Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads 2024 giao diện mới dành cho người mới bắt đầu, mục tiêu là sẽ đưa từ khóa lên công cụ tìm kiếm Google nhanh chóng. Trong bài viết này IMTA sẽ bắt đầu với 1 chiến dich quảng cáo tìm kiếm của Google Ads và bạn phải chuẩn bị sẵn những từ khóa nào bạn muốn website của mình hiển thị trên top đầu công cụ tìm kiếm nhé.

Như ví dụ bên dưới là khi người dùng gõ từ khóa lên Google thì website của bạn sẽ lên top đầu công cụ tìm kiếm. Đây là chiến dịch quảng cáo Google Search rất phổ biến và chúng ta sẽ tạo trong bài viết này.

Hướng dẫn quảng cáo Google Ads
Hướng dẫn quảng cáo Google Ads

Quảng cáo Google Ads là gì? Ưu nhược điểm và cần chuẩn bị những gì?

Trước khi vào nội dung chính hướng dẫn chạy quảng cáo 1 chiến dịch Google, mình sẽ trình bày ngắn gọn về quảng cáo Google Ads

Trước kia người ta hay gọi là Google Adwords (tên này Google không dùng nữa). Hiện tại Google gọi là Google Ads, và nó bao hàm nhiều loại chiến dịch: Chiến dịch Google Search (tìm kiếm); chiến dịch GDN (hiển thị); chiến dịch Video Youtube; Chiến dịch Google Shopping, chiến dịch Smart…. Quảng cáo Search là 1 trong những nền tảng lớn nhất của Google đang có hiện tại.

Ưu nhược điểm của quảng cáo Google Ads

Ưu điểm

Quảng cáo đúng đối tượng khách hàng bởi vì được nhập từ khóa.

Chiến dịch quảng cáo có thể kéo dài từ 1 đến 10 năm vẫn chạy bình thường.

Tỷ lệ chuyển đổi cao, khách hàng chất lượng, tiết kiệm thời gian tư vấn khách hàng mà lại dễ chốt khách.

Nhiều nền tảng dành cho các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu, càng kết hợp càng tiết kiệm ngân sách.

Nhược điểm

Dễ bị click tặc nếu không biết tối ưu hay thiếu kinh nghiệm.

Giá thầu phải hiểu am sâu mới có thể tiết kiệm chi phí

Cần phải chuẩn bị website

Cần phải am hiểu các kỹ thuật tracking và đo lường để tối ưu chiến dịch.

Cần phải biết cách tối ưu rất nhiều sau khi chiến dịch đã chạy và tiêu tốn tiền.

Những công việc cần chuẩn bị trước khi chạy Google Ads

Trước khi chạy được quảng cáo này bạn cần phải thiết kế website hoặc xây dựng 1 landing page để thuận tiện hơn trong việc chạy quảng cáo Google Ads.

Sau đó là chuẩn bị tài khoản quảng cáo Google Ads cùng với một bộ từ khóa đã nghiên cứu sẵn để dễ dàng nhập vào chiến dịch.

Chuẩn bị thẻ Visa/Mastercard hoặc ví Momo cũng được. Nên dùng các ngân hàng lớn như Vietcombank, Techcombank, tránh dùng ngân hàng MB hoặc ngân hàng Sacombank vì bị thu phí khi nạp tiền (nên dùng ngân hàng lớn).

Hướng dẫn tự chạy quảng cáo Google Search (tìm kiếm) giao diện mới 2024

Giao diện mới thì các bước tạo chiến dịch khá đơn giản hơn, tùy vào từng bạn mà giao diện này có thể khác nhau. Tức là có bạn giao diện cũ, có bạn giao diện mới.

Hiện tại Google đang sử dụng các giao diện khác nhau trên từng nhóm đối tượng (2 giao diện). Trong tài liệu học IMTA sẽ cập nhật theo giao diện mới nhất của Google, đó là giao diện 2024.

Với giao diện TKQC cá nhân (mới năm 2024 cập nhật khoảng tháng 8-2024)

Bạn truy cập vào link ads.google.com

Sau đó bạn nhấn chữ Tạo

Hướng dẫn giao diện Google Ads mới

Hoặc bạn có thể nhấn vào Tab Chiến dịch sau đó nhấn dấu + để Tạo chiến dịch mới

Tab Tạo Chiến Dịch
Tab Tạo Chiến Dịch

Sau đó chọn Chiến dịch mới

Tới đây thì hoàn toàn giống với giao diện cũ bạn nhé! Bạn hãy xem bước 02 ở dưới bài viết này để làm tương tự.

Bước 1: Đứng tại tài khoản quảng cáo (Giao diện cũ, giao diện MCC).

Bạn truy cập vào ads.google.com, tiếp theo chọn tài khoản đang chạy. Tiếp theo di chuyển về mục Chiến Dịch góc bên Trái màn hình.

Màn hình tổng quan Google Ads
Màn hình tổng quan Google Ads

BẤM vào dấu (+) để tạo chiến dịch mới

Tạo chiến dịch Search mới
Tạo chiến dịch Search mới

Bước 2: Chọn mục tiêu chiến dịch

Mục tiêu chiến dịch bạn chọn là Lưu lượng truy cập trang web (Có được người phù hợp truy cập vào trang web của bạn).

Lưu lương truy cập phù hợp với tài khoản mới bắt đầu tạo chiến dịch quảng cáo Google

Chọn mục tiêu chiến dịch
Chọn mục tiêu chiến dịch

Nhấn Tiếp tục bạn sẽ đến bước chọn nền tảng (loại quảng cáo)

Bước 3: Chọn loại chiến dịch

Trong bài viết này IMTA hướng dẫn bạn chọn chiến dịch Google Search (Google tìm kiếm), chạy bằng từ khóa nhập từ khóa vào chiến dịch để Google chạy đúng từ khóa của bạn.

Loại chiến dịch Google Ads
Loại chiến dịch Google Ads

Chọn trang đích cần chạy quảng cáo: Bạn nhập URL vào có thể là trang chủ hoặc trang con, trang nào cần dẫn khách về thì bạn copy vào.

Chọn link chạy quảng cáo Google Ads
Chọn link chạy quảng cáo Google Ads

Lưu ý: Nếu bạn nào đã cài đặt chuyển đổi rồi thì sẽ có 1 màn hình hiện lên những chuyển đổi đã cài, còn nếu bạn nào chưa cài đặt chuyển đổi thì nhấn Tiếp và cài đặt sau cũng được.

Màn hình chuyển đổi
Màn hình chuyển đổi

Đặt tên cho chiến dịch: Bạn đặt tên gì cũng được miễn là bạn dễ nhớ

Đặt tên chiến dịch
Đặt tên chiến dịch

Màn hình cài đặt chiến dịch

Bước 4: Cài đặt chiến dịch

Trước khi cài đặt chiến dịch nhà quảng cáo phải chọn Đặt giá thầu và hình thức đặt thầu (Nên chọn mặc định)

Đặt giá thầu Google Ads: Google hoạt động theo nguyên tắc giá thầu và các nhà quảng cáo sẽ đấu giá từ khóa với nhau.

Đặt giá thầu Google Ads
Đặt giá thầu Google Ads

Trong mục đặt giá thầu thì Google mặc định để giá thầu Tối đa hóa số lần nhấp để giúp bạn nhận được nhiều lần nhấp nhất với ngân sách của bạn. Bạn nên để giá thầu mặc định này theo khuyến cáo của Google. Trong những bài viết sau thì mình sẽ nói về các loại giá thầu của Google và có so sánh với giá thầu CPC của Google Ads.

Nhấn Tiếp để qua bước cài đặt sau.

Mạng tìm kiếm: Bỏ mạng hiển thị, chỉ chạy tìm kiếm

Chọn mạng tìm kiếm
Chọn mạng tìm kiếm

Địa điểm: Chọn vị trí (nếu là tỉnh bạn nhấp vào chọn vị trí khác)

Chọn vị trí Google Ads
Chọn vị trí Google Ads

Chọn ngôn ngữ Tiếng Việt & Tiếng Anh. Bởi vì có 1 số khách hàng sẽ dùng tiếng Anh

Chọn ngôn ngữ
Chọn ngôn ngữ

Bước 5: Cài đặt nhóm (Từ khóa và quảng cáo)

Đây là 1 trong những bước quan trọng là bạn nhập từ khóa vào để tiến hành chạy quảng cáo. Lưu ý là từ khóa có mục đối sánh. Bạn cần nắm chắc phần đối sánh.

