Đối với những bạn mới thì Footprint có thể là một khái niệm còn xa lạ, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng thứ hạng website. Một số quan điểm cho rằng để lộ footprint có thể khiến website bị Google phạt, làm ảnh hưởng đến thứ hạng SEO. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ footprint trong SEO là gì và cách sử dụng để tăng sức mạnh cho website.
Vậy footprint thực sự là gì, có tác động ra sao, và làm thế nào để tận dụng mà không gây rủi ro? Hãy cùng IMTA tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
Footprint trong SEO là gì?
Footprint trong SEO là những dấu vết kỹ thuật số mà website để lại trên Internet, phản ánh sự hiện diện của website bạn trên các nền tảng trực tuyến khác. Đây có thể là những yếu tố như cấu trúc backlink, IP hosting, nội dung trùng lặp, hoặc các dấu hiệu khác cho thấy có một chiến lược SEO đang được triển khai có hệ thống.
Nếu footprint quá rõ ràng, đặc biệt khi áp dụng các phương pháp SEO mũ đen như hệ thống backlink spam hoặc website vệ tinh,… Google có thể phát hiện ra và xem website bạn đang cố tình thao túng. Điều này có thể khiến Google xem website bạn đang có dấu hiệu xấu, dẫn đến các hình phạt như giảm thứ hạng hoặc thậm chí loại bỏ trang web khỏi SERP.
Ví dụ, khi bạn làm SEO offpage, nếu website bạn sử dụng hàng loạt backlink từ cùng một hệ thống site vệ tinh với đặc điểm trùng lặp về IP, trùng lặp nội dung hoặc anchor text, Google có thể nhận diện mô hình này như một dấu chân (footprint) không tự nhiên. Khi đó, thuật toán của Google sẽ xem đây là hành vi thao túng thứ hạng và có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Vì vậy, bạn nên chú ý kiểm soát footprint trong SEO, nhằm tránh bị Google đánh giá là đang thao túng, spam, từ đó đảm bảo chiến lược SEO được thực hiện một cách tự nhiên, bền vững.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Footprint xấu trong SEO là gì?
Footprint xấu trong SEO là “dấu chân” mà Google hoặc các công cụ tìm kiếm có thể phát hiện, cho thấy một website đang sử dụng kỹ thuật SEO không tự nhiên hoặc vi phạm nguyên tắc của Google. Khi các footprint này bị lộ, website bạn có thể bị đánh giá thấp hoặc thậm chí bị phạt.
Các dạng footprint xấu phổ biến trong SEO:
- Hệ thống backlink kém chất lượng: ví dụ khi website bạn có quá nhiều backlink từ các trang PBN (Private Blog Network), Google có thể phát hiện có hàng trăm backlink từ các trang có cùng IP hoặc nội dung trùng lặp với nhau, khiến Google nghi ngờ và giảm giá trị của các liên kết này.
- Sử dụng Anchor Text tối ưu quá mức: Ví dụ khi bạn xây dựng tất cả backlink đều có chung anchor text chứa từ khóa giống hệt nhau thay vì đi anchor text một cách tự nhiên, cộng thêm các dấu hiệu khác, Google có thể coi đây là dấu hiệu thao túng thứ hạng.
- Spam nội dung trên nhiều trang khác nhau: khi xây dựng backlink, PBN,… thì spam nội dung giống nhau gần như trên nhiều trang, Google có thể để ý nếu cùng một địa chỉ IP và content lại giống nhau thì có thể bị coi là duplicate content, cố tình thao túng, từ đó sẽ bị phạt làm giảm giá trị SEO.
Ví dụ: Một bài viết được đăng y nguyên trên 50 website khác nhau. - Quá nhiều liên kết từ website có cùng IP hoặc hosting: Nếu tất cả backlink bạn xây dựng đều đến từ các trang trên cùng một IP hoặc hosting, Google có thể nghi ngờ và giảm giá trị của các liên kết này.
- Dấu hiệu của website tự động tạo nội dung (Auto-generated content): Sử dụng tool Ai để tạo nội dung hàng loạt, đăng hàng ngàn bài viết có cấu trúc gần giống nhau, giọng văn không tự nhiên, không có sự chỉnh sửa nào, làm cho nội dung kém tự nhiên và dễ bị Google đánh giá thấp.
Footprint tốt trong SEO là gì?
Footprint tốt trong SEO là những dấu vết mà Google nhận diện như các tín hiệu tự nhiên, giúp tăng độ uy tín và giá trị của website mà không gây nghi ngờ về việc thao túng thuật toán. Khi website có footprint tốt, Google đánh giá cao và có thể cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Các dạng footprint tốt trong SEO
- Backlink đến từ các website uy tín, đa dạng nguồn: Các liên kết từ những trang website uy tín, có thẩm quyền cao giúp tăng độ uy tín cho website, cũng như Google đánh giá cao hơn nội dung của bạn.
