Marketing hiện đang là một trong những ngành “hot” hiện nay bởi cơ hội lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ công việc của một nhân viên Marketing là gì. Liệu Marketer chỉ đơn thuần là người đăng bài trên mạng xã hội, chạy ads hay họ còn đóng vai trò quan trọng hơn trong chiến lược Marketing? Công việc này yêu cầu những kỹ năng nào, và mức lương có thực sự hấp dẫn như nhiều người nghĩ? Trong bài viết này, IMTA sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về công việc của một nhân viên Marketing, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025.
Nhân viên Marketing là gì?
Nhân viên Marketing, hay còn gọi là Marketing Executive, là người thực hiện các kế hoạch tiếp thị đã được cấp trên như Giám đốc Marketing hoặc Trưởng phòng phê duyệt, nhằm đảm bảo hoạt động marketing quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả.
Công việc của một nhân viên Marketing rất đa dạng và thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào từng giai đoạn của chiến dịch. Ví dụ, trước khi triển khai một chiến dịch marketing mới, họ có thể nghiên cứu thị trường, thiết lạp phân khúc khách hàng mục tiêu, lên kế hoạch, ngân sách phân bổ,…. Trong các chiến dịch dài hạn, nhân viên Marketing thường kết hợp các công cụ như Marketing trực tiếp, SEO, chạy quảng cáo, và quản lý các kênh truyền thông xã hội để xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Một nhân viên Marketing không chỉ tiếp thị sản phẩm/dịch vụ mà còn có nhiệm vụ nghiên cứu khách hàng để hiểu họ cần gì. Từ việc phân tích thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, và lên chiến lược để tiếp cận đối tượng này thông qua các kênh phù hợp.
Hơn nữa, vai trò của họ còn bao gồm việc nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, lên kế hoạch xây dựng nội dung, phân bổ ngân sách hợp lý, quản lý và ưu tiên các chiến dịch có tiềm năng mang lại doanh thu.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
Phân loại nhân viên Marketing và công việc cụ thể thường làm những gì?
Trong lĩnh vực Marketing, nhân viên Marketing được phân chia thành nhiều vai trò khác nhau, dựa trên lĩnh vực chuyên môn và nhiệm vụ cụ thể. Dưới đây là 6 loại nhân viên Marketing phổ biến:
- Branding Marketer: Brand Marketer chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, đảm bảo rằng khách hàng luôn cảm nhận được giá trị tốt nhất từ thương hiệu. Công việc của họ bao gồm xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu, tổ chức các sự kiện quảng bá hình ảnh, và kiểm soát tính nhất quán của thương hiệu trên mọi kênh tiếp thị. Ví dụ: Một Brand Marketer cho 1 hãng thời trang có thể tạo ra chiến dịch “Sống xanh cùng thời trang bền vững” để quảng bá các sản phẩm làm từ nguyên liệu tái chế, giúp xây dựng hình ảnh trong mắt người dùng về thương hiệu.
- Content Marketer: Content Marketer là người chuyên tạo ra nội dung nhắm đúng nhu cầu khách hàng mục tiêu, tùy vào mục tiêu chiến dịch muốn tăng khả năng chuyển đổi, hay tăng cường khả năng hiển thị trực tuyến và xây dựng lòng tin với khách hàng. Nội dung của họ có thể là bài viết blog, video hướng dẫn, infographics,…
- Product Marketer: Product Marketer tập trung vào việc tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ của công ty. Họ thường lên kế hoạch và triển khai các sự kiện tiếp thị sản phẩm, làm việc với các đối tác quảng cáo và đội ngũ bán hàng để đảm bảo sản phẩm tiếp cận đúng đối tượng.
Ví dụ: Khi một công ty công nghệ ra mắt dòng laptop mới, Product Marketer nghiên cứu đối tượng khách hàng thích hợp là người chơi game, hay dân văn phòng,… sau đó có thể sẽ tổ chức buổi ra mắt sản phẩm, quảng cáo trên mạng xã hội, triển khai chương trình trải nghiệm sản phẩm miễn phí tại các cửa hàng,… - Inbound Marketer: Inbound Marketer tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng bằng cách cung cấp nội dung hữu ích và giá trị. Họ thường sử dụng các công cụ như eBook, webinar, hoặc email marketing để tiếp cận đúng đối tượng.
