Sitelink là một phần liên kết xuất hiện phía bên dưới của 1 kết quả tìm kiếm khi người dùng truy vấn trên thanh công cụ tìm kiếm. Site cũng ảnh hưởng và có tầm quan trọng rất lớn đến SEO tổng thể cũng như độ uy tín của website khi search trên Google. Tuy nhiên đối với nhiều người mới thì có thể vẫn còn chưa rõ Sitelink. Vì vậy hôm nay hãy cùng IMTA tìm hiểu chi tiết về Sitelink là gì, cũng cách để tạo và tối ưu Sitelink trên kết quả tìm kiếm nhé.
Sitelink là gì?
Sitelink là thuật ngữ dùng để chỉ một hay một nhóm các liên kết phụ bổ sung xuất hiện phía dưới một kết quả trả về khi người dùng truy vấn trên các công cụ tìm kiếm.
Như ví dụ ở đây, khi mình search “IMTA” thì ngoài kết quả chính trả về, thì bên dưới còn có nhóm liên kết phụ về “Giới thiệu”, các khóa học đang mở, cũng như hỗ trợ tư vấn,…
Sitelink lần đầu xuất hiện vào 2005 và chính thức hoạt động vào 2006. Đây là công cụ giúp hiển thị trực tiếp các thông tin quan trọng trên website, cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn để điều hướng website, giúp người dùng có thể nhanh chóng click vào ngày những trang quan trọng của bạn. Ngoài ra Sitelink còn giúp quảng cáo và tăng độ uy tín của website khi hiển thị trên Google.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Tổng hợp những lợi ích mà Sitelink mang lại cho website
Sitelink giúp website bạn hiển thị nhiều hơn trên SERPs, vừa giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và xây dựng uy tín thương hiệu, ngoài ra Sitelink còn cung cấp một số lợi ích khác như sau:
- Cải thiện tỷ lệ nhấp (CTR): Một trong những lợi ích nổi bật nhất của Sitelink là giúp tăng tỷ lệ nhấp (CTR). Khi website bạn có Sitelink tức đã chiếm nhiều không gian hơn trên SERP, từ đó thu hút sự chú ý của người dùng hơn so với đối thủ và khuyến khích họ nhấp vào các liên kết. Theo thống kê thì các website có Sitelink có thể tăng CTR lên đến 58,4% so với các kết quả tìm kiếm thông thường. Người dùng chỉ dành 1-2s để lướt qua các kết quả trả về và nếu kết quả của bạn chiếm nhiều diện tích hiển thị hơn, gây chú ý và uy tín hơn, người dùng sẽ click vào thay vì 1 kết quả bên dưới.
- Giúp tăng độ uy tín cho website: Google chỉ hiển thị Sitelink cho kết quả nào top 1 và được tối ưu nhất, website có Sitelink tức cho thấy Google đánh giá website của bạn có cấu trúc rõ ràng, nội dung chất lượng và độ tin cậy cao. Đặc biệt trong các truy vấn brandname khi họ search tên doanh nghiệp bạn trên Google, thì Sitelink sẽ tạo ấn tượng chuyên nghiệp và uy tín đối với người dùng.
- Tăng nhận thức về sản phẩm và dịch vụ của bạn: Sitelink là công cụ giúp quảng bá thêm các trang sản phẩm/dịch vụ hoặc nội dung quan trọng của website bạn, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu. Ngoài trang chính, Sitelink hiển thị các liên kết đến các trang như “Sản phẩm nổi bật”, “Khuyến mãi” hoặc “Blog kiến thức”, giúp người dùng nhanh chóng click nhanh vào mà không cần tìm kiếm thêm, từ đó tăng nhận thức về dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ khi bạn doanh nghiệp như Thế Giới Di Động thì sẽ hiển thị Sitelink về các dòng điện thoại, sản phẩm đồng hồ phụ kiện,…
- Liệt kê các liên kết chính, tối ưu điều hướng: Sitelink hoạt động như một “bản đồ điều hướng thu nhỏ” trên SERP, liệt kê các liên kết chính của website để giảm số bước người dùng trên trang chủ, giúp họ dễ dàng truy cập vào nội dung mong muốn, từ đó giảm tỷ lệ thoát (Bounce Rate). Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn giúp bạn kiểm soát tốt hơn hành trình khách hàng.
- Tăng khả năng hiển thị và độ phủ trên SERP: Sitelink giúp website của bạn nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm bằng cách chiếm nhiều không gian hiển thị hơn so với các kết quả khác. Đặc biệt nếu website bạn trong các ngành cạnh tranh, cần thu hút sự chú ý của người dùng.
- Tối đa hiển thị trên SERP: Một website có Sitelink có thể che phủ vị trí đầu tiên trên SERP, làm lu mờ các đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt quan trọng khi người dùng tìm kiếm các từ khóa chung hoặc thương hiệu. Từ đó giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, đặc biệt khi kết hợp với các yếu tố như logo, favicon hoặc schema markup. Qua đó, khi hiển thị nổi bật trên SERP giúp website bạn thu hút nhiều Organic Traffic hơn.
Top 4 loại Sitelink phổ biến
Google có nhiều hình thức hiển thị Sitelink. Kể từ khi ra mắt thì Google đã thay đổi kha khá cách hiển thị, từ số lượng Sitelink, cách trình bày nội dung,… nhưng tượng chung thì có 4 cách hiển thị Sitelink phổ biến sau đây:
Sitelinks có trả phí (Paid Sitelinks)
Sitelink trả tiền được hiểu là khi bạn chi tiền chạy quảng cáo Google Ads để hiển thị Sitelink. Có nhiều cách để hiển thị Sitelinks, tuy nhiên khác với các cách khác thì với cách trả phí chạy quảng cáo này, thì bạn có thể chủ động, kiểm soát văn bản và tự chọn trang nào để làm Sitelink trong quảng cáo hiển thị Google Ads của mình được. Khi khi các loại Sitelink khác thì bạn phải dựa vào thuật toán của Google để hiển thị một cách ngẫu nhiên.
Đặc điểm của Sitelink trả phí này:
- Tùy chỉnh linh hoạt: bạn có thể tự chọn URL, tự đặt tiêu đề và mô tả ngắn cho Sitelink, và có thể chỉnh lại để đảm bảo nội dung phù hợp với riêng chiến dịch quảng cáo của mình.
- Hiển thị trong quảng cáo: Bạn chú ý những Sitelink này chỉ xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm “Được tài trợ” (Sponsored) của bạn và thường giới hạn tối đa 4-6 Sitelink.
- Kiểm soát nội dung: Không phụ thuộc vào thuật toán tự động của Google, giúp bạn chủ động kiểm soát hoàn toàn nội dung các liên kết hiển thị.
- Hiệu quả cao trên di động: Sitelinks có trả phí thường được tối ưu để hiển thị nổi bật trên thiết bị di động, nơi không gian màn hình hạn chế.
Lợi ích:
- Tăng tỷ lệ nhấp (CTR) bằng cách cung cấp các liên kết trực tiếp đến các trang sản phẩm, dịch vụ hoặc ưu đãi cụ thể.
- Quảng bá các danh mục quan trọng, chẳng hạn như “Sản phẩm mới” hoặc “Khuyến mãi đặc biệt”, để thu hút khách hàng tiềm năng.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu trong các chiến dịch quảng cáo cạnh tranh.
Mặc dù Paid Sitelinks không ảnh hưởng trực tiếp đến SEO tự nhiên, chúng giúp tăng lưu lượng truy cập chất lượng, cải thiện nhận diện thương hiệu và hỗ trợ chiến lược marketing tổng thể.
Sitelinks không phải trả tiền (Organic Sitelinks)
Sitelinks không phải trả phí, hay còn gọi là Organic Sitelinks, là loại Sitelink được Google tự động tạo ra dựa trên thuật toán. Loại Sitelink này thường xuất hiện trong kết quả tìm kiếm tự nhiên khi website đạt vị trí top 1 trên SERP. Đây cũng là loại Sitelink phổ biến nhất và mang lại giá trị lâu dài cho SEO.
Đặc điểm:
- Tự động hóa: Google sẽ phân tích cấu trúc website, nội dung và hành vi người dùng để chọn các trang quan trọng hiển thị dưới dạng Sitelink. Bạn không thể trực tiếp chỉnh sửa nội dung Sitelink. Chính vì vậy mà sẽ có nhiều trang bạn có muốn cũng không thể đưa ra Sitelink được.
- Số lượng Sitelink hiển thị: Thường bao gồm 2-6 liên kết, mỗi liên kết có tiêu đề và URL dẫn đến các trang như “Giới thiệu”, “Sản phẩm”, “Dịch vụ” hoặc “Liên hệ”. Các tiêu đề này sẽ được Google trích 1 phần trong Site và bạn không thể chỉnh sửa được.
- Phụ thuộc truy vấn: Organic Sitelinks xuất hiện chủ yếu cho các truy vấn thương hiệu hoặc các từ khóa mà website có độ uy tín cao.
- Tính linh hoạt: Số lượng và nội dung Sitelink có thể thay đổi tùy thuộc vào loại truy vấn. Ví dụ, truy vấn thương hiệu thường hiển thị 6 Sitelink, trong khi truy vấn chung hiển thị 4 Sitelink.
Lợi ích:
- Tăng khả năng điều hướng, giúp người dùng truy cập trực tiếp vào các trang con quan trọng mà không cần qua trang chủ.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng và giảm tỷ lệ thoát (bounce rate) nhờ cung cấp nội dung phù hợp.
- Thể hiện độ uy tín của website, vì Organic Sitelinks chỉ xuất hiện cho các website được Google đánh giá cao.
- Tác động SEO: Organic Sitelinks là kết quả của SEO tốt, giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên, cải thiện thứ hạng từ khóa và củng cố uy tín website.
Sitelinks trên một dòng không phải trả tiền (One-line Organic Sitelinks)
Sitelinks trên một dòng, hay One-line Organic Sitelinks, là một biến thể của Organic Sitelinks, được hiển thị dưới dạng một liên kết duy nhất hoặc một hàng gồm tối đa 4 liên kết ngắn gọn. Loại Sitelink này thường xuất hiện khi Google nhận thấy chỉ cần một hoặc vài liên kết là đủ để đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng.
Đặc điểm của One-line Sitelink:
- Hiển thị ngắn gọn: Mỗi Sitelink chỉ gồm tiêu đề ngắn và URL, không có mô tả, giúp tiết kiệm không gian trên SERP.
- Tối ưu cho truy vấn cụ thể: Thường xuất hiện cho các truy vấn không phải thương hiệu hoặc khi Google muốn cung cấp một liên kết chính xác đến nội dung cụ thể.
- Hỗ trợ liên kết phân đoạn: Có thể dẫn trực tiếp đến một phần cụ thể trong trang (sử dụng liên kết phân đoạn “#”), ví dụ: dẫn đến mục lục hoặc một đoạn nội dung cụ thể.
- Số lượng giới hạn: Thường hiển thị 1-4 liên kết, tùy thuộc vào mức độ liên quan của nội dung.
Hộp tìm kiếm cho Sitelinks không phải trả tiền (Sitelink Search Box)
Hộp tìm kiếm cho Sitelinks, hay Sitelink Search Box, là một loại Sitelink đặc biệt, cho phép người dùng nhập truy vấn trực tiếp vào một ô tìm kiếm hiển thị dưới kết quả tìm kiếm chính trên SERP.
Loại Sitelink này thường xuất hiện cho các website lớn, có độ uy tín cao, và có chức năng tìm kiếm mạnh mẽ, được Google thêm vào.
Đặc điểm:
- Ô tìm kiếm tích hợp: Đối với loại Sitelink này, người dùng có thể nhập và truy vấn trực tiếp trong ô tìm kiếm trên SERP mà không cần phải vào tận trong website bạn, Google sẽ trả về kết quả từ website luôn rất tiện và nhanh.
- Tự động hóa: Google tự động thêm Sitelink Search Box dựa trên schema markup (nếu có) và chức năng tìm kiếm nội bộ của website.
- Phổ biến với thương hiệu lớn: Thường tính năng này chỉ xuất hiện trên các website lớn như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Amazon hoặc các trang thương mại điện tử lớn.
- Tăng tính tương tác: Người dùng có thể tìm kiếm sâu hơn trong website ngay từ SERP, cải thiện trải nghiệm người dùng.
Hướng dẫn bạn cách tạo Sitelink cho website
Đối với Google Sitelink thì không có cách thức cụ thể nào để bạn có thể tạo một phát ăn luôn, bởi vì Sitelink được tạo và tối ưu từ thuật toán Google. Tuy nhiên, để website được Google tối ưu Sitelink, bạn cần Onpage website chuẩn SEO để tăng cơ hội hiển thị chúng. Dưới đây là một số lưu ý hướng dẫn bạn các điểm cần chú ý để tối ưu nhằm tăng cơ hội được Google kích hoạt Sitelink.
- Đặt tên website độc nhất và dễ nhận diện: Sitelink chỉ hiển thị với tên website cụ thể và đang SEO top 1 tên thương hiệu đó. Bạn nên tránh lấy những cái tên chung chung vì sẽ rất khó SEO nếu website bạn còn mới, đồng thời việc người dùng có thật sự muốn tìm đến website bạn không, hay chỉ tìm một nội dung chung chung như vậy. Vì vậy nên tạo tên thương hiệu cho website rõ ràng, không trùng lặp để Google dễ dàng liên kết các truy vấn tìm kiếm với website của bạn, để tăng khả năng hiển thị Sitelink cho từ khóa thương hiệu.
- SEO top 1 trên Google cho thương hiệu: Như đã nói ở trên thì Sitelink thường chỉ hiện khi bạn search tên thương hiệu của mình, vì vậy bạn nên SEO tổng thể website mình toàn diện, đảm bảo Onpage và Offpage SEO chuẩn chỉ hết. Nếu website mới thì mất thời gian để lên top và có Sitelink, còn nếu website bạn đã có thời gian SEO nhưng vẫn chưa hiện thì bạn nên kiểm tra lại lần nữa các yếu tố xem sao, ví dụ như:
- Chưa tối ưu SEO tên thương hiệu trên các Title
- Kiểm tra file Robots.txt xem có Disavow trang nào cản trở việc crawling website không
- Trang chủ và các trang quan trọng khác khi tối ưu SEO cần đảm bảo có tên thương hiệu,…
- Xây dựng cấu trúc website rõ ràng: Thiết kế website với hệ thống phân cấp danh mục và trang con hợp lý. Bạn có thể tham khảo như mô hình SILO hay Topic Cluster để giúp Google dễ dàng thu thập dữ liệu (crawl) và xác định các trang quan trọng nào để hiển thị Sitelink.
- Tạo và gửi sitemap XML : tạo và gửi đầy đủ sitemap XML chi tiết qua Google Search Console (GSC) để thông báo cho Google về cấu trúc website của bạn, đảm bảo tất cả trang quan trọng được lập chỉ mục. Ở trên GSC thì bạn có thể dễ dàng kiểm tra lỗi crawl xem trang nào đã crawl nhưng chưa được index để cải thiện hiệu suất.
- Tối ưu liên kết nội bộ: Internal Link là một yếu tố cực kì quan trọng SEO Onpage. Chính thế nên nếu bạn muốn Sitelink hiển thị những trang quan trọng như mong muốn thì phải xây dựng Internal Link chặt chẽ, liên kết các trang quan trọng như “Sản phẩm”, “Dịch vụ” hoặc “Liên hệ” với anchor text mô tả rõ ràng, giúp Google hiểu trang nào nên hiển thị làm Sitelink.
- Viết tiêu đề (title tags) ngắn gọn và chứa từ khóa: Bên cạnh những yếu tố Onpage trên thì bạn cũng nên SEO Title cho tên thương hiệu của mình. Sử dụng tiêu đề tối đa 60 ký tự, mô tả chính xác nội dung trang và tích hợp từ khóa liên quan, tên thương hiệu để Google dễ dàng nhận diện trang quan trọng.
- Tăng tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng: Đây cũng là 2 yếu tố cực kì quan trọng để Google đánh giá website, cũng như giúp tăng trải nghiệm người dùng, từ đó họ mới ở lâu trên trang hơn. Website nên load nhanh, vì tốc độ load hiện là một trong các yếu tố quan trọng trong Core Web Vitals. Website load quá chậm và UX tệ thì người dùng sẽ thoát nhanh, Google cũng sẽ đánh giá kém website.
- Content chất lượng, hữu ích với người dùng: Ngoài các yếu tố Onpage và Offpage, bạn cũng nên đầu tư vào content trên website, từ trang chủ đến các bài blog phải đáp ứng đủ các checklist SEO và hữu ích cho người dùng. Nếu người dùng dành nhiều thời gian trên website, càng tăng độ uy tín cho site. Từ đó Google sẽ tăng top 1 brandname và hiển thị Sitelink.
Tổng hợp thắc mắc về Sitelink
Kết luận
Thông qua bài viết, IMTA hy vọng bạn đã hiểu rõ Sitelink là gì, cách để tối ưu tăng khả năng hiển thị trên website. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay muốn tối ưu trang web của mình để tăng cơ hội xuất hiện trên Sitelink, bạn có thể tham khảo khóa học SEO tại IMTA. Khóa học đào tạo SEO với lộ trình học bài bản, với chương trình học gồm 20% lý thuyết và 80% thực hành sẽ giúp bạn thực hành ngay chính sản phẩm của mình, cùng với phương pháp White Hat SEO sẽ website bạn phát triển bền vững.