Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao khách hàng khi vào website hay xem quảng cáo của bạn mà chẳng chịu nhấp mua hàng hay đăng ký? Có thể bạn đang thiếu một yếu tố quan trọng đó là CTA trong Marketing! Vậy CTA là gì mà những người làm Marketing nào cũng nhắc đến? CTA chính là phương pháp cực kì hiệu quả, kích thích người dùng nhanh chóng thực hiện hành động trên website, quảng cáo của bạn để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong bài viết này, IMTA sẽ giải thích rõ ràng khái niệm về CTA, kèm với cách áp dụng thực tế trên chính các chiến dịch Marketing của bạn để tăng chuyển đổi dễ dàng nhé.
CTA là gì?
CTA, hay còn gọi là Call to Action, là thuật ngữ trong marketing dùng để chỉ “lời kêu gọi hành động” – một yếu tố quan trọng thúc đẩy người dùng thực hiện một hành động cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn. CTA có thể là một câu văn, một nút bấm hoặc hình ảnh được thiết kế để hướng dẫn khách hàng tiềm năng hành động ngay lập tức, như “Mua ngay”, “Đăng ký miễn phí”, “Tìm hiểu thêm” hay “Liên hệ tư vấn”,… Trong chiến lược marketing, CTA còn hướng dẫn người dùng thực hiện bước tiếp theo trong hành trình mua hàng, giữ họ tập trung để chuyển đổi.
Ví dụ, trên một website bán hàng, bạn có thể thấy các nút như “Mua ngay” hay “Thêm vào giỏ hàng” – đó chính là một dạng CTA đơn giản nhưng hiệu quả. Tương tự, trong email marketing, dòng chữ “Nhận ưu đãi ngay hôm nay” cũng là cách kêu gọi người đọc nhấp vào để nhận lợi ích.
Điểm đặc biệt của CTA nằm ở khả năng chuyển đổi khách hàng, khiến khách hàng chuyển từ trạng thái thụ động (chỉ xem thông tin) sang chủ động (thực hiện hành động cụ thể). Không chỉ dừng lại ở việc tăng tương tác, một CTA được thiết kế tốt còn góp phần cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh như tăng doanh số, giúp thu thập thông tin khách hàng hay xây dựng danh sách email.
Hiện nay thì CTA không chỉ đơn giản là các đoạn văn bản nhỏ, mà còn được thể hiện qua như nút bấm nổi bật, banner động hoặc thậm chí là video ngắn. Dù ở dạng nào, mục tiêu cốt lõi của CTA vẫn là thu hút sự chú ý và kích thích phản ứng từ người dùng.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
Tại sao CTA quan trọng trong Marketing?
CTA (Call to Action) không chỉ là một cụm từ hay nút bấmhay một đường link, mà còn là “chất xúc tác”để chuyển đổi khách hàng từ người xem thụ động thành người hành động thực sự.
Trước hết, CTA giúp định hướng hành vi của khách hàng một cách rõ ràng. Khi đối mặt với lượng thông tin khổng lồ trên website, email hay quảng cáo, khách hàng thường cảm thấy bối rối không biết phải làm gì tiếp theo. Một CTA mạnh mẽ, chỉ rõ hành động tiếp theo choi người dùng luôn như “Đăng ký ngay” hoặc “Nhận ưu đãi hôm nay” sẽ đóng vai trò như kim chỉ nam, dẫn dắt họ đến bước tiếp theo trong hành trình mua sắm (Customer journey). Nếu không có CTA, tỉ lệ khách hàng rời đi mà không thực hiện bất kỳ hành động nào – hay còn gọi là tăng tỷ lệ thoát trang (bounce rate) – sẽ cao hơn rất nhiều.
Thứ hai, CTA còn là công cụ trực tiếp thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), yếu tố sống còn của mọi chiến dịch marketing. Thử tưởng tượng bạn đầu tư thời gian và tiền bạc để lên chiến dịch, tạo ra nội dung hấp dẫn, nhưng không có lời kêu gọi hành động cụ thể, khách hàng tiềm năng sẽ chỉ dừng lại ở việc “thích” mà không mua hàng hay đăng ký. Chẳng hạn, một nút “Mua ngay” nổi bật trên trang sản phẩm có thể tăng khả năng khách hàng hoàn tất hành động có thể gấp đôi so với việc để họ tự tìm cách đặt hàng. Đây chính là cách CTA biến traffic thành doanh thu thực tế.
