Topic Cluster là một mô hình triển khai content giúp SEOer xây dựng nội dung trên website và xây dựng liên kết (link building), đồng thời đảm bảo sự ổn định của SEO website trước các thay đổi thuật toán của Google. Trong bài viết này, IMTA sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về Topic Cluster và hướng dẫn cách triển khai mô hình này để phục vụ cho chiến lược SEO dài hạn của doanh nghiệp.
Topic Cluster là gì?
Topic Cluster, hay còn gọi là cụm chủ đề, là một cách tổ chức nội dung theo các chủ đề chính và các chủ đề phụ liên quan, tất cả đều được liên kết với nhau một cách logic và tập trung vào một chủ đề cụ thể thay vì chỉ tối ưu cho từng từ khóa riêng lẻ.
Topic Cluster là một mô hình được HubSpot nghiên cứu và giới thiệu vào năm 2017, nhưng đến năm 2019, mô hình này mới bắt đầu được áp dụng rộng rãi theo xu hướng Content Marketing năm 2020. Hiện tại, đây là một trong những mô hình triển khai chiến lược content hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp, từ lớn đến nhỏ đang áp dụng.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Cấu trúc của Topic Cluster
Cấu trúc của Topic Cluster bao gồm ba phần chính: Pillar Content (Nội dung trụ cột), Cluster Content (Nội dung theo cụm), và Internal Linking (Liên kết nội bộ). Cách tổ chức nội dung theo cấu trúc này giúp xây dựng một hệ thống thông tin mạch lạc, dễ hiểu cho người đọc, đồng thời tối ưu cho các công cụ tìm kiếm.
Pillar Content (Nội dung trụ cột):
Pillar Content là bài viết trung tâm, đóng vai trò như một bài trụ cột bao quát toàn bộ chủ đề chính. Đây thường là một bài viết dài và chi tiết, cung cấp thông tin toàn diện về chủ đề chính và có tiềm năng xếp hạng cao cho các từ khóa có lượng tìm kiếm lớn.
Ví dụ: Nếu chủ đề chính của bạn là “Cắm trại”, thì Pillar Content có thể là một bài viết chuyên sâu về “Hướng dẫn toàn diện về cắm trại cho người mới bắt đầu”. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về mọi khía cạnh liên quan đến cắm trại, từ chọn địa điểm, chuẩn bị thiết bị, cho đến các mẹo an toàn.
Cluster Content (Nội dung cụm):
Cluster Content là các bài viết con tập trung vào các khía cạnh nhỏ hơn hoặc cụ thể hơn của chủ đề chính. Những bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về từng phần nhỏ trong nội dung của Pillar Content.
Ví dụ: Liên quan đến chủ đề “Cắm trại”, các Cluster Content có thể là các bài viết như
- Top 10 địa điểm cắm trại tuyệt vời nhất
- Hướng dẫn chọn lều cắm trại phù hợp với nhu cầu
- Các món ăn dễ làm khi đi cắm trại
- Cách xử lý các tình huống khẩn cấp khi cắm trại,…
Internal Linking (Liên kết nội bộ):
Internal Link là các liên kết nội bộ giữa Pillar Content và các Cluster Content. Những liên kết này giúp Google hiểu được mối quan hệ giữa các bài viết và xác định đâu là nội dung chính. Đồng thời, liên kết nội bộ cũng cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách hướng họ từ nội dung này sang nội dung khác một cách tự nhiên và hợp lý.
Ví dụ: Trong bài viết trụ cột về “Hướng dẫn toàn diện về cắm trại cho người mới bắt đầu”, bạn có thể liên kết đến các bài viết con như “Top 10 địa điểm cắm trại tuyệt vời nhất” khi đề cập đến việc chọn địa điểm cắm trại, hoặc “Hướng dẫn chọn lều cắm trại phù hợp với nhu cầu” khi nói về việc chuẩn bị thiết bị.
Tóm lại, cấu trúc của Topic Cluster giúp tổ chức nội dung theo cách logic và tối ưu cả cho người đọc lẫn công cụ tìm kiếm. Việc sử dụng cấu trúc này giúp tăng khả năng hiển thị của nội dung trên các công cụ tìm kiếm, đồng thời cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết và liên kết chặt chẽ giữa các chủ đề liên quan.
Tại sao các Topic Cluster lại quan trọng đối với SEO?
Topic Cluster đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO vì nhiều lý do, từ việc cải thiện cấu trúc website đến nâng cao trải nghiệm người dùng, và cuối cùng là tối ưu khả năng xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.
- Tối ưu trải nghiệm người dùng: Khi nội dung trên website được tổ chức thành các cụm chủ đề liên quan, người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin cần thiết một cách nhanh chóng. Điều này không chỉ tăng thời gian người dùng ở lại trên trang mà còn giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate).
