Long-tail keyword là một trong những cách giúp tăng traffic website, tăng hiệu quả SEO tổng thể website, bởi độ cạnh tranh thấp nhưng bám sát ý định tìm kiếm người dùng. Tuy nhiên, để sử dụng Long-tail Keyword hiệu quả, bạn cần hiểu rõ Long-tail keyword là gì, tại sao từ khóa đuôi dài này lại quan trọng đối với SEO, và cách sử dụng Long-tail Keyword hiệu quả. Trong bài viết này, IMTA sẽ hướng dẫn bạn rõ hơn về Long-tail Keyword và cách sử dụng nó.
Long-tail keyword là gì?
Long-tail keyword (từ khóa đuôi dài) thường là những câu từ khóa dài và chi tiết hơn so với từ khóa ngắn, thường gồm từ 3-4 từ trở lên. Đặc điểm của long-tail keyword là tính cụ thể và đáp ứng trực tiếp nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Ví dụ như IMTA so sánh từ khóa chính là “khóa học SEO” với với những long-tail keyword còn lại bằng công cụ Keyword Planner
Như bạn có thể thấy, từ khóa đuôi dài có volume search và độ cạnh tranh thường thấp hơn từ khóa chính khá chính. Tuy nhiên những từ khóa này lại thể hiện rõ ý định tìm kiếm của người dùng rõ ràng hơn khi họ muốn một khóa học cơ bản hay chuyên sâu, học online hay offline,…
Khác với từ khóa ngắn mang tính chung chung và cạnh tranh cao (ví dụ: “iPhone 16”), long-tail keyword như “iPhone 16 Plus cũ”, “iPhone 16 Pro Max 256GB”,… nhấn mạnh vào nhu cầu rõ ràng của khách hàng.
Mỗi long-tail keyword thu hút đúng tắp khách của nó. Vì vậy nếu bạn áp dụng phương pháp SEO tổng thể để giúp tối ưu hàng loạt từ khóa, từ đó tăng khả năng chuyển đổi và giúp doanh nghiệp đáp ứng trực tiếp nhu cầu tìm kiếm thông tin hoặc mua sắm, dịch vụ.
Nếu bạn quan tâm, bạn có thể thao khảo khóa học SEO tại IMTA. Khóa học tại IMTA có lộ trình rõ ràng bằng kỹ thuật White Hat, cùng với phương pháp SEO tổng thể sẽ kéo theo hàng loạt từ khóa lên top, tiết kiệm được nguồn lực và tài nguyên nhất
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Đặc điểm của Long-tail Keyword
Ngược lại với những từ khóa ngắn, độ cạnh tranh và volume search cao, thì Long-tail Keyword có những đặc điểm sau:
Search Volume thấp
Long-tail Keyword thường dài và chi tiết, nên chúng thường có volume search thấp hơn so với các từ khóa ngắn. Chính điều này khiến nhiều bạn mới học SEO thường xem nhẹ những từ khóa đuôi dài này.
Tuy nhiên, chính vì tính cụ thể của từ khóa đuôi dài này nên ít xảy ra những lượt tìm kiếm giống nhau, mà lại nhắm đúng đến những người thật sự cần đến sản phẩm/dịch vụ đó, mang đến chất lượng traffic chất lượng hơn, bởi những người tìm kiếm chúng thường đã xác định rõ nhu cầu của mình.
Ví dụ: Từ khóa ngắn: “Giày chạy bộ” – có lượng tìm kiếm lớn ( trên 12.000 lượt search/tháng) những từ khóa chung chung, độ cạnh tranh cao, và đối tượng tìm kiếm rất đa dạng.
Tuy nhiên, từ khóa đuôi dài: “Top giày chạy bộ dưới 1 triệu” – lượng tìm kiếm tuy ít hơn (hơn 700 lượt search/1 tháng) nhưng lại nhắm trúng đối tượng khách hàng tiềm năng, đã xác định rõ trong tầm giá tiền, và có ý định mua hàng cao.
