Quảng cáo trên Google Maps đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của nhiều doanh nghiệp hiện, bởi nền tảng này đang thu hút một lượng người dùng ngày càng tăng, với hơn 1 tỷ lượt tải về và sử dụng hàng tháng trên toàn cầu. Nếu bạn là người mới học khóa học quảng cáo Goole Ads hay vẫn còn chưa rõ về cách triển khai chiến dịch như thế nào, trong bài viết này, IMTA sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách chạy quảng cáo Google Maps.
Quảng cáo trên Google Map là gì?
Quảng cáo trên Google Map hiểu đơn giản là việc bạn trả tiền cho Google để đưa thông tin về doanh nghiệp hoặc cửa hàng của bạn xuất hiện trên bản đồ của nền tảng này. Bằng cách này, khi có một người dùng tìm kiếm địa chỉ hoặc từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn trên thiết bị di động, Google sẽ hiển thị kết quả dựa trên vị trí thực tế và độ ưu tiên xác định bởi xếp hạng của doanh nghiệp đó.
Tương tự như các loại quảng cáo Google Ads khác, quảng cáo trên Google Maps trả tiền cho mỗi cú click chuột để xuất hiện trên đầu kết quả tìm kiếm trên nền tảng này. Điều này tạo ra một phương tiện vô cùng hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng đang gần vị trí của bạn.
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Học cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học SEO Website - chuyên nghiệp
- Khóa Học Marketing Online Chạy quảng cáo đa kênh
Các loại quảng cáo Google Map
Quảng cáo tìm kiếm địa phương
Đây là loại quảng cáo xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google Maps khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Quảng cáo Tìm Kiếm Địa Phương thường bao gồm thông tin như tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, website và logo doanh nghiệp .
Quảng cáo địa điểm nổi bật
Khác với loại quảng cáo Tìm Kiếm Địa Phương, Quảng cáo Địa Điểm Nổi Bật xuất hiện trên bản đồ Google Maps khi người dùng search các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Ngoài các thông tin cơ bản như tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, website và logo,… quảng cáo này cũng có thể kèm theo hình ảnh để thu hút sự người dùng.
Vì sao nên chạy quảng cáo Google Maps?
Quảng cáo trên Google Maps ngày càng trở nên phổ biến bởi đã mở ra thêm một tệp khách hàng mới với nhu cầu thật một cách hiệu quả. Dưới đây là những ưu điểm khi sử dụng quảng cáo trên Google Maps có thể mang lại cho bạn:
Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng với nhu cầu thật
Với thói quen tìm kiếm mọi thứ ngay trên điện thoại thời nay, người dùng khi search “nhà hàng gần đây” hoặc “tiệm photocopy gần đây” tức là bạn đang có cơ hội tiếp xúc với nhóm khách hàng có nhu cầu thật và ngay lâp tức. Với Google Maps hiện là một trong những ứng dụng bản đồ phổ biến nhất trên thế giới với hàng triệu người dùng hàng ngày. Quảng cáo trên nền tảng này giúp tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những khách hàng ở ngay trong địa phương của .
Hiển thị vị trí doanh nghiệp nổi bật
Quảng cáo trên Google Maps giúp doanh nghiệp bạn nổi bật hơn trong kết quả tìm kiếm khi người dùng search trên Google Maps. Với vị trí đầu tiên hoặc vị trí được ghim một cách nổi bật hơn, doanh nghiệp của bạn thu hút sự chú ý của khách hàng khi họ tìm kiếm các dịch vụ hoặc sản phẩm liên quan.
Quảng cáo địa phương
Google Maps cho phép bạn chạy quảng cáo địa phương, nhắm đến khách hàng trong khu vực cụ thể ở trong doanh nghiệp của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp như nhà hàng, cửa hàng, spa,… hoặc dịch vụ địa phương.
Sự phổ biến của Google Maps
Với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng, Google Maps hiện là một trong những ứng dụng bản đồ phổ biến nhất trên cả hai nền tảng iOS và Android. Sự phổ biến này, doanh nghiệp bạn có khả tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và đều đặn hằng tháng.
