SEO là một chiến lược quan trọng mà hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng để xây dựng hình ảnh, tăng sự hiện diện và thu hút sự chú ý của người dùng trên các công cụ tìm kiếm. Khi áp dụng đúng, một chiến lược SEO sẽ cải thiện vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm, từ đó thu hút nhiều lượt truy cập hơn, tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng.

Trong bài viết này, IMTA sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một chiến lược SEO hiệu quả, giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu khả năng tiếp cận và đạt được mục tiêu kinh doanh. Hãy cùng khám phá chi tiết các bước để phát triển một chiến lược SEO đúng đắn và bền vững nhé.

Chiến lược SEO là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược SEO cho doanh nghiệp

Chiến lược SEO là một kế hoạch bao gồm các bước cụ thể để nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) nhằm thu hút lượng truy cập tự nhiên. Quá trình này không chỉ dừng lại ở việc tối ưu nội dung mà còn bao gồm việc kết hợp các kỹ thuật SEO như nghiên cứu từ khóa, tối ưu SEO Onpage, Linkbuilding, SEO Offpage, và quảng cáo nội dung trên Social.

Mục tiêu khi lên một chiến lược SEO cụ thể là tăng khả năng hiển thị của website, giúp thứ hạng xuất hiện ở vị trí cao hơn trong các kết quả tìm kiếm của công cụ như Google, Bing, Yahoo,… Khi thứ hạng lên cao không chỉ giúp thu hút Organic Traffic mà còn giúp doanh nghiệp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả hơn.

Ví dụ khi lên chiến lược SEO cho sản phẩm đồ dùng camping dã ngoại:

Giai đoạn 1: Tạo nhận thức và thu hút khách hàng

Lên 15-20 bài viết về kinh nghiệm và mẹo khi đi camping (chọn địa điểm, danh sách đồ cần mang theo). Tối ưu Onpage và xây dựng liên kết từ các trang web về du lịch, thể thao ngoài trời.

Giai đoạn 2: Tăng cường sự hiện diện sản phẩm

Mục tiêu: Đưa từ khóa chính như “mua đồ dùng camping” vào top 10 kết quả tìm kiếm.

Hoạt động: Tối ưu các trang danh mục/sản phẩm. Đi backlink từ các trang báo và blog chuyên về hoạt động dã ngoại.

Tầm quan trọng chiến lược SEO đối với doanh nghiệp

Một chiến lược SEO hiệu quả giúp website bạn hiển thị đầu trang với nhiều từ khóa, từ đó giúp khách hàng tiềm năng nhận diện website bạn nhiều hơn, giúp tăng uy tín cũng như sự phát triển doanh nghiẹp bạn.

  • Tăng khả năng hiển thị: Thay vì tốn chi phí cho việc quảng cáo, khi doanh nghiệp bạn thực hiện chiến lược SEO hiệu quả, website của bạn có cơ hội xuất hiện ở các vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm. Qua đó không chỉ giúp thương hiệu bạn vừa tiết kiệm ngân sách, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, mà còn tận dụng SEO để tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng..
  • Thu hút lượng truy cập tự nhiên: Một chiến lược SEO tốt giúp thu hút lượng Organic Traffic từ các công cụ tìm kiếm, không cần phải chi tiền cho quảng cáo trả phí. Lượng truy cập này thường có chất lượng cao hơn vì người dùng đến từ các kết quả tìm kiếm thường có nhu cầu thực sự và sẵn sàng tương tác với nội dung trên website.
  • Tăng cường uy tín và độ tin cậy: Các trang web nằm trong top kết quả tìm kiếm thường được người dùng đánh giá cao về độ uy tín và chất lượng. Khi doanh nghiệp của bạn liên tục xuất hiện ở các vị trí này, thương hiệu sẽ dần xây dựng được niềm tin với khách hàng, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển lâu dài.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Chiến lược SEO hiệu quả không chỉ tập trung vào việc tối ưu công cụ tìm kiếm mà còn chú trọng đến việc nâng cao trải nghiệm người dùng trên website. Điều này bao gồm từ cải thiện tốc độ tải trang, tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO, dễ sử dụng, và nội dung hữu ích, tất cả đều giúp giữ chân người dùng lâu hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Tối ưu chi phí tiếp thị: So với các chiến lược Marketing Online khác như quảng cáo trả phí, SEO là một phương pháp dài hạn và tiết kiệm chi phí. Khi đã đạt được thứ hạng tốt, website bạn có thể duy trì lượng truy cập ổn định mà không cần chi thêm nhiều ngân sách cho quảng cáo.
  • Hiểu rõ được xu hướng tìm kiếm của khách hàng: SEO giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về hành vi tìm kiếm của khách hàng thông qua việc nghiên cứu từ khóa và phân tích dữ liệu. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.

