Hôm nay Facebook thông báo đã cấm“hàng chục nghìn” ứng dụng là một phần trong cuộc điều tra đang diễn ra đối với vấn đề sử dụng trái phép dữ liệu do bên thứ ba cung cấp.
Cuộc điều tra là một nỗ lực quy mô lớn mà Facebook bắt đầu vào năm ngoái từ vụ bê bối dữ liệu riêng tư của Cambridge Analytica, vụ bê bối liên quan đến các công ty tư vấn trong lĩnh vực chính trị mua dữ liệu của mười triệu người dùng Facebook và được bán bởi công ty phát triển ứng dụng thông qua câu hỏi khảo sát trên di động.
Facebook khá chậm chạp trong việc công khai quy mô của cuộc điều tra đang diễn ra. Vào tháng 5 năm 2018, công ty cho biết có 200 ứng dụng đã bị cấm; vào tháng 8 năm 2018, con số này tăng lên 400. Giờ đây sau khoảng gần 12 tháng, Facebook thừa nhận rằng đã điều tra hàng triệu ứng dụng và cấm “hàng chục nghìn” ứng dụng.
Facebook cho rằng số lượng khổng lồ các ứng dụng đều được tạo ra từ một số ít các nhà phát triển, chỉ tầm khoảng 400 hoặc hơn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các nhà phát triển ứng dụng sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao sau thời gian quá lâu kể từ lúc vi phạm.
Nếu Facebook cấm chỉ 10,001 ứng dụng từ 400 nhà phát triển, điều đó có nghĩa là mỗi nhà phát triển trung bình tạo ra 25 ứng dụng vi phạm quy định của Facebook. (Facebook cho biết một số ứng dụng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm).
Trên một bài đăng của Phó giám đốc đối tác của Facebook, Ime Archibong, có nói rằng Facebook đã cấm hoàn toàn một số ứng dụng. “Điều tra có thể áp dụng bao gồm các công ty chia sẻ trái phép thông tin người dùng từ Facebook, công khai dữ liệu mà không bảo vệ danh tính người dùng hoặc các nội dung khác mà vi phạm rõ ràng chính sách của chúng tôi”, Aichibong viết.
Facebook đã dỡ bỏ vĩnh viễn khỏi nền tảng của mình một số nhà phát triển vi phạm, dù không chỉ rõ số lượng nhà phát triển bị cấm. Facebook thậm chí tiến hành các thủ tục pháp lý đối với một số nhà phát tiển ứng dụng.
Không lâu sau vụ việc của Cambridge Analytica, Facebook đã kiện hai người U-krai-na với tội danh truy cập dữ liệu người dùng trái phép. Facebook cho biết sẽ tiếp tục kiện cáo các nhà phát triển, kể cả người làm ứng dụng đã dùng ứng dụng liên kết với Facebook để lây nhiễm phần mềm độc hại vào điện thoại người dùng.
Trong một thông cáo gửi cho The Verge, phát ngôn viên của Facebook cho biết các thông tin thêm về việc cấm các nhà phát triển:
“Đúng vậy, việc cấm ứng dụng sẽ kéo dài. Cấm một ứng dụng khỏi nền tảng Facebook không nhất thiết cho thấy việc dùng sai mục đích dữ liệu khi dùng ứng dụng. Một số trường hợp có thể kể đến như chúng tôi đã cấm một ứng dụng không vì nghi ngờ hay đã biết ứng dụng đó sử dụng dữ liệu trái phép mà vì sự liên kết của ứng dụng đó với người hay đối tượng có thể đã sử dụng sai mục đích dữ liệu Facebook và vi phạm chính sách của chúng tôi.
Việc cấm ứng dụng cũng không chỉ ra ứng dụng đó có quyền truy cập hoặc thu thập các dữ liệu quan trọng của người dùng vì một số ứng dụng liên kết với các đối tượng tình nghi có thể chỉ đang chạy thử ứng dụng mà chưa đưa ra thị trường. Việc nhanh chóng nhận định nguy cơ sử dụng dữ liệu trái phép là một thách thức vì quá trình phân tích và các bước điều tra ngày càng phức tạp và tốn thời gian hơn, chẳng hạn phải phỏng vấn trực tiếp nhà phát triển ứng dụng là điều cần thiết để xác định chính xác liệu một nhà phát triển có sử dụng dữ liệu trái phép hay không.”
Tính đến thời điểm này thì Facebook đang đối mặt với 11 cuộc điều tra đang được tiến hành bởi Bộ tư pháp, Bộ trưởng tư pháp bang và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch về chống độc quyền và vi phạm quyền riêng tư. Một trong số này, một vụ kiện bởi Bộ trưởng tư pháp của bang District of Columbia chính là kết quả từ vụ việc Cambridge Analytica.
Vào tháng 7, Ủy ban thương mại liên bang thông báo khoản tiền phạt trị giá 5 tỷ đô la của Facebook đối với vi phạm quyền riêng tư. Đây là lức phạt lớn nhất mà một công ty công nghệ phải trả. Một phần của hình phạt này, Facebook đưa ra các yêu cầu mới cho các nhà phát triển bên thứ ba, bao gồm việc kiểm tra tuân thủ bắt buộc hàng năm.