Ngoài ra, CTA còn giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả chiến dịch một cách chính xác. Mỗi lần khách hàng nhấp vào CTA – dù là để tải tài liệu, điền form hay mua sản phẩm – đều cung cấp dữ liệu giá trị như tỷ lệ nhấp chuột (CTR) hay số lượng chuyển đổi. Những con số này cho phép bạn đánh giá xem nội dung và chiến dịch của mình có đang đi đúng hướng hay cần tối ưu điều chỉnh gì hay không.
Cuối cùng, CTA tạo cảm giác cấp bách và khơi gợi động lực hành động ngay lập tức. Trong thị trường mọi ngành nghề đều cạnh tranh khốc liệt ngày nay, khách hàng dễ bị phân tâm và so sánh bởi vô số lựa chọn khác. Một CTA được thiết kế khéo léo và cấp bách như “Chỉ còn 24 giờ để nhận ưu đãi!” không chỉ kích thích tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) mà còn thúc đẩy họ ra quyết định nhanh chóng, thay vì trì hoãn hoặc quên mất thương hiệu của bạn.
Tóm lại, CTA quan trọng trong marketing vì nó không chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, mà còn là “vũ khí” giúp tối ưu hiệu quả chiến dịch, từ việc giữ chân người dùng, tăng doanh số đến đo lường thành công.
Các loại CTA phổ biến trong Marketing hiện nay
CTA (Call to Action) không chỉ đơn thuần là lời kêu gọi hành động mà còn là công cụ linh hoạt, được thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với mục tiêu marketing và tâm lý khách hàng. Tùy thuộc vào chiến dịch, sản phẩm hay dịch vụ, các loại CTA sẽ thay đổi để tối ưu hóa hiệu quả thu hút và chuyển đổi. Dưới đây là những loại CTA phổ biến nhất trong marketing hiện nay, được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi để đạt được mục tiêu kinh doanh.
- CTA sáng tạo (Creative CTA): Đây là loại CTA không tuân theo các quy tắc thông thường, tập trung vào việc tạo ra sự thú vị để khơi gợi sự tò mò để thu hút người dùng thông qua thông điệp mới lạ hay là cách trình bày mới lạ. Ví dụ, thay vì dùng “Tìm hiểu thêm”, một CTA có thể thay đổi bằng “Xem ngay trước trước khi hết hạn khuyến mãi trong 24h”. Loại CTA này thường xuất hiện trong các chiến dịch sáng tạo, quảng cáo nội dung đánh vào tâm lý khách hàng nhanh chóng mua hàng, CTA vừa muốn gây ấn tượng mạnh vừa tạo sự khác biệt so với đối thủ.
- CTA khẩn cấp (Urgency CTA): Loại CTA này dùng để tận dụng tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO – Fear of Missing Out) để thúc đẩy khách hàng hành động ngay lập tức. Như ví dụ ở trên thì “Chỉ còn 24 giờ để nhận ưu đãi!” hoặc “Số lượng có hạn – Đặt ngay!” ,… CTA khẩn cấp thường được sử dụng trong các chương trình khuyến mãi, flash sale hoặc khi doanh nghiệp muốn đẩy nhanh quyết định mua hàng, đặc biệt hiệu quả trên website thương mại điện tử và Email Marketing.
- CTA nhấn mạnh lợi ích (Benefit-Driven CTA): Đây là loại CTA tập trung vào giá trị mà khách hàng sẽ nhận được khi thực hiện hành động. Thay vì chỉ kêu gọi chung chung như “Click ngay” hay “Mua ngay”, CTA mà cụ thể hóa lợi ích để tăng tính thuyết phục, chẳng hạn như “Đăng ký ngay để nhận ebook miễn phí” hoặc “Tiết kiệm 30% khi mua hôm nay” sẽ thúc đẩy người dùng nhanh chóng hành động. Loại CTA này rất phổ biến trong content marketing và các quảng cáo trả phí Facebooks Ads hay các sàn thương mại điện tử, ví dụ khi doanh nghiệp bạn muốn làm kích thích, rõ lý do tại sao khách hàng nên nhấp chuột.