Ví dụ: Một Inbound Marketer làm việc cho một công ty phần mềm có thể cung cấp eBook miễn phí hướng dẫn “Cách tối ưu hóa công việc với phần mềm quản lý dự án” để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng. - Social Media Marketer: đây là những người là người chịu trách nhiệm quản lý các kênh truyền thông Social Media Marketing như Facebook, YouTube, Instagram, LinkedIn,… Công việc của họ là tạo nghiên cứu nhu cầu khách hàng để nội dung hấp dẫn để đánh vào “pain point” của khách hàng để tạo tương tác, lên kế hoạch đăng bài, và tương tác với khách hàng trên các nền tảng này. Ví dụ: Một Social Media Marketer có thể kết hợp với Product Marketer cho một quán cà phê có thể tạo các bài đăng giới thiệu đồ uống mới, tổ chức mini game “Thử đoán tên đồ uống để nhận quà,” và livestream sự kiện khai trương chi nhánh mới.
- Digital Marketer: Digital Marketer phụ trách toàn bộ các khía cạnh tiếp thị trực tuyến, bao gồm SEO, quảng cáo Google Ads,Facebook Ads, email marketing, và các chiến dịch online khác. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên các nền tảng, ảnh hưởng đến doanh thu và hình ảnh của công ty.
Các kỹ năng yêu cầu cần có ở nhân viên Marketing
Để trở thành một nhân viên Marketing chuyên nghiệp và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường, bạn cần trang bị nhiều kỹ năng quan trọng. Dưới đây là các kỹ năng thiết yếu mà mỗi nhân viên Marketing cần có, kèm theo ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng hình dung.
- Kỹ năng chuyên môn: Đây chắc chắn là kỹ năng bắt buột để làm việc rồi. Chuyên môn sâu trong lĩnh vực cụ thể là yếu tố không thể thiếu đối với một nhân viên Marketing. Các kỹ năng chuyên môn thường như SEO về tối ưu nội dung và website để cải thiện thứ hạng tìm kiếm, hoặc kỹ năng chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads để xây dựng và quản lý các chiến dịch quảng cáo trả phí để thu hút khách hàng tiềm năng,… Với sự thay đổi và phát triển không ngừng hiện nay như sự xuất hiện thêm TikTok, YouTube Shorts,… nhân viên marketing ngày càng phải trau dồi và update những kiến thức mới để đạt hiệu quả trong công việc.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Tuy không phải là yêu cầu bắt buộc cho tất cả Marketer nói chung, nhưng đây sẽ là điểm mạnh cho những bạn luôn cần nhanh nhạy, sáng tạo nên các campain, các bài copywriting,… cho từng chiến dịch để thu hút khách hàng. Đây là kỹ năng quan trọng để nổi bật trong một thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Ví dụ: Một Marketer làm việc cho thương hiệu thời trang có thể đưa ra ý tưởng tổ chức chiến dịch “Ngày hội đổi đồ cũ” để khuyến khích khách hàng tham gia và tăng cường nhận diện thương hiệu và xây dựng hình ảnh brand thêm tốt hơn.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt: Công việc Marketing đòi hỏi phải giao tiếp giữa các team và thuyết trình tốt. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp Marketer dễ dàng truyền đạt ý tưởng, làm việc với các đối tác, và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Do đó, ngoài yếu tố chuyên môn, bạn nên trau dồi kỹ năng giao tiếp của mình, trôi chảy mỗi khi thuyết trình để tăng khả năng thuyết phục khách hàng.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Marketing không phải là công việc của một cá nhân, mà đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều bộ phận như thiết kế, bán hàng, và PR. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả giúp tăng tính đồng bộ và đạt được kết quả tốt hơn.
- Khả năng thích nghi và linh hoạt: Thị trường luôn thay đổi, và các Marketer cần khả năng thích nghi nhanh chóng để đáp ứng xu hướng mới. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng. Ví dụ trước khi TikTok xuất hiện thì chưa ai nghĩ sẽ có một mạng xã hội video ngắn có thể thay đổi cách doanh nghiệp bán hàng, quảng cáo sản phẩm,… nhưng khi TikTok trở thành xu hướng, một Marketer cần có khả năng thích nghi sẽ nhanh chóng học cách sử dụng nền tảng này để tạo các chiến dịch video ngắn, thu hút đối tượng khách hàng trẻ.
- Kỹ năng bán hàng: Dù không trực tiếp làm nhiệm vụ bán hàng, nhân viên Marketing vẫn cần hiểu và áp dụng các kỹ thuật bán hàng để hiểu được tâm lý khách hàng trong 1 hành trình mua hàng như thế nào, từ đó có thể tối ưu các campain. Kỹ năng này giúp bạn tạo ra các chiến dịch thúc đẩy khách hàng tương tác, hành động. Ví dụ như trong một email marketing, một nhân viên Marketing có kỹ năng bán hàng sẽ sử dụng từ ngữ hấp dẫn để Sale, biết đặt điểm hook ở đâu, CTA (call-to-action) rõ ràng, và các chương trình ưu đãi để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.
