SEO và Google Ads là 2 phương pháp quan trọng trong Marketing Online hiện nay mà được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong các chiến dịch của mình. Mặc dù đều hiển thị trên Google nhưng cả 2 phương pháp này có nhiều điểm khác nhau, tùy vào ngân sách, mục tiêu chiến dịch,… mà mỗi phương pháp sẽ tối ưu hơn.

Vậy nên trong bài viết này, IMTA sẽ so sánh chi tiết cho bạn SEO và Google Adwords để giúp bạn hiểu và có cái nhìn tổng quát hơn và lựa chọn được hình thức marketing phù hợp với chiến dịch và doanh nghiệp của mình.

So sánh giữa Google Ads & SEO

Google Ads và SEO đều là phương pháp Marketing Online phổ biến hiện nay và được nhiều doanh nghiệp áp dụng giúp tăng hiển thị trên Google và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, dựa vào từng mô hình kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp bạn lựa chọn đúng giữa 2 phương pháp này để tối ưu chi phí, thời gian và độ hiệu quả. Trong khi Google Ads có thể giúp bạn hiển thị ngay đầu trang tìm kiếm, mang lại lead ngay lập tức, thì phương pháp SEO tuy chí phí rẻ hơn nhưng lại yêu cầu thời gian tối ưu để giúp thu hút khách hàng miễn phí trong dài hạn.

So sánh Google Ads và SEO
So sánh Google Ads và SEO
Google AdsSEO
Cách họat độngLà hình thức quảng cáo trả phí (PPC – Pay Per Click), cho phép website xuất hiện ngay trên đầu hoặc cuối trang kết quả tìm kiếm Google khi người dùng tìm từ khóa liên quan. Bạn chỉ cần thiết lập chiến dịch, đặt giá thầu và nạp tiền để quảng cáo hiển thị tức thì, được đánh dấu bằng chữ “Được tài trợ” như trên hình.Là quá trình tối ưu website để lên top tự nhiên trên Google mà không trả phí trực tiếp cho mỗi lượt click. SEO đòi hỏi bạn cải thiện nội dung, kỹ thuật website, và xây dựng liên kết, dựa vào thuật toán Google để xếp hạng.
Thời gianHiệu quả đến ngay lập tức, thường trong 1-2 ngày sau khi kích hoạt chiến dịch. Đây là lợi thế lớn khi bạn cần traffic nhanh, như quảng bá sự kiện hoặc sản phẩm mới.Kết quả chậm hơn, thường mất 3-6 tháng (hoặc hơn với từ khóa cạnh tranh) để từ khóa lên top. Tuy nhiên, khi đã đạt thứ hạng cao, hiệu quả có thể duy trì lâu dài mà không cần chi phí liên tục.
Chi phí đầu tưBạn trả tiền cho mỗi lượt click (CPC), với chi phí thay đổi tùy từ khóa và ngành (thường từ 3.000-15.000 VNĐ/click). Hết ngân sách, quảng cáo ngừng hiển thị.Chi phí ban đầu cho SEO tập trung vào tối ưu website (nội dung, kỹ thuật, backlink), có thể cao nhưng về lâu dài tiết kiệm hơn vì không mất phí cho mỗi lượt truy cập.
Vị trí hiển thịXuất hiện ở 3-4 vị trí đầu và 2-3 vị trí cuối trang kết quả tìm kiếm, dễ thu hút sự chú ý nhưng người dùng đôi khi bỏ qua vì biết là quảng cáo.Nằm ở phần kết quả tự nhiên (thường 10 vị trí giữa), được xem là đáng tin cậy hơn trong mắt người dùng.
Độ linh hoạtDễ dàng điều chỉnh chiến dịch (từ khóa, ngân sách, đối tượng) hoặc dừng ngay khi cần, phù hợp với chiến lược ngắn hạn.Thay đổi chậm hơn, phụ thuộc vào cập nhật thuật toán và quá trình tối ưu, nhưng mang tính ổn định cao.

