Digital Marketing hay còn gọi là tiếp thị kĩ thuật số là chiến lược tiếp thị hiện đại sử dụng các kênh kỹ thuật số, được hầu hết các doanh nghiệp hiện nay triển khai để canh tranh với các đối thủ cùng ngành, tiếp cận khách hàng quy mô rộng, mang lại chuyển đổi cao cho doanh nghiệp.
Nếu bạn đang muốn học Digital Marketing để triển khai cho doanh nghiệp hay đi làm nhưng không biết bắt đầu học từ đâu thì bài viết này, IMTA muốn chia sẻ đến bạn những kỹ năng cần có để triển khai chiến lược Digital Marketing và lộ trình học hiệu quả cho người mới bắt đầu.
1. Các kỹ năng cần có để triển khai chiến lược Digital Marketing
Để có thể lên chiến lược và triển khai chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp mình, bạn cần trang bị những kỹ năng sau:
1.1 Phân tích dữ liệu (Data Analytics)
Đây là kỹ năng cần có để bạn có thể phân tích thị trường, đối thủ cạnh trạnh, nhu cầu người dùng,… từ đó tìm ra điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp mình và lên chiến lược triển khai Digital Marketing cho chi tiết, phù hợp, giảm rủi ro gặp phải khi triển khai.
Ngoài ra, các công cụ phân tích dữ liệu còn giúp bạn đo lường hiệu suất chiến dịch trong quá trình triển khai để điều chỉnh, cải thiện chiến lược tiếp thị, đạt được kết quả tốt hơn.
Các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu phổ biến: Microsoft Power BI, Tableau, Klipfolio, Ahref,…
1.2 Tiếp thị mạng xã hội (Social Media Marketing)
Kỹ năng tiếp thị trên các nền tảng xã hội hiện nay là không thể thiếu nếu bạn muốn triển khai một chiến lược Digital Marketing hiệu quả cao.
Các nền tảng mạng xã hội là nơi có lượng lớn người dùng thường xuyên truy cập và tương tác. Tiếp thị trên các trang mạng xã hội là một tiềm năng lớn giúp cho doanh nghiệp bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ.
Các nền tảng mạng xã hội phổ biến có lượng người dùng cao nhất hiện nay như: Facebook, Instagram, Whatsapp, Tiktok, Youtube,…
Ngoài kỹ năng tiếp thị thông thường như đăng nội dung, chia sẻ, chăm sóc khách hàng thì bạn cần tối ưu tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng phương pháp chạy quảng cáo trên các nền tảng này.
1.3 Tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM – SEO)
SEM (Search engine marketing) là tiếp thị trên công cụ tìm kiếm giúp tiếp cận với khách hàng tiềm năng, thu hút lượt truy cập và hàng động của khách hàng trên website của mình.
Tối ưu SEO giúp mang lại nguồn traffic tự nhiên bền vững cho website của bạn, tỷ lệ truy cập và chuyển đổi cao hơn so với phương pháp chạy quảng cáo. Bạn cần trang bị kỹ năng SEO website đặc biệt là trên nền tảng Google để trang web của mình đạt được xếp hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm, giúp tăng tỷ lệ tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Nhưng đối với SEO, bạn cần triển khai trong thời gian dài để có thể đạt được vị trí đầu trong trang kết quả tìm kiếm của Google thì chạy quảng cáo (PPC) sẽ giúp cho website bạn xuất hiện ngay ở những vị trí đầu. Tuy nhiên cần chi phí để chạy quảng cáo và sẽ ngưng hiển thị khi bạn ngưng trả phí cho Google.
1.4 Sáng tạo nội dung và thiết kế (Content & Design)
Trang bị kỹ năng sáng tạo nội dung và thiết kế hình ảnh, video cuốn hút là điều quan trọng giúp thu hút khách hàng tương tác, hành động và là một yếu tố quan trong cho sự thành công trong các chiến dịch SEO, Marketing Social, Advertising,…
Nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với khách hàng của bạn. Là phương tiện để quảng bá thương hiệu, truyền tải thông tin sản phẩm/ dịch vụ, chia sẻ kiến thức,… ở nhiều định dạng khác nhau như bài viết, hình ảnh, video, infographic, podcast,…
1.5 Tiếp thị Email (Email Marketing)
Triển khai Email Marketing giúp tiếp cận đến những đối tượng khách hàng có quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn, nuôi dưỡng mỗi quan hệ với khách hàng cũ và quảng cáo, truyền tải thông tin cập nhật mới của doanh nghiệp.
Để triển khai Email Marketing, bạn cần trang bị kỹ năng thu thập dữ liệu khách hàng từ các công cụ thu thập dữ liệu hay từ các chiến dịch khác (ví dụ như: chạy quảng cáo điền thông tin, điền thông tin để nhận quà, tổ chức sự kiện, thông tin khách hàng cũ…)
1.6 Bán hàng trên sàn thương mại điện tử (E-Commerce)
Marketing trên sàn thương mại điện tử rất tiềm năng đối với lĩnh vực bán hàng. Bạn nên xác định nền tảng quảng cáo tiềm năng và phù hợp với sản phẩm của mình, sau đó là tìm hiểu về nó.
