Brand Story là một trong những chiến lược Marketing mang lại hiệu quả cao giúp doanh nghiệp củng cố bản sắc thương hiệu của mình, lan truyền câu chuyện thương hiệu đến với khách hàng để họ biết ai là người đứng sau thương hiệu?
Thương hiệu bạn đại diện cho hình ảnh nào? Điều cuối cùng để khách hàng tin tưởng chính là sự minh bạch và sự trung thực của câu chuyện, những yếu tố cốt lõi để bắt đầu một mối quan hệ bền chặt với họ.
Vậy làm sao để truyền đạt thông điệp này đến với khách hàng? Câu trả lời chính là hãy kể một câu chuyện thương hiệu.
Sau đây hãy cùng IMTA tìm hiểu Brand Story là gì? Và làm thế nào kể một câu chuyện thương hiệu cho riêng mình bạn nhé.
Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) là gì?
Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) chính là câu chuyện được phác thảo lại toàn bộ quá trình thành lập của một thương hiệu từ lịch sử hình thành, giá trị cốt lõi, mục tiêu của doanh nghiệp và được khách hàng cảm nhận chúng bằng cảm xúc về giá trị mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn cung cấp giúp cải thiện được cuộc sống của họ.
Để xây dựng những cảm xúc và tình cảm này doanh nghiệp cần một quá trình khá dài để nuôi dưỡng chúng từ các yếu tố thương hiệu như: màu sắc thương hiệu, hình thức quảng cáo, phong cách thiết kế trên nền tảng mạng xã hội, phong cách thiết kế của cửa hàng, người nổi tiếng (KOL/KOC) mà doanh nghiệp thuê để quảng cáo và tương tác với khách hàng,… Tất cả chúng đều liên kết với nhau xây dựng nên một câu chuyện thương hiệu.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
Tại sao câu chuyện thương hiệu lại quan trọng trong chiến dịch PR?
Thị trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh, khách hàng có vô số sự lựa chọn xung quanh họ. Bạn muốn trở nên nổi bật trong thị trường này, thì câu chuyện thương hiệu chính là thứ duy nhất giúp kéo khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu bạn. Cụ thể là những lợi ích:
Tạo sự khác biệt với đối thủ
Các dòng sản phẩm đang dần trở nên đồng hóa và khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Đây là lúc chúng ta cần kết nối với họ về mặt cảm xúc. Bạn phải có ý tưởng khác biệt cho câu chuyện thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó mới có thể tạo dựng được mối quan hệ bền chặt và xây dựng lòng trung thành với khách hàng.
Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng
Câu chuyện thương hiệu không chỉ đơn giản được xem như hình thức quảng cáo mà chúng còn là “chiếc cầu nối cảm xúc” giữa khách hàng và thương hiệu. Khi doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thương hiệu của mình một cách chân thành, khách hàng sẽ có niềm tin hơn vào doanh nghiệp bởi, họ có sự đồng cảm với nhân vật chính trong câu chuyện, họ nhận thấy rằng bản thân mình cũng có một phần ra tương tự như câu chuyện mà nhân vật chính đã trải qua.
Tạo động lực mua hàng
Khi đã có sự gắn kết về mặt cảm xúc khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng và đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng. Như bạn đã thấy, một câu chuyện thương hiệu có ý nghĩa sâu sắc sẽ biến khách hàng tiềm năng trở thành những người mua thực sự.
Vậy làm thế nào để câu chuyện thương hiệu trở nên khác biệt với đối thủ. Mời bạn tham khảo chiến thuật sau!
>> Đọc thêm: Kỹ năng trở thành một Content Marketing chuyên nghiệp
Các bước để kể một câu chuyện thương hiệu độc đáo
Sau đây mời bạn tham khảo những cách sau để kể một câu chuyện thương hiệu độc đáo cho mình:
Bước 01: Đi tìm câu trả lời cho lý do “Tại sao công ty bạn tồn tại?”
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này bạn phải xác định được:
- Mục đích mà thương hiệu bạn thành lập là gì?
- Bạn sở hữu đặc điểm nổi bật gì so với các đối thủ cạnh tranh khác?
