Marketing trên Social Media đã giúp cho nhiều doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, tăng chuyển đổi tích cực. Để hiểu rõ về chiến lược Marketing này, hãy cùng IMTA tìm hiểu tổng quan về Social Media Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược triển khai và những kinh nghiệm đúc kết mà IMTA muốn chia sẻ đến bạn.

1. Social Media Marketing là gì?

1.1 Định nghĩa

Social Media Marketing (SMM) hay còn gọi là tiếp thị truyền thông xã hội, là các hoạt động quảng bá, tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội nhằm tiếp cận, tương tác với người dùng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Triển khai Social Media Marketing là một phần không thể thiếu trong chiến lược Digital Marketing tổng thể. Các hoạt động triển khai thường là: sáng tạo nội dung, tương tác với người dùng, chia sẻ, chạy quảng cáo, phân tích kết quả chiến dịch.

Một số Social Media lớn để triển khai marketing hiệu quả như:

  • Facebook: Có hơn 3 tỷ người dừng hoạt động mỗi tháng.
  • Youtube: Nền tảng Video lớn nhất hiện nay, có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng.
  • Instagram: Nền tảng chia sẻ hình ảnh lớn nhất hiện nay với 2 tỷ người dùng mỗi tháng.
  • Tiktok: Nền tảng video ngắn có lượng người dùng lớn nhất và ngày càng tăng.
  • Zalo: Nền tảng chăm sóc, trao đổi với khách hàng, chia sẻ nội dung phổ biến tại thị trường Việt Nam.
  • Web Forum: Đây là các diễn đàn trao đổi thông tin liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể. Tiếp cận đến những khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn.
Thống kê lượt người dùng trên các nền tảng xã hội 2024
Thống kê lượt người dùng trên các nền tảng xã hội 2024

1.2 Mục đích

Với lượng người dùng mạng xã hội đông đảo hiện nay. Bạn có thể tận dụng điều đó để marketing giúp đạt được những mục tiêu chiến lược cụ thể:

  • Tăng nhận diện thương hiệu, được nhiều người biết đến ở phạm vi toàn cầu.
  • Tăng tương tác với người dùng giúp tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • Thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng để có những kế hoạch cải thiện và phát triển.
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng tạo chuyển đổi lâu dài từ khách hàng cũ.
  • Tạo ra chuyển đổi từ lượng người dùng tiếp cận được.
  • Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ.
  • Tăng Traffic website

2. Social Media Marketing bao gồm những gì?

Một số hình thức Marketing Social Media chính bao gồm: social content, social media advertising, influencer marketing, communiti management.

Các hình thức tiếp thị kênh truyền thông xã hội
Các hình thức tiếp thị kênh truyền thông xã hội

2.1 Social Content

Content là một phần quan trọng không thể thiếu trong các chiến dịch Social Media Marketing. Các hoạt động xoay quanh việc tạo ra nội dung có giá trị nhằm thu hút, giữ chân khách hàng, cung cấp đến khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm. Nội dung có thể là văn bản, hình ảnh, video, livestream, podcast,… phù hợp với từng nền tảng mạng xã hội.

Tiếp thị nội dung cần sự đầu tư về chất lượng nội dung, sự sáng tạo, và thời gian gian triển khai lâu dài, đều đặn, bền vững mới đạt được kết quả tốt nhất.

2.2 Social Media Advertising

Social Media Advertising – chạy quảng cáo trả phí trên các nền tảng xã hội giúp bạn tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu, rút ngắn thời gian triển khai và mang lại hiệu quả cáo. Chạy quảng cáo cho phép bạn nhắm đến các đối tượng cụ thể về nhân khẩu học, hành vi, sở thích,…. Các nền tảng quảng cáo còn cung cấp cho bạn công cụ quản lý, phân tích để theo dõi hiệu suất quảng cáo và tối ưu chiến dịch.