Tổng quan chi tiết về ưu nhược điểm của Google Adwords

Google Ads, là một trong những công cụ quảng cáo mạnh mẽ nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng trên Google. Tuy nhiên, như bất kỳ hình thức nào, nó có cả ưu điểm nổi bật và nhược điểm cần cân nhắc. Dưới đây là tổng quan chi tiết để bạn đánh giá xem Google AdWords có phù hợp với doanh nghiệp mình không.

Tham gia ngay khóa học Google Ads từ cơ bản đến chuyên sâu tại IMTA để tối ưu ngân sách và tăng hiệu quả cho chiến dịch Marketing của bạn.

Ưu điểm của Google AdWords

  • Hiệu quả tức thì: Chỉ cần bạn lên chiến dịch thiết lập quảng cáo và nạp ngân sách, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên top Google trong vòng vài phút. Đây là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp bạn cần traffic và kết quả ngay lập tức.
  • Nhắm mục tiêu chính xác: Google Ads cho phép bạn tùy chỉnh đối tượng theo độ tuổi, vị trí địa lý, sở thích, nhân khẩu học,… hoặc thậm chí remarketing với data khách hàng cũ. Điều này giúp bạn tùy vào mục tiêu chiến dịch mà tiếp cận đúng người, đúng thời điểm, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Chủ động kiểm soát ngân sách: Bạn có thể đặt giá thầu theo ngày, điều chỉnh chi phí bất kỳ lúc nào, hoặc dừng chiến dịch ngay lập tức nếu thử nghiệm không hiệu quả. Chi phí trung bình mỗi click (CPC) dao động từ 3.000-15.000 VNĐ, tùy ngành, phù hợp với cả doanh nghiệp nhỏ.
  • Đo lường dễ dàng: Với các công cụ như Google Analytics, bạn theo dõi được số click, chuyển đổi, và hiệu suất chiến dịch theo thời gian thực, giúp từ đó giúp tối ưu hóa nhanh chóng.
  • Đa dạng loại hình quảng cáo: Ngoài quảng cáo tìm kiếm, Google AdWords hỗ trợ quảng cáo hiển thị (GDN), YouTube, Shopping,… đáp ứng nhiều mục tiêu quảng cáo tiếp thị khác nhau cho doanh nghiệp.

Nhược điểm của Google AdWords

  • Chi phí cao nếu không biết tối ưu: Với từ khóa cạnh tranh cao, CPC có thể lên đến hàng chục nghìn VNĐ, dẫn đến tốn kém nếu không biết cách quản lý giá thầu hoặc tối ưu chiến dịch chọn từ khóa phù hợp, điều này đỏi hỏi bạn phải có kinh nghiệm lẫn lên chiến lược quảng cáo hiệu quả.
  • Hiệu quả không bền vững: Quảng cáo chỉ hiển thị khi bạn còn ngân sách; hết tiền, website bạn lập tức biến mất khỏi vị trí top. Điều này trái ngược với SEO, vốn duy trì thứ hạng lâu dài.
  • Phụ thuộc vào kỹ năng quản lý: Nếu không hiểu cách tối ưu chiến dịch chuyên sâu như: phủ định từ khóa, tối ưu điểm chất lượng (Quality Score), hay nhắm mục tiêu, bạn có thể lãng phí tiền mà không đạt chuyển đổi mong muốn.
  • Cạnh tranh khốc liệt: Google Ads hiện nay kkhông giống như quảng cáo ngày xưa, khi độ bão hòa và nhiều doanh nghiệp cùng chạy Google AdWords, độ cạnh tranh cao, khiến giá thầu từ khóa tăng cao, đặc biệt trong các ngành hot, khiến chi phí leo thang và khó nổi bật.
  • Thiếu độ tin cậy tự nhiên: Người dùng hiện nay đã ngày càng thông minh hơn. Dù xuất hiện ở vị trí đầu, quảng cáo có ký hiệu “Ads” thường bị người dùng bỏ qua vì kém uy tín hơn kết quả tự nhiên từ SEO. Họ thường bỏ đi 5 ví trí quảng cáo đầu mà tìm những trang SEO top. Điều này cũng vì một phần nhiều bên chạy quảng cáo trong khi chất lượng dịch vụ/sản phẩm kém khiến người dùng không tin vào những Ads trên Google nữa.