Lương nhân viên Marketing bao nhiêu?
Công việc Marketing không chỉ mang lại lộ trình phát triển nghề nghiệp mà còn có mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, mức lương của nhân viên Marketing sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và quy mô từng loại doanh nghiệp.
- Lương của nhân viên Marketing: Đây là vị trí khởi đầu dành cho sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhiệm vụ chính bao gồm hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo, nghiên cứu thị trường và phối hợp với các bộ phận khác. Mức lương trung bình: Từ 5 triệu đến 7 triệu đồng/tháng. Ví dụ một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Marketing bắt đầu công việc, theo khảo sát có thể nhận lương khởi điểm 6 triệu đồng/tháng, cộng thêm các khoản phụ cấp như xăng xe và điện thoại. Sau 1-2 năm, nếu làm việc hiệu quả, mức lương này có thể tăng lên 8-10 triệu đồng.
- Lương của trưởng nhóm Marketing (Team Leader): Đây là vị trí dành cho những người đã có từ 2-4 năm kinh nghiệm. Công việc bao gồm quản lý nhóm nhân viên, chịu trách nhiệm giám sát các chiến dịch và báo cáo tiến độ, cũng như đề xuất các chiến dịch cho cấp trên. Mức lương trung bình: Từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/tháng. Ví dụ mức lương cơ bản 12 triệu đồng, kèm theo thưởng KPI nếu chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả, có thể lên đến 15-18 triệu đồng.
- Lương của trưởng phòng Marketing: Trưởng phòng Marketing chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, giám sát toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp, và phối hợp với các phòng ban khác. Mức lương trung bình: Từ 15 triệu đến 30 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp. Ví dụ: Trong lĩnh vực bất động sản, trưởng phòng Marketing thường nhận lương khoảng 20 triệu đồng/tháng, kèm theo phần trăm hoa hồng từ các dự án mà công ty triển khai thành công có thể sẽ tăng thêm nhiều hơn.
- Lương của Giám đốc Marketing (CMO): Vị trí Giám đốc Marketing là cấp quản lý cao nhất, yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo xuất sắc. Họ chịu trách nhiệm chính trong việc định hình chiến lược tổng thể, quản lý ngân sách Marketing, và thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Mức lương trung bình vị trí này từ 30 triệu đến hoặc nhiều hơn nhiều, tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô công ty, cộng với các khoản thưởng dựa trên lợi nhuận, thì tổng thu nhập có thể lên hơn 100 triệu đồng/tháng.
Mức lương của một nhân viên Marketing còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
- Kinh nghiệm làm việc: Tùy vào mỗi công ty, nhưng đa phần hiện nay các doanh nghiệp đều dựa theo kinh nghiệm làm việc, dựa theo đúng lĩnh vực mà người có số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing sẽ có mức lương cao hơn gấp đôi so với người mới vào nghề.
- Quy mô công ty: Tùy vào quy mô công ty như nào, cũng như từng loại ngành nghề hoạt động kinh doanh của các công ty sẽ có quỹ lương tương đối khác nhau.
- Ngành nghề: Marketing trong các ngành công nghệ, bất động sản, hoặc FMCG thường có mức lương cao hơn các ngành truyền thống khác, cũng tùy theo quy mô công ty.
Hiện các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng Marketing Online để tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn, chính vì vậy mà ngành Marketing luôn có tiềm năng tăng trưởng hàng năm nhờ vào sự phát triển không ngừng của thị trường.
Ngòai ra nhiều công ty còn trả thưởng dưa nhiều vào thưởng KPI dựa trên hiệu quả chiến dịch Marketing cũng như tùy vào công ty sẽ có phụ cấp khác nhau ví dụ chi phí đi lại, điện thoại, và máy tính,..
Lộ trình thăng tiến của nhân viên Marketing
Ngành Marketing hiện đang là một trong những ngành hot hiện tại, không chỉ mang lại thu nhập hấp dẫn mà còn phát triển sự nghiệp với một lộ trình thăng tiến rõ ràng. Tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và định hướng cá nhân, một nhân viên Marketing có thể từng bước đi lên những vị trí cao hơn, với trách nhiệm và mức thu nhập tăng dần. Dưới đây là lộ trình thăng tiến phổ biến trong ngành Marketing:
- 1. Nhân viên Marketing (Marketing Executive): Đây là vị trí đầu tiên mà những bạn vừa tốt nghiệp sẽ học hỏi và thực hành các kỹ năng cơ bản như hỗ trợ các chiến dịch Marketing, nhận 1 phần việc trong 1 chiến dịch như tối ưu các bài content SEO, lên kế hoạch quảng cáo, nghiên cứu thị trường, và triển khai các chiến dịch đơn giản,… Thời gian ở vị trí này trung bình 1-2 năm để bạn tích lũy kinh nghiệm, hiểu rõ hơn về lĩnh vực.