Bán hàng trên sàn thương mại cần hiểu về cách hoạt động của nền tảng đó, viết nội dung hấp dẫn, hình ảnh/ video sản phẩm đẹp mắt. Lên chiến lược triển khai rõ ràng, cụ thể như các chương trình khuyến mãi, thời gian triển khai phù hợp, chạy quảng cáo, livestream,…
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
2. Lộ trình học Digital Marketing
Nếu bạn muốn học kiến thức về Digital Marketing nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì IMTA đã nghiên cứu và lập ra một lộ trình học hiệu quả, bạn hãy áp dụng theo nhé:
Bước 01: Học Facebook Ads tiếp cận rộng khách hàng
Facebook là một nền tảng có thể chạy quảng cáo nhiều loại mặt hàng khác nhau. Bao gồm cả mặt hàng giá trị cao và mặt hàng tiêu dùng thông thường. Đây còn là nền tảng mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất hiện nay nên bạn có thể bắt đầu bằng việc học quảng cáo trên nền tảng này.
Những thuận lợi khi học Facebook Ads: đây là nền tảng phổ biến, dễ thao tác, tài nguyên học được chia sẻ nhiều.
Những khó khăn khi học Facebook Ads: Mặc dù dễ thao tác, nhưng để chạy quảng cáo Facebook hiệu quả thì bạn phải học rất nhiều về đối tượng, thuật toán, content mới có thể hiệu quả hơn.
Để biết cách chạy quảng cáo tối ưu nhất, bạn có thể tham gia khóa học Facebook Ads tại IMTA. Nội dung chương trình giúp bạn hiểu về nguyên tắc và cách hoạt động của Facebook Ads, thực hành tại lớp trên chính dự án của mình và được các giảng viên giải đáp chỉnh sửa trực tiếp.
Tham khảo lộ trình học Facebook Ads chi tiết: https://imta.edu.vn/lo-trinh-hoc-quang-cao-facebook-ads/
Bước 02: Học Google Ads đa nền tảng (Search, GDN, Shopping)
Khi học quảng cáo Google ads tập trung vào nền tảng tìm kiếm và nền tảng Google Shopping (phù hợp với một số sản phẩm). Sau đó học mạng hiển thị GDN và Youtube.
Những kiến thức trong Google Ads bạn cần nắm và nên học đầy đủ trọn bộ:
- Website và trang đích: Học về WordPress hoặc các nền tảng hỗ trợ thiết kế landing page. Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho trang đích là việc làm cực kỳ quan trọng khi chạy ads.
- Công cụ nghiên cứu Từ khóa: phân tích từ khóa cho các chiến dịch quảng cáo bằng công cụ Google Keyword Planner (hay Keywordtool.io, Semrush, Ahref,…)
- Công cụ đo lường: dùng công cụ Google Tag Manager, Google Analytic, cài đặt thẻ Remarketing,…đo lường kết quả, đánh giá và tối ưu chiến dịch hay thực hiện chiến dịch Remarketing trên nền tảng mạng hiển thị.
- Lên chiến dịch tìm kiếm: Từ bộ từ khóa và trang đích, bạn lên chiến dịch Search để tìm kiếm khách hàng chất lượng.
- Quảng cáo mạng hiển thị GDN: Đây là loại hình nhiều nhà quảng cáo sử dụng để remarketing. Ưu điểm giá thầu rẻ.
- Youtube Ads: Bạn sẽ có kỹ năng chạy chạy quảng cáo video, hình ảnh, âm thanh trên Youtube và trên các website đối tác của Google để truyền tải thông điệp và thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả.
- Quảng cáo mua sắm Google Shopping: Hình thức quảng cáo này phù hợp với những doanh nghiệp bán hàng trên Website, khi học quảng cáo Google Shopping giúp tăng nhận diện sản phẩm. Đây là điều không ngoại lệ khi thu hút khách hàng tiềm năng.
Tham khảo lộ trình học Google Ads chi tiết: https://imta.edu.vn/lo-trinh-hoc-google-ads-hieu-qua/
Bước 03: Học SEO Website tìm kiếm traffic tự nhiên
Nội dung học SEO Website lấy thực hành làm trọng tâm, bạn sẽ có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa từ khóa lên top đầu công cụ tìm kiếm hiệu quả, bền vững bằng trường phái SEO mũ trắng.
Những kiến thức cần phải học khi làm SEO Website
- Hiểu Technical SEO: SSL, Robots.txt, Sitemap, tối ưu tốc độ tải trang, Alt, UX UI và nhiều kỹ thuật của Website đặc biệt là WordPress.
