Đối với bất kì ai làm việc trong lĩnh vực SEO thì các thuật ngữ như “web crawlers”, “web spiders” hay “bot công cụ tìm kiếm” có vẻ không còn xa lạ gì. Đây được xem là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu từ các trang web, giúp nội dung được lập chỉ mục và hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Tuy nhiên, cách hoạt động và ảnh hưởng của chúng đến quá trình SEO website không phải ai cũng rõ. Vậy hãy cùng IMTA tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

Crawl là gì?

Crawl, hay còn gọi là quá trình thu thập dữ liệu, là việc các công cụ tìm kiếm sử dụng các bot của các công cụ tìm kiếm (còn được gọi là spider hoặc crawler) để quét và thu thập thông tin từ các trang web. Mục tiêu của các con bot công cụ tìm kiếm là hiểu rõ cấu trúc và nội dung của trang web, từ đó lập chỉ mục và xếp hạng trang trong kết quả tìm kiếm.

Dữ liệu được thu thập có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, video, PDF và nhiều định dạng khác. Hiểu rõ quá trình crawl và cách ứng dụng sẽ giúp bạn tối ưu trang web, cải thiện khả năng hiển thị và hiệu quả SEO.

Web Crawler là gì?

Web Crawler, còn được gọi là Spider hoặc bot công cụ tìm kiếm, là các chương trình tự động thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ các trang web trên Internet. Đây là công cụ quan trọng giúp các Search Engine như Google hay Bing crawl nội dung, lập chỉ mục và xếp hạng các trang web trong SERPs.

Quá trình hoạt động của một Web Crawler bắt đầu từ việc con Bot truy cập vào một trang web cụ thể. Sau đó, nó sẽ quét nội dung và theo dõi các liên kết dẫn đến các trang khác để tiếp tục thu thập dữ liệu. Dữ liệu này được sử dụng để xây dựng danh sách các trang web liên quan nhằm trả lời các truy vấn tìm kiếm từ người dùng. Ví dụ, khi bạn nhập từ khóa “giày nam giá rẻ” trên Google, Web Crawler sẽ đảm bảo rằng các trang liên quan đến sản phẩm này đã được lập chỉ mục và sẵn sàng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Các Web Crawler được lập trình để hoạt động một cách có hệ thống, giúp quét và phân loại dữ liệu một cách hiệu quả. Chẳng hạn, Google sử dụng bot để thực hiện quá trình này, đảm bảo rằng những trang web có nội dung chất lượng và liên quan sẽ được hiển thị ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.

Cách bot công cụ tìm kiếm và crawl dữ liệu website như thế nào?

Cách bot công cụ tìm kiếm và crawl dữ liệu website hoạt động dựa trên việc thu thập và lập chỉ mục thông tin để cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với truy vấn của người dùng. Quá trình này được thực hiện thông qua các bước sau:

Bot công cụ tìm kiếm đầu tiên sẽ duyệt qua một danh sách URL. Danh sách này có thể được cung cấp thông qua Google Search Console hoặc được bot phát hiện từ các liên kết trên những trang đã được thu thập trước đó. Trong quá trình này, bot sẽ tải toàn bộ nội dung trang, bao gồm các đoạn mã HTML, CSS, JavaScript, hình ảnh, video,… và các tài nguyên khác, để hiểu rõ cấu trúc và nội dung của trang web. Bot cũng tìm kiếm các liên kết trong nội dung trang để mở rộng danh sách các URL cần thu thập.

Khi truy cập một URL, bot tiến hành phân tích nội dung trên trang để lập chỉ mục. Nội dung được phân tích bao gồm tiêu đề, thẻ meta, văn bản, từ khóa, và cấu trúc trang. Ví dụ, một bài viết blog về “lộ trình học SEO” có đầy đủ hướng dẫn, hình ảnh minh họa, và các liên kết đến các bài viết liên quan khác sẽ được lập chỉ mục, giúp bài viết có cơ hội xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm khi người dùng truy vấn từ khóa liên quan.

Quá trình crawl không chỉ dừng lại ở việc thu thập dữ liệu mà còn phải tuân theo các quy định được thiết lập trong tệp robots.txt. Đây là nơi chủ sở hữu website chỉ định những phần nào của trang web được phép hoặc không được phép thu thập. Đồng thời, sơ đồ trang web Sitemap đóng vai trò như một bản đồ dẫn đường, giúp bot tìm thấy các URL quan trọng mà chủ sở hữu muốn công cụ tìm kiếm ưu tiên lập chỉ mục.