Ví dụ: Nếu một người dùng quan tâm đến việc cắm trại, họ có thể tìm thấy mọi thông tin liên quan từ cách chọn lều, chuẩn bị đồ dùng, cho đến những địa điểm cắm trại lý tưởng mà không cần rời khỏi website. - Tạo Authority Site uy tín: Các cụm chủ đề được triển khai xoay quanh cụm chủ đề chính cụ thể giúp xây dựng cấu trúc nội dung chặ chẽ và có định hướng. Khi các bài viết liên quan được liên kết chặt chẽ với nhau và đều liên kết đến cùng một Pillar Content thì các công cụ tìm kiếm nhận diện trang web của bạn có thẩm quyền và đáng tin cậy.
- Cải thiện cấu trúc website và liên kết nội bộ: Topic Cluster giúp tạo ra một hệ thống liên kết nội bộ mạnh mẽ giữa các bài viết liên quan, điều này không chỉ giúp người dùng dễ dàng điều hướng mà còn giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của website.
Ví dụ: Khi Google thu thập dữ liệu một bài viết trong cụm chủ đề, nó sẽ dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục các bài viết liên quan khác, tăng khả năng xếp hạng của toàn bộ cụm nội dung. - Tăng sức mạnh cho từ khóa và cải thiện thứ hạng: Khi các nội dung phụ được liên kết với nội dung trụ cột, chúng tạo ra một hệ thống hỗ trợ lẫn nhau, giúp tăng cường sức mạnh cho từ khóa mục tiêu. Điều này giúp Google xác định rõ ràng hơn về chủ đề chính của trang và nâng cao khả năng trang được xếp hạng cao hơn cho các từ khóa liên quan.
Ví dụ: Nếu Pillar Content của bạn xoay quanh “cắm trại”, các bài viết con về cách chọn lều, đồ ăn khi cắm trại sẽ hỗ trợ củng cố chủ đề này, giúp trang web của bạn có cơ hội xuất hiện cao hơn khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến cắm trại. - Giúp website thích ứng với các thay đổi thuật toán của Google: Google ngày càng ưu tiên các nội dung toàn diện và có cấu trúc tốt. Topic Cluster giúp website của bạn phù hợp với tiêu chí này, từ đó giảm thiểu rủi ro bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi thuật toán tìm kiếm.
Ví dụ: Khi Google cập nhật thuật toán để ưu tiên nội dung chuyên sâu và mang lại giá trị thực, một website sử dụng Topic Cluster sẽ có khả năng duy trì và thậm chí cải thiện thứ hạng của mình, trong khi các trang không có cấu trúc tốt có thể bị tụt hạng.
So sánh Topic Cluster với Silo
Topic Cluster và cấu trúc Silo đều là hai phương pháp lên chiến lược Content phổ biến trong SEO, nhưng chúng có cách tiếp cận và cấu trúc khác nhau.
Topic Cluster | Silo | |
Cấu trúc | Mô hình Topic Cluster tập trung xây dựng Pillar Content và xung quanh là các cụm bài viết (Pillar Content) bao quát chủ đề chính. Tất cả các bài viết đều được liên kết chặt chẽ với nhau. | Mô hình Silo tổ chức nội dung theo cấu trúc phân cấp với các chuyện mục chính (Silo), môci một Silo chứa các chuyên mục con và bài viết liên quan. Các Silo khác chuyên mục thường ít khi đi Internal Link với nhau. |
Tính linh hoạt và khả năng mở rộng | Dễ thêm nội dung mới và liên kết với các bài viết hiện có mà không phá vỡ cấu trúc tổng thể. | Hạn chế hơn do cấu trúc phân tầng theo từng chuyên mục. |
Liên kết nội bộ | Linh họat hơn, giúp tăng SEO cho cả Pillar Content và các bài viết cụm. Đồng thời cải thiện thứ hạng tìm kiếm cho nhóm từ khóa liên quan đến chủ đề chính. | Thường giới hạn trong cùng một Silo. Việc này giúp tăng sức mạnh từ khóa từng Silo riêng lẻ, nhưng có thể hạn chế xếp hạng cho các từ khóa liên quan ngoài Silo |
Ưu điểm | – Sắp xếp nội dung đơn giản nhưng vẫn hiệu quả. – Dễ dàng mở rộng các phần trong website nhanh chóng. – Không tốn nhiều thời gian để sắp xếp nội dung theo thứ bậc. – Đi Internal Link linh hoạt hơn. – Phù hợp với xu hướng SEO hiện đại, tập trung vào SEO tổng thể chủ đề thay vì SEO từ khóa như trước. | – Phù hợp với website quản lí với nhiều chủ đề riêng biệt. – Tổ chức nội dung theo từng Silo riêng, giúp dễ quản lí và người đọc dễ khám phá nội dung theo từng chủ đề |
Nhược điểm | – Cần lên kế hoạch Content, liên kết nội dung đầy đủ. – Không phù hợp với các website lớn. – Khó ứng dụng mô hình này lên các website bán hàng, các trang thương mại điện tử. | – Thiết lập kỹ thuật SEO cho mô hình Silo phức tạp hơn. – Hạn chế liên kết giữa các Silo – Việc lên kế hoạch, tìm kiếm và phân loại từ khóa theo tùng Silo, lên kết hoạch content và Internal Link tốn công sức và thời gian. |
Khi nào nên sử dựng Topic Cluster và Silo?