Tổng quan về ưu nhược điểm của SEO

SEO (Search Engine Optimization) là phương pháp tối ưu website bạn để đạt thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google, giúp mang lại lưu lượng truy cập miễn phí và bền vững hơn so với Google Ads – một khi hết tiền thì bạn hết top. Tuy nhiên, SEO cũng đi kèm với nhiều vấn đề nhất định. Dưới đây là tổng quan chi tiết về ưu và nhược điểm của SEO để bạn cân nhắc áp dụng cho chiến lược Marketing của mình.

Tham khảo khóa học SEO tại IMTA để nắm rõ kỹ thuật tối ưu SEO Onpage, Offpage với phương pháp White Hat SEO giúp website bền vững.

Ưu điểm của SEO

  • Chi phí hiệu quả lâu dài: Sau khi đầu tư ban đầu vào nội dung, kỹ thuật website và backlink, SEO không yêu cầu trả phí cho mỗi lượt click như Google Ads. Khi từ khóa lên top, bạn có thể nhận hàng nghìn lượt truy cập miễn phí mỗi tháng.
  • Tăng độ tin cậy và uy tín: Website nằm ở vị trí tự nhiên (organic) thường được người dùng đánh giá cao hơn về chất lượng so với quảng cáo trả phí. Điều này giúp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tạo niềm tin với khách hàng, đặc biệt ngày nay khi nhiều thương hiệu chỉ lập website mới và chỉ chạy quảng cáo khiến người dùng không còn tin tưởng nhiều vào những quảng cáo nữa mà thay vì đó họ chọn nhũng kết quả chất lượng tự nhiên hơn.
  • Hiệu quả bền vững: Một khi đạt thứ hạng cao, SEO có thể duy trì kết quả trong thời gian dài nếu được chăm sóc và duy trì tốt, ngay cả khi bạn giảm đầu tư, khác với Google Ads dừng là hết lead hết hiệu quả.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng rộng: Khác với Google Ads bạn phải trả tiền để hiển thị cho một nhóm từ khóa, SEO tối ưu cho nhiều từ khóa liên quan, từ ngắn đến dài (long-tail Keyword), giúp thu hút lượng lớn người dùng đang tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm mà bạn cung cấp.
  • Hỗ trợ chiến lược Marketing tổng thể: SEO đúng cách không chỉ tăng traffic mà bạn còn cải thiện trải nghiệm người dùng từ website cho nội dung chất lượng và tổng thể website tối ưu, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Nhược điểm của SEO

  • SEO mất thời gian ban đầu: Khác với quảng cáo Google Ads khi bạn chỉ cần ạp tiền thì sẽ có top liền, thì SEO cần 3-6 tháng, thậm chí hơn với từ khóa cạnh tranh, để thấy kết quả rõ rệt. Ví dụ nếu chiến lược Marketing của bạn cần hiển thị top nhanh để có lead hay giới thiệu chương trình khuyến mãi,.. thì chạy Google Ads sẽ phù hợp hơn.
  • Phụ thuộc vào thuật toán Google: Các cập nhật thuật toán như Hummingbird, thuật toán Panda, Penguin,… và các bản cập nhật của Google có thể ảnh hưởng đến thứ hạng, đòi hỏi bạn phải hiểu rõ từng thuật toán và liên tục tối ưu điều chỉnh website và có chiến phù hợp lược để lên top nhanh.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao: SEO đòi hỏi bạn phải hiểu và có kiến thức chuyên sâu về tối ưu SEO Onpage (nội dung, cấu trúc website,…), đến kiến thức Offpage (backlink), và Technical SEO (Core Web Vitals, mobile-friendly,…), dễ gây khó khăn cho người mới hoặc doanh nghiệp thiếu nhân lực.
  • Cạnh tranh khốc liệt: Với các ngành hot, có độ cạnh tranh cao như bất động sản, du lịch, hoặc thương mại điện tử,… việc lên top đòi hỏi bạn phải đầu tư lớn và có chiến lược bài bản để vượt qua đối thủ, nếu không thì bạn sẽ đầu tư vào SEO một cách vô ích nếu không vào được trang 1.
  • Không kiểm soát tức thì: Khác với Google Ads, bạn không thể bật/tắt hay thay đổi nhanh kết quả SEO, vì quá trình phụ thuộc vào Googlebot quét và đánh giá website.