Ví dụ từ khóa mình nhập vào là: khóa học google ads imta

Nhập từ khóa đối sánh từ khóa
Nhập từ khóa đối sánh từ khóa

Đối sánh rộng: Từ khóa sẽ để trống như trong hình

Nếu dùng đối sánh rộng thì người dùng chỉ cần có 1 từ khóa như từ khóa nhập vào là quảng cáo đã xuất hiện. Ví dụ trên nếu người dùng gõ từ khóa: học google quảng cáo cũng có thể xuất hiện vì có từ dịch và từ vụ

Đối sánh cụm từ: Từ khóa đặt trong dấu ngoặc kép: “từ khóa”

VÍ dụ mình dùng đối sánh cụm từ thì sẽ nhập vào là: “khóa học quảng cáo google ads imta”

Nếu người dùng gõ từ khóa: khóa học quảng cáo google ads imta chất lượng

Lúc này quảng cáo sẽ xuất hiện và từ chất lượng là từ biến thể.

Đối sánh chính xác: Từ khóa đặt trong dấu ngoặc Vuông: [từ khóa]

Ví dụ: [ khóa học quảng cáo google ads imta ]

Lúc này người dùng phải gõ chính xác 100% thì quảng cáo mới xuất hiện

Đối sánh từ khóa bạn phải nắm rõ và nhớ nhập vào để chạy ads nhé.

Bước 6: Viết mẫu quảng cáo

Mẫu quảng cáo là phần hiển thị người dùng sẽ nhìn thấy. Viết mẫu quảng cáo Google Ads cần tuân các nguyên tắc về số lượng từ và cách viết

Viết mẫu quảng cáo
Viết mẫu quảng cáo

Các quy tắc viết thì bạn xem ở phần dưới nhé. Phần giao diện cũ tương tự như giao diện mới.

Mẫu quảng cáo Google Ads gồm các yếu tố: Tiêu đề, dòng mô tả, hiển thị URL. Một số lưu ý khi viết các phần sau:

Tiêu đề: Độ dài tối đa 30 ký tự

Dòng mô tả: Tối đa 90 ký tự

Đường dẫn hiển thị: Bạn có thể điền hoặc không điền.

Trang đích: Là link mà người dùng click vào để vào website của bạn

Viết mẫu quảng cáo Google
Viết mẫu quảng cáo Google

Viết mẫu quảng cáo có thể Google sẽ yêu cầu bạn viết rất nhiều và cứ thế Google nhảy thêm tiêu đề cho các bạn viết. Bạn nên chèn từ khóa quảng cáo vào dòng tiêu đề.

Phần mở rộng hình ảnh, liên kết trang web, chú thích bạn có thể để sau

Trong khóa học Google Ads tại IMTA đã hướng dẫn học viên chuyên sâu về chuyển đổi kết hợp với giá thầu và đối sánh để chạy quảng cáo hiệu quả hơn. Vì để chạy được nâng cao bạn cần phải hiểu đúng bản chất Google mới có thể cài đặt nhiều bước đo lường.
Đăng ký khóa học Google Ads tại IMTA được giảm 24% hôm nay tại đường link sau: https://imta.edu.vn/khoa-hoc-quang-cao-google-ads/

Digital Markeitng IMTA
Phần mở rộng liên kết trang web
Phần mở rộng liên kết trang web

Lúc này nếu bạn đã nạp tiền vào Google Ads thì chiến dịch sẽ được xem xét trong khoàng vài giờ và bắt đầu chạy.

Đăng chiến dịch Google Ads
Đăng chiến dịch Google Ads

Bước 7: Cài đặt ngân sách

Bước cài đặt ngân sách là 1 bước rất quan trọng. Google Ads thường khuyến nghị người dùng cài tối thiểu 150.000đ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể cài đặt dưới 150.000đ.

Trong ví dụ này mình sẽ cài đặt 150.000đ. Các bạn lưu ý xem lại bước hướng dẫn chọn ngân sách làm sao để tối ưu như trong bài giảng nhé.

Cài đặt ngân sách
Cài đặt ngân sách

Tiếp theo bạn sẽ hoàn tất việc cài đặt chiến dịch bằng cách nhấn vào TIẾP.