- Anchor text tự nhiên, đa dạng: Không sử dụng một loại anchor text cố định, mà kết hợp từ khóa chính, từ khóa phụ và anchor thương hiệu. Đi đều, đa dạng, thay vì chỉ tập trung vào từ khóa chính xác.
- Nội dung hữu ích và có giá trị với người dùng: Google đánh giá cao nội dung duy nhất, không sao chép, và phải giải quyết được vấn đề cho người dùng.
- Liên kết nội bộ hợp lý, giúp điều hướng tốt: Sử dụng internal link một cách tự nhiên, giúp người đọc dễ dàng điều hướng, tìm kiếm thêm thông tin liên quan mà không bị spam.
- Đi Backlink tự nhiên, không spam: Google luôn biết nếu website bạn có cố tình spam backlink hay không. Vì vậy khi xây dựng liên kết đến từ nhiều nguồn khác nhau thay vì chỉ tập trung vào một nhóm website có chung IP hosting.
- Sử dụng các nền tảng khác nhau để đa dạng hóa dấu vết SEO: Website có sự hiện diện tự nhiên trên nhiều nền tảng, không chỉ trên website mà còn trên mạng xã hội, forum, YouTube,… Ví dụ: Một bài viết trên website bạn có thể đi entity trên các kênh YouTube, fanpage Facebook hoặc Linkedin,… để tăng độ tin cậy.
- Tương tác thực sự từ người dùng (Traffic tự nhiên, bình luận, chia sẻ): Google đánh giá cao những trang có người dùng thực sự tương tác, thay vì chỉ có traffic ảo hoặc spam bình luận.
Dấu hiệu để nhận biết website bạn đã bị dính Footprint
Google có nhiều thuật toán quan trọng nhằm xếp hạng các website trên SERP một cách công bằng, trong đó Footprint là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến thứ hạng website. Nếu bị Google phát hiện dấu vết Footprint, website bạn có thể bị deindex, giảm thứ hạng nghiêm trọng hoặc chịu các hình phạt khác. Vì vậy, nhận biết các dấu hiệu Footprint để nhằm tránh mắc sai lầm không đáng có.
- Backlink đến từ các website sử dụng cùng một nhà cung cấp hosting: Nếu nhiều trang web đặt trên cùng một máy chủ và liên kết với nhau, Google có thể dễ dàng phát hiện ra thông qua cùng IP. Chẳng hạn, nếu có 10 website cùng dùng một hosting và trỏ backlink qua lại, thuật toán của Google sẽ nhận diện đây là một hệ thống liên kết nhân tạo nhằm thao túng backlink.
- Backlink từ các website có địa chỉ IP trùng lặp bất thường: Tương tự khi các trang web vệ tinh PBN được tạo trên cùng một hosting và liên kết qua lại, Google có thể xem đây là một hệ thống liên kết không tự nhiên. Điều này thường phổ biến ở các đơn vị Agency cung cấp Backlink,… nếu bạn lựa chọn không cẩn thận có thể dẫn đến việc website bạn bị Google để ý và đánh giá thấp hoặc bị phạt.
- Anchor text lặp lại quá nhiều: Nếu tất cả backlink trỏ về website bạn và đều sử dụng cùng một anchor text, ví dụ cả 100 Backlink đều dùng chung Anchor “dịch vụ SEO uy tín”, Google có thể coi đây là dấu hiệu spam từ khóa quá mức, thao túng, từ đó sẽ làm giảm độ tin cậy của trang web.
- Nhiều website có cùng giao diện và code giống nhau: Khi có nhiều trang web sử dụng cùng một mẫu giao diện nhìn hao hao giống nhau hoặc chung mã code, Google có thể nhận diện rằng những trang này không được tạo ra để phục vụ người dùng mà nhằm mục đích khác, chẳng hạn như thao túng thứ hạng. Nếu một trong số các website này bị đánh dấu footprint, các trang còn lại cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Website có cùng thông tin hay mail đăng ký chủ sở hữu: Nếu nhiều trang web có thông tin chủ sở hữu giống nhau, Google có thể suy luận rằng chúng thuộc cùng một hệ thống liên kết, làm tăng nguy cơ bị đánh dấu footprint.
Việc kiểm soát footprint là rất quan trọng, đặc biệt là đối với hệ thống site vệ tinh. Nếu không cẩn thận, website có thể bị Google phạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược SEO.