Nếu bạn đứng top từ khóa này, bạn có khả năng tiếp cận được lượng khách hàng chất lượng khi đã đã xác định rõ nhu cầu và giá tiền là 1 triệu để mua giày.
Độ cạnh tranh thấp
So với các từ khóa ngắn phổ biến, thì long-tail keyword có độ cạnh tranh thấp hơn bởi do ít người tìm kiếm một cụm từ khóa đuôi dài y hệt.
Điều này đồng nghĩa với việc website bạn sẽ dễ dàng được xếp hạng hơn trên SERP. Đây là lý do tại sao long-tail keyword rất thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc website mới muốn tạo dựng vị trí trong thị trường ngách.
Như ví dụ phía trên, khi bạn search từ khóa “giày chạy bộ” trên Google thì sẽ hiển thị tổng 14.200.000 kết quả cho từ khóa.
Vì vậy, để cạnh tranh được với nhiều đối thủ, bạn cần tốn rất nhiều nguồn lực và thời gian để vượt qua hơn 14.100.000 đối thủ.
Tuy nhiên, với từ khóa “top giày chạy bộ dưới 1 triệu” thì tổng kết quả trả về là 3.280.000.
Điều này đồng nghĩa bạn sẽ cạnh tranh ít hơn, trong khi sẽ tiếp cận đến những khách hàng đang có nhu cầu rõ ràng và chất lượng hơn.
Độ khó từ khóa thấp
Độ khó của một từ khóa thường được xác định bởi volume search và độ cạnh tranh của nó. Vì vậy những Long-tail keyword thường có độ khó thấp hơn, dẫn đến việc nếu tối ưu tốt, giúp website bạn dễ dàng đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
Đây cũng là chiến lược mà nhiều website mới áp dụng khi cạnh tranh những từ khóa ngách thay vì tập trung cạnh tranh cho những từ khóa ngắn với các đối thủ lớn.
Thể hiện rõ ý định người dùng
Một trong những ưu điểm lớn nhất của long-tail keyword là dài và cụ thể hơn so với từ khóa ngắn, qua đó thể hiện rõ nhu cầu ý định tìm kiếm của người dùng.
Nhờ sự cụ thể của các từ khóa đuôi dài, bạn có thể hiểu chính xác người dùng đang cần gì và cung cấp nội dung phù hợp nhất.
Qua đây ta có thể thấy Long-tail Keyword không chỉ giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi mà còn tăng độ hài lòng của người dùng.
Tại sao long-tail keyword lại quan trọng đối với SEO?
Thay vì chỉ tập trung SEO mỗi từ khóa chính, bạn nên nghiên cứu từ khóa để lọc ra danh sách Long-tail Keyword để giúp tối ưu SEO content, bởi ngoài việc tập trung vào những mảng ngách phù hợp với từng mục đích kinh doanh, chiến lược SEO, vừa giúp giảm bớt mật độ từ khóa chính, tránh lỗi spam, vừa giúp văn phong tự nhiên, bổ trợ SEO cho từ khóa chính, từ đó giúp tăng hiệu quả SEO tổng thể website hơn.
- Bổ trợ cho từ khóa SEO chính, nâng cao SEO tổng thể: Khi tối ưu nội dung trên website, thay vì gắng nhồi nhét từ khóa chính, bạn có thể sử dụng từ khóa đuôi dài để giảm mật độ từ khóa . Long-tail Keyword vừa giúp văn phong trở nên tự nhiên, vừa có chiều sâu, đồng thời hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về ngữ cảnh nội dung, đáp ứng được nhiều nhu cầu của người dùng.