Social Media Advertising mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian triển khai nhưng sẽ tốn kém về chi phí để triển khai và cần có kiến thức chạy quảng cáo đặc biệt khi độ cạnh tranh trong ngành cao.

2.3 Influencer Marketing

Influencer có lượng người theo dõi và tỷ lệ tương tác rất cao. Hợp tác cùng người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình để tăng lòng tin khách hàng, thu hút tương tác và tạo ra chuyển đổi cao. Tuy nhiên, chi phí hợp tác cùng Influencer cũng không hề thấp.

2.4 Community Management

Community Management là quá trình tạo ra và duy trì một cộng đồng trên nền tảng xã hội với chủ đề liên quan đến lĩnh vực của mình. Nó bao gồm việc tương tác với khách hàng, giải quyết các vấn đề, thúc đẩy thảo luận và tạo ra một môi trường tích cực cho người dùng..

Hình thức này giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giải quyết các vấn đề thắc mắc và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Nhưng quản lý công đồng đòi hỏi bạn thường xuyên theo dõi, tương tác với thanh viên, có kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cộng đồng.

3. 5 bước xây dựng chiến lược Social Media Marketing

Sau đâu là 5 bước xây dựng chiến lược Social Media Marketing để triển khai hiệu quả:

Bước 1: Xác định mục tiêu triển khai

Khi xây dựng bất kỳ chiến lược marketing nào, điều đầu tiên là bạn cần xác định mục tiêu cho chiến lược, dựa vào đó mà có kế hoạch cho từng giai đoạn triển khai để đạt được mục tiêu đặt ra.

Mục tiêu có thể là tăng nhận diện thương hiệu, tăng tương tác, xây dựng tệp khách hàng, thu thập dữ liệu khách hàng, tăng chuyển đổi,…

Bước 2: Phân tích thị trường

Dùng các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu để phân tích nhu cầu thị trường về lĩnh vực của mình để hiểu rõ chân dung khách hàng của bạn và nhắm đến mục tiêu đối tượng tiếp cận chính xác hơn. Cập nhật xu hướng mới, hành vi khách hàng.

Phân tích các nền tảng, chiến lược mà đối thủ đang triển khai, chọn lọc các kênh social cần triển khai. Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để tìm ra cơ hội cạnh tranh trong thị trường.

Bước 3: Lên kế hoạch và triển khai nội dung

Lên kế hoạch đăng bài, triển khai các chiến dịch đặc biệt, chương trình, sự kiện thu hút người dùng. Bạn có thể thảo và triển khai nội dung theo mô hình AIDA.

Nội dung là yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng. Để đạt hiệu quả tốt, bạn nên có kế hoạch đăng tải nội dung thường xuyên, đều đặn, chọn khung giờ đăng phù hợp với khung giờ hoạt động của người dùng để tăng khả năng tiếp cận. Nội dung yêu cầu phải chất lượng, sáng tạo, đa định dạng để không bị nhàm chán và đặc biệt nội dung cần mang lại những thông tin hữu ích với người dùng trong lĩnh vực của mình.

Bước 4: Tương tác và thu thập dữ liệu từ người dùng

Hãy lắng nghe những phản hồi của khách hàng để nhận biết được những điểm tốt cần phát huy và những điểm chưa tốt cần khắc phục của doanh nghiệp. Thường xuyên tương tác với người dùng bằng cách trả lời bình luận, tin nhắn và tham gia vào các cuộc thảo luận.

Thu thập dữ liệu người dùng bằng các công cụ hỗ trợ, quảng cáo lead hoặc các bài đăng chia sẻ tài nguyên bằng cách cung cấp email, thông tin cá nhân,… để triển khai các chiến lược marketing khác.

Bước 5: Theo dõi hiệu suất và cải thiện

Thường xuyên phân tích hiệu suất của chiến dịch trong quá trình thực hiện để theo dõi tiến độ triển khai và kết quả có đạt đúng với kế hoạch không. Trong quá trình triển khai và theo dõi kết quả, bạn cũng nên kết hợp với nghiên cứu thị trường, đối thủ và người dùng (Bước 2) để cải thiện chiến dịch đạt hiệu quả hơn vì xu hướng thị trường luôn thay đổi theo thời gian.

