Mỗi sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường đến khi suy thoái đều sẽ có một vòng đời nhất định, đó gọi là chu kỳ sống của sản phẩm. Việc hiểu rõ các giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược Marketing hiệu quả và lâu dài.

Vậy, chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Trong bài viết dưới đây, IMTA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chu kỳ sống của 1 sản phẩm từ những ví dụ về chu kỳ sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, để có thể điều chỉnh chiến lược Marketing của mình theo từng giai đoạn một cách hiệu quả nhất.

Những nội dung chính bạn cần chú ý trong bài viết dưới đây:

  • Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
  • Vai trò của chu kỳ sản phẩm trong chiến lược Marketing
  • Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm
  • Chiến lược marketing cho từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm
  • Doanh nghiệp cần làm gì ở mỗi giai đoạn chu kỳ sản phẩm
  • Cách kéo dài chu kỳ vòng đời sản phẩm
  • Ví dụ về chu kỳ sống của 1 sản phẩm

1. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life Cycle – PLC) là một khái niệm mô tả quá trình tồn tại và phát triển của một sản phẩm, từ khi sản phẩm đó bắt đầu được giới thiệu đưa ra thị trường cho đến khi sản phẩm bị loại bỏ khỏi thị trường.

Trong Marketing, chu kỳ sống của sản phẩm còn được gọi là vòng đời sản phẩm, bao gồm 4 giai đoạn chính: Giới thiệu – Phát triển – Trưởng thành – Suy thoái.

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì
Chu kỳ sống của sản phẩm là gì

2. Vai trò của chu kỳ sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong chiến lược Marketing và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp.

Vai trò của chu kỳ sản phẩm
Vai trò của chu kỳ sản phẩm
  • Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp: Ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sản phẩm sẽ cần một chiến lược Marketing phù hợp để có thể đưa sản phẩm tiếp cận đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ chu kỳ sản sống của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được kênh phân phối, truyền thông, thông điệp, ưu đãi phù hợp và hiệu quả cho chiến lược Digital Marketing.

Ví dụ: Trong giai đoạn giới thiệu của chu kỳ sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải tập trung vào quảng cáo sản phẩm để khách hàng có thể nhận thức và biết đến sản phẩm nhiều hơn.

  • Định giá sản phẩm và xác định chiến lược giá: Dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm, doanh nghiệp có thể xác định được chiến lược định giá cho sản phẩm, dựa vào mức độ ảnh hưởng của sản phẩm trên thị trường để quản lý và điều chỉnh giá cho phù hợp theo từng giai đoạn sống của sản phẩm. Từ việc định giá sản phẩm và xác định chiến lược giá phù hợp cho từng giai đoạn sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có thể tăng doanh thu và lợi nhuận cho mình.

Ví dụ: Trong giai đoạn giới thiệu, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược giá hớt vàng bằng cách bán sản phẩm với mức giá cao trên thị trường, sau đó bắt đầu đưa ra các chương trình ưu đãi và giảm giá dần để thu hút khách hàng.

  • Phát triển sản phẩm mới: Khi hiểu rõ được chu kỳ sống của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ xác định được khi nào cần phải phát triển sản phẩm mới để thay thế cho sản phẩm hiện tại đang bị suy thoái sắp bị loại bỏ khỏi thị trường.
  • Tối ưu ngân sách Marketing: Khi xác định được giai đoạn sống của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có thể tối ưu và phân bổ ngân sách Marketing của mình một cách phù hợp để có thể quảng cáo trên các nền tảng như quảng cáo Facebook, quảng cáo Google,… một cách hợp lý nhất.
  • Dự đoán xu hướng thị trường: Theo dõi và xác định chu kỳ sống của sản phẩm cũng chính là xác định vòng đời của sản phẩm, để biết được khi nào nhu cầu của khách hàng giảm dần để lên kế hoạch cho sản phẩm và chiến dịch marketing của mình thay đổi trước.

Ví dụ: Khi sản phẩm mới bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái và nhận thấy nhu cầu của khách hàng đang giảm dần, thì doanh nghiệp phải bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị cho việc phát triển sản phẩm mới.

3. Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm

Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: Giới thiệu – Phát triển – Trưởng thành – Suy thoái. Để hiểu rõ hơn về chu kỳ sản phẩm, dưới đây là sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm:

Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm
Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm

3.1 Giai đoạn giới thiệu sản phẩm

Giai đoạn giới thiệu (Introduction Stage) là lúc sản phẩm bắt đầu được đưa ra thị trường và khách hàng lần đầu tiên biết đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này, vì sản phẩm mới ra mắt trên thị trường nên doanh nghiệp cần phải tập trung vào các chiến lược quảng cáo sản phẩm, để làm cho khách hàng nhận thức được sản phẩm và lợi ích của sản phẩm mang đến cho họ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng hình ảnh thương hiệu để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

Chu kỳ sống của sản phẩm ở giai đoạn giới thiệu thường có doanh thu thấp và chi phí cao (vì sản phẩm mới ra mắt nên có thể sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm khác ở giai đoạn trưởng thành), nên doanh nghiệp cần phải lựa chọn những chiến lược Content Marketing, chương trình ưu đãi, chiến dịch Facebook Ads, quảng cáo Google Ads,…. để tăng khả năng thành công trong giai đoạn giới thiệu này.

3.2 Giai đoạn phát triển sản phẩm

Giai đoạn phát triển sản phẩm (Growth Stage) là khi sản phẩm ở giai đoạn giới thiệu đã thành công tạo sự thu hút và đã dần dần được thị trường, khách hàng đón nhận, dẫn đến doanh số bắt đầu phát triển, tăng nhanh chóng.

Chu kỳ sản phẩm ở giai đoạn phát triển thì doanh nghiệp cần tối ưu chiến lược Marketing của mình như giảm thiểu chi phí chạy quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tập trung vào các hoạt động bán hàng, mở rộng thêm các kênh phân phối,…. theo dõi phản hồi của khách hàng về sản phẩm để cải thiện hơn.

3.3 Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm

Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm (Maturity Stage) là vòng đời sản phẩm đã nằm ở đỉnh thị trường và bắt đầu có sự phát triển chậm lại do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm khác trên thị trường.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này của chu kỳ sản phẩm này doanh nghiệp sẽ có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất do chi phí sản xuất và các chi phí quảng cáo khác cũng đã giảm đi rất nhiều so với 2 giai đoạn trước đó.

Mặc dù đây là giai đoạn đỉnh cao trong chu kỳ sống của sản phẩm, nhưng đồng thời đây cũng là thời điểm để doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá, đưa ra các phiên bản cải tiến của sản phẩm từ những góp ý trước đó của khách hàng, đưa ra các ưu đãi, dịch vụ,…. để giữ chân khách hàng.

Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm có nhanh bước sang giai đoạn suy thoái hay không còn phụ thuộc vào sự đổi mới của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình.

3.4 Giai đoạn suy thoái của sản phẩm

Giai đoạn suy thoái của sản phẩm (Decline Stage) là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của sản phẩm. Đây là lúc thị trường bắt đầu bị bão hòa và nhu cầu của khách hàng bắt đầu giảm dần, từ đó doanh thu của sản phẩm bắt đầu đi xuống và sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái.

Thị trường hiện nay ngày càng thay đổi, chính vì vậy giai đoạn suy thoái sản phẩm trong vòng đời sản phẩm của doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Khi một sản phẩm bắt đầu phát triển từ giai đoạn đầu tiên thì doanh nghiệp cũng phải tính đến giai đoạn suy thoái này.

Khi chu kỳ sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp có thể lựa chọn cải tiến sản phẩm, tái định vị thương hiệu để kéo dài vòng đời sản phẩm,…. Đây là một bước quyết định rất khó khăn và doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu xu hướng thị trường thật kĩ lưỡng để có thể kéo dài chu kỳ sống cho một sản phẩm của mình.

4. Chiến lược Marketing phù hợp cho từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm

Để doanh nghiệp có thể phát triển hơn trong kinh doanh thì một chiến lược Marketing phù hợp sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ sản phẩm.

Chiến lược Markeying cho từng giai đoạn chu kỳ sản phẩm
Chiến lược Markeying cho từng giai đoạn chu kỳ sản phẩm

Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm (Introduction)

Đây là giai đoạn đầu tiên khi sản phẩm mới vừa ra mắt trên thị trường và chưa được nhiều khách hàng biết đến, tin tưởng. Chính vì vậy, ở giai đoạn giới thiệu mục tiêu chính của chiến lược Marketing là tăng nhận thức của khách hàng về sản phẩm và thu hút họ chú ý đến sản phẩm.