Hãy chứng minh doanh nghiệp bạn không chỉ kinh doanh sản phẩm mà còn giải quyết vấn đề khách hàng đang gặp phải, chứng minh các giá trị mà bạn mang đến cho xã hội. Điều khiến bạn khác biệt với đối thủ có thể là tính năng nổi bật sản phẩm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp hay cách mà doanh nghiệp bạn truyền thông,…
Bước 02: Chia sẻ tổng quan về quá trình hình thành của công ty
Để chia sẻ về tổng quan lịch sử hình thành công ty, cụ thể ở đây bạn cần chia sẻ một cách chi tiết về những khó khăn mà công ty bạn đã phải trải qua và cách mà công ty đã vượt qua những trở ngại, khó khăn đó như thế nào.
Ví dụ: Bạn có thể kể về cách sản phẩm của doanh nghiệp bạn được tạo ra như thế nào? Sử dụng công nghệ cải tiến gì? Bạn đã thử nghiệm những phương pháp mới nào sau những lần thất bại? Trước khi chúng có được thành công và cung cấp ra thị trường với những đối thủ cạnh tranh khác.
Bươc 03: Xác định “Ai” là nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu
- Ai là người hùng làm nên sự thành công cho thương hiệu của bạn?
- Xác định người hùng – nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu của bạn là ai?
Người hùng trong chính câu chuyện này có thể là nhà sáng lập, thành viên trong công ty hoặc khách hàng – những người đã đồng hành cùng bạn trong hành trình xây dựng thương hiệu. Nhân vật chính là nguồn cảm hứng của “chiếc cầu nối cảm xúc” giữa thương hiệu và khách hàng. Nếu câu chuyện được bộc bạch một cách chân thực sẽ tạo được niềm tin và sự đồng cảm mạnh mẽ bởi họ nhận ra bản thân mình cũng là một phần trong câu chuyện ấy.
Mọi thông tin mà bạn chia sẻ về quá trình hình thành và phát triển thương hiệu đều quan trọng vì nó là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp bạn đối phó như thế nào trước những khó khăn và thử thách để có được ngày hôm nay.
Bươc 04: Chia sẻ về sứ mệnh của công ty
Sứ mệnh được xem là bản tuyên bố của công ty cam kết đem đến giá trị bền vững cho xã hội. Hãy chia sẻ và chứng minh rõ sứ mệnh của bạn để khách hàng hiểu được tầm nhìn dài hạn của thương hiệu khiến họ ấp ủ sự mong đợi chúng phát triển thành công trong tương lai.
- Mục tiêu của doanh nghiệp cần đạt được trong tương lai là gì?
- Bạn có thể đảm bảo và hứa hẹn điều gì?
Bước 05: Chia sẻ về những lần vấp ngã
Hãy thành thật và thoải mái chia sẻ về những lần thất bại của công ty bởi khách hàng sẽ cho rằng đây là bằng chứng cho thấy bạn đã cố gắng hết sức mình trong quá trình xây dựng thương hiệu một cách kiên trì và nghiêm túc.
Đừng lo ngại khách hàng sẽ suy nghĩ gì về bạn khi thất bại, bởi mỗi khi trải qua thất bại, thương hiệu của bạn đang dần trở nên tốt hơn. Nhiệm vụ của bạn là hãy tập trung và tiếp tục cố gắng lặp đi lặp lại quá trình này cho tới khi nó được đưa ra ánh sáng.
Khả năng phấn đấu cho mỗi lần thất bại là một minh chứng có tính giá trị nhân văn. Điều này giúp thương hiệu trở nên thiện cảm hơn trong mắt khách hàng, từ đó thương hiệu của bạn sẽ kết nối được với họ về mặt cảm xúc ở mức độ thấu cảm hơn.
Ví dụ về câu chuyện thương hiệu Dove
Câu chuyện thương hiệu Dove: “Real Beauty” Hành trình khám phá và nhận thức vẻ đẹp thực sự của bản thân
Chiến dịch Real Beauty được khởi nguồn vào năm 2004, khi đó thương hiệu vẫn đang cố gắng tìm cho mình một định vị thương hiệu riêng biệt. Bối cảnh chiến dịch trong xã hội thời ấy có quan niệm về cái đẹp của phụ nữ theo tiêu chuẩn rất cao và khó có thể đạt được.
Xuất phát từ sự lo lắng rằng phụ nữ sẽ nhận thức vẻ đẹp của bản thân mình không mấy tích cực. Dove đã tiến hành một nghiên cứu trên 3200 phụ nữ trên 10 quốc gia.