Việc lựa chọn giữa Topic Cluster và mô hình Silo phụ thuộc vào quy mô, mục tiêu SEO, và ngành nghề của doanh nghiệp bạn.
Khi nào nên sử dụng Topic Cluster?
- Website tập trung vào một hoặc vài chủ đề chính: Nếu website của bạn chủ yếu xoay quanh một số ít chủ đề lớn, bạn nên triển khai Topic Cluster để tối ưu nội dung và tăng tính thẩm quyền (authority) trong mắt các công cụ tìm kiếm. Ví dụ, một website chuyên về “chung cư tại TP. Hồ Chí Minh” có thể sử dụng Topic Cluster để xây dựng nội dung xoay quanh chủ đề chính như “chung cư cao cấp,” “mua bán chung cư,” “so sánh giá chung cư,”…
- Tăng cường sự liên kết nội dung: Nếu mục tiêu của bạn là tạo ra một hệ thống content có liên kết chặt chẽ, tối ưu việc điều hướng người dùng và công cụ tìm kiếm, Topic Cluster là lựa chọn tốt. Việc xây dựng Internal Link giữa Pillar Content và các Cluster Content giúp tăng trải nghiệm người dùng, đồng thời tăng xếp hạng SEO của website.
- Tối ưu cho các thuật toán SEO: Topic Cluster phù hợp hơn với các thuật toán tìm kiếm hiện nay, khi Google ngày càng tập trung vào việc đánh giá chất lượng và sự liên quan của nội dung thay vì chỉ tối ưu từ khóa đơn lẻ.
Khi nào nên sử dụng mô hình Silo?
Mô hình Silo chia nội dung website ra thành các thư mục riêng, trong đó, những nội dung nào liên quan, cùng chung chủ đề sẽ đuwojc sắp xếp chung với nhau.
Với việc phân chia content theo từng Silo riêng phù hợp những website như sau:
- Website lớn với nhiều danh mục nội dung khác nhau: Mô hình Silo phù hợp khi website bạn có nhiều chủ đề khác nhau và độc lập. Ví dụ, một trang thương mại điện tử bán đồ gia dụng, thiết bị điện tử, và nội thất sẽ cần một cấu trúc Silo để tách biệt rõ ràng các danh mục sản phẩm. Mỗi Silo sẽ tổ chức nội dung riêng lẻ, giúp website dễ dàng điều hướng và người dùng tìm kiếm sản phẩm cụ thể một cách nhanh chóng.
- Website với đa dạng chủ đề: Với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mô hình Silo cho phép tổ chức nội dung theo từng ngành riêng biệt. Ví dụ, một website tư vấn tài chính có thể phân chia thành các Silo cho “bảo hiểm”, “đầu tư”, “vay vốn”, và “tiết kiệm”. Điều này giúp cả công cụ tìm kiếm lẫn người dùng dễ dàng nắm bắt được cấu trúc của trang web.
- Khi mở rộng nội dung ở nhiều chủ đề khác nhau: Nếu bạn có kế hoạch mở rộng website với nhiều chủ đề hoặc danh mục nội dung mới trong tương lai, mô hình Silo sẽ giúp tổ chức nội dung theo cách logic và dễ quản lý hơn. Mô hình Silo giúp không làm xáo trộn cấu trúc hiện có, mà còn giữ được tính mạch lạc khi phát triển website.
Hướng dẫn các bước triển khai Topic Cluster
Nếu bạn vẫn chưa biết cách triển khai Topic Cluster cho website thì dưới đây là 7 bước triển khai để giúp bạn triển khai cụm chủ đề hiệu quả nhất.
- Xác định chủ đề chính (Pillar Content): Bước đầu tiên bạn cần xác định chủ đề chính mà bạn muốn tập trung vào. Chủ đề này cần đủ rộng và có thể phát triển thành nhiều bài viết con liên quan.