Trong quá trình này, hầu hết các web crawlers sẽ ưu tiên crawl dữ liệu những website dựa trên một số yếu tố như lượng Backlink, mức độ liên quan nội dung, và lưu lượng truy cập. Ví dụ, các trang có nội dung mới cập nhật hoặc có Organic Traffic cao thường được bot quay lại để thu thập dữ liệu thường xuyên hơn.

Bot cũng tối ưu tần suất và thứ tự thu thập dữ liệu để tránh làm quá tải máy chủ của website. Với những trang web có tốc độ tải nhanh và không giới hạn crawl rate, bot sẽ thu thập dữ liệu hiệu quả hơn, giúp cải thiện khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Ngược lại, những trang web tải chậm hoặc không được tối ưu Core Web Vitals tốt sẽ mất cơ hội được lập chỉ mục đầy đủ, ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến Website Crawler trong quá trình crawling là gì?

Crawling dữ liệu website không phải là một quá trình ngẫu nhiên mà có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình crawl và index của Google. Để đảm bảo website của bạn được các công cụ tìm kiếm như Googlebot thu thập dữ liệu một cách hiệu quả, cần tối ưu những yếu tố sau:

  • Chất lượng Hosting và tốc độ tải trang: Hosting ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng truy cập website của crawler. Nếu máy chủ không ổn định, làm cho website chậm hoặc hay gặp lỗi “Timeout”, Googlebot sẽ ngừng quá trình crawl hoặc giảm tần suất quay lại trang. Ví dụ, một website tải trong vòng 2 giây sẽ có khả năng được ưu tiên crawl hơn so với website mất đến 5-6 giây. Tốc độ tải trang còn ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng tìm kiếm.
  • Phân bổ ngân sách crawl: Googlebot không thu thập dữ liệu toàn bộ trang web cùng lúc, mà chỉ crawl một số lượng URL nhất định dựa trên mức độ ưu tiên (còn gọi là Crawl Budget). Nếu website có quá nhiều trang nhưng không tối ưu nội dung tốt, Google có thể bỏ qua các trang kém quan trọng.
  • Cấu trúc nội dung và Internal Links: Cấu trúc Internal Link rõ ràng giúp crawler dễ dàng di chuyển giữa các trang trên website. Nếu các trang liên quan không được liên kết với nhau qua Internal Links,Google sẽ không hiểu đâu là những nội dung liên quan cùng chủ đề, hay trang nào cần được ưu tiên xếp hạng. Ví dụ, một bài viết blog có thể chèn link dẫn đến các bài viết liên quan khác trên website. Điều này không chỉ giúp crawler hiểu liên hệ giữa các trang mà còn tăng trải nghiệm người dùng.
  • Backlink và uy tín của trang web: Backlink hiện vẫn là tín hiệu để xác nhận độ uy tín của một website. Các liên kết từ các trang web lớn, cùng ngành trỏ đến website bạn giúp crawler đánh giá cao độ tin cậy của website. Những trang nhận được nhiều backlink từ các nguồn uy tín thường được crawler ưu tiên thu thập trước. Ví dụ, nếu một bài viết trên website của bạn được trang báo uy tín như VNExpress hoặc Vietnamnet dẫn link, Googlebot sẽ thường xuyên quay lại bài viết đó.
  • Nội dung cập nhật thường xuyên: Google luôn muốn cung cấp thông tin mới nhất cho người dùng. Vì vậy Googlebot sẽ ưu tiên các website cập nhật nội dung mới đều đặn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang tin tức hoặc blog.
  • URL thân thiện và tối ưu: URL thân thiện là URL dễ đọc, được tối ưu SEO và mô tả được nội dung trang, chẳng hạn như www.example.com/tin-tuc-seo thay vì www.example.com/index.php?id=1234. Bên cạnh đó, việc sử dụng thẻ Canonical giúp chỉ định trang nào là trang chính nếu website có nhiều URL trỏ về cùng một bài viết, tránh lỗi Duplicate Content và cải thiện quá trình crawling.
  • Tệp XML Sitemap và robots.txt: XML Sitemap giống như một “bản đồ” chỉ đường cho crawler, giúp các Bot dễ dàng tìm thấy các trang quan trọng trên website. Ngược lại, tệp robots.txt kiểm soát quyền truy cập của crawler, chặn các phần không cần thiết để tối ưu Crawl Budget. Ví dụ, bạn có thể chỉ định trong tệp robots.txt để chặn thư mục /admin/, nhưng đảm bảo các trang bán hàng hoặc sản phẩm quan trọng vẫn được phép thu thập.
  • Nội dung trùng lặp và lỗi kỹ thuật: Các lỗi như nội dung trùng lặp hoặc lỗi 404 ảnh hưởng lớn đến quá trình crawling. Nếu crawler gặp lỗi 404 liên tục xuất hiện trên website, vì vậy bạn cần sử dụng thẻ canonical để chỉ định URL nào là trang chính để được ưu tiên xếp hạng.

