Trong thế giới ngày càng phụ thuộc vào nội dung trực tuyến như hiện nay, Copywriter và Content Writer trở thành hai công việc vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong bài viết này, IMTA sẽ giúp bạn phân biệt giữa Copywriter và Content Writer, về vai trò, kỹ năng cũng như cơ hội nghề nghiệp của từng vị trí để từ đó giúp bạn có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Copywriter là gì? Những điều cần biết về Copywriting
Copywriter là người chuyên viết nội dung dung với mục tiêu bán hàng, thuyết phục và thúc đẩy người đọc thực hiện những hành động cụ thể. Công việc của họ thường gắn liền với những hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Nội dung được tạo ra thường bao gồm quảng cáo, Email Marketing, tiêu đề bài báo, kêu gọi hành động (CTA) cùng các trang đích (Landing Pages).
Một số nhiệm vụ chính của một Copywriter
Nhiệm vụ chính của một Copywriter chính là tạo nội dung ngắn gọn nhưng đủ mạnh mẽ, có thể khiến người đọc cảm thấy bị thuyết phục, tò mò và phải hành động ngay lập tức. Những nhiệm vụ phổ biến của một Copywriter bao gồm:
Vai trò của Copywriter đối với chiến lược Marketing
Copywriter được đánh giá là đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một chiến lược Marketing tổng thể, giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và thuyết phục. Mục tiêu chính của họ là thúc đẩy hành động cụ thể từ người tiêu dùng thông qua những nội dung quảng cáo, bán hàng và tiếp thị. Một số vai trò tiêu biểu của copywriter có thể kể đến như:
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
Content Writer là gì? Mọi điều cần biết về Content Writing
Nếu Copywriter tập trung vào việc thuyết phục và chuyển đổi khách hàng thì Content Writer chịu trách nhiệm xây dựng nội dung chi tiết và chuyên sâu nhằm mục tiêu cung cấp thông tin mang đến giá trị cho người đọc giải quyết vấn đề của họ. Thông thường, Content Writing tạo ra những bài viết dài như blog, bài viết SEO, bài hướng dẫn cũng như những nội dung giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Bạn đang mong muốn trở thành một content Writer chuyên nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu hay phải học những gì? Tham gia ngay khóa học Content Marketing – Sáng tạo nội dung, tăng chuyển đổi tại IMTA ngay hôm nay để được học các kỹ năng, kiến thức từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nhé!
Một số công việc chính của một Content Writer
Công việc chủ yếu của Content Writer xoay quanh nghiên cứu, sáng tạo nội dung chất lượng và hữu ích cho người đọc. Một số nhiệm vụ chính bao gồm:
Vai trò của Content Writer
Content Writer đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng nội dung dài hạn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ việc phát triển thương hiệu, thu hút và duy trì sự tương tác của người đọc cũng như hỗ trợ cho những chiến lược tiếp thị toàn diện. Những nhiệm vụ chính của một Content trong doanh nghiệp như:
Đâu là sự khác biệt giữa Copywriter và Content Writer?
Sự khác biệt cơ bản nhất của Copywriter và Content Writer chủ yếu nằm ở mục đích, dạng nội dung sản xuất cùng cách tiếp cận người đọc. Dưới đây là một số yếu tố chính phân biệt 2 vai trò này:
Mục đích bán hàng và mục đích cung cấp thông tin
Như đã đề cập ở trên, sự khác biệt giữa Copywriter và Content Creator chủ yếu nằm ở mục đích cuối cùng của nội dung mà họ viết. Nhiệm vụ của Copywriter là tập trung vào việc bán hàng với nội dung thúc đẩy người đọc thực hiện hành động ngay lập tức như mua hàng, đăng kí hoặc bấm vào liên kết. Ngược lại, công việc của Content Writer chủ yếu là cung cấp thông tin giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề từ đó tạo lòng tin và xây dựng mối quan hệ lâu dài với thương hiệu.
Dạng nội dung sản xuất: Quảng cáo và Bài viết chi tiết
Nội dung chủ yếu mà Copywriter thường sản xuất là các nội dung ngắn gọn, xúc tích như quảng cáo trên các trang mạng xã hội, tiêu đề email hoặc những trang đích bán hàng. Trong khi đó, Content Creator thường viết những bài blog dài, các bài hướng dẫn hoặc nội dung chi tiết về sản phẩm/dịch vụ.
Cách tiếp cận traffic
Nếu Copywriter tập trung vào việc tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate) bằng những chiến dịch quảng cáo mang tính tức thời thì Content Writer tập trung vào việc tối ưu hóa SEO nhằm giúp bài viết có thứ hạng cao trên những công cụ tìm kiếm, giúp mang đến lưu lượng truy cập tự nhiên trong thời gian dài.
Những kỹ năng cần có nào để trở thành Copywriter và Content Writer
Mặc dù khác nhau về phong cách viết nhưng cả Copywriter và Content Writer đều cần có các kỹ năng chuyên biệt để có thể thành công trong công việc:
Kỹ năng viết ngắn gọn, thuyết phục của Copywriter
Một Copywriter cần phải nắm vững khả năng viết ngắn gọn và có thể tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc. Để có thể làm được điều này, họ cần nắm rõ tâm lý khách hàng cũng như kỹ năng biến các câu từ đơn giản thành những lời kêu gọi hành động đầy thuyết phục.