- CTA khơi gợi tò mò (Curiosity CTA): Loại CTA này đánh vào sự tò mò của khách hàng, khiến họ muốn xem thêm mà không cảm thấy bị ép buộc. Ví dụ, “Bạn có đang bỏ lỡ cơ hội này?” hoặc “Xem ngay phần tiếp theo”,… thường được dùng trong các bài blog, video hoặc chiến dịch quảng cáo mua hàng,.. CTA khơi gợi tò mò phù hợp khi mục tiêu là tăng lượt tương tác hoặc dẫn dắt khách hàng vào sâu hơn trong phễu marketing.
- CTA đơn giản và trực tiếp (Direct CTA): Đây là dạng CTA cơ bản nhất cũng được sử dụng nhiều nhất. CTA này thường sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng để hướng dẫn người dùng nhanh chóng hành động. Các cụm từ như “Mua ngay”, “Đặt hàng”, “Liên hệ” là ví dụ mà bạn thường gặp nhiều nhất. Direct CTA này thường xuất hiện trên các nút bấm ở trang sản phẩm, landing page hoặc quảng cáo Google Ads, loại CTA này thường được dùng khi các doanh nghiệp muốn khách hàng thực hiện hành động nhanh chóng mà không cần suy nghĩ nhiều.
- CTA xã hội (Social Proof CTA): Loại CTA này kết hợp với các nút share, click vào mạng xã hội để tăng độ tin cậy, chẳng hạn như “Tham gia cùng 10.000 khách trên Facebook” hoặc “Xem đánh giá từ người dùng khác”. Nó tận dụng tâm lý đám đông giúp tăng độ uy tín thương hiệu. CTA Social thường được thấy trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu hoặc khi quảng bá sản phẩm uy tín đã có trên thị trường.
Cách hoạt động của CTA trong chiến dịch Marketing
CTA (Call to Action) không chỉ là một dòng văn bản ngắn để lời kêu gọi hành động mà còn là một công cụ chiến lược cho các doanh nghiệp, để thúc đẩy khách hàng tiềm năng thực hiện những bước hành động cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn.
- Điều hướng người dùng một cách rõ ràng: CTA tập trung vào việc cung cấp cho người dùng hướng dẫn trực tiếp, giúp khách hàng hiểu rõ họ cần làm gì sau khi đã tiếp nhận thông tin từ chiến dịch Marketing của bạn. Khi khách hàng lướt và đọc những nội dung, ví dụ qua một bài viết, quảng cáo hay email, họ thường rơi vào trạng thái “không biết làm gì tiếp theo” nếu thiếu sự chỉ dẫn. Một CTA đơn giản như “Nhấn vào đây để nhận ưu đãi” hoặc “Thêm vào giỏ hàng ngay” sẽ đóng vai trò như một hướng dẫn để chỉ người đọc nên làm gì tiếp theo.
- Kích thích tâm lý hành động tức thì: CTA tận dụng các yếu tố tâm lý như FOMO khẩn cấp, lợi ích hoặc sự tò mò để thúc đẩy khách hàng nhanh chóng hành động. Ví dụ một CTA như “Đăng ký ngay để nhận quà trong 24 giờ” không chỉ tạo cảm giác cấp bách mà còn đánh vào nỗi lo sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO). Đây là lý do các chiến dịch flash sale hoặc ưu đãi có hạn thường sử dụng CTA để đẩy nhanh quyết định mua hàng.
- Kết nối nội dung với mục tiêu kinh doanh: Trong một chiến dịch marketing, nội dung có thể rất hấp dẫn, nhưng nếu không có CTA, thì cả chiến dịch sẽ không thể chuyển đổi thành kết quả cụ thể như doanh số hay thông tin khách hàng,… CTA hoạt động như một cầu nối, để gắn kết thông điệp của chiến dịch với mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp để khiến khách hàng thực hiện hành động. Ví dụ, một bài blog cung cấp mẹo kinh doanh có thể kết thúc bằng CTA “Tải tài liệu miễn phí tại đây” để thu thập email, từ đó nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng qua các bước tiếp theo trong phễu marketing.