Phân biệt thế nào là chiến lược – kế hoạch – quy trình SEO

Trước khi có thể lên một chiến lược SEO hiệu quả, bạn cần hiểu và phân biệt được thế nào là chiến lược, kế hoạch, và quy trình là gì. Tuy 3 khái niệm nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa chiến lược, kế hoạch, và quy trình SEO không chỉ giúp bạn dễ dàng theo dõi mà còn đảm bảo tính thống nhất trong quá trình triển khai dự án.

So sánh chiến lược SEO

Chiến lược SEO giống như là một bản kế hoạch tổng thể, phác thảo mục tiêu dài hạn và các định hướng, phương pháp chính để có thể cạnh tranh cho website doanh nghiệp của bạn. Một chiến lược SEO tốt và hiệu quả phải định hình hướng đi chung của toàn bộ dự án SEO.

Ví dụ: Một công ty chuyên kinh doanh về camping dã ngoại muốn ra mắt dòng sản phẩm mới về lều cắm trại đa năng. Doanh nghiệp lên chiến lược SEO tổng thể.

Giai đoạn 1: Vì đây là sản phẩm mới còn ít người quan tâm, nên cần phải tạo nhận thức và thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách xây dựng nên các bài content, blog về hướng dẫn, kinh nghiệm, chia sẻ,…

Giai đoạn 2: Tối ưu SEO cho các landing page, các trang danh mục, sản phẩm và các từ khóa liên quan đến lều cắm trại đa năng.

Mục tiêu: Đạt được 100.000 lượt truy cập vào website trong vòng 4 tháng thông qua nội dung hướng dẫn, tại sao, và chia sẻ kinh nghiệm cắm trại.

Kế hoạch SEO

Kế hoạch SEO là bước triển khai cụ thể chiến lược thành những bước chi tiết. Đây là nơi bạn phải định kế hoạch hóa rõ từng bước, thời gian thực hiện, người chịu trách nhiệm và ngân sách triển khai.

Ví dụ sau bước nghiên cứu từ khóa, thì mục tiêu tăng thứ hạng từ khóa “lều cắm trại đa năng” lên top 3 trên Google trong 6 tháng.

Công việc cần thực hiện:

  • Thực hiện nghiên cứu từ khóa chi tiết trong tháng đầu.
  • Tạo 20 bài viết về kinh nghiệm chọn lều và đi cắm trại trong 2 tháng tiếp theo.
  • Tối ưu Onpage cho các bài viết và sản phẩm trong 1 tháng sau đó.
  • Triển khai chiến dịch xây dựng backlink từ các trang web du lịch và camping nổi tiếng.

Quy trình SEO

Quy trình SEO tổng thể là bước mà bạn và team sẽ thực hiện các hành động cụ thể để đạt được kế hoạch SEO đã đề ra. Đây là bước bạn cần đảm bảo rằng mọi thành viên trong team đều hiểu rõ nhiệm vụ và phối hợp hiệu quả để đạt được mục tiêu chung.

Ví dụ:

  1. Nghiên cứu từ khóa: Phân tích các từ khóa liên quan đến “lều cắm trại đa năng” và các từ khóa liên quan khác trong ngành camping.
  2. Tối ưu nội dung: Cập nhật các bài viết hiện có, tối ưu các yếu tố onpage như tiêu đề, meta descriptions, và hình ảnh,..
  3. Xây dựng liên kết: Thực hiện outreach để xây dựng liên kết chất lượng từ các blog du lịch và camping.
  4. Theo dõi và điều chỉnh: Sử dụng công cụ như Google Analytics để theo dõi tiến độ và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.

Chiến lược SEO hiệu quả bao gồm những gì?

Một chiến lược SEO hiệu quả không chỉ đơn giản là tối ưu từ khóa hay xây dựng liên kết, mà nó là một kế hoạch SEO tổng thể bao gồm nhiều yếu tố tương tác và phối hợp với nhau. Dưới đây là những thành phần quan trọng cần có trong một chiến lược SEO toàn diện:

  • Nghiên cứu và phân tích từ khóa: Tìm và lựa chọn các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà người dùng thường tìm kiếm. Từ khóa cần phải có lượng tìm kiếm cao nhưng không quá cạnh tranh, để có thể tối ưu dễ dàng hơn.
  • Tạo content chất lượng: Tạo ra nội dung chất lượng, có giá trị và phù hợp với ý định search của người dùng sẽ giúp giữ chân người dùng, tăng time-on-site, từ đó sẽ cải thiện thứ hạng tìm kiếm website bạn.
  • Tối ưu lại các content đã cũ: Đánh giá và audit content đã cũ để đảm bảo các bài nội dụng trên website vẫn còn phù hợp và có giá trị. Ví dụ: khi bạn cập nhật bài viết cũ về “Những mẹo cắm trại mùa hè” bằng cách thêm thông tin về các sản phẩm mới và xu hướng hiện tại trong ngành camping, hoặc những sản phẩm hot trend.
  • Sử dụng các Phantom Keyword: Phantom Keywords là những từ khóa có thể không mang lại lượng tìm kiếm cao nhưng có thể giúp sự gia tăng lưu lượng truy cập và tương tác vì những từ khóa này đáp ứng các nhu cầu rất cụ thể. Lên những bài content về các từ khóa này có thể giúp thu hút đối tượng mục tiêu cụ thể hơn.
    Ví dụ: Thêm các từ khóa như “dụng cụ camping cho gia đình” hoặc “dụng cụ camping bền bỉ” vào nội dung để thu hút các nhóm khách hàng có nhu cầu đặc biệt.
  • Xây dựng thương hiệu, authority và link cho website: Bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân nhằm nâng cao độ tin cậy của website thông qua việc tạo ra nội dung chất lượng cao và nhận được các liên kết ngược (backlinks) từ các trang web uy tín. Xây dựng Authority giúp xây dựng sự tin cậy trong mắt người dùng và công cụ tìm kiếm.
  • Phân tích và theo dõi hiệu suất SEO: Sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Search Console, và các công cụ SEO web để theo dõi hiệu suất SEO, từ đó đưa ra các điều chỉnh kịp thời.
SEMRush
SEMRush
  • Đo lường KPI: Đặt ra các chỉ số hiệu suất chính (KPI) như lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian ở lại trang, và tỷ lệ thoát để đánh giá hiệu quả của chiến lược SEO.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng: Đảm bảo website dễ sử dụng, có điều hướng rõ ràng, và giao diện bắt mắt để người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin cần thiết.. Đồng thời, bạn cxung nên tối ưu trải nghiệm trên thiết bị di động. Bởi số lượng người dùng di động ngày càng tăng, nên việc tối ưu UX cho thiết bị di động là rất quan trọng Đây cũng là một trong những yếu tố cần tối ưu quan trong của SEO, sau khi Google ra mắt thuật toán Google Mobile Friendly..
  • Kết hợp SEO với Social Media: Tận dụng mạng xã hội để quảng bá nội dung, tăng cường tương tác và gián tiếp hỗ trợ chiến lược SEO. Bạn cũng có thể sử dụng chiến dịch email marketing để phân phối nội dung và thúc đẩy lưu lượng truy cập trở lại website.

Các bước xây dựng chiến lược SEO hiệu quả cho doanh nghiệp

Xây dựng một chiến lược SEO hiệu quả đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lập kế hoạch chi tiết và thực hiện một cách có hệ thống. Dưới đây là các bước quan trọng để doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược SEO hiệu quả:

  • Bước 1: Hiểu rõ insight đối tượng khách hàng SEO: Đầu tiên, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu thông qua việc nghiên cứu từ khóa, nhu cầu, sở thích và thói quen tìm kiếm của họ. Hiểu rõ search intent khách hàng sẽ giúp bạn tối ưu nội dung và từ khóa hiệu quả, thu hút đúng đối tượng người dùng đến website.
    Ví dụ: Nếu bạn đang bán sản phẩm chăm sóc da, hãy nghiên cứu các nhóm khách hàng như tuổi, giới tính, loại da, và các vấn đề về da mà họ quan tâm. Từ đó, bạn có thể tạo nội dung tập trung vào các từ khóa như “cách trị mụn cho da nhờn” hoặc “dưỡng ẩm cho da khô.”
  • Bước 2: Hiểu rõ tình trạng hiện tại của website để tiến hành SEO Audit: Thực hiện SEO Audit là bước quan trọng để đánh giá tình trạng hiện tại của website. Audit toàn bộ website bao gồm các công việc như kiểm tra tốc độ tải trang, cấu trúc URL, chất lượng content, liên kết nội bộ và yếu tố kỹ thuật khác.
    Ví dụ: Khi audit website, bạn phát hiện rằng trang web của bạn có tốc độ tải trang chậm và các liên kết nội bộ chưa được tối ưu. Nên bạn cần cải thiện tốc độ tải trang và sắp xếp lại các liên kết nội bộ để tăng trải nghiệm người dùng.
  • Bước 3: Phân tích đối thủ: Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn hiểu được chiến lược SEO của họ, từ đó hiểu được hiện tại đối thủ đang SEO từ khóa nào, chất lượng nội dung trên website, cấu trúc website và các backlink đang triển khai..
    Ví dụ: Nếu đối thủ của bạn đang xếp hạng cao cho từ khóa “giày thể thao chạy bộ,” bạn có thể phân tích các từ khóa họ đang sử dụng, chất lượng content của họ, đi Internal Link như thế nào, và số lượng backlinks để tìm cách cải thiện chiến lược của mình.
  • Bước 4: Liệt kê và đánh giá các giải pháp: Sau khi phân tích tình trạng website và đối thủ, bạn cần liệt kê các giải pháp SEO khả thi. Bao gồm so sánh các chiến lược với nhau, đánh giá nguồn lực, thời gian và ngân sách triển khai,..
    Ví dụ: để ưu lại các trang sản phẩm với từ khóa cụ thể, bạn có thể cân nhắc chiếc luwojc audit toàn bộ content trên website, với thời gian dự kiến 2 tháng, hoặc chiến lược Offpage trên Social với thời gian tầm 1 tháng,…
  • Bước 5: Thiết lập mục tiêu đạt được, KPI: Sau khi xác định rõ các mục tiêu SEO cần đạt được, chẳng hạn như tăng lượng traffic tự nhiên, cải thiện thứ hạng từ khóa, hoặc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Bạn tiến hành đặt ra các chỉ số KPI (Key Performance Indicators) để theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến lược.
    Ví dụ: Mục tiêu của bạn có thể là tăng traffic tự nhiên lên 30% trong vòng 6 tháng và nâng cao thứ hạng của từ khóa chính từ vị trí 20 lên vị trí 5 trên Google.
  • Bước 6: Lập kế hoạch triển khai chiến lược: Xây dựng kế hoạch chi tiết bao gồm các công việc cụ thể, thời gian thực hiện, người chịu trách nhiệm và ngân sách cần thiết. Kế hoạch cần bao gồm cả việc sản xuất nội dung, tối ưu onpage và offpage, và các kỹ thuật SEO khác.
    Ví dụ: Kế hoạch có thể bao gồm việc xuất bản 20 bài viết blog mới mỗi tháng, thực hiện tối ưu onpage cho tất cả các trang sản phẩm trong vòng 3 tháng, và bắt đầu chiến dịch xây dựng liên kết vào tháng thứ 4.
  • Bước 7: Đo lường, phân tích và theo dõi hiệu suất SEO: Sau khi triển khai chiến lược SEO, bạn cần liên tục đo lường và theo dõi hiệu suất. Sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Search Console để phân tích, đánh giá hiệu quả, và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết nhằm tối ưu kết quả.
    Ví dụ: Sau 3 tháng triển khai, bạn theo dõi số lượng traffic từ tìm kiếm tự nhiên, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và thứ hạng từ khóa. Dựa trên kết quả, bạn có thể điều chỉnh nội dung hoặc chiến lược xây dựng liên kết để cải thiện hiệu suất.
xem Organic Traffic trên Google Analytics
xem Organic Traffic trên Google Analytics

Kết luận

SEO là một quá trình phức tạp đòi hỏi bạn phải hiểu biết sâu và có kỹ năng thực hành tốt để SEO thành công. Xây dựng một chiến lược SEO hiệu quả không chỉ cần nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm mà còn phải biết cách áp dụng các kỹ thuật SEO thích hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ, để đạt được thứ hạng cao trên Google, bạn cần phân tích và tối ưu nhiều yếu tố như chất lượng nội dung, tốc độ tải trang, trải nghiệm người dùng, và độ tin cậy liên kết,… Một chiến lược SEO tốt phải được điều chỉnh liên tục dựa trên sự thay đổi của thuật toán tìm kiếm và hành vi của người dùng.

Ngoài ra, nếu bạn muốn trang bị thêm kiến thức chuyên môn, IMTA cung cấp khóa học SEO chuyên sâu, giúp bạn tự tin hơn trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược SEO hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteChiến lược SEO là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược SEO hiệu quả