Google Maps là công cụ tìm kiếm quen thuộc
Không chỉ dùng để xem đường đi, Google Maps còn là công cụ tìm kiếm cửa hàng và công ty phổ biến trên điện thoại di động hiện nay. Với việc số người dùng tính năng tìm kiếm trên Google Maps ngày càng gia tăng, việc tối ưu hóa quảng cáo trên nền tảng này trở thành một yếu tố quan trọng đối với chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
Các bước để chạy quảng cáo trên Google Maps
Để bắt đầu chạy quảng cáo trên Google Maps, đầu tiên, bạn cần có một tài khoản Google cho doanh nghiệp của mình. Tại đây, bạn sẽ cung cấp thông tin đầy đủ theo yêu cầu của Google để được duyệt tạo tài khoản và đăng nhập vào Google Maps.
Đăng ký hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps
Đăng Ký Thông Tin Hồ Sơ Doanh Nghiệp: Sau khi đăng nhập vào Google Maps, bạn có thể đăng ký tạo hồ sơ thông tin doanh nghiệp thông qua Trang Google My Business. Tuy nhiên, để nhận được mã xác nhận duyệt hồ sơ doanh nghiệp, có thể sẽ mất một khoảng thời gian.
Cung Cấp Thông Tin Quảng Cáo: Tiếp theo, bạn sẽ đăng nhập vào địa chỉ email mà bạn sẽ sử dụng cho việc chạy quảng cáo. Sau đó, Google yêu cầu bạn nhập thông tin chi tiết về doanh nghiệp, bao gồm tên doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, địa chỉ, dịch vụ giao hàng, số điện thoại, trang web, giờ mở cửa, và các thông tin khác liên quan.
Tạo Chiến Dịch Quảng Cáo: Khi đã điền đầy đủ các thông tin, bạn có thể tiến hành tạo một chiến dịch quảng cáo trên Google Maps cho doanh nghiệp của mình, sử dụng các công cụ và tính năng được cung cấp bởi Google Ads.
Tạo chiến dịch quảng cáo
Để tạo một chiến dịch quảng cáo trên Google Maps, bạn cần tuân theo các bước chi tiết sau:
Bước 1: Sau khi tạo tài khoản Google Ads, bắt đầu bằng việc tạo một chiến dịch mới. Điều này có thể thực hiện bằng cách điều hướng đến tab “Chiến dịch” và nhấp vào nút “Tạo chiến dịch”.
Bước 2: Chọn mục tiêu cụ thể cho chiến dịch quảng cáo của bạn. Nếu muốn tạo quảng cáo Google Maps, bạn chọn mục tiêu là “Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu”.
Bước 3: Ở chọn loại mục tiêu, chọn “Smart”. Su đó bấm Tiếp tục
Bước 4: Ở bước này, nếu có tài khoản Google Business bạn có thể sử dụng thông tin trên Trang doanh nghiệp của bạn. Nếu không thì bạn chỉ cần gõ tên thương hiệu của mình như mình sẽ gõ ở đây là “Digital Marketing IMTA”
Bước 5: Tiếp theo, nếu ở bước 4 bạn chọn Hồ Sơ doanh nghiệp thì mặc định sẽ tiếp tục Hồ sơ doanh nghiệp. Còn nếu không thì bạn paste website hoặc URL đích vào đây và bấm Tiếp tục. Google sẽ mất một vài gây để học về website bạn thuộc về chủ đề gì, thông tin, địa chỉ liên quan,…
Sau khi đã học xong, Goole sẽ hiển thị trang quảng cáo Demo trên thiết bị di động và trên máy tính như sau.
Bước 6: Mục tiêu quảng cáo:
Ở bước này để chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp theo từng chiến dịch. Ở đây sẽ có 4 loại mục tiêu khác nhau, tùy loại mà muốn khách hàng tương tác với bạn như thế nào. Ví dụ ở cái đầu tiên mục tiêu “Tăng số lượng cuộc gọi”, hoặc mục tiêu “Tăng doanh số bán hàng hoặc tăng khách hàng tiềm năng cho trang web” để tăng lượng khách hàng tiềm năng truy cập vào website, tùy vào mục tiêu mà bạn lựa chọn thì Google sẽ phân phối quảng cáo cho phù hợp với nhóm quảng cáo đó.
Ví dụ với mục tiêu muốn tăng lượng khách hàng ghé xem dịch vụ ở local thì bạn chọn “Tăng số lượng khách hàng qua vị trí thực của bạn”
Bước 7: Ở bước tiếp theo, bạn viết tiêu đề và mô tả cho quảng cáo. Sau khi biên soạn xong thì bấm “Tiếp tục”.