Chiến lược Marketing phù hợp cho giai đoạn giới thiệu là:

  • Chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu: Để khách hàng có thể biết đến sản phẩm thì đầu tiên doanh nghiệp cần phải tập trung xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, đây cũng được xem là chiến lược quyết định sự thành công trong chu kỳ sống của sản phẩm. Nếu xây dựng thương hiệu tốt thì không chỉ doanh nghiệp mà sản phẩm cũng dễ tiếp cận đến khách hàng hơn.
  • Chiến lược sản phẩm: Đối với chiến lược sản phẩm trong marketing thì doanh nghiệp cần phải đưa ra những công dụng, tính năng nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm khác trên thị trường để tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Chiến lược giá: Khi vừa mới ra mắt sản phẩm trên thị trường thì doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược giá thâm nhập bằng cách bán sản phẩm với mức giá thấp để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Hoặc sử dụng chiến lược giá hớt váng bằng cách bán sản phẩm ban đầu có mức giá cao sau đó giảm giá dần.
  • Chiến lược truyền thông: Sử dụng các hình thức quảng cáo social media marketing, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá,…

Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng (Growth)

Sau giai đoạn 1, sản phẩm đã bắt đầu được nhiều khách hàng biết đến và doanh số bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng. Ở giai đoạn tăng trưởng này, mục tiêu chính của các chiến lược Marketing phù hợp cho doanh nghiệp sẽ là tăng tỷ lệ chuyển đổi, mở rộng thị phần, tối ưu chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ.

Chiến lược Marketing phù hợp cho giai đoạn tăng trưởng trong vòng đời sản phẩm:

  • Phát triển chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu bằng cách tập trung vào quảng cáo đa kênh để tăng độ phủ sóng của doanh nghiệp.
  • Tiếp tục cải tiến sản phẩm hoặc ra mắt phiên bản sản phẩm mới trong chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.
  • Duy trì mức giá cạnh tranh của chiến lược giá và có thể đưa ra thêm các gói dịch vụ, combo sản phẩm , ưu đãi để tăng doanh số bán hàng.
  • Mở rộng kênh phân phối online như sàn thương mại điện tử và đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng.

Giai đoạn 3: Giai đoạn trưởng thành (Maturity)

Giai đoạn trưởng thành là giai đoạn mà thị trường sản phẩm đã phát triển toàn diện, ổn định trên thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn sản phẩm phải cạnh tranh rất gay gắt với các sản phẩm khác trên thị trường.

Mục tiêu chính của giai đoạn trưởng thành là duy trì vòng đời sản phẩm, các chiến lược Marketing và công việc của doanh nghiệp nên tập trung vào:

  • Cải tiến sản phẩm, phát triển hoặc bổ sung thêm tính năng cho sản phẩm/dịch vụ.
  • Thay đổi chiến lược Marketing bằng cách áp dụng chiến lược đề xuất giá trị (Value Pricing) để tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
  • Tập trung đẩy mạnh vào các chương trình ưu đãi, giữ chân khách hàng bằng các trương trình tích điểm, đổi quà vào lần mua sau.

Giai đoạn 4: Giai đoạn suy thoái (Decline)

Giai đoạn suy thoái của vòng đời sản phẩm sẽ xảy ra khi nhu cầu thị trường và doanh số ngày càng giảm mạnh. Khi này, mục tiêu chính của chiến lược Marketing trong giai đoạn suy thoái là tìm cơ hội phát triển mới cho sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc:

  • Cân nhắc đến việc loại bỏ sản phẩm khỏi thị trường hoặc lên kế hoạch tái định vị thương hiệu.
  • Giảm giá mạnh hoặc đưa ra các chương trình ưu đãi lớn để bán hết các sản phẩm còn lại.
  • Hạn chế chi phí quảng cáo và tập trung vào các kênh truyền thông, kênh phân phối chính.

5. Cách kéo dài chu kỳ vòng đời của sản phẩm

Khi sản phẩm bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành hay chuẩn bị bước sang giai đoạn suy thoái thì doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược Marketing mới kéo dài vòng đời sản phẩm.

