Mỗi bài content trên website đều cần phải kiểm tra và điều chỉnh sau một khoản thời gian nhất định để xem đang hoạt động thế nào, hiệu quả ra sao,… Từ đó để đề xuất ra các giải pháp tối ưu Content nhằm tăng traffic tốt hơn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãu cùng IMTA tìm hiểu kĩ hơn về Audit Content là gì, cũng như cách để audit content trên website chuẩn SEO nhé.
1. Audit Content là gì?
Audit Content là quá trình kiểm tra, đánh giá toàn diện và phân tích một cách có hệ thống nội dung trên trang web hoặc nền tảng cụ thể.
Công việc này có thể bao gồm kiểm kê lại nội dụng trên website, kiểm tra URL, nội dung trùng lặp, traffic từng trang,… sau đó phân tích xem nội dung nào cần giữ nguyên, nội dung nào cần cập nhật, hoặc loại bỏ.
Mục đích chính của việc Audit Content là xác định điểm mạnh, điểm yếu và các vấn đề có thể cải thiện để nâng cao Content và trải nghiệm người dùng, từ đó có thể cải thiện thứ hạng trên SERP, và thúc đẩy chuyển đổi.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
2. Mục Đích của Audit Content
Việc Audit Content mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho website bạn. Dưới đây là những mục đích chính khi Audit Content:
2.1 Cải thiện kết quả SEO
Nếu webite không được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm thì khả năng cao đó là vấn đề content trên website bạn.
Theo như thống kê, vị trí Top 1 trên Google chiếm gần 40% tỷ lệ click. Vì vậy để SEO Website tốt thì việc Audit Content là cần thiết, đặc biệt khi Website có tình trạng sụt giảm về traffic.
Audit Content giúp cải tiến chất lượng nội dung của website, từ đó tăng trưởng lưu lượng truy cập và cải thiện thứ hạng từ khóa. Khi nội dung được tối ưu hóa tốt hơn, hiệu suất SEO của trang web sẽ được nâng cao.
2.2 Update content cũ
Content hay, giá trị thì dù cho không cập nhật thì cũng có thể trở nên lỗi thời theo thời gian. Ví dụ, sau một thời gian, URL có thể đổi nên chứa liên kết hỏng, hoặc thông tin lỗi thời không còn chính xác nữa,…
Nếu nội dung cũ không còn hiệu quả, tức là content đó đã không thể phục vụ cho cả người dùng lẫn mục đích mới của trang web. Việc Audit Content sẽ giúp làm mới và tái sử dụng các content cũ, mang lại hiệu quả như nội dung mới mà không tốn quá nhiều thời gian.
2.3 Tăng trải nghiệm người dùng
Audit Content giúp xác định các nội dung hấp dẫn và kém hấp dẫn, xem xét những content nào có tỷ lệ thoát cao, hay content nào có tỷ lệ chuyển đổi thấp,… để xác định những vấn đề của mình so với đối thủ. Từ đó nâng cao chất lượng nội dung phù hợp với intent search của người dùng, từ đó nâng cao trải nghiệm tổng thể.
2.4 Tăng khả năng chuyển đổi
Khi audit Content, bạn có thể xác định đâu là content có tỷ lệ chuyển đổi thấp, hoặc những content có traffic cao nhưng tỷ lệ thoát lại cao,.. từ đó có thẻ chỉnh sửa lại phù hợp để tăng khả năng chuyển đổi dựa trên các trang đó.
Audit Content không chỉ cải thiện hiệu suất tổng thể của trang web mà còn giúp tối ưu trải nghiệm người dùng và khả năng chuyển đổi, đồng thời đảm bảo nội dung luôn cập nhật và phù hợp với mục tiêu SEO.
3. Các công cụ hỗ trợ Audit Content
Việc Audit Content giúp cải thiện hiệu suất của trang web và đảm bảo nội dung luôn phù hợp với nhu cầu người dùng. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ quá trình Audit Content được nhiều SEOer tin dùng:
- Google Search Console: Công cụ miễn phí từ Google này sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất của trang web trên Google Search, phát hiện các vấn đề về SEO, và cung cấp thông tin về cách Google nhìn nhận trang web của bạn.
- Google Analytics: Đây là công cụ không thể thiếu để phân tích lưu lượng truy cập, hành vi người dùng,… giúp bạn đánh giá hiệu quả của nội dung hiện có.
- Screaming Frog: Một công cụ mạnh mẽ để thu thập dữ liệu trên trang web, kiểm tra các yếu tố SEO Onpage, phát hiện lỗi và phân tích cấu trúc trang web.
- SEMRush: Đay là một tool SEO vói nhiều tính năng mạnh mẽ, giiúp bạn nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch SEO. SEMRush cũng cung cấp các tính năng audit site để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trang web.
- Ahrefs: Đây là công cụ SEO mạnh mẽ với khả năng phân tích backlink và nghiên cứu từ khóa, đồng thời cũng cung cấp các tính năng Audit Site để tìm ra các vấn đề cần khắc phục trên trang web.
4. Hướng dẫn từng bước Audit Content
Audit Content là một trong những phần quan trong trong việc tối ưu SEO Onpage website tổng. Để kiểm tra và audit content một cách hiệu quả, bạn có thể dựa nhiều công cụ SEO web theo các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu Audit Content
Để đánh giá nội dung chính xác, trước tiên bạn cần xác định rõ mục tiêu khi audit của mình . Ví dụ bạn muốn cải thiện kết quả SEO của mình, hoặc tăng mức độ tương tác, hay cải thiện tỉ lệ chuyển đổi,…
Qua việc xác định rõ mục tiêu, bạn có thể thực hiện việc Audit Content một cách hiệu quả và cải thiện toàn diện chất lượng nội dung trên website của mình.
Bước 2: Thu thập các URL có trên website cần audit
Đầu tiên, bạn cần thu thập tất cả các nội dung trên website của mình. Đối với các website có ít nội dung, bạn có thể thực hiện thủ công. Tuy nhiên, với những website có nhiều nội dung, bạn nên sử dụng các công cụ như Screaming Frog, SEMRush, Ahrefs,… để lọc hết danh sách URL có trên website.
Ở đây mình sử dụng công cụ Screaming Frog. Đây là một công cụ chuyên để Audit toàn diện 1 website mà được raast nhiều SEOer sử dụng. Với bản miễn phí thì có thể Crawl được 500 URL trên website.
Nhưng với bản trả với với giá $199/1 năm thì bạn có thể cào được toàn bộ URL trên website.
Đầu tiên bạn vào tool Screaming Frog, điền URL website và chọn “Crawl”. Sau đó đợi một lúc để tool cào xong website bạn.
Tiếp theo, sau khi cào xong website, bạn để ý những tab được phân loại theo từng mục để dễ quản lí. Từng tab được phân loại với từng yếu tố ảnh hưởng đến SEO để mình dễ quản lí và phân tích từng lỗi.
- Internal: Để quản lí những Internal Link trong website
- External: Quản lí danh sách những URL ra ngoài website.
- Response Codes: Kiểm tra mã phản hồi của website.
- URLs: Kiểm tra cấu trúc URL website của bạn.
- Page Titles: Kiểm tra title của các trang trên website.
- Meta description: Kiểm tra Meta description của các trang trên website.
- …
Để xem chi tiết từng lỗi, bạn bấm vào từng tab. Ví dụ bây giờ mình vào tab “H2” để xem những URL bị thiếu H2, hoặc URL nào trùng H2 mà trên website mà Screaming Frog đã cào được:
Nhưng trên sau khi cào thì hiện có 18 URL bị duplicate H2. Đối với nhiều trường hợp nếu trùng H2 bạn có thể vào từng URL để sửa, còn trong trường hợp này, những H2 bị trùng nằm ở phần “bài viết liên quan” thì bạn có thể bỏ qua.
Tiếp theo mình sẽ qua tab “Content” để check những URL nào bị Thin Content.
Đối với Google, các bài viết có độ dài dưới 800 từ là “Thin Content”, tức là nội dung quá ngắn và không đảm bảo chất lượng. Những bài viết này thường không cung cấp đủ thông tin chi tiết và hữu ích cho người đọc, do đó cần được cải thiện để nâng cao chất lượng.
Ở điểm này bạn cần lưu ý rằng khi sử dụng Screaming Frog thì tool này tính cả các từ trong thanh menu, sidebar, footer,… Do đó, để bài viết của bạn đạt chất lượng content unique, số lượng từ nên trên 1000 từ.
Tuy nhiên không phải Thin Content nào cũng bắt buộc phải Audit để viết cho đủ dài ra. Bạn cần cân nhắc đến User Intent, nội dung bài viết,…
Tiếp theo là lỗi Duplicate Content, như trên website thì mình không bị tình trạng Duplicate, nhưng nếu bạn có, bạn chỉ cần click vào mục duplicate và tool sẽ lít ra những URL bị duplicate content.
Sau khi đã lọc ra hết danh sách toàn bộ các URL, bạn có thể phân loại URL theo các tiêu chí sau:
- Các URL đã được index.
- Các URL không được index.
- Các trang bị Duplicate H1 + H2.
- Các trang có thẻ Title + Meta Descriptions bị thiếu hoặc trùng.
- Các trang có thứ hạng từ khóa chưa tốt. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho các content này.
Bước 3: Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu trong Audit Content là một quá trình dài và phức tạp. Bạn cần thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và thêm vào các bước thủ công.
Để tiết kiệm thời gian, sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Google Search Console để xem thứ hạng theo từng mốc thời gian, tỷ lệ click, tỷ lệ hiển thị,… từ đó để biết content vì sao hiệu quả, hiệu quả trong khoản thời gian nào, đối tượng đọc content là ai …
Sau khi lọc ra danh sách URL cần audit, bạn có thể vào công cụ Google Search Console để phân tích chi tiết hiệu suất từng URL.
Đầu tiên, bạn vào Google Search Console, sau đó chọn “Báo cáo đầy đủ”.
Sau khi bấm vào “Báo cáo đầy đủ”, bạn chọn thời gian để xem khoản thời gian cần kiểm tra. Mình hay chọn “28 ngày” để xem trong 1 tháng thì hiệu suất content sẽ như thế nào.
Sau khi xong bạn chọn “Trang” và điền URL vào kiểm tra:
Sau khi paste URL, ta xem được những chỉ số quan trọng để đánh giá Content hoạt động trong 1 tháng. Ví dụ như trong 28 ngày qua thì đối với bài viết đã cắn những Keyword chính nào, vị trí trung bình bao nhiêu, CTR, lượt hiển thị, lượt nhấp bao nhiêu.
Bước 4: Đánh giá nội dung website
Đây là một bước quan trọng trong Audit Content. Bạn cần đánh giá chi tiết nội dung để đưa ra quyết định: giữ lại, cập nhật hay xóa bỏ.
- Giữ lại: Nếu nội dung vẫn đang có thứ hạng tốt, tỉ lệ thoát thấp.
- Cập nhật nội dung: Nếu nội dung có giá trị nhưng không hoạt động tốt, bạn nên nghiên cứu điều chỉnh để cải thiện.
- Xóa bỏ: Nếu content theo trend, đã cũ, hoặc content đã update nhưng không cải thiện hoặc mà chiếm quá nhiều tài nguyên, bạn nên xóa khỏi trang web.
Bước 5: Lập kế hoạch Audit Content
Sau khi đánh giá nội dung, bạn cần lập kế hoạch cải thiện nội dung trước đó một cách hiệu quả. Đề ra những kế hoạch phù hợp với tình trạng hiện tại của nội dung.
Bước 6: Cải thiện và tối ưu content
Cuối cùng, dựa trên các kết quả đánh giá từ quá trình Audit Content, bạn có thể cải thiện và tối ưu nội dung của mình.
Đối với tình trạng Duplicate Content
Duplicate content là tình trạng nhiều URL trỏ về cùng một nội dung, gây ra vấn đề cho SEO. Để xử lý, bạn có thể làm như sau:
- Viết lại Content mới: Nếu 2 trang có nội dung hơi giống nhau, bạn nên giữ nguyên content site đang có thứ hạng/traffic cao hơn, trang còn lại tiến hành update/làm mới nội dung để không bị trùng lặp.
- Chọn URL chính: Chọn một URL duy nhất làm URL chính cho nội dung đó.
- Redirect 301: Thực hiện chuyển hướng 301 từ các URL phụ về URL chính để tránh lỗi 404.
- Điều chỉnh Internal Link: Cập nhật tất cả các liên kết nội bộ trỏ về URL chính.
Đối với Thin Content
Thin content là nội dung quá ngắn và không cung cấp đủ giá trị cho người đọc. Để xử lý:
- Xóa bỏ và redirect: Xóa bỏ các trang nội dung quá mỏng và điều hướng tới trang liên quan khác.
- Tăng độ dài hoặc gộp bài: Đối với các trang có nội dung vẫn hữu ích nhưng quảng cáo quá nhiều, hãy cân nhắc tăng độ dài nội dung hoặc gộp chúng với bài viết khác để tạo ra một bài viết chi tiết hơn.
Đối với Content kém chất lượng
Đối với các nội dung không đảm bảo chất lượng, bạn có thể áp dụng các phương án sau:
- Loại bỏ nội dung sao chép: Nếu nội dung được sao chép từ website khác, hãy loại bỏ nó. Nếu chủ đề quan trọng, lập kế hoạch viết lại bằng cách bổ sung thông tin chi tiết và độc đáo.
- Cập nhật nội dung không còn phù hợp với Search Intent: Nếu nội dung không còn phù hợp với ý định tìm kiếm hiện tại, hãy cập nhật và bổ sung thông tin mới.
- Noindex nội dung không tập trung vào từ khóa cụ thể: Đối với các bài viết chia sẻ kinh nghiệm hoặc tư vấn không tập trung vào từ khóa cụ thể, hãy cân nhắc thêm thẻ noindex để tránh ảnh hưởng đến SEO tổng thể, nhưng vẫn giữ nội dung đó cho người đọc.
Đối với các bài viết traffic giảm
Nếu bài viết của bạn bị giảm traffic, có thể do đối thủ SEO tốt hơn hoặc nội dung không còn phù hợp với Search Intent:
- Review Outline: Xem lại cấu trúc nội dung để đảm bảo đã đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Cập nhật nội dung mới: Thêm thông tin mới, cải tiến nội dung để phù hợp hơn với xu hướng tìm kiếm hiện tại.
- Tối ưu Onpage: Cải thiện các yếu tố Onpage như tiêu đề, meta description, thẻ H1, H2,… để cạnh tranh tốt hơn với đối thủ.
Một bước quan trọng trong quá trình Audit Content là kiểm tra tính chính xác và độ tin cậy của thông tin trên website hoặc các kênh khác trước khi cập nhật Content. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào, bạn nên update hoặc loại bỏ các bài viết lỗi thời để đảm bảo tính chính xác và sự tin cậy đối với khách hàng.
5. Những trường hợp cần Audit Content
5.1 Website bị giảm thứ hạng đột ngột
Có nhiều lý do khiến website của bạn bị tụt thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như:
- Nội dung đối thủ chất lượng hơn: Các trang web cạnh tranh có nội dung tốt hơn và cập nhật thường xuyên hơn khiến vượt top bạn.
- Backlink của đối thủ nhiều hơn: Đối thủ bạn có chiến lược SEO Offpage hiệu quả hơn, đi backlink chất lượng hơn.
- Content đã cũ: Content trên trang của bạn không được cập nhật thường xuyên, cùng với việc đối thủ cập nhật thông tin liên tục dẫn đến việc Google đánh giá thông tin đã lỗi thời, nên bạn sẽ dần mất top.
- Google cập nhật thuật toán: Các thay đổi trong thuật toán của Google có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của website.
- Website bị phạt: Nếu website bạn bị tụt hạng đột ngột thì có khả năng trang web của bạn đã bị Google phạt.
5.2 Mất Index hoặc giảm tỷ lệ Index content
Có nhiều nguyên nhân khiến website bị chậm hoặc mất index, bao gồm:
- Không cập nhật nội dung đều đặn: Việc không đăng nội dung mới thường xuyên khiến Googlebot ít ghé thăm trang web của bạn.
- Cấu trúc website không tốt: Có thể liên qua đến liên kết nọi bộ không tốt, khiến con Google Bot crawl và index các trang mới. Hoặc việc sử dụng thẻ “noindex” không hợp lí khiến vô tình những bài bị “noindex”.
- Tối ưu website chưa tốt: Nếu website bạn load quá chậm, con Google bot có thể bỏ qua.
5.3 Website bị Google phạt bất ngờ
Google không tự nhiên phạt một website nếu không có lý do. Những nguyên nhân khiến website bị Google phạt bao gồm:
- Nội dung kém chất lượng: Nội dung thiếu chất lượng, không hấp dẫn hoặc trùng lặp có thể khiến trang bị phạt.
- Spam backlink: Sử dụng quá nhiều backlink không tự nhiên hoặc từ các trang web đã bị Google liệt vào danh sách đen.
- Website bị nhiễm virus: Website bị dính virus hoặc chuyển hướng sang trang khác có thể dẫn đến việc bị phạt.
Để khắc phục và tránh các vấn đề này, bạn cần cập nhật nội dung chất lượng thường xuyên, xây dựng backlink tự nhiên và đảm bảo trang web không bị nhiễm mã độc.
