Trong quá trình làm website WordPress chắc hẳn chúng ta đều cần tạo thêm User (thành viên) cho website với nhiều mục tiêu. Tuy nhiên khi thêm thành viên thì chắc hẳn các bạn phân vân không biết cấp quyền cho đối tác mình quyền nào trong những quyền có sẵn trên WordPress.

Sau đây là bảng mô tả về nhóm người dùng có chức năng gì trên website WordPress để các bạn phân quyền chính xác nhất. Mỗi lần mình cấp quyền cho ai đó dùng trên website, gần như mình đều xem xét nhu cầu người đó sẽ làm gì, thực hiện gì trên website, chứ ít khi nào mình share full quyền (quyền Quản lý).

User thành viên trên WordPress
User thành viên trên WordPress

User (thành viên) website WordPress

User là người dùng trên website phân thành các nhóm giống nhau theo chức năng và nhu cầu. Để quản lý user (Thành viên) trên website thì WordPress cho bạn gán vai trò của người đó thuộc nhóm nào, thông thường chia ra làm 3 nhóm chính với các quyền cơ bản như: Quyền đọc, quyền thay đổi nội dung, quyền thay đổi chức năng trên website.

Menu quản lý User

Để thêm hoặc chỉnh sửa user bạn phải đăng nhập vào wp-admin của website. Tiếp theo thanh bên trái (màu đen) rồi xem mục User (Thành viên)

Menu User WordPress
Menu User WordPress

Thêm User (thành viên)

Mặc định khi bạn cài đặt website WordPress thì WordPress đã yêu cầu bạn tạo 1 user và user đó có quyền cao nhất (Quyền quản lý). Tuy nhiên bạn cần phải có nhiều hơn thành viên.

Bạn nhấn Thêm mới (Add) thì sẽ hiển thị lên mục sau

Thêm User WordPress
Thêm User WordPress

Các bạn lưu ý thêm user cần chú ý các thông tin sau:

  • Tên người dùng (bắt buộc): Tên này là tên đăng nhập vào website yêu cầu tiếng Việt không dấu, không khoảng trắng và không trùng với bất kỳ user nào trước đó (duy nhất)
  • Email bắt buộc (duy nhất) không trùng với những user trước đó.
  • Vai trò: Phần dưới mình sẽ giải thích kỹ vai trò trên website WordPress

Phân biệt quyền trên website WordPress

Sau đây là phân biệt các quyền Website WordPress. Về cơ bản có 3 quyền: Quyền đọc, quyền về nội dung trên website, quyền về chức năng, giao diện trên website. Tuy nhiên trong quyền nội dung thì chia làm nhóm có thể sửa bài của user khác hay không.

Administrator
(Quản lý)
Editor
(Biên tập viên)
Author
(Tác giả)
Contributor
(Cộng tác viên)
Subscribe
(Thành viên đăng ký)
Xem websitecheckcheckcheckcheckcheck
Chỉnh sửa & xóa bài viếtcheckcheckcheckcheck
Đăng bài (Post)checkcheckcheck
Chỉnh sửa và xóa bài viết đã đăngcheckcheckcheck
Đăng và xóa Trang (Page)checkcheck
Chỉnh sửa bài viết (Post) & Trang (Page) của người kháccheckcheck
Xóa bài viết của người kháccheckcheck
Đọc, sửa, xóa bài viết riêng tư (Private posts)checkcheck
Quản lý Plugins (cài đặt, xóa plugin)check
Quản lý giao diện (themes)check
Tạo User (thêm, chỉnh sửa thành viên)check
Thay đổi Dashboardcheck

Như vậy trong 5 nhóm thành viên trên thì thành viên Administrator là cấp bậc cao nhất. Cụ thể các bạn có thể cài đặt user theo tóm lược thế này.

  • Administrator (Quản lý): Đây là quyền cao nhất. Phù hợp là chủ Website (có kỹ thuật) hoặc bạn nào có kỹ năng quản lý website 1 cách toàn diện, bao gồm việc sửa code, chỉnh code, truy cập hosting và cài đặt giao giao diện cũng như plugin.
  • Editor (Biên tập viên): Dành cho những người quản lý content trên website
  • Author (Tác giả): Dành cho Writer viết bài trên website
  • Contributor (Cộng tác viên): Phù hợp cho những bạn kiểm tra content, sửa lỗi chính tả, content trên website.
  • Subscribe (Thành viên đăng ký): Những bạn đọc, có thể nhận các tin nhắn tự động hoặc email khi có bài viết mới gửi cho họ. Họ chỉ là khách xem website của bạn.

Những câu hỏi thường gặp về user

Sau đây là những câu hỏi ngắn mà các bạn mới thường hỏi khi thêm mới 1 user.

Lời Kết

Trên đây chỉ là những User mặc định của WordPress. Khi bạn cài đặt thêm plugin bạn có thể có những user khác với những quyền được sử dụng chức năng nào đó trên website. Tuy nhiên hiện tại có nhiều plugin hỗ trợ quản lý user 1 cách chuyên nghiệp.

Trong những bài viết sau IMTA sẽ hướng dẫn bạn các plugin giúp bạn quản lý User 1 cách chuyên nghiệp với nhiều chức năng khác nhau.

Nếu bạn nào đang dùng dịch vụ thiết kế website với mã nguồn WordPress thì có thể họ không cấp cho bạn quyền Quản lý thực sự. Bạn vào Wp-admin không thấy mục Plugin và Giao diện (themes) hoặc thấy nhưng không thể thêm mới plugin, tắt plugin hoặc chuyển giao diện khác thì có nghĩa user bạn đang dùng không phải là user có quyền cao nhất trên website. Muốn có user quyền cao nhất hãy liên hệ đơn vị thiết kế để họ thêm cho bạn.

Digital Marketing IMTA WordPressPhân biệt quyền User thành viên trên Website WordPress