Những án phạt của Google khi phát hiện Footprint
Google có những hình phạt đối với những website cố tình vi phạm nguyên tắc do để lại dấu vết Footprint. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp mà các mức độ xử phạt có thể khác nhau, cụ thể như sau:
- Hình phạt nhẹ – Mất giá trị backlink: Nếu Google phát hiện các liên kết đi không tự nhiên để lộ footprint, Google có thể vô hiệu hóa hoặc giảm giá trị của các backlink đó. Đồng nghĩa với việc các liên kết mà bạn đã xây dựng đó sẽ không còn tác động đến thứ hạng của website, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả của chiến lược SEO. Đây cũng có thể được xem như một lời cảnh báo, nhắc nhở các quản trị viên website cần điều chỉnh phương pháp xây dựng liên kết của mình để tránh vi phạm tiếp theo.
- Hình phạt trung bình – Giới hạn xếp hạng website: Đối với những án phạt nặng hơn, Google có thể hạn chế thứ hạng của website trong một khoảng thời gian nhất định. Dẫn đến việc dù bạn có tối ưu nội dung website hay đi thêm backlink cũng không thể tăng thứ hạng tìm kiếm. Để khắc phục, bạn cần rà soát và điều chỉnh toàn bộ hệ thống backlink, bao gồm xóa bỏ các backlink kém chất lượng, tối ưu nội dung và đảm bảo rằng các trang web liên kết đến nhau một cách tự nhiên. Quá trình này không chỉ tốn thời gian mà còn chờ một khoản thời gian sau khi bị phạt, Google cập nhật lại để khôi phục lại độ uy tín của website.
- Hình phạt nặng nhất – cả hệ thống website bạn sẽ bị deindex: Trong trường hợp Google xác định website bạn đã sử dụng nhiều thủ thuật để lộ footprint nhằm chỉ để thao túng thứ hạng tìm kiếm, trong trường hợp nặng nhất thì cả hệ thống website bạn sẽ bị Google loại khỏi SERP, như vậy là mọi công sức đầu tư của bạn sẽ trở thành công cốc. Nếu bị rơi vào tình huống này, rất khó để khôi phục và bạn có thể phải xây dựng lại hệ thống SEO từ đầu.
Hướng dẫn bạn cách sử dụng Footprint hiệu quả nhất
Khi tìm hiểu về Footprint, nhiều người ban đầu có thể cho rằng Footprint là một điều gì đó tiêu cực trong mắt Google, cần tránh hoàn toàn để không “để lộ dấu chân” gây ảnh hưởng đến website. Tuy nhiên, trên thực tế, tùy trường hợp mà Footprint không chỉ mang lại rủi ro mà còn có những lợi ích riêng, nếu bạn biết cách tận dụng đúng cách, thì bạn có thể biến nó thành công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả.
Trường hợp nào bạn cần sử dụng Footprint
Thông thường, các SEOer thường tìm cách giảm thiểu hoặc loại bỏ Footprint để tránh bị Google phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến website. Nhưng trong một số trường hợp, bạn lại cần Google nhận diện và xác thực những thông tin mà bạn đang cố gắng thực hiện. Đây là lúc Footprint đóng vai trò quan trọng.
Ví dụ, khi bạn muốn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, bạn cần khai báo thông tin thương hiệu, website trên Google My Business, Google Maps,… thì cần phải đảm bảo sự nhất quán trong thông tin như địa chỉ, số điện thoại, tên doanh nghiệp,… Điều này bao gồm:
- Đăng ký tên miền và tạo website với đầy đủ thông tin doanh nghiệp như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, lĩnh vực hoạt động.
- Tạo các tài khoản mạng xã hội và sử dụng cùng một bộ thông tin để tăng độ nhất quán.
- Liên kết giữa các web chính với các mạng xã hội và các nền tảng khác nhau.
Khi cung cấp những thông tin và nội dung giống nhau như thế, thì chắc chắn Google sẽ phát hiện ra điều bất thường, điều này có nghĩa bạn đang cố tình để lại một Footprint cho Google xem. Lúc này mặc dù tài khoản của bạn bị đánh Google để ý, nhưng đó lại là điều tốt vì lúc này Google đã nhận dạng tài khoản và những thông tin đăng ký rằng các tài khoản mạng xã hội, website,… và các thông tin thương hiệu này thuộc tổ chức/doanh nghiệp, từ đó giúp Google hiểu doanh nghiệp bạn là 1 thực thể duy nhất
Những lợi ích khi sử dụng Footprint đúng cách:
- Cải thiện SEO Local: Nếu thông tin địa chỉ doanh nghiệp xuất hiện nhất quán trên nhiều nền tảng, Google có thể tối ưu để hiển thị doanh nghiệp của bạn trên Google Maps, giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng địa phương.