Ví dụ: Chủ đề chính có thể là “Hướng dẫn đi camping tại Việt Nam”. Đây là một chủ đề rộng, với nhiều khía cạnh khác nhau có thể khai thác như chọn dụng cụ cắm trại, các địa điểm camping nổi tiếng, cách lên kế hoạch cho một chuyến camping, và các mẹo an toàn khi cắm trại. - Nghiên cứu từ khóa: Tiếp theo, bạn cần tiến hành nghiên cứu từ khóa để tìm ra các từ khóa phụ liên quan đến chủ đề chính. Ở bước này giúp bạn xác định những từ khóa nào có lượng tìm kiếm cao và có tiềm năng đem lại giá trị cho website.
Ví dụ:
Bạn có thể sử dụng công cụ SEO web như Keywordtool, Google Keyword Planner, để tìm các từ khóa liên quan như:
“Dụng cụ cắm trại cần thiết”
“Lều cắm trại giá rẻ”
“Địa điểm camping gần Sài Gòn”
“Mẹo an toàn khi cắm trại”
“Cách chọn lều cắm trại” - Tiến hành nhóm từ khóa theo cụm chủ đề đã chọn: Sau khi đã có danh sách từ khóa, bạn tiến hành phân nhóm các từ khóa này theo từng cụm chủ đề, mỗi cụm xoay quanh một khía cạnh cụ thể của chủ đề chính.
Ví dụ:
Cụm chủ đề về dụng cụ cắm trại:
Từ khóa: “Dụng cụ cắm trại cần thiết”, “Lều cắm trại giá rẻ”, “Bếp gas mini cho camping”
Bài viết con: “Danh sách các dụng cụ cần thiết cho một chuyến camping hoàn hảo”
Cụm chủ đề về địa điểm camping:
Từ khóa: “Địa điểm camping gần Sài Gòn”, “Chỗ cắm trại ở Đà Lạt”, “Camping ở miền Bắc”
Bài viết con: “Những địa điểm cắm trại đẹp nhất gần Sài Gòn”
Cụm chủ đề về mẹo cắm trại:
Từ khóa: “Mẹo an toàn khi cắm trại”, “Cách chọn lều cắm trại”, “Cách dựng trại nhanh chóng”
Bài viết con: “Mẹo và kinh nghiệm cắm trại an toàn cho người mới bắt đầu” - Kiểm tra các nội dung hiện có trên website: Trước khi viết nội dung mới, bạn nên kiểm tra lại các bài viết hiện có trên website để xem có nội dung nào đã viết về các chủ đề phụ hay chưa. Nếu có, bạn có thể cập nhật, tối ưu lại hoặc liên kết các bài viết này với cụm chủ đề.
- Tạo nội dung cho cụm chủ đề: Bắt đầu xây dựng các bài viết con cho từng cụm chủ đề đã xác định. Mỗi bài Cluster Content cần đảm bảo chuẩn SEO và cần giải quyết một khía cạnh cụ thể của chủ đề chính và liên kết ngược lại với bài Pillar Content.
Ví dụ:
Pillar Content: “Hướng dẫn toàn diện về camping tại Việt Nam”
Bài viết con: “Những địa điểm cắm trại đẹp nhất gần Sài Gòn”, với nội dung tập trung vào việc giới thiệu các địa điểm lý tưởng để cắm trại gần thành phố, kèm theo các mẹo chọn địa điểm phù hợp với từng loại hình camping. - Internal Link cho các bài với nhau: Sau khi các bài viết Cluster Content hoàn thành, bạn hãy đi Internal Link giữa các bài với nhau. Từ các bài viết con, liên kết ngược lại bài Pillar Content và liên kết giữa các bài viết với nhau nếu có nội dung liên quan.
- Đo lường và tối ưu: Cuối cùng, bạn cần theo dõi hiệu suất của từng bài Cluster Content bằng cách sử dụng các công cụ như Google Analytics và Search Console. Đo lường xem lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, và vị trí xếp hạng từ khóa. Từ đó, có thể chỉnh sửa cần thiết để tối ưu chiến lược content của bạn.
Ví dụ:
Sau khi triển khai, bạn nhận thấy bài viết “Những địa điểm cắm trại đẹp nhất gần Sài Gòn” có lưu lượng truy cập cao nhưng tỷ lệ thoát cũng cao. Bạn có thể cân nhắc bổ sung thêm hình ảnh, video hoặc thông tin chi tiết hơn để giữ chân người đọc lâu hơn và tăng hiệu quả SEO.
Kết luận
Topic Cluster là một cách tổ chức nội dung trên website. Nó chú trọng vào các chủ đề hơn thay vì tập trung SEO vào từng từ khóa. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ Topic Cluster là gì, cũng như cách triển khai một Topic Cluster hiệu quả.