4. Kinh nghiệm triển khai hiệu quả

Một số kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được trong nhiều chiến lược triển khai thành công. Bạn có thể áp dụng để đạt hiệu quả cao cho chiến lược Social Media Marketing của mình nhé.

Xây dựng chiến lược

Hãy lên kế hoạch thật chi tiết, đảm bảo xác định được nhu cầu thị trường, đối thủ, đối tượng tiếp cận, chọn kênh triển khai và ngân sách phù hợp, thời gian triển khai cụ thể.

Nội dung sáng tạo

  • Thiết kế hình ảnh bắt mắt, thu hút người dùng bởi đây là yếu tố giữ chân người dùng khi lướt qua
  • Nên tập trung vào nội dung mang giá trị cho người dùng, sau đó mới đến quảng cáo sản phẩm hay kêu gọi hành động.
  • Sử dụng những câu chuyện để thu hút người dùng hoặc tổ chức các sự kiện, khuyến mãi hấp dẫn để thu hút nhiều khách hàng quan tâm.
  • Nếu có thể, hãy đầu tư vào những nội dung dạng video ngắn. Vì hành vi của người dùng thích thú hơn với nội dung ngắn gọn, dạng video. Hãy sáng tạo dung video thật cuốn hút, gây tò mò cho người dùng nhưng vẫn đảm bảo truyền tải hết nội dung chính.

Thời gian đăng bài

Hãy phân tích thời gian người dùng hoạt động nhiều trên các nền tảng mà bạn triển khai để có kế hoạch đăng bài, giúp tối ưu lượt tiếp cận và tương tác với người dùng. Bạn có thể tham khảo bài viết khung giờ đăng bài Facebook mà mình đã chia sẻ.

Chạy quảng cáo

Triển khai chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng social để mang lại kết quả nhanh chóng và tiếp cận mục tiêu chính xác hơn. Tuy nhiên, tùy vào ngân sách và mục tiêu triển khai mà bạn nên cân nhắc việc chạy quảng cáo. Ngoài ra, chạy quảng cáo đòi hỏi có kỹ năng, kiến thức chuyên môn, hiểu về nền tảng quảng cáo để tránh lãng phí ngân sách nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn.

Bạn có thể tham khảo khóa học quảng cáo Facebook Adsquảng cáo Google Ads từ cơ bản đến nâng cao tại IMTA. Khóa học đào tạo chuyên nghiệp giúp bạn xây dựng chiến lược, triển khai các chiến dịch thực tế ngay tại lớp và những kinh nghiệm tối ưu cho chiến dịch đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phân tích hiệu suất

Dùng các công cụ hỗ trợ phân tích của các kênh social hoặc công cụ bên thứ ba để theo dõi, đánh giá hiệu suất chiến dịch triển khai thường xuyên. Kết hợp phân tích thị trường, đối thủ để đưa ra những giải pháp cải thiện trong quá trình triển khai đảm bảo hiệu suất và đạt mục tiêu theo từng giai đoạn cụ thể.

5 Tổng kết

Social Media Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược digital marketing của các doanh nghiệp hiện đại. Với khả năng kết nối với khách hàng, tạo ra trải nghiệm tương tác và đo lường hiệu quả, tiếp thị truyền thông xã hội mang đến nhiều lợi ích cho các thương hiệu.

Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng của Social Media Marketing, các doanh nghiệp cần đầu tư vào chiến lược phù hợp, phát triển nội dung hấp dẫn, xây dựng cộng đồng vững mạnh và theo dõi hiệu suất liên tục. Việc thích nghi với sự thay đổi liên tục của môi trường trực tuyến và áp dụng những công nghệ mới là điều cần thiết để duy trì sự cạnh tranh và đạt được kết quả kinh doanh hiệu quả.