- Tăng cường nhận diện thương hiệu: Khi tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ và các thông tin quan trọng khác được xuất hiện nhiều lần trên các kết quả tìm kiếm, thương hiệu của bạn sẽ trở nên đáng tin cậy hơn.
- Tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tự nhiên: Google ưu tiên hiển thị các thông tin doanh nghiệp đáng tin cậy trong kết quả tìm kiếm thay vì các trang giả mạo.
Tóm lại, thay vì chỉ tập trung vào việc tránh Footprint, bạn nên hiểu cách sử dụng nó một cách hợp lý. Khi được áp dụng đúng cách, Footprint có thể trở thành một công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả, giúp website của bạn đạt được thứ hạng cao hơn và tăng độ uy tín cho thương hiệu của mình.
Trường hợp cần tránh Footprint
Khi làm SEO thì không ai muốn website mình bị Google phát hiện phạt vì Footprint cả. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng các kỹ thuật SEO đen hoặc cố tình thao túng thứ hạng tìm kiếm, khả năng cao bạn sẽ bị Google nhận diện và phạt là rất cao.
Ví dụ khi bạn xây dựng hệ thống site vệ tinh nhằm mục đích tạo backlink cho site chính. Khi thực hiện chiến lược này, bạn có thể xây dựng nhiều website nhỏ, đăng tải nội dung trên đó rồi liên kết trở lại trang chính để tăng sức mạnh SEO. Tuy nhiên, nếu Google phát hiện ra dấu hiệu bạn đi link không tự nhiên, spam,…, thì không những các backlink này mất đi giá trị mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến SEO tổng thể của website chính.
Các hình phạt từ Google khi phát hiện Footprint:
- Nhẹ thì Google giảm giá trị backlink, hiểu đơn giản thì Google chỉ bỏ qua các backlink đến từ hệ thống site vệ tinh hoặc những liên kết bị nghi ngờ không tự nhiên. Có nghĩa là các backlink bạn tạo ra sẽ không còn giúp cho SEO thứ hạng website. Mức phạt này như một lời cảnh báo, nhắc nhở bạn rằng Google đã phát hiện ra dấu hiệu không minh bạch trong chiến lược SEO của bạn.
- Nếu nặng hơn thì khi Google đã xác định rằng hệ thống của bạn có dấu hiệu thao túng rõ ràng, thì lúc đó trang web chính của bạn có thể bị hạn chế tăng thứ hạng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, bạn buộc phải rà soát, điều chỉnh lại hệ thống và khắc phục các lỗi vi phạm để có thể lấy lại thứ hạng trên SERP. Quá trình khắc phục có thể mất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt nếu hệ thống của bạn có nhiều dấu hiệu Footprint gây hại.
- Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, Google có thể cho tụt top hàng loạt từ khóa, khiến cho mọi công sức, thời gian và tài nguyên đầu tư vào hệ thống vệ tinh sẽ trở nên vô nghĩa. Khi đó, không chỉ website chính bị ảnh hưởng mà toàn bộ chiến lược SEO của bạn cũng sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng.
Để tránh rơi vào tình trạng bị Google xử phạt, ngay từ đầu bạn cần xây dựng hệ thống site vệ tinh một cách tự nhiên
- Không sử dụng chung IP hoặc hosting cho toàn bộ hệ thống website.
- Tạo nội dung đa dạng, hữu ích thay vì chỉ tập trung vào việc đặt backlink.
- Không sử dụng anchor text trùng lặp quá nhiều trong các backlink.
- Phân bổ backlink một cách hợp lý thay vì đột ngột tạo quá nhiều liên kết.
Kết luận
Footprint có thể trở thành con dao hai lưỡi trong SEO, bởi nếu không kiểm soát tốt, nó có thể khiến website của bạn bị Google phạt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thứ hạng tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tận dụng hợp lý, bạn vẫn có thể xây dựng hệ thống backlink hiệu quả mà không để lại dấu vết gây hại. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ cách hoạt động của Google, tránh những sai lầm phổ biến và áp dụng vào chiến lược SEO một cách tự nhiên, bền vững.
Nếu bạn muốn nắm vững các kỹ thuật SEO chuyên sâu và tránh những rủi ro như Footprint, bạn có thể tham khảo khóa học SEO tại IMTA. Khóa học SEO tổng thể sẽ giúp bạn có lộ trình học bài bản, áp dụng SEO đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất. Tham khảo ngay khóa học tại đây để nâng cao kỹ năng SEO và đưa website lên top Google một cách bền vững!