Submit URL lên Google là cách cực kì hiệu quả để website hay bài viết của bạn được index nhanh chóng. Kể cả nếu website bạn chuẩn SEO, bài viết chuẩn chỉ từ nội dung đến hình ảnh,… nhưng nếu công cụ tìm kiếm không biết đến bạn, thì cơ hội xếp hạng sẽ bằng 0. Vì vậy hôm nay IMTA sẽ hướng dẫn bạn cách khai báo URL lên Google để đảm bảo trang web của bạn được cập nhật trên các kết quả tìm kiếm.
Submit URL Google là gì?
Submit URL Google là quá trình bạn chủ động gửi đường link (URL) của website hoặc bài viết mới lên Google để yêu cầu công cụ tìm kiếm này thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (index) nhanh hơn.
Nói đơn giản, đây là cách bạn “nói” cho Google biết rằng có nội dung mới trên trang web của mình, thay vì chờ đợi Googlebot tự động phát hiện – có thể mất từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí lâu hơn nếu website của bạn còn mới và chưa có độ uy tín cao. Việc này đặc biệt quan trọng trong SEO, giúp nội dung của bạn sớm xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và tiếp cận người dùng một cách nhanh chóng.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Cơ chế hoạt động của việc khai báo URL lên Google lập chỉ mục như thế nào?
Cơ chế hoạt động của submit URL khá đơn giản: Khi bạn khai báo URL qua Google Search Console – tức là lúc này bạn đang gửi một tín hiệu trực tiếp đến Googlebot, yêu cầu nó ưu tiên quét qua trang đó. Ví dụ, sau khi đăng một bài blog mới, bạn có thể submit URL của bài viết để Google index trong vòng vài phút thay vì chờ đợi Googlebot không biết khi nào để phát hiện và Crawl trang web của bạn, đặc biệt nếu website bạn có nhiều trang và còn mới thì sẽ mất rất lâu để được lập chỉ mục đầy đủ. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo nội dung của bạn không bị bỏ lỡ giữa hàng triệu trang web khác mà Google phải xử lý mỗi ngày.
Tuy nhiên, submit URL không phải là “phép màu” đảm bảo trang của bạn sẽ ngay lập tức lên top. Nó chỉ đẩy nhanh quá trình lập chỉ mục, còn việc xếp hạng cao hay thấp vẫn phụ thuộc vào chất lượng nội dung, tối ưu SEO tổng thể và độ uy tín của website bạn.
Dù vậy, với những ai đang cạnh tranh trong lĩnh vực cần tốc độ index nhanh – ví dụ như website tin tức, các trang thương mại điện tử khuyến mãi ngắn hạn hay sản phẩm mới ra mắt – thì submit URL chính là phương pháp không thể thiếu để index lên Google nhanh để giành lợi thế trước đối thủ. Tùy vào website, đặc trưng của ngành nghề và chiến lược SEO của mình mà bạn có thể áp dụng cho phù hợp.
Submit URL lên Google có còn hiệu quả không?
Submit URL lên Google để Google lập chỉ mục là một bước không thể thiếu trong SEO. Tuy nhiên hiện nay khi Google đã cải tiến công cụ của mình, cũng như có nhiều update thuật toán Google, nhiều bạn tự hỏi liệu phương pháp này có còn hiệu quả? Thực tế, câu trả lời là có, nhưng hiệu quả đã thay đổi và không phải lúc nào cũng cần phải submit liên tục như trước đây.
Ngày xưa, khi Google còn hỗ trợ công cụ gửi URL công khai, submit URL là cách nhanh nhất để báo nội dung mới. Tuy nhiên, từ khi công cụ đó bị khai tử (2018) và thay bằng tính năng “Yêu cầu lập chỉ mục” (Request Indexing) trong Google Search Console, quá trình này không còn đảm bảo index tức thì.