- Học các thuật toán và nền tảng cơ bản về SEO: Google hoạt động dựa trên các thuật toán để kiểm soát chât lượng tren trang SERP.
- Kiến thức Onpage SEO: Gồm những gì bạn làm liên quan đến mọi vấn đề trên trang website của mình, như title, description, URL, bài viết, cấu trúc bài SEO, heading và các thẻ Meta, internal link,
- Học Offpage SEO: Đặc biệt chú trọng đến backlink và quy trình backlink để đẩy từ khóa lên top một cách bền vững.
- Công hỗ trợ SEO hư: Ahrefs, REMRush, SEO Quake, Google Analytics, Google Search Console,… những công cụ này sẽ giúp bạn nắm rõ được các chiến lược của mình và đối thủ qua các yếu tố: từ khóa tự nhiên, từ khóa quảng cáo, lưu lượng truy cập tự nhiên, mật độ anchor text, độ trust của website,… phát hiện kịp thời các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng và thức hạng của trang web để có thể tối ưu chuẩn SEO lại cho tốt hơn.
Lộ trình SEO từ khóa lên Top Google: https://imta.edu.vn/quy-trinh-seo-website-tong-the/
Bước 04: Học nền tảng các sàn thương mại điện tử
Nền tảng thương mại điện tử bao gồm: Shopee, Tiktok Shop, Lazada và Tiki. Nếu bạn vào công ty bán lẻ, hàng tiêu dùng nhanh thì rất là phù hợp.
Ưu điểm: Không cần phải làm website và lo lắng quá trình vận chuyển. Các sàn TMĐT sẽ phục vụ bạn làm việc này.
List sản phẩm lên các sàn dễ dàng và thuận tiện.
Hầu hết các sàn TMĐT có 4 phương pháp Marketing mà bạn có thể sử dụng để mở rộng thị trường, cải thiện doanh số và tăng doanh thu hiệu quả đó chính là:
- Chạy quảng cáo bán hàng trên sàn.
- Tạo video có nội dung hấp dẫn gắn link đến sản phẩm cần bán.
- Livestream và chạy quảng cáo livestream giúp phiên live được nhiều người biết đến và ở lại livestream lâu hơn.
- Xây dựng hệ thống tiếp thị liên kết cho shop.
Hiện tại Tiktok Shop đang là nền tảng mới, nên cũng được ưu tiên traffic. Do đó, bạn hãy học TikTok Shop trước so với Shopee dễ dàng bán hàng hơn.
Bước 05: Học xây dựng Video ngắn theo xu hướng
Xu hướng video ngắn là xu hướng mà các nền tảng Tiktok, Facebook và Youtube sẽ ưu tiên trong thời gian tới. Tuy nhiên đây không phải là nền tảng mà bạn có thể tìm được doanh số ngay. Bạn cần phải kiên trì mới có thể thành công trên con đường contetn creator.
Khóa học Short video quay dựng bằng smartphone tại IMTA sẽ hỗ trợ bạn làm video xây kênh trong thời gian nhanh nhất với những thiết bị đơn giản.
Bước 06: Học Content Marketing & Design
Content (nội dung) không thể thiếu dù bạn xây kênh TikTok, xây dựng Fanapge hay làm quảng cáo. Với những bạn học để thành chuyên viên digital marketing thì bạn nên đầu tư vào những phần mềm Design để kỹ năng của bạn toàn diện hơn.
Học content để nắm được những nguyên tắc cơ bản từ đó phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Bước 07: Vào doanh nghiệp học những Platform khác
Khi bạn vào doanh nghiệp làm việc, có thể họ sẽ sử dụng thêm các nền tảng như CRM, Zalo Marketing, SMS…thì lúc này tùy tình hình công ty bạn sử dụng thêm.
Trong ngành digital marketing có rất nhiều nền tảng khác nhau, do đó bạn cần phải biết kiến thức phổ biến như Facebook và Google trước. Sau đó những nền tảng thông thường thì chúng ta linh hoạt sử dụng.
3. Học Digital Marketing chạy quảng cáo đa nền tảng
Để học ngành Digital Marketing một cách hiệu quả IMTA khuyến nghị bạn học Facebook và Google là ưu tiên trước. Bời vì hầu hết doanh nghiệp đều dùng 2 nền tảng này.
Do đó IMTA thiết kế khóa học Digital Marketing tập trung chuyên sâu Facebook Ads và Google Ads để các bạn có thể học xong làm ngay và áp dụng ngay vào công việc.
Hơn hết, sau mỗi buổi học bạn có thể nhận xét về chất lượng giảng viên hoặc nội dung buổi học và sẽ được bảo mật thông tin. Nhằm hỗ trợ kịp thời và khắc phục nguyên nhân, đảm bảo chất lượng cho khóa học và giữ gìn uy tín doanh nghiệp với học viên.