- Độ cạnh tranh thấp, dễ đạt thứ hạng cao: Như đã nói ở trên thì các Long-tail Keyword thường có ít cạnh tranh hơn, bởi ít người tìm kiếm từ khóa đuôi dài y hết vậy, và vì chúng nhắm đến các thị trường ngách hoặc nhu cầu cụ thể của người dùng. Bởi vì độ cạnh tranh thấp nên tỉ lệ đạt thứ hạng của website bạn sẽ cao hơn. Ngoài ra, nếu bạn chạy quảng cáo Google Ads thì Long-tail keyword thường sẽ có giá thầu rẻ hơn so với những từ khóa ngắn có độ cạnh tranh càng cao thì giá thầu càng đắt.
- Nhắm đúng mục tiêu quan tâm của khách hàng: Bởi những từ khóa đuôi dài thằng nhắm đến những nhu cầu cụ thể, đã có sẵn từ, từ đó đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Những từ khóa ngắn tuy độ cạnh tranh cao, nhưng lại rất chung chung, thường mang tính chất “lead” mang tính định hướng, ví dụ khi bạn muốn mua điện thoại mới, khi bạn search “iPhone 16” thì trang kết quả sẽ trả về danh sách các website, bạn có thể tìm và xem giá, so sánh các mẫu khác nhau. Nhưng khi người dùng đã xác định muốn mua “iphone 16 pro cũ“, họ sẽ có xu hướng search chính xác từ khóa đó.Khi nhắm đúng mục tiêu của khách hàng không chỉ giúp tăng lượt truy cập chất lượng mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng, từ đó tăng độ tin cậy của website trong mắt Google.
- Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn: Những người tìm kiếm bằng long-tail keyword thường đã xác định rõ nhu cầu và đang ở thường đang giai đoạn cuối của hành trình mua sắm. Nếu bạn SEO tốt những từ khóa long-tail Keyword thì sẽ dễ dàng tiếp cận những khách hàng đang có sẵn nhu cầu và muốn mua ngay lập tức, từ đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, bởi họ có xu hướng hành động nhanh hơn sau khi tìm thấy nội dung phù hợp.
- Google ưu tiên nội dung giải quyết cụ thể vấn đề: Google luôn cố gắng hiểu ý định người dùng và cung cấp các kết quả phù hợp nhất. Những nội dung được tối ưu bằng long-tail keyword, với tính cụ thể và độ liên quan cao, sẽ được ưu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm, đặc biệt khi người dùng sử dụng câu hỏi hoặc cụm từ chi tiết. Ví dụ: với từ khóa: “Làm sao để giảm cân an toàn và hiệu quả trong 3 tháng?” thì Google sẽ ưu tiên hiển thị nội dung có hướng dẫn chi tiết thay vì chỉ nói chung chung về giảm cân.
Cách tìm long-tail keyword hiệu quả
Để tối ưu chiến lược SEO hiệu quả, việc tìm kiếm long-tail keyword phù hợp cho từng dịch vụ/sản phẩm trong ngành của bạn là một bước quan trọng. Dưới đây là những cách công cụ nghiên cứu từ khóa SEO phổ biến và hiệu quả giúp bạn khai thác từ khóa đuôi dài.
Thông qua Google Autocomplete
Google Autocomplete là cách đơn giản và dễ dàng nhất để tìm long-tail keyword. Khi bạn nhập một từ khóa bất kỳ vào thanh tìm kiếm của Google, hệ thống sẽ tự động gợi ý những cụm từ tìm kiếm liên quan, dựa trên thói quen của người dùng.
Mục đích Google ra mắt tính năng này giúp người dùng tiết kiệm thời gian gõ chữ và nhanh chóng biết được những nội dung nào đang phổ biến. Bạn có thể tận dụng tính năng này để khai thác long-tail keywords phổ biến.
Ví dụ khi mình search từ khóa “chung cư quận 9” thì bên dưới tự động hiện các từ khóa liên quan như “chung cư quận 9 có sổ hồng”, “chung cư quận 9 dưới 2 tỷ”,…: Đây là những từ khóa đuôi dài mà người dùng quan tâm, đã có lượt search nhất định, bạn có thể khai thác.
