Earned Media là một khái niệm quan trọng trong Digital Marketing thường được sử dụng cho chiến lược thúc đẩy thương hiệu. Sau đây hãy cùng IMTA hiểu rõ hơn về khái niệm Earned Media là gì? Và chi tiết về mô Paid – Owned – Earned Media trong bài viết dưới đây nhé!

1. Earned Media là gì?

Earned Media là một hình thức quảng cáo tự nhiên không mất phí nhờ sự lan truyền của người dùng về thương hiệu, kết quả này có được thường là nhờ vào sự nỗi lực tiếp thị của các Marketer trên hai phương tiện truyền thông Paid MediaOwned Media. Các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng mô hình tiếp thị này sẽ không được can thiệp vào quá trình sản xuất nội dung.

Tuy nhiên, nếu nội dung có chất lượng hấp dẫn và được nhiều người lan truyền rộng rãi thì doanh nghiệp được hưởng “tiếng vang” trên các nền tảng mạng xã hội. Mạng xã hội và các nền tảng nội dung cho phép người dùng thảo luận và tương tác (like, comment, share) là các kênh quan trọng thuộc Earned Media.

Nội dung do chính người dùng tạo ra nên chúng thường có mức độ tin cậy của cộng đồng cao hơn so với Paid và Owned Media. Đối với Earned Media, nội dung dễ dàng được lan truyền và tương tác rộng rãi, nhưng đây cũng là một “con dao hai lưỡi” nếu chúng làm ảnh hưởng đến danh tiếng và hình ảnh thương hiệu trong mắt người dùng.

Ví dụ: Một người dùng đăng bài viết có chủ đề “Công ty X lừa đảo” và rất nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên MXH, thương hiệu nhận về rất nhiều luồn ý kiến tiêu cực. Tuy nhiên, thông tin lan truyền đó là sai sự thật. Điều này rất khó để các thương hiệu có thể kiểm soát nội dung được đăng trên Earned Media.

2. Mô hình Paid – Owned – Earned Media là gì?

Mô hình Paid – Owned – Earned Media là mô hình kết hợp của 3 kênh truyền thông: “Trả phí – Sở hữu – Lan truyền” của thương hiệu. Mục tiêu của mô hình này là tối ưu hóa chiến lược phân phối nội dung trong chiến dịch Digital Marketing của thương hiệu bạn.

Mô hình Paid - Owned - Earned Media là gì?
Mô hình Paid – Owned – Earned Media là gì?

Chi tiết về mô hình này như thế nào mời bạn tiếp tục theo dõi tại phần dưới đây nhé!

3. Chi tiết về mô hình Paid – Owned – Earned Media

Các kênh truyền thông của ba hình thức bao gồm Traditional Marketing và Digital Marketing
Các kênh truyền thông của ba hình thức bao gồm Traditional Marketing và Digital Marketing

3.1 Paid Media – Truyền thông trả phí

Đây là kênh truyền thông mà thương hiệu trả phí để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Công cụ Paid Media được các doanh nghiệp ưa chuộng là Search Ads (trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing,…), Display Ads (quảng cáo hiển thị), Social Media Ads (quảng cáo trên MXH như Facebook, Instagram, Twitter,…), thuê KOLs và các bài viết trả phí (Online PR).

Doanh nghiệp sẽ thường sử dụng Paid Media cho các chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới cho thương hiệu của mình.

Ưu và nhược điểm của Paid Media

Ưu điểmNhược điểm
Paid Media luôn đảm bảo vị trí quảng cáo của bạn luôn nằm ở top, khách hàng mục tiêu sẽ dễ dàng tiếp cận ngay tức khắc. Qua đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát được thời gian, không gian và nội dung truyền tải cho quảng cáo.– Khó đảm bảo được mức độ uy tín của kênh truyền thông nên đôi khi sẽ gây phiền phức tới người dùng internet. Chưa kể, chi phí cho Paid Media rất đắt đỏ, gây không ít trở ngại cho các thương hiệu bởi không phải ai cũng có khả năng tài chính để duy trì lâu dài.

3.2 Owned Media – Truyền thông sở hữu

Owned Media là tập hợp các công cụ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Website, Blog, Fanpage. Tất nhiên các trang thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì họ có thể tự quyết định đăng nội dung quảng bá sản phẩm/dịch vụ hay bất kể thông tin hữu ích nào họ muốn truyền tải với khách hàng mục tiêu.

Các công cụ có trong Owned Media bao gồm: Website, Blog, Fanpage Facebook, tài khoản Instagram, app của thương hiệu trên di động và nội dung do doanh nghiệp đăng tải trên các trang mạng xã hội nói chung.

