Chỉ số Domain Rating là một trong những chỉ số quan trọng trong giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sức mạnh và độ uy tín của một website, từ đó có thể nghiên cứu, so sánh, và lên plan SEO tối ưu cho website của mình. Tuy nhiên, với nhiều bạn mới có thể vẫn còn chưa rõ về DR là gì, có thể nhầm lẫn giữa Domain Rating và Domain Authoriry,… Hôm nay hãy cùng IMTA tìm hiểu chi tiết về chỉ số Domain Rating là gì, cách tính DR của một website bất kì, cũng như cách cải thiện DR website bạn nhé.
Domain Rating là gì?
Domain Rating (DR) là một chỉ số quan trọng trong SEO, được phát triển bởi Ahrefs, dùng để đánh giá sức mạnh và độ uy tín của một website dựa trên chất lượng và số lượng backlink trỏ về. DR được đo trên thang điểm từ 0 đến 100, trong đó điểm càng cao thể hiện website càng có hồ sơ liên kết mạnh mẽ, giúp tăng khả năng cạnh tranh ví trí trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Điểm khác với chỉ số Domain Authority (DA) của Moz, là chỉ số DR tập trung chủ yếu vào sức mạnh backlink, không bao gồm các yếu tố khác như nội dung hay trải nghiệm người dùng.
Chỉ số này hữu ích cho các SEOer khi phân tích đối thủ, lập kế hoạch xây dựng backlink hoặc đánh giá tiềm năng SEO của website,… Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng DR không phải là yếu tố trực tiếp mà Google sử dụng để xếp hạng, mà chỉ là một công cụ để bạn tham khảo tương đối. Tuy nhiên một website có DR cao tức là tổng thể website đó tốt trong mắt Google và có sức mạnh và độ uy tín nhất định từ hệ thống link trỏ về từ website. Để cải thiện DR, bạn cần tập trung vào việc xây dựng backlink chất lượng từ các trang web uy tín, đồng thời tối ưu chiến lược SEO tổng thể.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Ý nghĩa của chỉ số Domain Rating
Với thang điểm từ 0 đến 100, DR không chỉ đơn thuần là một con số, mà còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với SEO, từ việc bạn nghiên cứu đối thủ, đánh giá sức mạnh website, phân tích plan SEO, đến việc nâng cao uy tín trong mắt người dùng và đối tác.
- Đánh giá sức mạnh của website: DR là chỉ số để đánh giá sức mạnh tổng thể của một website khi so với các trang đối thủ khác. Chỉ số này phụ thuộc lớn vào hồ sơ backlink – tức là số lượng và chất lượng các liên kết từ các website khác trỏ về. Một website có DR cao thường sở hữu hệ thống backlink mạnh mẽ, đến từ các nguồn uy tín, cho thấy website này sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên SERPs. Ví dụ, khi so sánh hai website cùng lĩnh vực, nếu website có DR cao hơn thường tiềm năng SEO và ranking xếp hạng từ khóa sẽ tốt hơn, dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định thứ hạng trên Google.
- Nghiên cứu đối thủ: DR đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh. Bằng cách kiểm tra chỉ số DR của các website đối thủ (thông qua công cụ như Ahrefs), bạn có thể hiểu rõ hơn về sức mạnh Website, mức độ uy tín và sức mạnh backlink của họ. Điều này giúp bạn xác định khoảng cách giữa website của bạn và đối thủ, từ đó có thể nghiên cứu, học theo xây dựng chiến lược Backlink hơn họ. Chẳng hạn, nếu đối thủ có DR 60 trong khi website của bạn chỉ đạt DR 30, bạn có thể tập trung phân tích nguồn backlink của họ, họ đi báo gì, chiến lược ra sao,… để tìm cơ hội xây dựng liên kết từ các trang tương tự hoặc tốt hơn.
- Phản ánh mức độ “link juice” mà một tên miền nhận được: Link juice là khái niệm chỉ sức mạnh SEO mà một website nhận được từ các backlink trỏ về. DR phản ánh rõ ràng mức độ “link juice” này. Cụ thể, nếu website của bạn nhận backlink từ domain có điểm DR cao nhưng chỉ trỏ ra ít liên kết khác sẽ được truyền nhiều “link juice” hơn so với một miền DR cao nhưng trỏ ra hàng nghìn liên kết. Ví dụ, một backlink từ trang DR 70 với 5 liên kết đi (Outbound Links) sẽ có giá trị hơn nhiều so với backlink từ trang DR 80 nhưng trỏ ra 1.000 liên kết, Google xem trang này chỉ như cố spam. Do đó, DR không chỉ đo lường số lượng mà còn đánh giá chất lượng của “link juice” mà website nhận được.