Khi bạn submit URL, Google đưa nó vào hàng đợi ưu tiên để Googlebot quét, nhưng thời gian index thực tế có thể từ vài phút đến vài ngày, tùy vào độ uy tín của website, chất lượng nội dung và tần suất Googlebot ghé thăm. Với website mới hoặc ít traffic, submit URL vẫn rất hiệu quả để rút ngắn thời gian chờ đợi.
Ngược lại, với các website lớn, có cấu trúc website được tối ưu SEO tốt và được Googlebot crawl thường xuyên, việc index tự nhiên đã đủ nhanh, nên submit URL không tạo ra khác biệt lớn. Theo các thống kê thì, website có Sitemap tốt và Traffic ổn định chỉ mất trung bình 14 phút để index tự nhiên, trong khi submit URL có thể đẩy nhanh còn 5-10 phút với nội dung ưu tiên. Tuy nhiên, Google hiện giới hạn số lần yêu cầu lập chỉ mục (thường 10 URL/ngày), và không phải mọi URL đều được duyệt ngay, đặc biệt nếu nội dung kém chất lượng hoặc website từng bị phạt.
Quan trọng hơn, submit URL không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng – nó chỉ giúp nội dung website bạn được index nhanh hơn. Hiệu quả thực sự đến từ việc bạn tối ưu SEO tổng thể website: từ nội dung chất lượng, liên kết nội bộ, và tốc độ tải trang,…. Vì vậy, hiện nay thì submit URL vẫn hữu ích, đặc biệt cho website mới hoặc nội dung cần index gấp, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định. Kết hợp nó với sitemap XML, chia sẻ mạng xã hội và backlink chất lượng sẽ mang lại kết quả tốt hơn là phụ thuộc hoàn toàn vào công cụ này.
Tại sao bạn nên submit URL Google?
Dù Googlebot có thể tự động phát hiện URL mới, thì việc bạn chủ động gửi link qua Google Search Console vẫn là cách để bạn chủ động cho nội dung mình nhanh chóng xuất hiện trên Google đặt biệt nếu website bạn còn mới.
- Rút ngắn thời gian lập chỉ mục: Nếu không submit, Google có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để tự phát hiện nội dung mới, đặc biệt với website nhỏ hoặc mới. Khi bạn gửi URL qua Search Console, Googlebot ưu tiên quét sớm hơn – đặc biệt nếu chiến lược SEO bạn làm nội dung về Trends, thời sự, khuyến mãi ngắn hạn hoặc sản phẩm vừa ra mắt,… giúp bạn tiếp cận khách hàng ngay lập tức.
- Ngăn chặn nội dung khỏi bị sao chép: Nếu nội dung website của bạn chất lượng thì dễ bị đối thủ copy và submit trước bạn. Khi đó, Google có thể nhầm lẫn rằng bản sao mới là bản gốc. Khi bạn Submit URL ngay sau khi đăng bài giúp Google ghi nhận bạn là người tạo nội dung đầu tiên. Từ đó trang web bạn có thể được ưu tiên xuất hiện trên top tìm kiếm
- Cải thiện hiệu suất website: Khi bạn submit trên GSC thì có thể theo dõi trạng thái index, phát hiện lỗi crawl (như lỗi 404, 503) hoặc các vấn đề kỹ thuật khác. Điều này giúp bạn xử lý kịp thời, đảm bảo website không bị lỗi technical nào, luôn hoạt động tốt trong mắt Google.
- Tăng tính cạnh tranh: Với những ngành cần tốc độ như tin tức hay thương mại điện tử, thì việc nội dung xuất hiện sớm trên Google sẽ giúp tiếp cận đúng lúc người xem cần thông tin nhất từ đó bổ trợ SEO và tăng Organic Traffic cho website. Nếu website bạn index chậm hơn, để mất hết traffic vào đối thủ. Nếu biết cách tận dụng thì một website mới vẫn có thể tận dụng để nhanh chóng tăng traffic để SEO website.