Sử dụng Google “People Also Ask”
Google hiển thị mục “Mọi người cũng hỏi” ngay trong trang kết quả tìm kiếm. Đây là những câu hỏi phổ biến mà người dùng thường thắc mắc, và bạn có thể khai thác để xây dựng nội dung chi tiết.
Ví dụ khi mình search: “SEO là gì“.
Mục “mọi người cũng hỏi” có thể xuất hiện:
- “Nhân viên SEO marketing là gì?”.
- “SEO cần bao lâu để có hiệu quả?”.
- “Chạy SEO Google là gì?”.
Bạn có thể xem những mục này để có thêm gợi ý để lên nội dung cho các bài blog chuyên sâu, đồng thời giải quyết đúng nhu cầu của người đọc.
Sử dụng công cụ Keywordtool.io
Keywordtool.io là một công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa hiệu quả được nhiều người sử dụng để nghiên cứu từ khóa SEO, đặc biệt là long-tail keyword.
Chỉ cần nhập từ khóa chính, bạn sẽ nhận được hàng loạt từ khóa mở rộng liên quan, cùng với các thông tin như lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh,…
Sử dụng Ahrefs hoặc SEMrush
Ahrefs và SEMrush là những công cụ SEO all-in-one mạnh mẽ. Cả 2 công cụ này ngoài việc nghiên cứu từ khóa, bạn có thể dùng để kiểm tra website đối thủ, check backlink, kiểm tra từ khóa SEO,…
Với 2 công cụ này, khi bạn tiến hành nghiên cứu từ khóa, chúng cung cấp các long-tail keyword liên quan đến từ khóa gốc, kèm theo dữ liệu chi tiết như volume tìm kiếm, độ khó và xu hướng tìm kiếm,…
Khi phân tích một keyword cụ thể, các công cụ này sẽ gợi ý về những từ khóa liên quan, kèm với số liệu đi kèm. Đó là từ khóa tiềm năng mà bạn có thể sử dụng để sáng tạo thêm chủ đề nội dung cho website của mình.
Ví dụ ở đây mình sẽ sử dụng SEMrush làm ví dụ. Bạn truy cập vào công cụ SEMrush của mình, chọn “Keyword magic Tool“, chọn từ khóa bạn muốn phân tích và kết quả sẽ hiển thị những từ khóa bên dưới kèm các thông số liên quan. Từ đây bạn sẽ có thêm dữ liệu để chọn những từ khóa nào làm Long-tail Keyword.
Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng Ahrefs và SEMRush để tìm ra những keyword và nội dung nào của các đối thủ đang SEO top, từ đó có thể biết kế hoạch SEO của đối thủ
Hướng dẫn cách sử dụng long-tail keyword hiệu quả
Long-tail keyword không chỉ giúp tối ưu SEO, bổ trợ cho từ khóa chính mà còn nhắm đúng vào nhu cầu cụ thể của người tìm kiếm, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Để sử dụng long-tail keyword hiệu quả, sau đây IMTA sẽ hướng dẫn bạn những cách giúp tối ưu hơn cho website:
- Lên bài viết mới với từ khóa chính là long-tail keyword: Long-tail keyword thường thể hiện ý định cụ thể của người dùng, vì vậy, khi bạn xây dựng nội dung xoay quanh từ khóa này giúp bài viết dễ dàng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm liên quan. Bạn cần chọn một Long-tail Keyword phù hợp với nội dung muốn viết và xây dựng bài viết tập trung giải quyết vấn đề hoặc câu hỏi được thể hiện trong từ khóa đó. Ví dụ như dưới đây là một bài viết của IMTA đã sử dụng. Tuy là từ khóa dài, nhưng độ cạnh tranh thấp, và có volume search 260/tháng nên bài viết nhanh chóng đạt Top 1 và có thêm traffic cho website. Với cách làm này, bạn cần nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng cho nhiều chủ đề nội dung cho website, tối ưu SEO bài viết,… thì những bài viết này sẽ lên Top nhanh chóng nếu long-tail keyword đó có lượt tìm kiếm nhất định và website bạn cũng phải có độ trust cao.