Khi ấy Dove đã nhận kết quả nghiên và họ đã hiểu ra sự thật đáng ngạc nhiên: “Chỉ có 2% phụ nữ cảm thấy bản thân mình đẹp, 72% nhận định sắc đẹp mình ở mức trung bình, 68% đồng ý rằng truyền thông và quảng cáo khi khắc họa hình ảnh phụ nữ đều theo tiêu chuẩn hoàn hảo mà phần lớn phụ nữ không thể đạt được. Nghiên cứu này cũng ngầm chứng minh giả thuyết về quan niệm vẻ đẹp của phụ nữ mà xã hội đánh giá đang ngày càng cao và khó có thể chạm tới được“.
Số phận lên tầm cao mới của hãng được bắt đầu từ đây, Dove dần được công nhận là “một thương hiệu có chiến lược và tư duy độc đáo“, phá vỡ mọi tiêu chuẩn cái đẹp của xã hội lúc bấy giờ, sự thành công đã đến với thương hiệu mang theo sứ mệnh “vẻ đẹp thực sự là vẻ đẹp đi ra ngoài những quan niệm khuôn mẫu“.
Cách Dove đã chiếm chọn niềm tin của phụ nữ thế nào?
1. Xây dựng ý tưởng truyền thông có tính đồng nhất
Ý tưởng truyền thông chủ đạo của Dove cho toàn bộ chiến dịch truyền thông của thương hiệu có tên là “Real Beauty – Vẻ đẹp thực sự” được truyền tải qua chiến dịch Real Beauty (2004)
Dove đã duy trì nỗ lực cho chiến dịch marketing dài hạn của mình kéo dài hàng thập kỷ để tạo dấu ấn riêng và củng cố bản sắc thương hiệu một cách đồng nhất.
Từ đó cho thấy, các chiến dịch đã giúp Dove xây dựng niềm tin khách hàng qua câu chuyện thương hiệu với thông điệp “khuyến khích lòng tự tôn bằng vẻ đẹp thực sự”, chiến dịch đã thành công đánh trúng tâm lý khách hàng và mỗi khi nhắc đến hình ảnh người phụ nữ mộc mạc họ sẽ gợi nhớ ngay đến thương hiệu.
2. Định nghĩa vẻ đẹp không tuân theo một quy ước nào
Nhãn hàng không lựa chọn sản xuất ra một thước phim theo chủ nghĩa hoàn hào về vẻ đẹp của phụ nữ, bằng cách thuê gương mặt đại diện thương hiệu, người mẫu quảng cáo,… Mà nhân vật chính trong câu chuyện này chính là những người phụ nữ bình thường, họ cũng giống như bất kỳ ai trong chúng ta, đều có sự nghi ngờ về khuyết điểm của bản thân.
Dove đã thể hiện màu sắc thương hiệu của mình là màu sắc “nguyên thuỷ”, mang tính “đề cao nét đẹp tự nhiên” một cách nhất quán và xuyên suốt, trong hành trình xây dựng câu chuyện thương hiệu.
Qua những thước phim mộc mạc, khán giả có thể sẽ không còn tồn tại những cảm xúc như khao khát vẻ đẹp mà mình không thể chạm khi xem quảng các quảng cáo trước đây, hãng đã thành công và trở thành một biểu tượng truyền cảm hứng cho phụ nữ tự hào về vẻ đẹp chân thực nhất của mình.
3. Chiến dịch truyền thông luôn là trẻ em hoặc phụ nữ làm nhân vật chính
Dove nhận ra một vấn đề nghiêm trọng của trẻ em và phụ nữ rằng họ đang phải chịu đựng sự áp đặt tiêu chuẩn về cái đẹp mà xã hội đang coi là hoàn hảo mỗi ngày, lòng tự trọng của họ bị tấn công lại xuất phát từ vấn đề ngoại hình đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi mới lớn và phụ nữ tuổi trung niên.
Đa số công ty mang lại giá trị trách nhiệm xã hội đều là kết quả hữu hình và có thể đo lường được. Ví dụ một công ty cam kết sẽ tài trợ cho chương trình hoặc quyên góp một triệu đô la xây dựng trường học.