Thời gian Google Search submit URL của bạn là bao lâu?
Thông thường, sau khi bạn nhấn “Yêu cầu lập chỉ mục” (Request Indexing) trong Search Console, Google sẽ đưa URL vào hàng đợi ưu tiên để Googlebot quét. Với website có độ uy tín cao (Domain Authority tốt, crawl thường xuyên), thời gian index có thể chỉ mất vài phút đến vài giờ.Các bài viết trên site lớn đôi khi được index ngay trong 5-10 phút sau khi submit. Ngược lại, với website mới, ít traffic hoặc chưa tối ưu, quá trình này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí vài tuần nếu gặp vấn đề.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng Google giới hạn số lượng yêu cầu lập chỉ mục mỗi ngày (thường 10-15 URL), và không phải mọi yêu cầu đều được xử lý ngay. Google cũng ưu tiên chất lượng website, các yếu tố như Core Web Vitals được tối ưu, chất lượng content, số lượng Backlink chất lượng,…, Nếu website của bạn từng bị phạt hoặc có lỗi kỹ thuật (như tốc độ tải chậm, cấu trúc kém, sai Schema Markup,…), thời gian index sẽ lâu hơn, thậm chí Google có thể bỏ qua yêu cầu.
John Mueller từng chia sẻ rằng thời gian index dao động từ vài giờ đến vài tuần, tùy thuộc vào “sức khỏe” tổng thể của website. Ngoài ra, thời gian cũng khác nhau giữa submit từng URL và submit qua sitemap. Submit từng URL thường nhanh hơn cho nội dung cụ thể, trong khi sitemap phù hợp để index hàng loạt trang, nhưng cần thời gian để Googlebot xử lý toàn bộ. Để rút ngắn thời gian này, bạn cũng nên tối ưu tốc độ tải trang, xây dựng internal link hợp lý và đảm bảo nội dung chất lượng trước khi submit.
Hướng dẫn cách submit URL Google nhanh chóng bằng Google Search Console (2025)
Khi bạn submit URL, Google ngay lập tức sẽ biết đến website bạn và tiến hành tụ thập dữ liệu để hiển thị. Để submit trên GSC, trước tiên bạn vào GSC của website mình. Sau đó bạn copy đường link URL bạn vừa publish và dán vào ô tìm kiếm như trong hình và nhấn Enter.
Chờ một lát thì trên GGSC sẽ hiển thị như hình, bạn chọn “Yêu cầu lập chỉ mục”.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra xem URL đó đã index chưa bằng câu lệnh : Site:URL trên Google. Ví dụ nếu website đã được index thì sẽ hiển thị như sau:
Ngoài việc submit từng URL một như cách trên, bạn có thể dùng cách submit vào Google Search Console. Ưu điểm của cách này là Google sẽ crawl toàn bộ URL trên Sitemap cùng lúc, và sẽ được index hàng loạt. Nhược điểm cách này là thường Googlebot sẽ mất tầm 2-3 tuần để crawl tổng thể một lượt như vậy.
Cách thực hiện cũng dễ thôi, đầu tiên bạn vào tab “Sơ đồ trang web” như hình, sau đó chèn sitemap tương ứng và “Gửi“.
Một lưu ý là Sitemap phải đúng trong tệp Robots.txt của website, nếu không thì GSC sẽ báo đỏ “không thể tìm nạp” đúng sitemap được.
Tổng hợp mẹo giúp tăng tốc submit lên Google
Việc bài viết được Submit lên Google giúp nội dung của bạn nhanh được lập chỉ mục (index), nhưng làm sao để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn trong năm 2025? Dưới đây là các mẹo nhỏ giúp bạn tăng tốc độ submit, đảm bảo bài viết hoặc website bạn sớm xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và tiếp cận khách hàng ngay lập tức.