- Hỗ trợ phân tích chiến lược SEO: DR là công cụ không thể thiếu trong việc lập kế hoạch và tối ưu chiến lược SEO. Nó giúp các SEOer xác định mức độ uy tín hiện tại của website, từ đó đưa ra các quyết định như: có thể tập trung xây dựng backlink từ các trang có DR cao, loại bỏ backlink xấu, hay cải thiện content để thu hút liên kết tự nhiên. Ngoài ra, DR còn hỗ trợ so sánh hiệu quả chiến dịch Link Building theo thời gian xem có hiệu quả không. Ví dụ, nếu sau một tháng triển khai, DR tăng từ 40 lên 50, điều này cho thấy chiến lược xây dựng liên kết đang đi đúng hướng. Ngược lại, nếu DR giảm, bạn cần đánh giá lại chất lượng các trang đi backlink hoặc kiểm tra xem đối thủ có đang vượt trội hơn không.
- Tăng uy tín trong mắt người dùng và đối tác: Website có chỉ số DR cao thường được người dùng và các đối tác kinh doanh đánh giá là uy tín và đáng tin cậy hơn. Trong tâm lý chung, một trang web có hệ thống backlink mạnh mẽ từ các nguồn chất lượng thường được xem là nguồn thông tin đáng tin cậy hoặc một thương hiệu có sức ảnh hưởng. Ví dụ, một doanh nghiệp muốn hợp tác quảng cáo đi Link báo chẳng hạn, thường ưu tiên các website có DR cao (trên 50 hoặc 60) vì điều này đảm bảo họ đang liên kết với một đối tác có uy tín tốt trong mắt Google. Điều này không chỉ nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trong mắt khách hàng tiềm năng.
- Cải thiện cơ hội nhận backlink từ các website khác: Một website sở hữu DR cao sẽ thu hút các backlink từ các trang khác. Khi chỉ số DR tăng, các website khác – đặc biệt là những trang có DR thấp hơn – sẽ muốn liên kết với bạn để tận dụng “link juice” và cải thiện sức mạnh SEO của chính họ. Điều này tạo ra một vòng tròn tích cực: DR cao giúp bạn dễ dàng nhận thêm backlink chất lượng, từ đó tiếp tục nâng cao DR và xây dựng một hệ thống liên kết mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, ví dụ bạn qurn lí 1 trang blog có DR 70 thường được các trang DR 20-30 tìm đến để đặt Guest Post hoặc hợp tác, tạo điều kiện cho bạn mở rộng mạng lưới backlink mà không cần tốn quá nhiều công sức. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn các trang cùng ngành, site chỉnh chủ và hữu ích với người đọc, vì nếu dặt link không kiểm soát sẽ khiến DR của bạn giảm.
Cách tính Domain Rating của một trang web
Hiểu cách tính DR không chỉ giúp bạn nắm rõ mức độ uy tín của từng website mà qua đó bạn có thể biết cách tối ưu chiến lược SEO website hiệu quả. Mặc dù Ahrefs không công bố công thức chính xác, tuy nhiên cách tính điểm DR có nhiều điểm tương đồng với thuật toán PageRank của Google, nhưng thay vì đo giữa các trang riêng lẻ, DR tập trung vào sức mạnh giữa các tên miền. Dưới đây là quy trình chi tiết về cách DR được tính:
- Xác định các Domain liên kết đến website đích: Ahrefs bắt đầu bằng cách Crawl dữ liệu để tìm tất cả các Referring Domains có ít nhất một liên kết dofollow trỏ về website bạn. Liên kết dofollow là yếu tố chính ảnh hưởng đến DR, vì chúng truyền “link juice” – sức mạnh SEO từ Referring Domain sang trang đích. Ngược lại, các liên kết nofollow thường không được tính vào DR, vì chúng không đóng góp vào việc nâng cao uy tín của website theo thuật toán này.
- Phân tích số lượng Backlink: Sau khi xác định các Domain có liên kết trỏ về, Ahrefs sẽ xem xét số lượng tên miền duy nhất mà mỗi Domain nguồn trỏ đến (outbound links). Sức mạnh “link juice” từ một website không được truyền toàn bộ mà sẽ bị chia nhỏ dựa trên số lượng Link đi. Ví dụ, nếu một website có DR 80 chỉ trỏ đến 10 website (bao gồm có website bạn), bạn sẽ nhận được nhiều “link juice” hơn so với trường hợp nó trỏ đến 1.000 website. Tức là là số lượng liên kết đi càng ít, giá trị truyền đến website của bạn càng cao.