- Đo lường và tối ưu: CTA không chỉ thúc đẩy khách hàng hành động mà còn là công cụ để doanh nghiệp theo dõi hiệu quả của chiến dịch. Mỗi lần khách hàng nhấp vào CTA – dù là để mua hàng, điền form hay xem thêm nội dung – đều tạo ra dữ liệu như tỷ lệ nhấp chuột (CTR) hoặc tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate). Từ đây có thể cho phép marketer phân tích xem CTA từ nguồn nào, từ chiến dịch nào đang hoạt động tốt, từ đó có thể tối ưu chiến dịch, điều chỉnh ngôn ngữ, vị trí hoặc thiết kế để đạt kết quả tối ưu. Chẳng hạn, nếu CTA “Mua ngay” có ít lượt click, bạn có thể thử thay bằng “Ưu đãi đến ngày 17/03” để kiểm tra sự khác biệt.
- Xây dựng hành trình khách hàng liền mạch trên đa kênh: CTA hiệu quả khi được tích hợp trên nhiều nền tảng,công cụ Marketing như website, mạng xã hội, email hay quảng cáo trả phí. Nó đảm bảo khách hàng có thể chuyển đổi từ một kênh này sang kênh khác mà không bị gián đoạn. Ví dụ, một CTA “Theo dõi ngay” trên bài đăng Fanpage Facebook có thể dẫn người dùng đến landing page với CTA “Đăng ký tư vấn miễn phí”. Cơ chế này giúp xây dựng một hành trình khách hàng (customer journey) mượt mà, tăng cơ hội giữ chân họ và đạt được mục tiêu chiến dịch.
Hướng dẫn tạo CTA hiệu quả trong Marketing
Một CTA tốt không chỉ có thiết kế đẹp mắt, mà bạn còn phải nghiên cứu tâm lý khách hàng đang có những Pain Point nào để còn phải đánh trúng tâm lý, khơi gợi nhu cầu và dẫn dắt người dùng đến bước tiếp theo một cách tự nhiên. Cốt lõi cuối cùng của một CTA hiệu quả là giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và đạt được mục tiêu Marketing.
- Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn và mạnh mẽ: Một CTA hiệu quả cần đi thẳng vào trọng tâm vấn đề luôn, sử dụng các động từ hành động như “Mua ngay”, “Đăng ký”, “Tải ngay” để tạo cảm giác rõ ràng và dứt khoát. Hãy giữ độ dài từ 2-5 từ để đảm bảo dễ đọc và gây ấn tượng tức thì cho người xem. Ví dụ, thay vì viết “Hãy tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại đây” quá dài dòng khiến người đọc không thấy rõ sự cấp bách và quan trọng, bạn có thể rút gọn thành “Khám phá ngay!”. Đừng nên làm dài dòng CTA quá, một CTA hiệu quản thường đơn giản nhưng cuốn hút sẽ giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt ý định của bạn mà không cần suy nghĩ quá nhiều.
- Tạo cảm giác khẩn cấp: Thời gian là yếu tố kích thích sự khẩn cấp khiến khách hàng nhanh chóng thực hiện hành động. Bạn có thể thêm các yếu tố thời gian như “Số lượng có hạn hôm nay” hoặc “Ưu đãi kết thúc sau 24 giờ” để đánh vào tâm lý FOMO. Chẳng hạn, CTA “Nhận ưu đãi 50% duy nhất hôm nay” sẽ thúc đẩy khách hàng nhấp chuột nhanh hơn so với “Nhận ưu đãi 50%”. Nếu bạn để ý thì các trang thương mại điện tử như Shopee thường áp dụng chiến lược này trong các đợt flash sale, khiến người dùng hành động ngay lập tức.
- Nhấn mạnh vào lợi ích cụ thể của khách hàng: Khách hàng sẽ dễ bị thuyết phục hơn nếu họ biết mình nhận được gì khi nhấp vào CTA. Bạn hãy nên làm rõ giá trị mà họ nhận được, ví dụ: “Đăng ký để nhận ebook miễn phí” hoặc “Tiết kiệm 20% khi mua hôm nay”. Điều này không chỉ tăng tính hấp dẫn mà còn giúp giải đáp câu hỏi “Tại sao tôi nên làm điều này?” trong tâm trí khách hàng. Một CTA tập trung vào lợi ích sẽ tạo cảm giác rằng hành động của họ mang lại kết quả đáng giá, thay vì chỉ là một yêu cầu chung chung.