- 2. Trưởng nhóm Marketing (Marketing Team Leader): Sau khi tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể được thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm. Vai trò này yêu cầu bạn họ thêm kỹ năng quản lý và điều phối một nhóm nhỏ để triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả. Tùy vào mô hình công ty cũng như quy mô chiến dịch để bạn có thể quản lý đội nhóm, giám sát tiến độ công việc, đảm bảo và báo cáo KPI của các chiến dịch được hoàn thành cho cấp trên là trưởng phòng.
- 3. Trưởng phòng Marketing (Marketing Manager): Sau một khoản thời gian hoàn thiện kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý, trưởng phòng Marketing là bước tiếp theo trong lộ trình thăng tiến của ngành này. Thời gian trung bình ở vị trí này từ 3-5 năm hoặc hơn tùy vào mỗi doanh nghiệp. Đây là vị trí lãnh đạo cấp trung, ở vị trí này sẽ đòi hỏi bạn khả năng tự xây dựng chiến lược Marketing tổng thể, quản lý ngân sách, phối hợp với các phòng ban như Sales, Design, Product,… đảm bảo chiến dịch diễn ra trơn tru và quản lý một đội nhóm lớn hơn.
- 4. Giám đốc Marketing (Chief Marketing Officer – CMO): Cuối cùng, sau khi đã tích lũy kinh nghiệm trong việc quản lý, bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí Giám đốc Marketing (CMO) và đây cũng là vị trí cấp cao nhất trong lộ trình thăng tiến. Ở vị trí không chỉ chịu trách nhiệm về chiến lược Marketing mà còn tham gia vào việc định hình tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của một giám đốc Marketing là lãnh đạo toàn bộ phòng Marketing, xây dựng chiến lược dài hạn, quản lý ngân sách lớn và đảm bảo các hoạt động Marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty.
Học ngành gì để trở thành nhân viên Marketing?
Marketing là một trong những ngành hot nhất hiện nay, đồng nghĩa với việc yêy cầu nhu cầu nhân lực không ngừng tăng. Để trở thành một nhân viên Marketing, bạn cần lựa chọn các ngành học Marketing, hoặc các ngành học liên quan phù hợp nhằm trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Dưới đây là các ngành học phổ biến, giúp bạn định hướng trở thành nhân viên Marketing trong tương lai:
- Ngành Marketing: Marketing là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Các trường đại học hiện nay đều cung cấp chương trình đào tạo Marketing bài bản với các chuyên ngành nhỏ như Marketing thương mại, Quản trị thương hiệu, hoặc Truyền thông Marketing,… Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng, lập kế hoạch chiến lược, tổ chức sự kiện và quản lý các kênh truyền thông.
- Ngành quản trị kinh doanh: Quản trị Kinh doanh là ngành liên quan đến Marketing. Sinh viên học ngành này không chỉ nắm vững kiến thức về quản lý doanh nghiệp mà còn được giới thiệu các nguyên tắc cơ bản của Marketing. Kiến thức và kỹ năng sinh viên sẽ được học về chiến lược tiếp thị, quản lý thương hiệu, quản lý khách hàng và cách phối hợp giữa Marketing và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, phụ trách phát triển chiến lược tiếp cận khách hàng mới và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,…
- Ngành Truyền thông: Truyền thông là kỹ năng quan trọng giúp người làm Marketing truyền tải thông điệp hiệu quả đến khách hàng. Sinh viên ngành này sẽ hiểu được cách phân tích đối tượng khách hàng, xây dựng nội dung hấp dẫn, quản lý khủng hoảng truyền thông, và sử dụng các công cụ truyền thông đa phương tiện.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật những thông tin IMTA đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những gì liên quan đến vị trí chuyên viên Marketing là gì. Nếu bạn cảm thấy mình phù hợp với công việc này thì đừng ngần ngại tham khảo lộ trình để ứng tuyển nhé!
Bạn có thể tham khảo khóa học Digital Marketing tại IMTA . Trọng tâm khóa học Marketing Online tại TP.HCM với 20% lý thuyết là nền móng về nền tảng như cách nền tảng vận hành, thuật toán của nền tảng như Google và Facebook. 80% là thực hành lên chiến dịch ngay tại lớp với sản phẩm của bạn.