- Tính toán lượng “DR juice” truyền từ Domain gốc: Mỗi Domain có liên kết sẽ truyền một phần “DR juice” đến website đích của bạn, với giá trị phụ thuộc vào DR của chính website trỏ link đó và số lượng liên kết đi của nó. ượng “DR juice” có thể được hình dung bằng công thức: DR của miền nguồn chia cho tổng số tên miền duy nhất mà nó liên kết đến. Chẳng hạn, một miền DR 60 liên kết đến 5 website sẽ truyền khoảng 12 điểm “DR juice” cho mỗi website, nhưng nếu nó liên kết đến 50 website, mỗi website chỉ nhận được khoảng 1,2 điểm. Đây là cách đơn giản hóa, nhưng phản ánh bản chất của thuật toán.
- Chỉ tính liên kết đầu tiên từ mỗi website đi Backink: Một điểm đặc biệt trong cách tính DR là chỉ liên kết dofollow đầu tiên từ website nguồn được tính vào DR của website đích. Các liên kết bổ súngau (ví dụ, nhiều bài viết trên cùng một trang trỏ về bạn) không làm tăng DR thêm nữa. Điều này nhằm tránh tình trạng lạm dụng Backlink từ một nguồn duy nhất, đảm bảo DR phản ánh đa dạng và chất lượng của hồ sơ liên kết.
- Sẵp xếp để tính thang đo điểm từ 1-100: Sau khi tổng hợp “DR juice” từ tất cả các website có liên kết, Ahrefs sắp xếp để tính điểm DR. Thang điểm này khiến việc tăng DR ở mức cao trở nên khó khăn hơn nhiều so với mức thấp. Ví dụ, để tăng từ DR 20 lên DR 30 có thể chỉ cần vài chục backlink chất lượng, nhưng để tăng từ DR 70 lên DR 80, bạn có thể cần hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn liên kết từ các miền DR cao. Điểm số sau đó được chuẩn hóa trên thang 0-100 dựa trên cơ sở dữ liệu toàn cầu của Ahrefs.
- Tính động của DR theo thời gian: DR không phải là chỉ số cố định mà thay đổi liên tục dựa trên các yếu tố sau:
- Thay đổi ở website nguồn: Nếu website đi Backlink cho bạn được tăng DR, thì lượng “DR juice” truyền đến website của bạn cũng có thể tăng, kéo theo DR của bạn tăng lên. Ngược lại, nếu DR của website nguồn giảm, DR của bạn cũng có thể giảm.
- Số lượng liên kết đi tăng dần: Khi website nguồn trỏ backlink đến bạn bắt đầu trỏ đến nhiều website mới, lượng “DR juice” truyền đến bạn sẽ bị pha loãng, có thể khiến DR giảm dần theo thời gian.
- Mất backlink: Nếu website bạn mất liên kết từ các website đã đi Backlink trước đó (có thể bị gỡ), DR của website bạn sẽ giảm tương ứng.
- Loại bỏ yếu tố spam (tương đối): Mặc dù DR không tính đến các yếu tố như Content hay trải nghiệm người dùng, Ahrefs cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của backlink spam bằng cách ưu tiên chất lượng thay vì số lượng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, số lượng lớn backlink chất lượng thấp (nhưng không bị xác định là spam hoàn toàn) vẫn có thể làm tăng DR, dù điều này không đồng nghĩa với việc website sẽ xếp hạng tốt trên Google.
Công cụ kiểm tra Domain Rating là gì?
Để tính chỉ số DR của một website bất kì, đầu tiên bạn vào công cụ Ahrefs. Đây là một công cụ SEO All-in-one được rất nhiều anh em SEOer sử dụng.
Sau khi bạn đã đăng nhập vào công cụ, bạn vào mục Site Explorer như trên hình, điền vfo một website bất kì. Như mình đang test 1 website phụ.