Vậy doanh nghiệp nên lựa chọn Google Ads hay SEO?

Lựa chọn giữa Google Ads và SEO phụ thuộc vào tình trạng doanh nghiệp bạn, nguồn lực và mục tiêu Marketing cụ thể như nào để chọn đúng phương pháp phù hợp.

  • Nếu là bạn doanh nghiệp mới hoặc thiếu nguồn lực, cần doanh số ngay, thì rõ ràng Google Ads là lựa chọn phù hợp hơn. Với khả năng lên top nhanh, Ads giúp mang lại doanh thu sớm để doanh nghiệp bạn mới tiếp tục duy trì hoạt động được. Ở giai đoạn này, nếu mà bạn lại đầu tư làm SEO bài bản, dồn ngân sách thì có thể tốn chi phí mà chưa thấy hiệu quả ngay, nên chưa phải ưu tiên.
  • Đối với doanh nghiệp chưa có doanh thu ổn định, Google Ads vẫn là kênh lý tưởng. Nó tạo ra kết quả tức thì, giúp bạn có dòng tiền để vận hành, trong khi SEO cần thời gian dài hơn để phát huy.
  • Ngược lại, nếu là doanh nghiệp đã có doanh thu ổn định, thì SEO lại là kênh phù hợp. SEO là kênh đầu tư dài hạn, SEO đòi hỏi nguồn lực tài chính vững chắc để tối ưu website và chờ kết quả sau 3-6 tháng. Nếu bạn đã chạy Google Ads trước đó, bạn có thể giảm dần ngân sách Ads khi SEO bắt đầu hiệu quả, để tối ưu chi phí dần dần.

Khi nào doanh nghiệp bạn nên làm SEO?

SEO là kênh mà mọi doanh nghiệp đều nên cân nhắc làm, bởi ngành nào cũng sẽ xuất hiện trên Google, vì vậy mà khách hàng ở bất kỳ ngành nào cũng tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên, thời điểm và cách làm SEO đúng mới quyết định hiệu quả chiến dịch cho doanh nghiệp bạn.

Nếu bạn là doanh nghiệp mới hoặc doanh thu chưa ổn định, chưa nên làm SEO bài bản vì cần ngân sách lớn và thời gian (6-8 tháng) để lên top. Thay vào đó, bạn hãy dùng các công cụ như Google Ads hoặc Facebook Ads để có doanh thu sớm. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu SEO nhẹ – tối ưu website cơ bản, xây nội dung chất lượng – để đặt nền tảng sau này mà không tốn quá nhiều chi phí.

Với doanh nghiệp có doanh thu ổn định, đây là thời điểm lý tưởng để đầu tư SEO. SEO cần ngân sách không nhỏ và nguồn lực vững chắc, nhưng đổi lại, nó giúp tăng trưởng doanh số và nâng cao nhận diện thương hiệu lâu dài, giúp tối ưu chi phí về sau. Nếu đang chạy Ads, bạn có thể giảm dần ngân sách Ads khi SEO hiệu quả.