6. Những loại content cầu Audit
Tùy vào mỗi lĩnh vực, ngành nghề với intent search của khách hàng khác nhau mà mỗi website sẽ có phong cách triển khai content khác nhau. Trong đó có những trường hợp content sau mà bạn cần lưu ý:
6.1 Content kém chất lượng
Content kém chất lượng gặp các vấn đề như:
- Lượt truy cập thấp: Content không thu hút được lượt truy cập trong thời gian dài (hơn 4 tháng) hoặc không có từ khóa trong bài nào lọt top trên Google.
- Cannibalization: Nội dung trùng lặp gây ra tình trạng “ăn thịt từ khóa” (Cannibalization Keyword), khiến các bài viết cùng chủ đề cạnh tranh nhau trên Google.
- SEO chưa tối ưu: Content không được tối ưu chuẩn SEO do thiếu từ khóa SEO hoặc không có outline phù hợp với intent search.
- Content target sai mục tiêu: Content SEO sai từ khóa, chẳng hạn như muốn triển khai bài thông tin nhưng từ khóa lại liên quan đến dịch vụ.
6.2 Thin Content
Thin content là nội dung mỏng, ít giá trị cho người dùng và bị đánh giá thấp về chất lượng bởi các thuật toán của Google. Các yếu tố phổ biến:
- Độ dài ngắn: Content ngắn nhưng có nhiều backlink trong bài.
- Nội dung quảng cáo nhiều: Trang có quảng cáo nhiều hơn content.
- Trang web nhưng không có content: Những trang hầu như không có content, mà chỉ có Menu, header, footer, sidebar,..
- Nội dung rác: Không mang lại nhiều giá trị cho người dùng.
Tuy nhiên, ở những trang web bán hàng, web thương mại điện tử với nhiều sản phẩm giống nhau thì tình trạng Thin Content hay Duplicate sẽ phải xảy ra.
Ví dụ một website bán phụ kiện điện thoại, với quá nhiều sản phẩm phụ kiện sạc thì dễ bị trình trạng thin content.
6.3 Nội dung trùng lặp (Duplicate Content)
Duplicate content có thể nhận biết qua các yếu tố:
- Trùng lặp content nội bộ: Sao chép lại một hoặc nhiều bài viết có sẵn trên trang, gây ra tình trạng nhiều bài viết na ná nhau trên chính trang của mình.
- Trùng lặp bên ngoài: Sao chép lại bài viết từ các website khác. Điều này sẽ dễ bị Google phạt.
- Tỷ lệ trùng lặp cao: Nội dung không trùng lặp 100% nhưng chiếm tỷ lệ 70-80%.
- Thiếu nội dung: Trang chỉ hiển thị thanh menu, footer và sidebar mà không có nội dung chính, hoặc nội dung chính viết rất sơ sài, không làm rõ ý định nội dung.
- Chèn nhiều quảng cáo: Phần quảng cáo nhiều hơn phần nội dung.
Dù trùng lặp nội dung là lỗi nghiêm trọng đồi hỏi các SEOer phải audit liên tục. Nhưng trong thực tế, ví dụ ở những website bán hàng, ở những trang sản phẩm,… thì việc “trùng lặp nội dung” là việc không thể tránh khỏi.
ĐĐểkhawsc phù trình trạng Duplicate Content, bạn nên nhấn mạnh vào thông số, màu sắc,… một cách chính xác giữa từng sản phẩm.
6.4 Content có Traffic cao
Mặc dù nội dung có lượng truy cập cao, nhưng có những trường hợp bạn vẫn nên audit để tối ưu thêm. Ví dụ là:
- Tối ưu thêm: Nội dung tốt nhưng nếu tối ưu thêm, cung cấp thêm nhiều giá trị hơn nữa thì khả năng sẽ thu hút nhiều traffic hơn.
- Giảm tỷ lệ thoát: Nội dung có lượng truy cập cao nhưng tỷ lệ thoát cũng cao, bạn cần nghiên cúu và xem lại xem tại sao lại thoát nhiều vậy, cũng như cần cải thiện những điểm gì để giữ chân người đọc.
Việc audit nội dung không chỉ cải thiện hiệu suất trang web mà còn đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt hơn và khả năng chuyển đổi cao hơn.
Kết luận
Dưới đây là toàn bộ thông tin về Audit Content, bao gồm định nghĩa, lợi ích và các bước thực hiện để đạt hiệu quả cao cho trang web. Hy vọng những thông tin trên IMTA đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích, hỗ trợ cải thiện và tối ưu trang web của bạn ngày càng tốt hơn.