Sau khi xong, bạn có thể thấy điểm DR thanh màu cam là 37 tức là điểm DR của website là 37/100. Bên cạnh thông tin về điểm số DR bạn còn có thể xem các chỉ số khác như hiện website này có hơn 2.15k Backlinks trỏ về, hay các chỉ số về Referring Domains, Oganic Traffic,…
Ngoài các công cụ trên, bạn cũng có thể tham khảo các công cụ khác như Moz (Domain Authoriry Checker) hay SEmrush (điểm Authority Score Checker). Mỗi công cụ sẽ tính toán cho số điểm khác nhau (thường sẽ không chênh lệnh nhau nhiều), tuy nhiên những con số này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về tình trang chung của website. Từ đó, bạn có thể phân tích, nghiên cứu website đối thủ để lên plan cải thiện SEO tốt hơn.
Làm thế nào để cải thiện được Domain Rating?
Domain Rating (DR) là chỉ số quan trọng phản ánh sức mạnh backlink của một website, ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google. Để cải thiện DR, bạn cần tập trung vào việc xây dựng chiến lược SEO từ đầu, từ tối ưu backlink, content chuẩn SEO cho đến trải nghiệm người dùng.
- Xây dựng backlink chất lượng từ các website uy tín có DR cao: Bạn nên tìm các website có DR thường từ 50 trở lên và liên quan đến lĩnh vực của bạn. Cách hiệu quả nhất là viết bài guest post trên các blog hoặc trang tin tức có độ tin cậy cao để đặt liên kết, hoặc bạn có thể tạo nội dung giá trị như infographic để share trên Social, viết các bài nghiên cứu chuyên sâu mà các trang khác muốn tham chiếu, từ đó họ sẽ đặt link vè website bạn như nguồn tham khảo.
- Tối ưu nội dung website: Bạn hãy tập trung tạo ra những bài Content có giá trị cho người dùng, giải quyết vấn đề cụ thể của người đọc, đồng thời sử dụng từ khóa phù hợp để tối ưu SEO. Bên cạnh đó, hãy nên cập nhật thường xuyên các bài viết cũ sẽ giữ cho nội dung luôn mới trong mắt Google.
- Disallow các backlink xấu có thể làm giảm DR: Bạn có thể sử dụng công cụ SEO Web như Ahrefs hay SEMrush để kiểm tra backlink, xác định những liên kết nào spam hoặc không liên quan, sau đó Disallow hết các link đó đi qua Google Search Console.
- Tăng cường Internal Link: Bằng cách đi Internal Link hợp lí từ các bài viết có Traffic cao đến các trang cần đẩy, sử dụng anchor text tự nhiên và liên quan, bạn có thể phân phối “link juice” hiệu quả hơn giữa các trang, từ đó gián tiếp hỗ trợ tăng DR.
- Share bài viết trên mạng xã hội: Dù tín hiệu từ các social như Facebook, LinkedIn hay Twitter không trực tiếp ảnh hưởng đến DR, nhưng khi bạn chia sẻ bài viết chất lượng lên sẽ tiếp cận nhiều người hơn, tăng khả năng tiếp cận, từ đó thu hút backlink tự nhiên từ các website khác.
- Theo dõi và điều chỉnh liên tục: Bên cạnh đó bạn nên kiểm tra DR định kỳ, chẳng hạn hàng tháng hoặc sau mỗi chiến dịch xây dựng link building, đồng thời phân tích chiến lược backlink của đối thủ để học hỏi và áp dụng.
Điều quan trọng cần nhớ là tăng DR là quá trình dài hạn, đòi hỏi bạn phải kiên trì và có chiến lược rõ ràng. Đồng thời bạn nên tránh xa các phương pháp “mũ đen” như mua backlink spam số lượng lớn từ các trang kém chất lượng, vì dù có thể tăng DR tạm thời, thì Google cũng sẽ phát hhiếnau này và sẽ phạt nặng bạn về lâu dài.
Những câu hỏi thường gặp về Domain Rating
Kết luận
Bài viết trên IMTA đã giải thích cho bạn chi tiết về Domain Rating là gì, cũng như cách tối ưu Website để tăng DR cho website mình. Mong rằng với nội dung mà IMTA đã chia sẻ, bạn có thêm được nhiều kiến thức để áp dụng vào SEO nhằm cải thiện chất lượng cho website mình và tăng thứ hạng nhé!
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, bạn có thể tham khảo khóa học SEO tại IMTA – Khóa đào tạo SEO từ cơ bản đến chuyên sâu tại IMTA với lộ trình rõ ràng, chương trình học với 80% thực hành và 20% lý thuyết giúp bạn có kiến thức SEO tổng thể để kéo từ khóa lên TOP và lên plan SEO để tăng DR cho website mình.