Xuất bản chiến dịch Google Ads
Xuất bản chiến dịch Google Ads

Sau đó là bạn xuất bản chiến dịch. Một số giao diện cần nhấn vào chữ XUẤT BẢN.

Lưu ý: Google có thể thông báo cho bạn như “khắc phục vấn đề” do thiếu phần mở rộng, nếu bạn có thời gian thì có thể thêm luôn phần mở rộng. Tuy nhiên nếu chữ Xuất bản chiến dịch hiện xanh lên thì bạn xuất bản luôn, sau đó thêm phần mở rộng sau.

Một số giao diện thì không, đến màn hình có chữ xin chúc mừng! Chiến dịch của bạn đã sắn sàng

Bước 8: Thêm Thành phần (phần mở rộng) vào quảng cáo

Phần mở rộng (thành phần) được thêm vào quảng cáo để quảng cáo ấn tượng hơn, tăng điểm tối ưu cho chiến dịch.

Sau khi bạn đã xuất bản chiến dịch, bước tiếp thao cần phải có là thêm phần mở rộng (Giao diện 2024 gọi là Thành Phần). Chúng ta nên thêm 3 phần mở rộng cơ bản sau vào chiến dịch: Phần mở rộng cuộc gọi, PMR chú thích, PMR liên kết trang Web

Phần mở rộng cuộc gọi: Bạn vào mục Quảng cáo và thành phần => Thành phần. Với phần mở rộng Gọi bạn người xem quảng cáo trên điện thoại có thể nhấp vào để gọi ngay cho bạn.

Phần mở rộng cuộc gọi
Phần mở rộng cuộc gọi

Phần mở rộng chú Thích: Phần mở rộng này được thêm vào mô tả của quảng cáo. Để người xem quảng cáo có thể nắm nhanh ý chính, thế mạnh và dịch vụ, sản phẩm của bạn có gì nổi bật.

Phần mở rộng chú thích
Phần mở rộng chú thích

Phần mở rộng liên kết trang web: Đây là phần mở rộng khá quan trọng, bạn cần thêm để khách hàng không những truy cập vào trang đích mà còn có thể truy cập vào những trang sản phẩm và dịch vụ khác.

Phần mở rộng liên kết trang web
Phần mở rộng liên kết trang web

Một số lưu ý khi chạy quảng cáo Google Ads

Sau quá trình chạy quảng cáo tìm kiếm Google Ads thì bạn cần phải điều chỉnh chiến dịch để tối ưu hơn. Trong khóa học quảng cáo Google Ads thì IMTA đã hướng dẫn bạn rất rõ ràng và cụ thể các bước tối ưu để đạt điểm chất lượng cao nhất.


Lời Kết

Quảng cáo Google bạn cần phải chuẩn bị tài khoản quảng cáo, website hoặc landing page. Sau khi mở chiến dịch bạn cần nắm rõ các loại đối sánh từ khóa gồm: Đối sánh rộng, đối sánh cụm từ, đối sánh chính xác. Chọn các loại giá thầu phù hợp cho từng mục tiêu quảng cáo. Sau khi nhấn xuất bản thì quảng cáo sẽ được xét duyệtt và hoạt động. Ngay sau khi hoạt động nếu có người click vào quảng cáo là bạn bắt đầu phát sinh chi phí

Quảng cáo Google Ads là nền tảng lâu đời và hiệu quả đươc nhiều nhà quảng cáo sử dụng. So với quảng cáo Facebook thì Google sẽ đúng đối tượng hơn do đó chi phí quảng cáo cũng thường cao hơn. Tùy từng sản phẩm mà bạn chạy nền tảng nào.

Mình thấy rằng nếu ngành của bạn đang chạy quảng cáo Google hiệu quả, bạn có thể học SEO website để tiết kiệm chi phí trong dài hạn cũng là lựa chọn tốt.

Nếu bạn đang chảy quảng cáo Google gặp khó khăn nào hãy liên hệ Forum support tại IMTA nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe, luôn luôn thành công trong cuộc sống!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Digital Marketing IMTA Google AdsHướng Dẫn Cách Chạy Quảng Cáo Google Ads 2024 Tìm Kiếm Adwords