Tóm lại, tối ưu các yếu tố ảnh hưởng đến crawling không chỉ giúp tăng khả năng thu thập dữ liệu mà còn cải thiện hiệu suất SEO tổng thể, giúp website của bạn hiển thị tốt hơn trên công cụ tìm kiếm.

“Bọ” crawl website ảnh hưởng thế nào đến SEO Website?

Trong quá trình tối ưu SEO, việc các bot crawl website đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bởi chúng quyết định khả năng website của bạn được lập chỉ mục và hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Nếu các con “Bọ” crawl, như Googlebot không thu thập dữ liệu một website, nội dung trên trang web của bạn sẽ không bao giờ tiếp cận được với người dùng thông qua công cụ tìm kiếm, bất kể nội dung đó chất lượng đến đâu.

Vì vậy nếu muốn website bạn nhận được những Traffic từ chính những khách hàng mục tiêu của bạn trên trang kết quả tìm kiếm, bạn không nên chặn hoạt động của bot crawlers.

Hướng dẫn cách ngăn Google Crawling những dữ liệu không quan trọng trên Website

Không phải tất cả URL trên website cũng cần được lập chỉ mục. Ví dụ có những trang quản trị chỉ dành riêng cho quản trị viên website thì bạn không cần crawl. Điều này vừa tránh việc bị hack cũng như tiết kiệm ngân sách crawl budget, tối ưu quá trình lập cỉ mục các trang quan trọng. Dưới đây là 2 cách phổ biến mà đa số anh em SEOer hay dùng:

Sử dụng robots.txt

Tệp robots.txt là tệp tin được đặt tại thư mục gốc của website để hướng dẫn Googlebot về những trang hoặc thư mục nào không cần thu thập dữ liệu.

Ví dụ về file robots.txt
Ví dụ về file robots.txt

Cách thực hiện:

Nếu bạn không rành về IT, bạn có thể nhờ bên kỹ thuật làm, chủ yếu bước này bạn truy cập vào thư mục gốc của website và tạo (hoặc chỉnh sửa) tệp robots.txt.

Sử dụng cú pháp Disallow để chặn bot crawl các trang hoặc thư mục không quan trọng.

Ví dụ: Giả sử bạn không muốn Googlebot crawl thư mục /admin-login-website/ và các trang tìm kiếm nội bộ. Nội dung tệp robots.txt có thể như sau:

User-agent: *
Disallow: /admin-login-web/
Disallow: /search/

Sử Dụng Thẻ Meta Robots

Thẻ meta robots là một công cụ hiệu quả để ngăn Google lập chỉ mục và crawl các trang cụ thể.

Cách thực hiện:

Bạn có thể nhờ team kỹ thuật thêm thẻ meta robots vào phần <head> của trang mà bạn muốn hạn chế crawling hoặc lập chỉ mục.

Ví dụ: Nếu bạn muốn ngăn Googlebot crawl trang quản trị admin như trên chẳng hạn:

<meta name="robots" content="noindex, nofollow">

Ở đây có 2 thành phần mà bạn cần quan tâm:

  • noindex: Ngăn trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
  • nofollow: Ngăn bot theo các liên kết trên trang này.

Kết luận

Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ về khái niệm crawl là gì, cách hoạt động cũng như vai trò quan trọng của web crawler đối với thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với IMTA để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn hoặc đang quan tâm đến một khóa chuyên sâu về SEO, bạn có thể tham khảo khóa học SEO tại IMTA. Khóa học này cung cấp đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, bao gồm các kỹ thuật SEO Onpage và Offpage, giúp học viên thành thạo các phương pháp triển khai SEO tổng thể theo hướng White Hat SEO, đảm bảo phát triển bền vững cho website, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược kinh doanh của bạn.

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteCrawl là gì? Nguyên tắc hoạt động của Crawl Website trong SEO