- Sử dụng Google Search Console để submit trực tiếp: Google Search Console là công cụ chính để gửi URL lên Google. Gửi yêu cầu trực tiếp thế này Google sẽ ưu tiên đưa URL vào hàng đợi quét của Googlebot. Bạn nên submit ngay sau khi đăng bài, đặc biệt với nội dung cần index gấp như tin tức hay khuyến mãi. Tuy nhiên, nhớ rằng Google giới hạn 10-15 yêu cầu mỗi ngày, nên bạn phải ưu tiên URL nào mà quan trọng.
- Cập nhật sitemap XML thường xuyên: Sitemap XML giống như là “bản đồ” của website, giúp Googlebot dễ dàng phát hiện tất cả URL mới. Nếu bạn không dùng WordPress bạn có thể yêu cầu IT cập nhật website thường xuyên để không bị ảnh hưởng tổng thể website. Với website WordPress, bạn có thể dùng plugin như Yoast SEO hoặc Rank Math SEO để tự động tạo sitemap.
- Chia sẻ nội dung lên mạng xã hội: Khi bạn chia sẻ nội dung mới lên các nền tảng như Facebook, Twitter, LinkedIn,… nó không chỉ giúp xác thực Entity cho doanh nghiệp mà còn giúp tăng traffic, gửi tín hiệu cho Googlebot ghé thăm nhanh hơn.
- Tận dụng liên kết nội bộ (Internal Link): Bạn có thể chèn Internal Link từ các bài mới vào các bài viết cũ có traffic cao hoặc đã được index để Googlebot phát hiện các bài viết mới nhanh hơn. Khi Google quét lại trang cũ, nó sẽ lần theo internal link để đến trang mới. Chú ý bạn nên đặt Anchor Text phù hợp ngũ cảnh, tránh spam để ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
- Tối ưu tốc độ tải trang website: Google ưu tiên các website load nhanh, vì vậy nếu trang của bạn mất hơn 3 giây để tải, khả năng index sẽ chậm hơn so với đối thủ nếu họ tối ưu tốt hơn. Bạn có thể sử dụng công cụ như Google PageSpeed Insights để kiểm tra và cải thiện tốc độ.
- Xây dựng backlink từ website uy tín: Đi backlink từ các trang có Domain Rating (DR) cao hoặc traffic tốt, là cách để “mời” Googlebot ghé thăm trang web của bạn sớm hơn. Bạn nên chọn site cùng lĩnh vực, tránh spam link để không bị Google đánh giá thấp.
- Đăng nội dung chất lượng và thường xuyên: Google muốn người dùng sử dụng nền tảng của họ nhiều hơn, khi trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ như TikTok, Facebook,… vì vậy họ càng ưu tiên nội dung mới, trending, cập nhật thường xuyên. Googlebot sẽ ưu tiên các website cập nhật thường xuyên và có nội dung hữu ích, độc đáo. Nếu bạn duy trì lịch đăng bài đều đặn (ví dụ: 2-3 bài/tuần) và đảm bảo không trùng lặp, Google sẽ crawl site của bạn nhiều hơn, giảm phụ thuộc vào submit thủ công.
Những câu hỏi thường gặp về submit URL
Kết luận
Submit URL lên Google đóng vai trò quan trọng đẩy nhanh tốc độ index, giúp nội dung của bạn sớm xuất hiện trên nGoogl, giúp tiếp cận được người dùng để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Dù không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng hiểu khi nào submit sẽ giúp bạn tối ưu SEO, và tiếp cận khách hàng nhanh hơn.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu hơn về SEO, bạn có thể tham khảo khóa học SEO tại IMTA. Với lộ trình học bài bản, kiến thức gồm 20% lý thuyết về nền tảng (cách Google vận hành, AI, thuật toán) và 80% thực hành lên chiến dịch SEO ngay tại lớp với dự án của bạn bằng kỹ thuật White hat SEo giúp từ khóa lên top bền vững.