Rich Snippets là thuật ngữ dùng để chỉ các đoạn thông tin có cấu trúc mà SEOer có thể thêm vào trang của mình thông qua thẻ HTML. Những đoạn thông tin này giúp các công cụ tìm kiếm, như Google, hiểu rõ hơn về nội dung trên website, từ đó giúp làm nổi bật trang web trong kết quả tìm kiếm, giúp thu hút người dùng.

Vậy hãy cùng IMTA tìm hiểu về Rich Snippets là gì, và hướng dẫn cách sử dụng Rich Snippets tối ưu cho SEO website nhé.

Rich Snippets là gì?

Rich Snippets là các đoạn thông tin, các đoạn trích được Google lấy ra từ nội dung trên website để hiển thị dưới dạng một đoạn thông tin mở rộng trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Những đoạn trích này sẽ cho người xem cái nhìn tổng quan ngay lập tức về nội dung trang web, trước khi họ quyết định nhấp vào.

Rich Snippets
Rich Snippets

Rich Snippets thường bao gồm các thành phần cơ bản như: URL, tiêu đề (Title SEO), và mô tả ngắn gọn (Meta Description). Ngoài ra, chúng có thể chứa thông tin bổ sung như đánh giá xếp hạng (star ratings), thông tin về sản phẩm, công thức nấu ăn, sự kiện, sitelink,…

Rich Snippets không chỉ giúp công cụ tìm kiếm hiển thị đúng loại thông tin liên quan mà còn kích thích sự tò mò, tăng khả năng người dùng sẽ chọn click vào kết quả tìm kiếm web của bạn hơn.

Cách Rich Snippets hoạt động

Rich Snippets làm nổi bật kết quả tìm kiếm bằng cách thu hút người đọc với những thông tin gây tò mò, hoặc những đánh giá uy tín,… Ngoài ra, Rich Snippets còn giúp người đọc nhanh chóng trả lời thắc mắc nhanh chóng, tiếm kiệm thời gian để tìm được trang webs uy tín. Dưới đây là cách Rich Snippets hoạt động:

Triển khai dữ liệu có cấu trúc: Rich Snippets được kích hoạt thông qua việc thêm dữ liệu có cấu trúc (structured data) vào trang web. Dữ liệu có cấu trúc này thường được định dạng theo các chuẩn như Schema, Microdata, RDFa hoặc JSON-LD. Bằng cách sử dụng các định dạng này, bạn có thể mô tả nội dung trên trang của mình dưới dạng các thuộc tính cụ thể, chẳng hạn như sản phẩm, đánh giá, sự kiện, công thức nấu ăn, hoặc bài viết.

Công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu: Khi Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác thu thập dữ liệu (crawl) trang web của bạn, Google sẽ nhận ra và phân tích dữ liệu có cấu trúc đã được triển khai. Các công cụ tìm kiếm sử dụng thông tin này để hiểu rõ hơn về nội dung trang web của bạn và có thể quyết định hiển thị Rich Snippets trong kết quả tìm kiếm nếu thấy nội dung đó có giá trị đối với người dùng.

Sau khi công cụ tìm kiếm xử lý dữ liệu có cấu trúc, thông tin chi tiết như đánh giá xếp hạng, hình ảnh, giá sản phẩm, hoặc các thông tin liên quan khác có thể được hiển thị trực tiếp trong kết quả tìm kiếm.

Ví dụ dưới đây về Rich Snippets, khi bạn search từ khóa “iPhone 14” thì sẽ có các kết quả sau xuất hiện:

Ngoài các đoạn thông tin ngắn về iPhone 14, thì Rich Snippets giúp hiển thị trực tiếp giá tiền, lượt đánh giá, các phiên bản khác,… khiến cho kết quả hiển thị trực quan, đầy đủ thông tin ngay cho người dùng hơn, từ đó gia tăng tỉ lệ click vào website hơn.

Nhờ vào Rich Snippets, kết quả tìm kiếm của trang web sẽ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn so với các kết quả khác. Điều này không chỉ giúp tăng khả năng thu hút người dùng nhấp vào liên kết của bạn mà còn tạo ra sự khác biệt giữa trang web của bạn và đối thủ cạnh tranh.

Tầm quan trọng của Rich Snippets đối với SEO website

Rich Snippets đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện SEO của một trang web.

