Google Penalty là hình phạt nhằm xử lý những website cố tình vi phạm các quy tắc của Google. Những hình phạt này nhằm ngăn chặn website tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm, đồng thời yêu cầu website tuân thủ các chính sách của Google khi hoạt động trên nền tảng của họ.

Dù website vẫn hoạt động, nhưng nếu bị Google Penalty, thứ hạng và mức độ tương tác của một lượng lớn nội dung trên trang sẽ giảm sút đáng kể. Trong trường hợp xấu nhất, website vi phạm có thể hoàn toàn biến mất khỏi trang SERPs.

Vì vậy, hãy cùng IMTA tìm hiểu cách xác định các Google Penalty là gì, dấu hiệu của Google Penalty, lý do khiến website bị phạt và phương pháp đưa website trở lại vị trí mong muốn ban đầu.

Google penalty là gì?

Google Penalty là hình phạt mà Google áp dụng đối với bất kỳ loại website nào khi bị nghi ngờ sử dụng SEO mũ đen hoặc dựa trên các thuật toán của Google để đánh giá.

Khi website bị ảnh hưởng bởi Google Penalty, thì website bạn không còn được xếp hạng trên SERP hoặc khiến thứ hạng từ khóa website sụt giảm nghiêm trọng. Từ đó khách hàng sẽ không nhìn thấy trang của bạn, khiến mất Organic Traffic, sụt giảm doanh thu, và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp bạn.

Chỉ sau một thời gian ngắn, website của bạn có thể mất đi giá trị ban đầu và rơi vào trạng thái “đóng băng” trên Google. Để khôi phục niềm tin của Google, bạn sẽ cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, hoặc trong trường hợp tồi tệ nhất, bạn có thể không bao giờ lấy lại được vị trí ban đầu dù đã nỗ lực đến đâu.

Tại sao website lại bị Google Penalty?

Website có thể bị Google Penalty do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết liên quan đến các hành vi vi phạm quy tắc của Google.

Google sử dụng các thuật toán để đánh giá và xếp hạng mức độ uy tín và chất lượng của website, và khi các thuật toán này phát hiện vấn đề, báo cáo nội dung website có dấu hiệu spam, hoặc không có ích cho người dùng, website có thể bị xử phạt.

Bên cạnh đó, Google liên tục cập nhật thuật toán của mình để ngày càng công bằng hơn. Một số hành động trên website bạn nếu vi phạm quy tắc chung của Googe sẽ có thông báo, nhưng cũng có những hành động dẫn đến bị phạt nhưng Google sẽ không thông báo. Bởi đây là cách Google bảo vệ bí mật của họ để không cho những SEOer mũ đen cố tình “lách luật” và thao túng kết quả tìm kiếm.

Một số dấu hiệu khi website bị Google penalty là gì?

Khi một website bị Google Penalty, gần như bạn sẽ không nhận được thông báo nguyên nhận cụ thể nào. Tuy nhiên, sẽ có những dấu hiệu như sự sụt giảm về hiệu quả SEO và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Lượng Traffic giảm: Một trong những dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất là lưu lượng truy cập vào website từ Google Search Console có dấu hiệu giảm. Nếu bạn theo dõi lưu lượng truy cập và thấy lượng truy cập giảm đáng kể trong một thời gian ngắn, rất có thể website đang bị phạt. Ví dụ: một website từng đạt 1.000 lượt truy cập mỗi ngày bỗng nhiên chỉ còn 200 lượt.
  • Từ khóa mất thứ hạng: Khi website bị Google Penalty, các từ khóa chính thường mất thứ hạng cao trước đó có thể giảm vị trí hoặc biến mất hoàn toàn khỏi trang SERPs. Điều này làm giảm khả năng người dùng tìm thấy website của bạn. Ví dụ: một từ khóa trước đây đứng top 1 có thể rơi xuống các trang sau hoặc biến mất khỏi top 100.
  • Website không còn xuất hiện trên Google: Ví dụ nếu bạn kiểm tra bằng cách tìm kiếm “site:https://example.com/huong-dan-seo” và không thấy đúng trang nào của mình hiển thị trên Google, mặc dù kiểm tra trên GSC thì vẫn thấy đã lập chỉ mục nhưng khi “site:” thì lại không, tức có thể đây là một dấu hiệu nghiêm trọng của hình phạt thủ công hoặc thuật toán. Trường hợp này xảy ra khi Google đã gỡ index của trang đó hoặc nhiều trang khác trên website cũng bị, bạn nếu gặp trường hợp này cần check lại hết toàn bộ URL trên website.
  • Tỷ lệ tương tác (Engagement) giảm mạnh: Khi bị Google Penalty, ngoài traffic và thứ hạng từ khóa, tỷ lệ tương tác như tỷ lệ nhấp chuột (CTR), thời gian ở lại trang (time on site) và số trang được xem có thể giảm mạnh. Điều này là hệ quả của việc từ khóa bị mất thứ hạng, làm cho website ít có khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Nguyên nhân bị Google penalty?

Website của bạn có thể bị Google Penalty do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là khi vi phạm các quy định về chất lượng mà Google đặt ra để bảo vệ người dùng và đảm bảo kết quả tìm kiếm hữu ích. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến website của bạn có thể bị Google Penalty:

  • Nội dung spam và bình luận spam: Google cực kỳ chú trọng đến chất lượng nội dung mà các website cung cấp cho người đọc. Nếu website của bạn chứa quá nhiều nội dung spam hoặc có thể bị nhiều bên bình luận spam bên dưới bài viết, chẳng hạn như các bình luận vô nghĩa, không liên quan đến chủ đề, chỉ để tạo liên kết hoặc quảng bá sản phẩm, bạn sẽ dễ dàng bị Google phạt.
  • Bài đăng tự động tạo từ tool: Nếu website bạn sử dụng các tool tạo nội dung tự động để “lấp đầy” nội dung trên website mà viết bài thiếu chiều sâu, hay viết bài không unique, viết bài không để giải quyết intent search của khách hàng thì dễ bị Google đánh giá là spam. Google chú trọng đến những website có nội dung được tạo ra bởi các chuyên gia thực sự và có ích cho người dùng.
  • Spam các chủ đề trên diễn đàn để quảng cáo: Việc spam bình luận hoặc đăng bài quảng cáo lặp đi lặp lại trên các diễn đàn mà nội dung không spam, không hữu ích cho người đọc sẽ khiến Google đánh giá website của bạn đang spam. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến người dùng mà còn khiến bạn bị Google Penalty vì cố tình thao túng các kết quả tìm kiếm. Các bài đăng tự động chỉ nhằm mục đích tạo liên kết hoặc quảng cáo mà không thật sự giúp ích cho người đọc sẽ bị coi là vi phạm.
  • Cấu trúc dữ liệu không đúng cách: Dữ liệu cấu trúc (structured data) giúp Google hiểu được tổng thể nội dung website để hiển thị các thông tin bổ sung như đánh giá sản phẩm, thông tin,… Tuy nhiên, nếu code Schema bị sai, chẳng hạn như sai cũ pháp, hoặc sử dụng thông tin sai, mô tả sản phẩm không chính xác, Google có thể sẽ áp dụng hình phạt.
  • Mua bán, thao túng liên kết: Các hành vi như mua bán backlink hoặc xây dựng hệ thống Link Building không tự nhiên đều có thể dẫn đến Google Penalty. Google đánh giá cao sự tự nhiên trong việc xây dựng backlink, và việc mua bán liên kết nhằm thao túng thứ hạng của website là hành vi lừa đảo. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các chương trình trao đổi liên kết với mục đích làm tăng thứ hạng mà không thực sự cải thiện chất lượng nội dung.
  • Thin Content: Thin Content” là thuật ngữ dùng để chỉ các trang web có nội dung mỏng, thiếu thông tin hữu ích hoặc không có giá trị thực sự. Google không thích các trang chỉ có vài câu, hoặc các trang không có nội dung hữu ích cho người dùng. Ví dụ, những bài viết có nội dung quá ngắn, thiếu chiều sâu, không đủ thông tin hoặc không giải quyết vấn đề của người tìm kiếm có thể bị Google Penalty. Google yêu cầu các website phải cung cấp nội dung phong phú, chất lượng và hữu ích cho người dùng.

Hướng dẫn cách khắc phục website sau khi bị Google Penalty phạt

Khi website của bạn bị Google Penalty, đầu tiên bạn phải nhanh chóng xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời để tránh mất thứ hạng và Traffic website. Quá trình khắc phục có thể phức tạp và cần kiên nhẫn, nhưng nếu làm đúng, bạn hoàn toàn có thể đưa website trở lại vị trí mong muốn. Dưới đây là các bước chi tiết để khắc phục tình trạng website bị Google Penalty:

Xác định loại Google Penalty

  • Google Manual Penalty: Đây là hình phạt do đội ngũ của Google áp dụng thủ công khi họ phát hiện website vi phạm các nguyên tắc chung của Google. Nếu bị phạt theo cách này, bạn sẽ nhận được thông báo trong Google Search Console. Hãy kiểm tra mục “Hình phạt thủ công” trong Search Console để xem lý do cụ thể của hình phạt. Như trên website của IMTA không bị vấn đề nào.
Hình phạt thủ công
Hình phạt thủ công
  • Google Algorithm Penalty: Đây là hình phạt do các thuật toán tự động của Google áp dụng (như thuật toán Google Panda, thuật toán Penguin, hoặc Hummingbird,…) khi chúng phát hiện các vấn đề với chất lượng của website. Chú ý rằng mỗi khi Google Update thì các thay đổi thuật toán của Google cũng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn mà không cần thông báo trực tiếp. Vì vậy, bạn cần theo dõi traffic và thứ hạng của website từng ngày, cùng với các cập nhật từ Google.

Kiểm tra lại chất lượng nội dung (Content Audit)

  • Loại bỏ Thin Content: Xóa bỏ hoặc cải thiện những trang có nội dung mỏng, thiếu thông tin giá trị cho người dùng. Google yêu cầu các trang web phải cung cấp nội dung chất lượng và chi tiết, không phải chỉ là thông tin chung chung hoặc sao chép từ các nguồn khác.
  • Nâng cao chất lượng nội dung: Nếu bị Google phạt do Content website kém, bạn cần lọc ra và Audit Content lại toàn bộ những trang bị tụt giảm. Bạn có thể update thêm content mới, hoặc viết mới lại, đảm bảo rằng nội dung trên website của bạn phải hữu ích, cung cấp thông tin chính xác và giải quyết được nhu cầu của người tìm kiếm. Sử dụng các từ khóa liên quan, nhưng tránh nhồi nhét từ khóa.
  • Kiểm tra nội dung sao chép: Kiểm tra xem website có bị tình trạng duplicate content từ chính website mình hoặc từ các nguồn khác không. Sử dụng công cụ như Screaming Frog hoặc Siteliner để phát hiện các vấn đề này và chỉnh sửa hoặc xóa nội dung sao chép.

Nếu website của bạn bị Google Penalty do bị nhiều website xấu trỏ link về, làm giảm thứ hạng, độ uy tín website, bạn nên sử dụng công cụ Google Search Console để kiểm tra các backlink trỏ về website của bạn.

Nếu phát hiện các liên kết không tự nhiên hoặc từ các trang không chất lượng, hãy Disavow bằng công cụ Disavow Links của Google để yêu cầu Google không tính đến các liên kết đó khi đánh giá website của bạn.

file disavow
file disavow

Cải thiện trải nghiệm người dùng và tốc độ tải trang

Google đánh giá rất cao trải nghiệm người dùng, bao gồm cả tốc độ tải trang. Nếu website của bạn tải quá chậm, người dùng sẽ không kiên nhẫn và có thể rời đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến SEO tổng thể và thứ hạng.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights để phân tích và cải thiện tốc độ tải của website.

Đồng thời, đảm bảo website bạn có thiết kế tối ưu cho cả desktop và mobile. Một website không tương thích với di động có thể khiến Google đánh giá thấp và ảnh hưởng đến thứ hạng, đặc biệt khi người dùng mobile ngày càng nhiều nên Google chú trọng rất nhiều đến UX trên mobile sau khi ra mắt thuật toán Mobile Friendly.

Kiểm tra xem website bạn có sử dụng quá nhiều Internal Link không hợp lý hay không. Google yêu cầu liên kết nội bộ phải có cấu trúc hợp lý, dễ dàng cho người dùng và các công cụ tìm kiếm để điều hướng website.

Sắp xếp lại các liên kết nội bộ để giúp website dễ dàng được index và tối ưu hiệu quả SEO.

Sau khi loại bỏ các backlink xấu, tiếp theo bạn tập trung lên kế hoạch xây dựng lại backlink chất lượng. Các backlink tự nhiên từ các website có uy tín, cùng ngành, liên quan đến lĩnh vực của bạn sẽ giúp tăng độ uy tín vcủa website trong mắt Google.

Gửi lại yêu cầu xem xét lại

Nếu website của bạn bị Google Penalty do hành vi thủ công (manual penalty), sau khi bạn đã sửa chữa tất cả các vấn đề và cải thiện chất lượng website, bạn có thể gửi Request đến Google qua Google Search Console để yêu cầu Google xem xét lại và gỡ bỏ hình phạt.

Sau khi thực hiện tất cả các biện pháp khắc phục, quá trình phục hồi có thể mất vài ngày. Google sẽ cần thời gian để thu thập lại dữ liệu và đánh giá lại website của bạn. Hãy kiên nhẫn và liên tục theo dõi hiệu quả qua Google Analytics và Google Search Console.

Cách tránh bị phạt Google Penalty

Để đảm bảo rằng website của bạn không gặp phải các hình phạt từ Google, bạn cần xây dựng một website chuẩn SEO từ đầu, sau đó áp dụng các phương pháp SEO mũ trắng, và duy trì một quy trình kiểm tra, tối ưu liên tục website.

  • Xây dựng website chuẩn SEO: Bắt đầu từ việc chọn tên miền, hosting đến tốc độ tải trang. Tên miền nên ngắn gọn, dễ nhớ, liên quan đến chủ đề website. Hosting phải nhanh chóng, ổn định, và bảo mật. Tất cả đều cần được tối ưu để tăng trải nghiệm người dùng và theo tiêu chuẩn SEO.
  • Cấu trúc website hợp lý: Đảm bảo website có cấu trúc rõ ràng, hợp lí, dễ dàng điều hướng cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Bạn có thể xây dựng theo mô hình Topic Cluster hoặc theo mô hình Silo theo tùy website. Cùng với đó là tối ưu các URL thân thiện với SEO và phân chia các trang thành các mục rõ ràng để Google có thể thu thập thông tin dễ dàng.
Ví dụ về sơ đồ cấu trúc Silo Website
Ví dụ về sơ đồ cấu trúc Silo Website
  • Xây dựng hệ thống liên kết chất lượng: xây dựng hệ thống liên kết nội bộ hợp lý và đi backlink từ các trang uy tín. Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và loại bỏ các liên kết spam hoặc kém chất lượng mà có thể website bạn bị chơi xấu.
  • Tối ưu content chuẩn SEO: Nội dung cần đạt độ unique trên 95%, tối ưu từ khóa một cách tự nhiên, không nhồi nhét hay sao chép từ nguồn khác. Đảm bảo content bạn được nghiên cứu và viết kĩ để đáp ứng được intent search người dùng và mang lại giá trị cho họ.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng: Google đánh giá rất cao các website mang lại trải nghiệm người dùng tốt. Vì vậy đảm bảo rằng website của bạn dễ dàng sử dụng, có giao diện thân thiện, điều hướng dễ dàng và đáp ứng nhanh chóng trên mọi thiết bị, đặc biệt là di động. Đồng thời đảm bảo tốc độ tải trang website bạn đạt. Tốc độ website là một yếu tố quan trọng trong Core Web Vitals. Nếu website của bạn tải chậm, người dùng sẽ bỏ đi, và Google cũng sẽ hạ thứ hạng của bạn.
  • Theo dõi cập nhật thuật toán Google: Google thường xuyên cập nhật các thuật toán của mình để cải thiện chất lượng tìm kiếm. Đặc biệt các bản cập nhật quan trọng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của website, vì vậy bạn cần theo dõi thường xuyên để nắm bắt được những thay đổi và điều chỉnh chiến lược SEO kịp thời.

Kết luận

Như vậy, để tránh Google Penalty, bạn cần đảm bảo website mình tuân thủ theo các nguyên tắc của Google, từ việc tối ưu content và backlink đến cải thiện trải nghiệm người dùng. Thường xuyên theo dõi các update thuật toán của Google và duy trì chất lượng nội dung, xây dựng liên kết tự nhiên để giữ thứ hạng và độ uy tín trong mắt công cụ tìm kiếm.

Bài viết trên, IMTA đã chia sẻ với bạn tất tần tật những thông tin về Google Penalty là gì, cũng như cách phục hồi khi bị phạt và cách tránh không bị Penalty. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn.

Còn nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm nữa, bạn có thể tham khảo khóa học SEO tại IMTA. Khóa học tại IMTA sẽ cung cấp cho bạn một lộ trình chi tiết, giúp bạn đưa từ khóa lên top Google thông qua các kỹ thuật White Hat SEO. Phương pháp SEO tổng thể này không chỉ đưa nhiều từ khóa lên thứ hạng cao mà còn giúp tiết kiệm đáng kể tài nguyên và công sức. Bạn sẽ được hướng dẫn một kế hoạch SEO có timeline rõ ràng, giúp đảm bảo từ khóa đạt top trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tháng.

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteGoogle Penalty là gì? Hướng dẫn cách khắc phục khi bị Google Penalty phạt