Tuy nhiên Dove lại chọn hướng đi rất táo bạo khi khởi tạo chiến dịch Real Beauty bởi kết quả đo lường là vô hình. Những người phụ nữ có mặt tham gia các buổi hội thảo và sự kiện có thể họ đã có một chút thay đổi về cách nhìn nhận vẻ đẹp của bản thân. Tuy nhiên, chưa có một báo cáo hay minh chứng cụ thể nào đủ thuyết phục để chứng minh điều đó.
Doanh số của Dove đã tăng mạnh từ 2,5 tỷ vào năm 2004 lên hơn 4 tỷ vào năm 2014. Điều này cũng góp phần cho thấy Dove đã thành công trong việc xây dựng “chiếc cầu nối cảm xúc” giữa thương hiệu và khách hàng của mình.
Một số video quảng cáo của nhãn hàng lấy phụ nữ làm nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu của Dove
Ví dụ video 01: Phụ nữ được yêu cầu để tóc theo màu sắc và kiểu dáng truyền thống nhất định.
Trong video này phụ nữ được khuyến khích họ hãy tự do thể hiện cá tính của mình qua mái tóc và không bị gò bó theo những tiêu chuẩn nhất định của xã hội đặt ra.
Ví dụ 02: Một cuộc thử nghiệm dành cho phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới để họ lựa chọn cánh cửa nào mình sẽ bước qua “Đẹp” và “Trung bình”.
Và sự thật ngạc nhiên là hầu hết họ đều chọn cánh cửa “Trung bình”. Tuy nhiên sau một thời gian ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn cánh cửa “Đẹp”. Một số phụ nữ được trao quyền lựa chọn bước qua cánh cửa bởi mẹ, con gái hay bạn bè của họ.
Video 03 Video này đã chỉ ra chỉ có 4/10 cô gái sở hữu mái tóc xoăn của mình và họ cảm thấy hài lòng.
Các cô gái còn lại được hỏi họ có yêu mái tóc xoăn của mình không và tất cả trả lời không. Chính vì vậy, gia đình và bạn bè được yêu cầu giúp đỡ những cô gái này để họ cảm thấy yêu mái tóc của mình. Các cô gái sẽ được đưa đến một bữa tiệc và tại đó là những người phụ nữ khác đều sở hữu mái tóc xoăn. Giữa họ đã cảm nhận được sự đồng điệu và mọi người đã cùng nhau ca hát, nhảy múa, tận hưởng cuộc vui suốt bữa tiệc.
Qua ví dụ về câu chuyện thương hiệu của Dove cho ta thấy được thương hiệu đã rất cố gắng trong việc thay đổi nhận thức của phụ nữ và tôn vinh nét đẹp thuần túy của họ bằng cách khởi động các chiến lược marketing độc đáo, mang một thông điệp giàu tính nhân văn và chạm được cảm xúc người dùng.
Bài học giá trị cho Marketer qua câu chuyện của Dove
Một chiến dịch có quy mô lớn, thông điệp sáng tạo, cách triển khai chiến dịch độc nhất vô nhị vẫn nhận về sự thất bại như thường nếu không bắt nguồn từ sự thấu hiểu khách hàng sâu sắc, thấu hiểu từ sâu bên trong. Sự thấu hiểu ấy không đơn giản được thể hiện qua số liệu đo lường được bởi một bảng báo cáo nghiên cứu thị trường, mà kết quả phải là sự đúc kết từ một quá trình không ngừng đào sâu như cách Dove thực hiện với Real Beauty
Tạm kết
Câu chuyện về thương hiệu không chỉ là câu chuyện kể về nguồn gốc thương hiệu mà còn là cách thương hiệu kết nối với khách hàng thông qua các giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh của chúng. Để tạo nên câu chuyện thương hiệu độc đáo và gặt hái được thành công trên thị trường, doanh nghiệp cần làm rõ về lý do tồn tại, những trở ngại mà doanh nghiệp đã vượt qua và những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải với khách hàng.
Khi câu chuyện thương hiệu được kể một cách chân thực và đầy cảm xúc, chúng có thể giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, đồng thời tạo dấu ấn riêng biệt cho thương hiệu trên thị trường kinh doanh đầy khắc nghiệt.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hãy tham khảo thêm khoá học Content Marketing, cách để viết nội dung đánh trúng Insight khách hàng.