  • Làm nổi bật website của bạn hơn: Rich Snippets giúp trang web của bạn nổi bật hơn so với các kết quả tìm kiếm thông thường. Khi trang của bạn được hiển thị với các thông tin bổ sung như đánh giá, giá sản phẩm, hoặc sự kiện, người dùng có xu hướng bị thu hút hơn. Qua đó giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Khi người dùng thấy được thông tin hữu ích ngay trong kết quả tìm kiếm, họ có thể dễ dàng quyết định liệu trang web của bạn có đáp ứng nhu cầu của họ hay không. Điều này giúp giảm tỷ lệ thoát (bounce rate) vì người dùng có nhiều khả năng tìm thấy nội dung họ mong muốn khi truy cập vào trang.
  • Tăng cường độ tin cậy và uy tín: Rich Snippets thường bao gồm các yếu tố như đánh giá xếp hạng và nhận xét từ người dùng, giúp tạo dựng uy tín cho trang web của bạn. Khi người dùng thấy trang web của bạn được đánh giá cao hoặc có thông tin chi tiết rõ ràng, họ sẽ tin tưởng và chọn trang của bạn nhiều hơn.
  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung: Việc cung cấp dữ liệu có cấu trúc thông qua Rich Snippets giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng hiểu và lập chỉ mục nội dung của bạn một cách chính xác hơn. Giúp tăng khả năng xếp hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm cho các từ khóa liên quan.
  • Giúp tăng tỷ lệ click trên SERP: Hiện tại đa phần doanh nghiệp đều triển khai SEO, việc sử dụng Rich Snippets có thể là yếu tố quyết định giúp bạn vượt qua đối thủ. Khi tất cả các trang web đều tối ưu nội dung của mình, việc sử dụng Rich Snippets là một cách để thu hút sự chú ý của người dùng, gia tăng tỷ lệ click.
  • Giúp gián tiếp tăng thứ hạng trên SERP: Bởi tỷ lệ CTR được cải thiện mà qua đó khiến Google nhìn nhận rằng đây là trang web uy tín mà được nhiều người vào, giúp gián tiếp giúp thứ hạng website được tốt hơn

Những loại Rich Snippets phổ biến nhất

Rich Snippets là một trong những công cụ mạnh mẽ giúp website của bạn nổi bật trong kết quả tìm kiếm, cung cấp cho người dùng thông tin hữu ích ngay từ trang kết quả mà không cần phải click vào trang web. IMTA đào tạo SEO website đây là học phần mà học viên bắt buộc phải làm được để tối ưu Onpage SEO tốt hơn

Dưới đây là những loại Rich Snippets phổ biến nhất mà bạn nên biết và cân nhắc sử dụng cho website của mình:

1. Breadcrumb Snippet (Đoạn trích chỉ đường)

Đây là loại Rich Snippet hiển thị đường dẫn điều hướng (breadcrumb trail) của trang web, giúp người dùng hiểu rõ hơn về cấu trúc của trang web và dễ dàng điều hướng.

Breadcrumb snippet giúp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách giúp người dùngdễ dàng nhận ra vị trí hiện tại trên website và điều hướng đến các trang liên quan.

Ví dụ: Khi mình search iPhone 12 thì trên kết quả của 2 website có hiển thị breadcrumb như “Trang chủ > Apple > iPhone”.

Breadcrumb Snippet
Breadcrumb Snippet

2. Profile Page Snippet (Đoạn trích trang cá nhân)

Profile Page Snippet hiển thị thông tin chi tiết về một cá nhân, chẳng hạn như tên, nghề nghiệp, tiểu sử, liên kết đến trang web cá nhân hoặc mạng xã hội, và ảnh đại diện. Snippet này thường được sử dụng trên các trang web của cá nhân, doanh nghiệp hoặc các trang mạng xã hội.

Profile Page Snippet
Profile Page Snippet

Profile Page Snippet giúp người dùng nhanh chóng xem được thông tin quan trọng về một cá nhân hoặc chuyên gia mà họ đang tìm kiếm, đồng thời cung cấp các liên kết để kết nối hoặc tìm hiểu thêm.

Ví dụ: Nếu một người dùng tìm kiếm tên của một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, Profile Page Snippet sẽ hiển thị tên, chức danh, ảnh đại diện và một liên kết đến hồ sơ LinkedIn của người đó.

3. Article (Đoạn trích bài viết)

Article Snippet là loại Rich Snippet hiển thị thông tin về một bài viết hoặc blog, bao gồm tiêu đề, tác giả, ngày xuất bản, và một đoạn trích ngắn từ bài viết. Snippet này giúp người dùng có cái nhìn sơ lược về nội dung trước khi nhấp vào liên kết.

Article Snippet giúp tăng khả năng click vào bài viết bằng cách cung cấp thông tin ngắn gọn nhưng hấp dẫn, đặc biệt hữu ích cho các trang tin tức và blog.

Ví dụ: Một bài viết trên blog về cách chăm sóc cây cảnh có thể hiển thị tiêu đề bài viết, tên tác giả, ngày xuất bản và một đoạn tóm tắt ngắn gọn nội dung bài viết.

4. Review Snippet (Đoạn trích đánh giá)

Đây là một loại Rich Snippet hiển thị các đánh giá và xếp hạng từ người dùng về một sản phẩm, dịch vụ, hoặc doanh nghiệp. Nó thường bao gồm các sao (từ 1 đến 5) cùng với số lượng đánh giá đã có.

Review Snippet giúp tăng độ tin cậy và thu hút sự chú ý của người dùng khi họ nhìn thấy các đánh giá tích cực ngay trên kết quả tìm kiếm.

 Review Snippet
Review Snippet

Ví dụ: Nếu bạn thường tìm kiếm các sản phẩm thiết bị điện tử các thương hiẹu bạn, bạn sẽ để ý có Review Snippet. Như khi mình search “iPhone 15” thì bên dưới với đánh giá 4/5 sao với 18 đánh giá, thông tin này sẽ được hiển thị ngay trong kết quả tìm kiếm, tạo ấn tượng tích cực.

5. Product Snippet (Đoạn trích sản phẩm)

Đây là loại Rich Snippet được sử dụng phổ biến trên các trang thương mại điện tử, hiển thị thông tin chi tiết về sản phẩm như giá cả, tình trạng hàng (còn hàng hoặc hết hàng), và đánh giá.

Product Snippet giúp tăng khả năng bán hàng bằng cách cung cấp cho người dùng thông tin cần thiết ngay lập tức.

Product Snippet
Product Snippet

Ví dụ: Như ví dụ như hình trên, product snippet giúp hiển thị đoạn mô tả ngắn của tủ lạnh Samsung, gồm cả Rating, giá bán, và thông tin rằng sản phẩm đang còn hàng.

6. Recipe (Đoạn trích công thức nấu ăn)

Loại Rich Snippet này thường xuất hiện trên các trang web về ẩm thực và hiển thị chi tiết về một công thức nấu ăn, bao gồm hình ảnh, thời gian nấu, thành phần chính, và đánh giá.

Recipe Snippet giúp người dùng dễ dàng tìm thấy công thức phù hợp với nhu cầu của họ và tăng tỷ lệ click vào trang web.

Ví dụ: Một công thức nấu ăn cho món spaghetti bolognese có thể hiển thị thời gian nấu là 30 phút, kèm theo hình ảnh món ăn và đánh giá từ người dùng.

7. Event (Đoạn trích sự kiện)

Rich Snippet này cung cấp thông tin về các sự kiện sắp diễn ra, chẳng hạn như hội thảo, buổi hòa nhạc, hoặc chương trình truyền hình. Nó thường bao gồm ngày, giờ, địa điểm, và tên sự kiện.

Event Snippet giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và tham gia các sự kiện mà họ quan tâm, đồng thời tăng sự hiện diện trực tuyến của sự kiện.

Event Schema
Event Schema

Ví dụ: Một buổi hòa nhạc của một ban nhạc nổi tiếng có thể hiển thị ngày diễn, địa điểm tổ chức, và đường link để mua vé.

8. FAQ (Đoạn trích câu hỏi thường gặp)

Loại Rich Snippet này hiển thị các câu hỏi thường gặp cùng với câu trả lời ngay trong kết quả tìm kiếm. Nó thường được sử dụng trên các trang hỗ trợ hoặc blog.

FAQ Snippet cung cấp câu trả lời nhanh chóng cho người dùng và cải thiện trải nghiệm người dùng mà không cần họ phải click vào trang.

9. Video Snippet (Đoạn trích video)

Rich Snippet này hiển thị hình ảnh thu nhỏ (thumbnail) và thông tin về video, chẳng hạn như tiêu đề, ngày xuất bản và thời lượng. Nó thường được sử dụng trên các trang chia sẻ video hoặc blog có chứa nội dung video.
Video Snippet giúp tăng khả năng thu hút sự chú ý của người dùng bằng cách hiển thị video trực tiếp trong kết quả tìm kiếm.

Video Snippet
Video Snippet

Ví dụ: Một video hướng dẫn cách làm bánh có thể hiển thị thumbnail của video cùng với thời lượng là 5 phút.

Bạn cũng có thể dùng plugin Rank Math hoặc Yoast SEO để tạo loại Schema này

10. Organization Snippet (Đoạn trích thông tin tổ chức)

Loại Rich Snippet này cung cấp thông tin về một tổ chức hoặc doanh nghiệp, bao gồm tên, logo, địa chỉ, và số điện thoại liên hệ.

Organization giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin liên hệ của doanh nghiệp và tạo sự chuyên nghiệp trong mắt người dùng.

Organization Snippet
Organization Snippet

Ví dụ như trên, khi mình search về IMTA trên Google thì Organization giúp hiển thị thông tin về công ty IMTA, từ địa chỉ, thời gian mở cửa, số điệ thoại,…

Những lưu ý khi triển khai Rich Snippets

Khi triển khai dữ liệu có cấu trúc để kích hoạt Rich Snippets, cần cẩn thận và tuân thủ các quy tắc của Google và các công cụ tìm kiếm khác để tránh bị phạt. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Mô tả đúng nội dung: Dữ liệu có cấu trúc phải phản ánh đúng nội dung trên website bạn. Không nên thêm các thông tin sai lệch hoặc không liên quan chỉ để làm cho Rich Snippets của bạn trông hấp dẫn hơn.
  • Tránh spam: Đừng cố gắng lạm dụng hoặc spam bằng cách nhồi nhét từ khóa hoặc thông tin không chính xác. Google có thể phát hiện và phạt các trang web vi phạm.
  • Sử dụng đúng loại dữ liệu có cấu trúc: Google hỗ trợ nhiều loại dữ liệu có cấu trúc khác nhau như Product, Events, Article, và Breadcumb,… Bạn nên chú ý sử dụng đúng loại dữ liệu phù hợp với nội dung của bạn.
  • Tránh cung cấp thông tin sai lệch: Thông tin trong dữ liệu có cấu trúc phải khớp với nội dung thực tế trên trang. Việc cung cấp thông tin sai lệch để đánh lừa người dùng hoặc công cụ tìm kiếm có thể dẫn đến việc trang web của bạn bị phạt hoặc mất Rich Snippets.
  • Tránh các đánh giá tự tạo: Đánh giá và xếp hạng trên trang web phải đến từ người dùng thật, không nên tự tạo hoặc giả mạo đánh giá để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trông hấp dẫn hơn. Google có thể phạt nặng các trang web sử dụng đánh giá giả tạo.

Hướng dãn kiểm tra Rich Snippets trên website

Hiện tại có nhiều công cụ hỗ trợ kiểm tra Rich Snippets trên website miễn phí, trong đó mình hay sử dụng Rich Result Testing Tool. Đây là một công cụ miễn phí từ Google, giúp bạn kiểm tra xem trang web của mình có những Rich Snippet nào trên website, cũng như kiểm tra lỗi xem Rich Snippet nào còn sai. Để kiểm tra xem Rich Snippet trên website bạn, đầu tiên bạn cần truy cập vào Tool này:

Bước 1: Truy cập Rich Result Testing Tool: Đầu tiên, truy cập trang web của Google Rich Result Testing Tool bằng cách nhập URL sau vào trình duyệt: https://search.google.com/test/rich-results.

Bước 2: Nhập URL hoặc mã nguồn: Bạn có thể kiểm tra trang web bằng cách nhập URL của trang bạn muốn kiểm tra vào ô trống. Nếu bạn muốn kiểm tra mã nguồn HTML của trang, hãy chọn tab “Test Code” và dán mã HTML vào. Ở đây tool sẽ kiểm tra cấu trúc code bạn viêt có đúng forrmat, hay thiếu hay thừa ký tự nào không.

Bước 3: Chạy kiểm tra: Sau khi nhập URL hoặc mã nguồn, nhấn nút “Test URL” để bắt đầu quá trình kiểm tra.

Ở đây mình sẽ ví dụ test ngay website IMTA của mình. Sau khi bấm “Test URL” thì bạn đợi một lúc công cụ sẽ hiển thị kết quả.

Bước 4: Kiểm tra kết quả: Công cụ này sẽ tiến hành phân tích trang web của bạn và hiển thị kết quả. Kết quả sẽ cho biết trang của bạn có thể hiển thị dưới dạng Rich Results hay không. Nếu có vấn đề nào đó bị lỗi, công cụ sẽ liệt kê các lỗi cần khắc phục.

Như website mình hiện tại không có lỗi nào, các snippet đều tốt. Nếu website bạn có lỗi hãy click vào những lỗi đó, công cụ này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng lỗi để khắc phục.

Kết luận

Rich Snippets đóng giúp nâng cao khả năng hiển thị của website trên SERPs và tăng độ tin cậy từ người dùng. Khi website của bạn xuất hiện với những thông tin chi tiết và rõ ràng thông qua Rich Snippets, không chỉ giúp thu hút sự chú ý của người tìm kiếm mà còn tạo ra ấn tượng chuyên nghiệp cho thương hiệu.

Thông qua bài viết này, IMTA mong rằng bạn đã nắm được kiến thức cơ bản về Rich Snippets, hiểu rõ cách chúng hoạt động và tầm quan trọng của việc áp dụng Rich Snippet vào SEO của website.

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteRich Snippets là gì? Cách sử dụng Rich Snippets tối ưu SEO website