- Thiết kế nổi bật và dễ thấy: CTA cần được đặt ở vị trí dễ nhìn để thu hút sự chú ý. Đồng thời, đảm bảo kích thước đủ lớn và vị trí chiến lược mà người dùng dễ nhận thấy để click nhất như đầu trang, giữa bài hoặc cuối nội dung – nơi khách hàng đã tiếp nhận đủ thông tin để ra quyết định. Các website lớn như Shopee hay Tiki thường đặt CTA “Mua ngay” ngay dưới giá sản phẩm sau khi người đọc đã xem hết thông tin quan trọng của sản phẩm để tăng khả năng nhấp chuột.
- Cá nhân theo đối tượng khách hàng mục tiêu: Một CTA hiệu quả cần phù hợp với nhu cầu và hành vi của khách hàng mà bạn hướng đến. Nếu đối tượng là người trẻ yêu công nghệ, CTA như “Tải app ngay để trải nghiệm” sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, với khách hàng doanh nghiệp, “Liên hệ tư vấn miễn phí” thì trông chuyên nghiệp và tăng độ uy tín của website bạn hơn.
- Thử nghiệm và tối ưu liên tục: Không có CTA nào hiệu quả ngay từ đầu. Bạn nên sử dụng phương pháp A/B testing để thử nghiệm nhiều chiến dịch khác nhau – từ ngôn ngữ, màu sắc đến vị trí – và đo lường hiệu quả qua tỷ lệ nhấp chuột (CTR) hoặc tỷ lệ chuyển đổi. Chẳng hạn, bạn có thể so sánh “Mua ngay” với “Đặt hàng hôm nay” để xem cái nào hoạt động tốt hơn với sản phẩm của mình.
Những sai lầm cần tránh khi tối ưu CTA để tăng tỷ lệ chuyển đổi
Một CTA hiệu quả có khả năng tác động đến hành vi tiếp theo của người dùng, nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng và tối ưu CTA đúng cách, nó có thể làm giảm hiệu quả chiến dịch, tệ hơn là nó có thể gây mất thiện cảm hình ảnh thương hiệu của bạn với khách hàng. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh khi tối ưu CTA:
- Thiết kế CTA không thu hút hoặc khó nhận diện: Một CTA không được tối ưu tốt – có thể do màu sắc nhạt nhòa, kích thước quá nhỏ hoặc vị trí đặt không nổi bật – sẽ khiến khách hàng vô tình bỏ qua mà không hề hay biết. Chẳng hạn, nếu nút “Đăng ký ngay” có màu trùng với nền trang web hoặc bị đẩy xuống góc khuất, người dùng sẽ không nhận ra, từ đó làm giảm tỷ lệ chuyển đổi. Để tránh sai lầm này, bạn hãy đặt CTA ở vị trí dễ nhìn như đầu trang hoặc ngay sau nội dung giá trị, và đảm bảo từ màu sắc cho đến kích thước đủ lớn để gây chú ý.
- Sử dụng ngôn từ chung chung, thiếu sức mạnh: Những CTA như “Nhấn vào đây” hay “Xem thêm” thường không gây được sự chú ý mạnh vì chúng không truyền tải rõ lợi ích hay hành động cụ thể mà khách hàng sẽ thực hiện. Điều này vô tình khiến người dùng thường mất hứng thú. Thay vì ngôn từ mơ hồ, bạn hãy chỉ rõ những lợi ích và có mục đích, ví dụ: “Nhận ưu đãi ngay hôm nay!” hoặc “Khám phá bí quyết thành công”. Một CTA cụ thể và cuốn hút sẽ kích thích hành động nhanh chóng hơn.
- Nhồi nhét quá nhiều CTA trên một trang: Việc bạn đặt quá nhiều CTA như “Mua hàng”, “Đăng ký”, “Tải tài liệu” cùng lúc trên một trang có thể làm khách hàng bị phân tâm, không biết nên tập trung vào đâu, dẫn đến việc họ chẳng chọn gì cả. Đặc biệt trên landing page, nơi chỉ nên hướng đến một mục tiêu duy nhất, lỗi này rất tai hại. Vì vậy hãy ưu tiên một CTA chính, rõ ràng và sử dụng các CTA phụ (nếu cần) một cách có chiến lược, không để chúng lấn át nhau.