Ưu và nhược điểm của Owned Media

Ưu điểmNhược điểm
– Xây dựng và nuôi dưỡng nhu cầu của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
– Tương tự như Paid, Owned Media cho phép doanh nghiệp kiểm soát nội dung mình đăng tải, có thể linh hoạt chỉnh sửa mà không tốn chi phí.
Owned Media vừa có rủi ro thấp, vừa mang lại lợi ích lâu dài theo thời gian.
– Độ bao phủ và lan truyền kém, số lượng người dùng tiếp cận không được nhiều.
– Người dùng khó thấy hoặc không biết nội dung được đăng tải lúc nào, nên các doanh nghiệp thường kết hợp cả PaidEarned Media để tăng sự nhận diện cho thương hiệu.

3.3 Earned Media – Truyền thông lan truyền

Có thể nói Earned Media là “tiếng vang” của thương hiệu được chia sẻ một cách tự nguyện bởi khách hàng đến với cộng đồng hoặc một bên thứ ba nói tốt về doanh nghiệp.

Các yếu tố truyền miệng thuộc Earned Media là những lời bình luận, đánh giá, chia sẻ, nhận xét từ các khách hàng. Để tăng tính chủ động tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể kết hợp Earned Media với chiến lược IMC (hoạch định chiến lược truyền thông) cho thương hiệu. Cho phép bạn chủ động sáng tạo nội dung cho báo chí đề cập, hoặc tạo ra các cuộc thi có giải thưởng hấp dẫn với khách hàng mục tiêu nhằm khuyến khích họ tạo nội dung độc đáo và lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng.

Ưu & nhược điểm của Earned Media

Ưu điểmNhược điểm
– Tạo độ uy tín cho thương hiệu trong mắt người tiêu dùng, mang lại giá trị bền vững qua thời gian cho việc phát triển thương hiệu.– Khó kiểm soát thông tin lan truyền, nhất là đối với thông tin tiêu cực gây ảnh hưởng thương hiệu.

4. Khi nào nên dùng Paid/Owned hay Earned Media?

Không có một công thức nào được cho là hoàn hảo nhất, các doanh nghiệp có thể sử dụng một kênh đơn lẻ hoặc có thể kết hợp các kênh để mang lại hiệu quả nhất, dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo để đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp:

  • Paid Media: Sử dụng Paid Media để gia tăng độ nhận diện thương hiệu, giúp thương hiệu luôn xuất hiện ngay chính nơi khách hàng có thể tương tác, lắng nghe, đồng cảm và ra quyết định sau khi nghe câu chuyện thương hiệu.
  • Owned Media: Giúp xây dựng và quảng bá các nội dung giá trị của thương hiệu, giúp khách hàng đưa ra lựa chọn thông minh nhờ vào các kiến thức mà thương hiệu đã cung cấp cho họ.
  • Earned Media: Sử dụng Earned Media để gia tăng độ uy tín cho thương hiệu, giúp thương hiệu trở nên đáng tin cậy hơn nhờ tận dụng sức mạnh bởi cộng đồng “fan cứng” của thương hiệu.
Mô hình kết hợp Paid – Owned – Earned giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phù hợp.
  • Kết hợp Paid và Owned Media: Paid đóng vai trò đẩy traffic về cho Owned Media, giúp tăng lượng người dùng tiếp cận trực tiếp tới thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
  • Kết hợp Paid và Earned Media: Đẩy mạnh tương tác, chia sẻ và lan truyền thương hiệu.
  • Kết hợp Owned và Earned Media: Đẩy mạnh lượt chia sẻ và tạo độ uy tín của thương hiệu.
  • Kết hợp cả ba: Đẩy mạnh chiến dịch một cách toàn diện và tiếp cận với khách hàng nhanh chóng.

Tóm lại, để tăng cường nhận diện thương hiệu thì sự kết hợp PaidOwned Media sẽ mang về số lượng người dùng lớn nhất có thể. Nếu muốn gia tăng độ uy tín thương hiệu, bạn có thể kết hợp OwnedEarned Media bằng cách tận dụng các bài báo có sự ủng hộ thương hiệu, các phản hồi và chia sẻ tích cực, chân thực từ khách hàng,… và đăng tải lên các kênh thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Tùy theo ngân sách mà các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các kênh media một cách hợp lý.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên IMTA đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm và vai trò của Earned Media là gì? Cũng như các kiến thức hữu ích xoay quanh chủ đề này.

Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành Digital Marketing hoặc muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn hãy tham khảo thêm khóa học Digital Marketing tại IMTA, khóa học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức trong việc lên kế hoạch tiếp thị, phân bổ nguồn ngân sách hợp lý và đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch trên hai nền tảng tiềm năng nhất là Facebook và Google. Liên hệ với IMTA ngay để chúng tôi hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé!

Digital Marketing IMTA Digital MarketingEarned Media là gì? Mô hình Paid – Owned – Earned Media