Tư duy sáng tạo và khả năng phân tích hành vi khách hàng
Một Content Writer cần phải sở hữu các kỹ năng nghiên cứu và viết nội dung chuyên sâu, phân tích và thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau để có thể viết những bài chất lượng, mang tính giáo dục và thuyết phục.
Tư duy sáng tạo cùng khả năng phân tích hành vi khách
Đây là kỹ năng mà cả Copywriter và Content Creator đều cần phải có để thành công trong công việc của mình tuy nhiên yêu cầu sẽ tùy vào từng bối cảnh công việc. Nếu Copywriter cần sáng tạo để có thể tìm ra ý tưởng mới thuyết phục khách hàng thì Content Writer cần sáng tạo trong cách truyền đạt thông tin và kết nối với người đọc thông qua những nội dung dài hạn.
Cơ hội nghề nghiệp của Copywriter và Content Writer
Trong môi trường số hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, cả Copywriter lẫn Content Writer đều có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, với các vai trò khác nhau, mỗi công việc đều có những con đường phát triển của riêng mình phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân cùng nhu cầu thị trường.
Thị trường làm việc cho Copywriter
Trong thời điểm mà các doanh nghiệp liên tục đẩy mạnh Marketing Online thì Copywriter trở thành công việc được rất nhiều người săn đón cả trong và ngoài nước. Một số môi trường làm việc phổ biến như Agency quảng cáo, công ty Marketing hoặc lựa chọn trở thành Freelance. Đặc biệt, mức thu nhập của ngành này thường phụ thuộc vào hiệu quả chuyển đổi mà họ mang đến cho chiến dịch.
Nhu cầu tuyển dụng hiện nay với Content Writer
Tương tự như Copy writer, việc các doanh nghiệp ngày càng quan tâm và đầu tư mạnh vào SEO cùng nội dung chất lượng cũng mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các Content Writer. Họ có thể lựa chọn làm việc cho các công ty truyền thông, tập đoàn lớn hoặc xây dựng thương hiệu cá nhân của mình thông qua blog hoặc trang web riêng.
Một số công việc Freelance phổ biến cho cả hai vai trò
Việc trở thành một Freelancer cung cấp dịch vụ viết lách cho nhiều doanh nghiệp và đối tượng khách hàng khác nhau là một con đường phát triển dành cho cả Copywriter và Content Creator. Trong bối cảnh các nền tảng làm việc từ xa liên tục phát triển, thị trường Freelance ngày càng mở rộng, cơ hội việc làm cho những người có kỹ năng viết lách chuyên nghiệp là ngày càng lớn với những mức lương cực kỳ hấp dẫn.
Nên chọn Copy Writer hay Content Writer
Việc nên chọn Copy Writer hay Content Writer phụ thuộc rất lớn vào sở thích cá nhân và mục tiêu sự nghiệp của bạn.
Nếu đam mê quảng cáo và yêu thích việc viết nội dung đánh vào tâm lý và thuyết phục khách mua hàng, Copy Writer sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Ngược lại, nếu niềm đam mê của bạn là nghiên cứu và mang đến cho người đọc thông tin chuyên sâu, có giá trị giúp giải quyết vấn đề của họ, Content Writer sẽ là con đường mà bạn nên theo đuổi.
Một số câu hỏi thường gặp về Copywriter và Content Writer
Sự khác biệt chính giữa Copywriter và Content Writer là gì?
Nếu Copywriter tập trung vào việc viết nội dung để có thể bán hàng và thuyết phục người đọc thực hiện các hành động cụ thể thì Content Writer tập trung vào việc mang đến thông tin hữu ích cho người đọc và tối ưu hóa nội dung cho SEO.
Liệu Copywriter có cần biết SEO không?
Mặc dùng không phải là kiến thức bắt buộc nhưng việc hiểu biết về SEO có thể giúp Copywriter tạo ra những nội dung dễ dàng tiếp cận người dùng và sở hữu xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Mức thu nhập trung bình của Copywriter và Content Writer như thế nào?
Mặc dù mức thu nhập của cả Copywriter và Content Writer đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và hiệu quả công việc, nhưng Copywriter thường có mức thu nhập cao hơn nhờ vai trò trực tiếp trong việc tạo ra doanh số.
Làm thế nào để trở thành một Copywriter/Content Writer chuyên nghiệp?
Để có thể trở thành một Copywriter/Content Writer chuyên nghiệp, bạn sẽ cần liên tục nâng cao kỹ năng viết lách, nghiên cứu thị trường cũng như nắm bắt các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Kết luận
Vừa rồi là một số chia sẻ của IMTA về sự khác biệt giữa Copywriter và Content Writer, cung cấp một số thông tin hữu ích về vai trò, kỹ năng cũng như cơ hội nghề nghiệp của từng lĩnh vực. Hy vọng rằng, nó đã giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc và định hướng được con đường sự nghiệp tương lai của mình nhé!