- Chèn long-tail keyword vào bài viết chính có sẵn: Nếu bạn đã có nội dung trên website, bạn tối ưu lại bằng cách chèn thêm các từ khóa đuôi dài liên quan vào nội dung đó. Cách này vừa giúp giảm mật độ từ khóa chính, tránh bị Google đánh giá là spam từ khóa, vừa bổ trợ SEO cho bài viết. Nếu từ khóa chính của bạn đang có vị trí tốt, những từ khóa đuôi dài liên quan với từ khóa chính trong bài viết của bạn sẽ có khả năng kéo lên TOP theo. Để thực hiện, đầu tiên bạn hãy xác định các vị trí tự nhiên trong bài viết, chẳng hạn như phần mở đầu, đoạn chính và kết luận, để thêm từ khóa mà không làm mất đi tính mạch lạc và tự nhiên của nội dung, tránh nhồi nhét từ khóa quá nhiều.
- Sử dụng trong tiêu đề bài viết (Title): Tiêu đề bài viết là yếu tố đầu tiên mà người dùng nhìn thấy, vì vậy việc sử dụng long-tail keyword trong tiêu đề không chỉ thu hút sự chú ý của người đọc, vừa giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn bài viết của bạn liên quan đến từ khóa đó, giúp tối ưu SEO cho bài viết. Khi chèn Long-tail keyword vào tiêu đề, bạn chú ý viết mô tả hấp dẫn, hãy đặt từ khóa vào tiêu đề một cách tự nhiên, đảm bảo tiêu đề hấp dẫn và giải quyết được ý định tìm kiếm. Hãy giữ tiêu đề ngắn gọn, khoảng 50-60 ký tự để hiển thị đầy đủ trên kết quả tìm kiếm.
- Sử dụng trong Meta Description: Meta Description đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Đây là phần bạn nên sử dụng long-tail keyword để tối ưu SEO cũng như tóm tắt nội dung bài viết và thu hút người dùng. Một đoạn mô tả ngắn gọn (khoảng 150-160 ký tự) chứa từ khóa chính sẽ giúp bài viết của bạn nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm.
- Kết hợp với Internal Links và External Links: Long-tail keyword cũng có thể được sử dụng làm anchor text trong các liên kết nội bộ và liên kết ra ngoài. Điều này giúp cải thiện cấu trúc website, điều hướng giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu SEO cho bài viết. Bạn có thể sử dụng long-tail keyword để đi Internal Link đến các bài viết hoặc trang trên website, đồng thời dùng làm External Link liên kết đến các nguồn tham khảo bên ngoài uy tín để tăng độ tin cậy cho nội dung.
- Đặt làm thuộc tính ALT cho hình ảnh: Khi tải hình ảnh lên, Bạn có thể tối ưu Long-tail keyword trong thuộc tính ALT của hình ảnh trong bài viết. Khi đặt ALT cho ảnh bạn hãy đặt tên file một cách liên quan đến Long tail Keyword và nội dung. Điều này giúp Google hiểu được nội dung của hình ảnh và tăng khả năng hiển thị hình ảnh trong kết quả tìm kiếm hình ảnh. Chú ý bạn nên tránh viết mô tả thẻ ALT quá dài hoặc không cần thiết cho hình ảnh. Thay vào đó tập trung cung cấp thông tin liên quan để SEO ảnh với từ khoá dài, từ khoá chính hoặc phụ.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật về Long-tail keyword là gì, cách sử dụng chi tiết, cũng như những lưu ý khi sử dụng. IMTA hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã nắm rõ các kiến thức cơ bản nhất về long-tail keyword. Long-tail Keyword là cách giúp bạn dễ dàng tối ưu SEO từ khóa lên top để giúp website của bạn nhanh chóng xếp hạng cao trên Google và tăng tỷ lệ chuyển đổi từ website.