000 lượt hiển thị (CPM)
Chi phí quảng cáo trên 1000 lượt hiển thị (CPM)

CPA (Cost Per Acquisition)

Cost Per Acquisition (giá mỗi chuyển đổi) là một phương thức tính toán chi phí quảng cáo dựa trên mỗi hành động của người dùng hoặc mục tiêu cụ thể mà nhà quảng cáo muốn đạt được như khách hàng mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ, điền thông tin, tham gia sự kiện, nhắn tin trực tiếp,…

Chi phí mỗi chuyển đổi (CPA)
Chi phí mỗi chuyển đổi (CPA)

PPC (Pay Per Click)

Pay Per Click (Trả tiền cho mỗi lượt nhấp) là chi phí quảng cáo khi người dùng quảng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Phương thức này thường áp dụng cho các nền tảng quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Youtube Ads,…

Trong mô hình PPC, bạn sẽ đặt ra một mức giá thầu cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Nếu đối thủ của bạn đặt một mức giá thầu cao hơn bạn thì quảng cáo của họ sẽ được ưu tiên hơn. Đây cũng là cơ sở để bạn cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

CTA (Call To Action)

Call To Action (kêu gọi hành động) là một lời kêu gọi, khuyến khích người dùng hành động cụ thể khi xem quảng cáo của bạn. Đó có thể là một đoạn văn ngắn hoặc một nút kêu gọi đăng ký ngay, liên hệ ngay, tìm hiểu thêm, mua ngay,…

Kêu gọi hành động (CTA)
Kêu gọi hành động (CTA)

3. Thuật ngữ SEO cơ bản

SEO (Search Engine Optimization)

SEO hay được gọi là tối ưu công cụ tìm kiếm. Là các kỹ thuật tối ưu trang Web của bạn để cải thiện thứ hạng trong công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,…. Mục đích của SEO là để tăng lượng truy cập tự nhiên từ người dùng với trang web của bạn, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi cho doanh nghiệp.

SERP (Search Engine Results Page)

SERP là trang kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Đây là trang kết quả trả về mà người dùng nhìn thấy sau khi tìm kiếm một từ khóa trên công cụ tìm kiếm (Google, Bing, CocCoc). Trang kết quả sẽ bao gồm các kết quả có trả phí và các kết quả tự nhiên được xếp hạng ưu tiên dựa vào thuật toán xếp hạng của công cụ tìm kiếm.

Trang kết quả tìm kiếm của Google
Trang kết quả tìm kiếm của Google

Crawl

Crawl là quá trình mà các công cụ thu thập dữ liệu tìm kiếm như Google bot hay Bing bot thu thập dữ liệu từ các trang web để đánh giá và xếp hạng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).

Traffic (Lưu lượng truy cập)

Traffic hay được gọi là lưu lượng truy cập là lượng truy cập của người dùng vào Website của bạn để thực hiện hành động xem nội dung, mua hàng, tương tác,… Có 5 nguồn traffic khác nhau là: Organic traffic, Referral traffic, Social traffic, Direct traffic, Paid traffic.

Ranking (Xếp hạng)

Ranking được hiểu đơn giản trong SEO đó là xếp hạng website trong trang kết quả tìm kiếm, được đánh giá thứ hạng (rank) từ 1 đến 100. Website của bạn ở thứ hạng càng cao thì tỷ lệ tiếp cận với khách hàng càng cao.

SEO Onpage

SEO onpage là các kỹ thuật tối ưu trên Website để để thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm và tăng trải nghiệm với người dùng, từ đó giúp tăng thứ hạng website trên SERP. Website bạn có thứ hạng cao trên SERP sẽ mang lại được nhiều traffic tự nhiên hơn, mang lại chuyển đổi cao.

Các yếu tố Onpage quan trọng cần tối ưu như: content, tốc độ tải trang, link điều hướng, giao diện thân thiện, schema, duyệt web an toàn SSL, AMP,…

SEO Offpage

SEO Offpage hay còn gọi là SEO Offsite là công việc tối ưu các yếu tố bên ngoài Website nhằm tăng độ uy tín và tin cậy của Website trong mắt công cụ tìm kiếm như Google. Giúp tăng thứ hạng Website trên SERP, tăng traffic tự nhiên. Các yếu tố tối ưu offpage thường nhắc đến là backlink từ social, báo hay các website khác trỏ link về website của bạn.

SEO onpage và offpage
SEO onpage và offpage

Authority site

Authority site hiểu là một website uy tín, có độ tin cậy và chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó được công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Authority site mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, nội dung chuyên sâu, hữu ích và có độ chính xác cao, được chia sẻ bởi các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm trong ngành.

Index

Index website là điều kiện để trang web của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Khi bạn vừa công bố một nội dung nào đó trên Website mình, bạn sẽ khai báo hoặc tự nhiên theo thời gian, các bot của công cụ tìm kiếm sẽ vào thu thập, đánh giá và lưu trữ nội dung trang web của bạn, sau đó trang của bạn sẽ được biên vào mục lục gọi là Index và xuất hiện trên SERP.

Keyword (Từ khóa)

Từ khóa là một từ hay cụm từ để xác định được chủ đề chính trong nội dung. Khi Công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu sẽ dựa vào từ khóa hay cụm từ khóa để nhận biết được nội dung đang đề cập về chủ đề gì. Ví dụ với từ khóa “SEO là gì?” thì nội dung sẽ xoay quanh về định nghĩa SEO, các yếu tố chính trong SEO hay cách tối ưu SEO cho website,….

Người dùng có thể tìm được nội dung mong muốn khi tìm kiếm từ khóa chính xác trong công cụ tìm kiếm. Và các kỹ thuật viên SEO cũng cần nghiên cứu từ khóa chính, phụ, LSI, Semantic từ các công cụ nghiên cứu từ khóa để tối ưu, làm rõ nghĩa cho nội dung bài viết.

Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

Bounce Rate (BR) là tỷ lệ phần trăm lượt truy cập vào một trang web và rời đi ngay lập tức mà không thực hiện bất kỳ hành động nào khác như click vào liên kết khác, mua hàng, v.v.

DA – Domain Authority

DA là một chỉ số đánh giá chất lượng Website do Moz phát triển có thang điểm từ 1 đến 100. Thang điểm đánh giá sẽ dựa vào nhiều yếu tố như độ uy tín, độ tin cậy, nội dung hữu ích, chất lượng liên kết, độ trải nghiệm,…. Các yếu tố này là do Moz nghiên cứu đánh giá, thang điểm càng cao thì khả năng xếp hạng trên SERP càng cao.

SEO local (SEO địa phương)

SEO Local là kỹ thuật tối ưu website bạn trên công cụ tìm kiếm theo khu vực nhất định như trong một tỉnh hay một vùng của đất nước (SEO ở thị trường nước ngoài gọi là SEO Global). Điều này giúp tiếp cận được khách hàng có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ ở gần hoặc theo một khu vực cụ thể.

4. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các thuật ngữ cơ bản về Digital Marketing. IMTA sẽ cập nhật liên tục về các từ khóa phổ biến liên quan khác. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho bạn.

Nếu bạn đang quan tâm đến khóa học Digital Marketing quảng cáo đa nền tảng, hãy liên hệ IMTA ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí về chi tiết khóa học.

028.22.699.899
Digital Marketing IMTA Digital Marketing34+ Thuật ngữ trong Digital Marketing thường gặp nhất