Trong quá trình làm SEO, nếu doanh nghiệp bạn muốn tối ưu hiệu quả cũng nên chú ý các lưu ý dưới đây:

  • Ngân sách: Nếu đã quyết định đầu tư để làm SEO một cách chỉnh chu, thì chắc chắn doanh nghiệp bạn sẽ phải đầu tư một khoản ngân sách không hề nhỏ, đòi hỏi doanh nghiệp bạn cần có một nguồn doanh thu đã ổn định, tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn đầu. Sau khi website SEO tốt, đã có top, ổn định thì bạn chỉ cần duy trì, hiệu quả của SEO lad bền vững lâu dài hơn.
  • Mục tiêu kinh doanh: cũng ảnh hưởng lớn. Muốn đẩy sản phẩm cụ thể, bạn hãy lên plan và bắt đầu SEO trước 6-8 tháng so với thời điểm dự kiến kinh doanh. Ví dụ, một studio chụp ảnh cưới ở Hà Nội nên khởi động SEO từ tháng 3 để đạt top vào mùa cưới (tháng 11 đến tháng 2 năm sau). Trễ hơn, bạn sẽ bỏ lỡ giai đoạn cao điểm.
  • Tính thời vụ của sản phẩm cũng quan trọng. Với ngành thời vụ (quà Tết, đồ hè), bạn cũng lên plan như trên, hãy tính toán SEO trước mùa bán hàng. Ngược lại, ngành ổn định (giáo dục, y tế) có thể làm SEO bất kỳ lúc nào, miễn là có ngân sách và sau đó duy trì đều.

Tóm lại, doanh nghiệp mới nên ưu tiên Ads, đồng thời cũng nên tối ưu SEO cho website chuẩn chỉ, còn doanh nghiệp ổn định nên làm SEO ngay. Tùy ngành nghề, mục tiêu SEO mà bạn có thể lên trước plan SEO để chiến dịch thành công.

Đối với các website mới thì nên chọn Google Ads hay SEO?

Đối với những bạn mới build site mới thì thường băn khoăn chọn Google Ads hay SEO, tùy thuộc vào độ mới, từng ngành nghề và mục tiêu chiến dịch. Nhiều người nghĩ website mới thường chưa đủ độ “chín” nên chỉ chạy Ads, đợi 3-4 tháng sau khi chuẩn chỉ Onpage, đã content phủ hết thì mới làm SEO. Tuy nhiên, điều này có thể gây bất lợi nếu không chuẩn bị tốt.

  • Nếu website vừa ra mắt (0-1 tháng) và ngành cần kết quả nhanh, thì Google Ads là lựa chọn tốt vì lên sẽ top ngay, tạo traffic tức thì. Nhưng nếu không làm SEO cơ bản, website thiếu tối ưu, nội dung kém, Google sẽ đánh giá thấp, sau này sửa lỗi và chờ index lại rất mất thời gian. Đồng thời, kể cả khi đã chạy Ads nhưng người dùng vào website thấy nội dung kém, website thiếu đầu tư so với đối thủ thì họ sẽ mất niềm tiên mà thoát ra ngay.
  • Nếu bạn đã định làm SEO sau này thì bạn nên tối ưu trước luôn, vì sau này SEO lại phải mất nhiều thời gian để sửa lại, rồi phải chờ Google cập nhật lại thông tin mới , độ hiệu quả cũng không cao nữa.

Vì vậy IMTA khuyên bạn là nên kết hợp cả hai là tối ưu nhất. Làm SEO cơ bản ngay từ đầu để website và nội dung được tối ưu, rồi chạy Google Ads ngắn hạn tạo traffic ban đầu. Tùy ngành, website rất mới nên nghiêng về Ads, còn ngành bền vững thì ưu tiên SEO từ sớm.

Kết luận

Qua bài viết trên IMTA đã so sánh cho bạn thấy rõ sự khác biệt giữa SEO và Google Ads. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh riêng mà tùy vào ngân sách, mục tiêu chiến dịch mà bạn có thể lựa chọn và kết hợp cả 2 phương pháp để tối ưu một cách hiệu quả. Hy vọng bạn đã hiểu rõ cũng như đã biết cách lựa chọn phương pháp phù hợp cho chiến dịch Marketing của mình. Chúc bạn thành công!

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteSo sánh Google Ads và SEO: Hình thức nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp bạn?