Bước 8: ở đây Google sẽ gợi ý thêm một số từ khóa cho bạn lựa chọn, bạn có thể thêm thủ công. Như IMTA đã thêm thủ công những từ khóa có volume search cao.
Ở bước này đồi hỏi bạn phải nghiên cứu search intent người dùng để có bộ từ khóa chất lượng. Khi này máy học của Google sẽ tự động xử lí những từ khóa liên quan đến chủ đề này để khi người dùng search từ khóa, nội dụng liên quan đến chủ đề này thì nó sẽ hiển thị Hồ sơ doanh nghiệp của bạn lên kết quả tìm kiếm.
Bước 9: Hiển thị quảng cáo ở vị trí phù hợp: Dựa theo địa chỉ mà bạn có thể kéo thả tùy ý dựa theo bán kính trung tâm là địa chỉ trên Hồ Sơ doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể gõ trực tiếp một địa chỉ cụ thể và kéo thả xung quanh khu vực local nhất định nào đó để những người ở gần đó biết đến.
Bước 10: Chọn ngân sách phù hợp. Dựa trên những thông tin doanh nghiệp, cũng như vị trí,… mà Google sẽ tự động đề xuất 3 gói ngân sach quảng cáo/ ngày.
Bạn có thể chủ động nhập ngan sách riêng của mình.
Bước 11: Sau khi hoàn thành các bước trên, Google sẽ để cho bạn review lại các bước set up toàn bộ các bước trên. Bạn có thể thêm thông tin đường đi, số điện thoại,..
Sau khi review lại toàn bộ, bạn sẽ bấm tiếp. Goole sẽ mất một lúc để xét duyệt quảng cáo của bạn. Sau đó Hồ sơ doanh nghiệp của bạn sẽ được kích hoạt khi có truy vấn về từ khóa, chủ đề bạn đã tối ưu quảng cáo.
Những lưu ý để chạy quảng cáo Google Map hiệu quả
Để chiến dịch quảng cáo trên Google Maps chạy hiệu quả, ngoài việc xác định rõ ràng mục tiêu và phạm vi quảng cáo là quan trọng, chúng ta cũng cần tập trung xác định vào các điều sau:
Xác định mục tiêu quảng cáo của bạn gì
Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu cụ thể của chiến dịch quảng cáo, bao gồm ngành nghề, sản phẩm/dịch vụ cốt lõi của bạn muốn quảng cáo vào, và đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai. Bằng cách này, bạn có thể tối ưu hóa chiến lược quảng cáo để đạt được hiệu suất cao nhất.
Quản lý phạm vi quảng cáo
Quảng cáo trên Google Maps có thể được xác định để hiển thị trên quy mô quốc gia hoặc chỉ tập trung vào một hay nhiều khu vực địa lý cụ thể. Việc chọn đúng phạm vi quảng cáo sẽ giúp tránh lãng phí ngân sách và tăng cơ hội tiếp cận đúng đối tượng khách hàng bạn mong muốn.
Tối ưu giá thầu từ khóa
Điều quan trọng là bạn cần hiểu và tối ưu giá thầu từ khóa một cách hợp lý. Điều này đòi hỏi bạn phải nắm vững mức độ cạnh tranh của từ khóa và điều chỉnh giá thầu để đảm bảo hiệu suất quảng cáo tốt nhất.
Tạo nội dung quảng cáo cuốn hút
Tiêu đề và mô tả quảng cáo chính là điểm thu hút khách hàng tiềm năng. Việc tạo ra nội dung quảng cáo sáng tạo, hấp dẫn hoặc theo trend, viral,.. và dựa vào để phản ánh đúng giá trị của sản phẩm/dịch vụ sẽ tăng khả năng thu hút người dùng và tăng tỷ lệ nhấp vào quảng cáo (CTR).
Hiểu sâu hơn về nhân khẩu học đối tượng khách hàng
Để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, bạn cần hiểu rõ hơn về đặc điểm và hành vi của đối tượng khách hàng tiềm năng. Phân tích các yếu tố như giới tính, độ tuổi, sở thích, hành vi trực tuyến và các nhân tố nhân khẩu học khác sẽ giúp bạn tạo ra quảng cáo hiệu quả hơn.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của IMTA về việc triển khai quảng cáo trên Google Maps. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin này sẽ mang lại giá trị và kiến thức cần thiết cho bạn khi tạo ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất.