Google Trends là công cụ tìm kiếm xu hướng miễn phí từ Google. Công cụ này cho phép người dùng xem xu hướng và mức độ phổ biến của một từ khóa, tại một địa điểm, hoặc trong khoản thời gian nhất định. Từ đó giúp người dùng hiểu được xu hướng quan tâm của mọi người cho một chủ đề cụ thể.
Để hiểu rõ rõ hơn về công cụ Google Trends là gì, lợi ích cũng như cách sử dụng Google Trends sao cho hiệu quả, hãy theo dõi bài viết này cùng IMTA nhé.
Google Trends là gì?
Google Trends là một công cụ miễn phí từ Google, được ra mắt vào năm 2006, công cụ này hỗ trợ người dùng phân tích và so sánh xu hướng tìm kiếm của các từ khóa khác nhau trên nền tảng Google.
Với tính năng so sánh mức độ phổ biến của các từ khóa một cách trực quan trong một khoảng thời gian cụ thể, Google Trends không chỉ giúp người dùng nắm bắt được xu hướng tìm kiếm mà còn biết được mức độ quan tâm đối với các từ khóa ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Google Trends hiển thị số liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian thực, cho phép người dùng so sánh và đánh giá xu hướng các từ khóa theo từng quốc gia. Bằng cách này, người dùng có thể xác định chính xác thời điểm một từ khóa trở nên phổ biến hoặc khi nào từ khóa đó bắt đầu hạ nhiệt.
Ngoài ra, Google Trends còn phân tích theo khu vực địa lý, giúp người dùng xem được khu vực nào có sự quan tâm cao nhất đối với từ khóa đang nghiên cứu. Các tính năng này không chỉ giúp người dùng trong việc phân tích thị trường mà còn hỗ trợ tối ưu chiến lược quảng cáo theo vùng cụ thể.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Những hạng mục, chỉ số nổi bật của Google Trends
Google Trends cung cấp nhiều tính năng hữu ích giúp người dùng xem các xu hướng tìm kiếm và thông tin chi tiết liên quan đến từ khóa. Từ việc so sánh mức độ phổ biến của các từ khóa khác nhau đến xu hướng theo từng vùng địa lý, các từ khóa liên quan,…
Mức độ quan tâm theo thời gian (Interest Over Time)
Mục này cho phép người dùng xem xu hướng tìm kiếm của từ khóa trong khoảng thời gian nhất định, với biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm từ 0 đến 100, tương ứng với mức độ tìm kiếm cao nhất và thấp nhất.
Như ví dụ mình tìm xu hướng từ khóa “Khóa học SEO“ trong 30 ngày qua để xem mức độ quan tâm của người dùng trong 1 tháng như sao.
Đây là chỉ số quan trọng giúp người làm SEO xác định thời điểm nhu cầu tìm kiếm của người dùng tăng hoặc giảm, từ đó tối ưu nội dung và kế hoạch marketing theo mùa vụ.
Mức độ quan tâm theo khu vực (Interest by Region)
Google Trends cung cấp chỉ số mức độ quan tâm của từng từ khóa theo từng khu vực địa lý, cho phép bạn thấy rõ từ khóa nào đang phổ biến ở từng địa phương, quốc gia.
Ví dụ, từ khóa “du lịch biển” có thể có xu hướng tìm kiếm cao ở các tỉnh ven biển như Quy Nhơn, Hội An, Đà Nẵng,… vào mùa hè. Nhờ thông tin này, bạn có thể lên các chiến lược content và quảng cáo có thể được điều chỉnh cho từng khu vực, giúp tăng hiệu quả và khả năng tiếp cận cho nhóm khách hàng theo từng khu vực mục tiêu.
Chủ đề liên quan (Related Topics)
Đây là tính năng cung cấp danh sách các chủ đề khác có liên quan đến từ khóa chính, từ đó giúp mở rộng phạm vi nghiên cứu.
Những chủ đề này có thể là các xu hướng hoặc sản phẩm liên quan đang thu hút sự quan tâm của người dùng.
Chẳng hạn, nếu từ khóa chính là “smartphone”, chủ đề liên quan có thể bao gồm “phụ kiện điện thoại”, “ứng dụng di động”, hoặc “5G”. Điều này giúp bạn khai thác thêm nhiều nội dung liên quan để tăng cường tối ưu và đa dạng hóa nội dung website.
Từ khóa liên quan (Related Queries)
Bên cạnh chủ đề liên quan, Google Trends còn cung cấp danh sách từ khóa liên quan mà người dùng thường tìm kiếm cùng với từ khóa chính.
Bạn có thể sử dụng các từ khóa này để sử dụng để tối ưu nhằm mở rộng cụm từ khóa, hoặc chính từ từ khóa liên quan này để lên kế hoạch cho nội dung liên quan cùng chủ đề.
Ví dụ, khi tìm kiếm “giày chạy bộ”, từ khóa liên quan có thể bao gồm “giày chạy bộ tốt nhất” hoặc “giày chạy bộ giá rẻ”. Đây là những từ khóa bạn có thể sử dụng để có thể tạo thêm nội dung mới để đi thêm Internal Link, tối ưu SEO website cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Truy vấn thịnh hành (Trending Now)
Ở mục Truy vấn thịnh hành cho phép người dùng xem được những từ khóa và chủ đề nào đang “hot” trong một thời điểm nhất định. Các truy vấn này có thể được phân loại theo từng ngày, hoặc theo thời gian thực.
Bạn chỉ cần click vào tab “Trending Now” để xem những truy vấn hiện đang thinh hành tại Việt Nam.
Điều này cực kì hữu ích nếu bạn là nhà sáng tạo nội dung, cần cập nhật các xu hướng mới và tạo nội dung theo thời điểm trending để tối ưu khả năng hiển thị và thu hút lưu lượng truy cập.
So sánh từ khóa (Keyword Comparison)
Google Trends cho phép so sánh các từ khóa với nhau để xác định từ khóa nào có tiềm năng thu hút lưu lượng tốt hơn.
Người dùng có thể nhập tối đa 5 từ khóa để so sánh trên các hạng mục và chỉ số khác nhau như thời gian, khu vực địa lý, và mức độ quan tâm.
Ví dụ, khi so sánh “iPhone 15 Pro Max” với “iPhone 15 Pro Max Cũ” bạn có thể xác định từ khóa nào có xu hướng tìm kiếm tốt hơn và tối ưu nội dung để thu hút lượng truy cập cao hơn.
Lợi ích của Google Trends
Google Trends mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho người dùng, đặc biệt trong việc tối ưu chiến dịch quảng cáo và nắm bắt xu hướng thị trường. Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà công cụ này đem lại:
- Xác định và dự đoán xu hướng: Google Trends giúp bạn dễ dàng nắm bắt các kết quả nội dung, chủ đề đang thịnh hành ở phạm vị khu vực tùy chỉnh, cho phép bạn dự đoán sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, phạm vi của Google Trends còn trên phạm vi toàn cầu, nếu bạn là một content creator thì công cụ này cực hữu hiểu để bạn nghiên cứu những chủ đề đang hot tại từng khu vực khác nhau.
- Hiểu rõ hành vi người dùng: Công cụ này cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm và khu vực mà một từ khóa đang thu hút sự quan tâm. Cụ thể, khi bạn nhập một cụm từ tìm kiếm hoặc chủ đề, bạn sẽ biết được độ phổ biến theo nhân khẩu học, thời gian, vị trí… Đây là cơ sở để bạn phân tích, lên kế hoạch content để tối ưu từ khóa đến đúng đối tượng, đúng thời điểm mà họ có nhu cầu. Chẳng hạn, một công ty có thể sử dụng dữ liệu từ Google Trends để xác định khu vực có nhu cầu cao nhất cho sản phẩm/dịch vụ của mình, từ đó tối ưu chiến lược quảng cáo theo vùng địa lý cụ thể.
- Xây dựng từ khóa SEO: Google Trends là một công cụ hỗ trợ bạn tìm ra những từ khóa thịnh hành và phù hợp với website của mình. Đặc biệt một tính năng rất hay của công cụ này là bạn có thể so sánh độ phổ biến các cụm từ kiếm kiếm khác nhau, từ đó biết được cụm từ nào được quan tâm nhiều hơn. Bằng cách tập trung vào những từ khóa này, người dùng có thể tối ưu nội dung trên website, gia tăng organic traffic và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google.
- Xác định khu vực được ưa chuộng nhất: Dữ liệu trên Google Trends sẽ cho bạn biết thông tin về mức độ được quan tâm của từ khóa ở từng khu vực cụ thể. Chẳng hạn khi tìm kiếm từ khóa “iPhone 15” tại Việt Nam, kết quả tìm kiếm trả về những địa điểm cụ thể tìm kiếm từ khóa này nhiều nhất. Kết quả sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất tới nhỏ nhất.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Google Trends cũng có thể giúp bạn đánh giá đối thủ cạnh tranh qua các khoảng thời gian, vị trí địa lý, video,… hoặc đơn giản là nghiên cứu từ Google,… Tuy Google Trends không hẳn là một công cụ tìm kiếm tốt nhất, với số liệu không phải cập nhật chính xác đến từng số. Nhưng bạn vẫn có thể biết được mức độ quan tâm về sản phẩm/dịch vụ,… mà đối thủ cạnh tranh đang cung cấp.
- Hỗ trợ lập chiến lược quảng cáo: Bạn có thể tận dụng dữ liệu từ Google Trends để xác định thời gian và địa điểm phù hợp để chạy quảng cáo hoặc khuyến mãi. Chẳng hạn, bạn có thể tìm kiếm xu hướng tìm kiếm của từ khóa như “iPhone cũ” vào khoảng thời gian gần ra mắt dòng iPhone mới, từ đó chuẩn bị chiến dịch quảng cáo phù hợp để tăng doanh số.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng Google Trends?
Google Trends là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn hơn khi lên plan cho bất kì chiến dịch Marketing của mình. Tuy nhiên bạn cũng cần để ý khi sử dụng Google Trends.
- Dữ liệu chỉ mang tính tương đối: Google Trends cung cấp các chỉ số so sánh độ phổ biến của từ khóa dưới dạng tỷ lệ phần trăm từ 0 đến 100, thay vì cung cấp số liệu tìm kiếm cụ thể. Ví dụ, nếu từ khóa của bạn hiển thị với chỉ số 70 ở một khu vực, không có nghĩa là từ khóa đó được tìm kiếm 70 lần hay 70 người quan tâm, mà chỉ phản ánh mức độ phổ biến của từ khóa so với từ khóa khác.
- Không phải xu hướng tìm kiếm nào cũng phản ánh mức độ quan tâm thực tế: Người dùng tìm kiếm từ khóa không nhất thiết phải luôn có sự quan tâm sâu sắc đến chủ đề đó. Ví dụ, khi đọc một tin tức thời sự, người ta có thể tìm kiếm từ khóa liên quan để hiểu thêm thông tin, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có ý định mua sản phẩm hoặc có thể có những sự kiện tin tức, chiến dịch quảng cáo,… Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nguyên nhân đằng sau mỗi xu hướng tìm kiếm khi đánh giá xu hướng để chuẩn bị cho bất kì chiến dịch nào.
- Không phải từ khóa nào cũng hiển thị do lượng tìm kiếm thấp: Google Trends chỉ hiển thị các từ khóa có lượng tìm kiếm đạt mức tối thiểu để bảo đảm dữ liệu có độ tin cậy nhất định. Những từ khóa có tính chuyên môn có lượng tìm kiếm rất thấp hoặc ngôn ngữ địa phương có thể không hiển thị. Để khắc phục, bạn có thể kết hợp Google Trends với các công cụ nghiên cứu từ khóa khác như Google Keyword Planner để bổ sung các dữ liệu chi tiết hơn.
Cách sử dụng Google Trends để tăng hiệu quả SEO
Google Trends không chỉ giúp bạn xem được xu hướng tìm kiếm của người dùng để chuẩn bị trước được kế hoạch để bắt theo xu hướng mà còn tìm kiếm thị trường phù hợp cho các chiến dịch marketing của mình.
- Xác định từ khóa theo từng thời điểm: Google Trends giúp bạn xác định các từ khóa có tính mùa vụ, giúp bạn tối ưu chiến lược SEO hoặc quảng cáo theo từng giai đoạn cụ thể trong năm. Ví dụ, nếu bạn quản lí website bán điện thoại, bạn có thể nghiên cứu những tháng cuối năm hoặc gần ngày ra mắt điện thoại mới thì người dùng có xu hướng lên đời hoặc mua điện thoại cũ, từ đó bạn có thể tối ưu cho chiến dịch quảng cáo đúng thời điểm để đạt hiệu quả tối đa.
- So sánh từ khóa để chọn lựa từ khóa phù hợp: Công cụ này cho phép bạn so sánh trực tiếp tối đa 5 từ khóa với nhau để đánh giá mức độ phổ biến và độ cạnh tranh của chúng. Ví dụ, nếu bạn đang phân vân giữa “giày chạy bộ” và “giày thể thao”, Google Trends sẽ cho thấy từ khóa nào có xu hướng tăng trưởng ổn định hoặc có độ phổ biến cao hơn. Nhờ đó, bạn có thể chọn từ khóa tốt nhất cho chiến lược SEO của mình, giúp tăng khả năng thu hút lưu lượng truy cập chất lượng hơn.
- Tìm được chủ đề hot: Đối với những ai làm sáng tạo nội dung thì Google Trends là công cụ không thể bỏ qua. Ngoài việc cung cấp dữ liệu trực tiếp về các chủ đề đang “trendy” để các Content Creator nhanh chóng nắm bắt những nội dung mà người dùng quan tâm nhất. Thì việc làm nội dung xoay quanh các chủ đề này sẽ tăng khả năng tiếp cận người đọc và cải thiện lưu lượng truy cập. Ví dụ, nếu bạn đang làm video trên TikTok và Youtube, bạn có thể xem những nội dung nào được quan tâm, từ đó làm video về chủ đề đó, sẽ được nhiều traffic hơn, so với việc làm nội dung không có định hướng.
- Nghiên cứu kết quả tìm kiếm: Sử dụng Google Trends để nghiên cứu cách người dùng tìm kiếm từ khóa cụ thể giúp bạn tối ưu nội dung phù hợp. Điều này đặc biệt quan trong nếu bạn đang muốn tối ưu SEO Onpage, khi biết được mức độ quan tâm của người dùng qua thời gian, theo mùa, hoặc khu vực giúp bạn điều chỉnh chiến lược SEO linh hoạt.
- Nhắm đến khu vực phù hợp: Google Trends cho phép bạn xác định các khu vực có mức độ quan tâm cao với từ khóa cụ thể, giúp bạn tối ưu nội dung hướng đến đối tượng người đọc ở khu vực đó.
- Tìm ra nguyên nhân giảm lượng truy cập tự nhiên: Có rất nhiều nguyên dân khiến traffic giảm, có một trong những nguyên nhân chính đó là xu hướng tìm kiếm của người dùng thay đổi. Google Trends giúp bạn theo dõi xu hướng tìm kiếm theo thời gian, từ đó biết được từ khóa nào có xu hướng giảm. Nếu bạn thấy từ khóa chính đang giảm lưu lượng truy cập, bạn có thể phân tích nguyên nhân và cập nhật chiến lược content, chọn từ khóa thay thế phù hợp để cải thiện hiệu suất SEO. Ví dụ, nếu từ khóa “khóa học trực tuyến” giảm lượng tìm kiếm, bạn có thể chuyển sang quảng bá các từ khóa khác như “học online có chứng chỉ” để thu hút người dùng.
- Nắm bắt mức độ thịnh hành của từ khoá: Công cụ này giúp bạn đánh giá mức độ thịnh hành của các từ khóa, từ đó có thể chọn ra từ khóa có tiềm năng thu hút lưu lượng truy cập cao hơn. Nhờ vậy, nội dung được tối ưu sẽ dễ dàng tiếp cận người dùng hơn và gia tăng thứ hạng tìm kiếm. Chẳng hạn, nếu từ khóa “du lịch xanh” có xu hướng tăng, bạn có thể tối ưu nội dung về du lịch thân thiện với môi trường để thu hút thêm người dùng.
- Long-tail keywords trên Google Trends: Google Trends hỗ trợ tìm kiếm từ khóa dài (long-tail keywords) liên quan, vừa giúp bổ trợ cho từ khóa SEO chính, vừa giúp bạn tiếp cận đối tượng cụ thể hơn, giảm độ cạnh tranh và tăng cơ hội xếp hạng. Ví dụ, thay vì chỉ dùng từ khóa “giày chạy bộ,” bạn có thể sử dụng các từ khóa dài như “giày chạy bộ cho người mới bắt đầu” để nhắm đến những đối tượng tìm kiếm cụ thể và dễ đạt thứ hạng cao hơn.
- Kết hợp dữ liệu Google Trends với các công cụ khác: Google Trends hoạt động tốt khi kết hợp cùng các công cụ SEO khác như Google Keyword Planner, Ahrefs hoặc SEMrush để xem được toàn diện về xu hướng tìm kiếm. Bạn có thể sử dụng Google Trends để tìm các từ khóa xu hướng và dùng các công cụ khác để phân tích độ khó, lượng tìm kiếm và các yếu tố khác trước khi lên plan content hay tối ưu nội dung. Qua đó sẽ giúp bạn có chiến lược SEO chính xác và hiệu quả hơn, đảm bảo sự tối ưu toàn diện cho website.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật thông tin về chủ đề Google Trends là gì, tác dụng của công cụ này và cách tận dụng Google trends để tối ưu hiệu quả trong SEO website. IMTA hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ này, cũng như sử dụng để tối ưu cho chiến lược Marketing của mình. Chúc bạn SEO thành công.