- Dẫn khách hàng đến đích không phù hợp: Một sai lầm nghiêm trọng là khi CTA hứa hẹn một điều nhưng lại dẫn người dùng đến nội dung không liên quan. Ví dụ, CTA “Nhận báo giá miễn phí” nhưng lại đưa khách hàng về trang chủ thay vì form đăng ký. Để tránh điều này, bạn hãy kiểm tra kỹ đường link của CTA, đảm bảo nó dẫn đúng đến trang đích (landing page) phù hợp với thông điệp đã đưa ra, tạo trải nghiệm liền mạch cho người dùng.
- Thiếu yếu tố khẩn cấp hoặc động lực: Những CTA mà không có tính cấp bách, ví dụ như “Mua khi bạn muốn” sẽ không đủ sức thuyết phục khách hàng hành động ngay lập tức. Trong thị trường cạnh tranh, ngoài việc thiết kế nội dung trên CTA cung cấp đủ thông tin cần thiết thì bạn nên đảm bảo CTA mang tính kêu gọi hành động mạnh mẽ, nếu không thì người dùng có thể trì hoãn và quên mất bạn. Hãy thêm các cụm từ như “Chỉ còn 12 giờ!” hoặc “Số lượng giới hạn” để kích thích tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO), từ đó tăng khả năng nhấp chuột và chuyển đổi.
- Bỏ qua tối ưu cho thiết bị di động: Với lượng lớn người sử dụng điện thoại ngày càgn nhiều thì, CTA không được tối ưu cho mobile – như nút quá nhỏ, khó nhấp hoặc bị ẩn mất khi cuộn trang – sẽ khiến bạn mất đi cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tìm năng. Để khắc phục, bạn hãy kiểm tra giao diện CTA trên các thiết bị di động, đảm bảo nút có kích thước tối thiểu 48×48 pixel, dễ chạm và hiển thị rõ ràng dù ở bất kỳ vị trí nào trên màn hình.
- Không đo lường hoặc thử nghiệm hiệu quả: Nhiều doanh nghiệp chỉ đặt CTA và để đó mà không theo dõi hiệu suất hay thử nghiệm các phiên bản khác nhau. Điều này khiến bạn không biết liệu CTA của mình có thực sự hoạt động hay không. Hãy sử dụng công cụ như Google Analytics để đo lường tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và áp dụng A/B testing để so sánh, ví dụ: thử “Đặt hàng ngay” với “Nhận ưu đãi hôm nay” để tìm ra lựa chọn tối ưu nhất cho đối tượng của bạn.
Kết luận
CTA (Call to Action) không chỉ là một cụm từ hay nút bấm trong một chiến dịch marketing, mà là “những gợi ý” giúp doanh nghiệp bạn có thể nhanh chóng thúc đẩy khách hàng hành động, từ việc nhấp chuột, đăng ký đến mua hàng. Hiểu rõ CTA là gì, tầm quan trọng của nó, cách tạo CTA hiệu quả và những sai lầm cần tránh sẽ giúp bạn tối ưu chiến lược Marketing Online, tăng tỷ lệ chuyển đổi và đạt được mục tiêu kinh doanh. Nếu biết tận dụng tối đa CTA một cách hiệu quả không chỉ giúp bạn giữ chân khách hàng mà còn biến họ thành hách hàng trung thành.
Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng Marketing và thành thạo cách ứng dụng CTA cùng nhiều công cụ khác, bạn có thể tham khảo tham gia khóa học Digital Marketing Online tại IMTA. Với trọng tâm là quảng cáo đa kênh, kết hợp Facebook Ads và Google Ads để tăng hiệu suất, khóa học với 20% lý thuyết làm nền tảng – từ cách các nền tảng vận hành, ứng dụng AI đến các thuật toán của từng nền tảng – và 80% thực hành, nơi bạn tự tay lên chiến dịch ngay tại lớp với chính sản phẩm của mình.