Một số cách kéo dài chu kỳ vòng đời của sản phẩm:

  • Cải tiến, nâng cấp sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tránh sản phẩm bị lỗi thời trên thị trường.
  • Đối mới bao bì, tái định vị thương hiệu để sản phẩm trở nên thu hút hơn và sản phẩm sẽ có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Điều chỉnh chiến lược giá phù hợp với thu nhập của khách hàng và kích cầu họ mua hàng hơn.
  • Phát triển thêm dòng sản phẩm mới để giữ chân khách hàng và tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng mới.
  • Mở rộng thêm kênh phân phối (sàn thương mại điện tử, website,…) để mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu mua sắm đa kênh của khách hàng.

Tìm hiểu thêm Khóa học Digital Marketing của IMTA từ cơ bản đến chuyên sâu để nắm vững được thuật toán của các nền tảng để lên chiến dịch cho sản phẩm, thương hiệu một cách hiệu quả.

6. Ví dụ về chu kỳ sống của 1 sản phẩm

Bất kì một sản phẩm nào khi xuất hiện trên thị trường cũng đều có một chu kỳ sống nhất định, việc hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán trước được xu hướng thị trường và đưa ra được những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Dưới đây là một số ví dụ về chu kỳ sống của 1 sản phẩm từ những những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện nay, để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về các giai đoạn vòng đời của sản phẩm:

6.1 Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm sữa tươi Vinamilk

Thương hiệu Vinamilk đã xuất hiện trên thị trường đến nay đã được hơn 40 năm, nhờ vào sự đổi mới không ngừng và liên tục phát triển mà Vinamilk đã trở thành một thương hiệu cung cấp các sản phẩm sữa quen thuộc của người Việt Nam và quốc tế.

Sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% là một trong những sản phẩm chính của Vinamilk, chu kỳ sống của sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% được chia thành 4 giai đoạn:

Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Vinamilk
Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Vinamilk
  • Giai đoạn giới thiệu: Vinamilk bắt đầu xuất hiện tại thị trường sữa Việt Nam vào năm 1976 với các sản phẩm chính là sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ sữa tươi của khách hàng ngày càng phát triển, năm 2016 Vinamilk cho ra mắt dòng sản phẩm Sữa tươi Vinamilk 100%, với cam kết “Tất cả sữa tươi của Vinamilk đều nguyên chất 100% từ trang trại tại Việt Nam”.

Trong giai đoạn giới thiệu, khi sản phẩm chưa được nhiều người biết đến thì Vinamilk đã xây dựng hình ảnh thương hiệu và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mục tiêu qua các chiến dịch truyền thông, chiến dịch marketing đa kênh, quảng cáo trên TV,….

Đặc biệt, sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% nhắm đến đối tượng chính là trẻ em, người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe nên thương hiệu cũng thường xuyên tổ chức các chương trình sức khỏe cộng đồng để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

  • Giai đoạn tăng trưởng: Sau khi người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm sữa tươi Vinamilk thì thương hiệu bắt đầu mở rộng thị phần và đa dạng sản phẩm với nhiều phiên bản mới như: Sữa tươi 100% A2, các phiên bản sữa tươi có đường, ít đường, không đường để phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.

Vinamilk cũng mở rộng thêm quy mô trang trại bò sữa, tăng cường thêm công nghệ chế biến để đảm bảo nguồn cung dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng chu kỳ sống của sản phẩm sữa Vinamilk.

Thương hiệu Vinamilk còn mở rộng kênh phân phối tại các siêu thị, cửa hàng, sàn thương mại điện tử,….với doanh thu ở giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ sống của sản phẩm sữa tươi Vinamilk đã chiếm hơn 50% thị phần sữa tại Việt Nam.

Để tạo sự tin tưởng của người tiêu dùng về sản phẩm và thương hiệu thì trong giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm, Vinamilk đã tích cực vào việc xây dựng các chiến lược Marketing như: quảng cáo các hình ảnh về sản phẩm, nông trại sản xuất sữa,…

  • Giai đoạn trưởng thành: Sau gần 10 năm ra mắt và phát triển sản phẩm thì hiện tại, thì chu kỳ của sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% đang trong giai đoạn trưởng thành của chu kỳ.

Với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm sữa tươi trên thị trường đến từ các thương hiệu đối thủ cạnh tranh lớn như TH True Milk, Dalat Milk,… cùng với xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng thay đổi. Chính vì vậy doanh thu của Vinamilk ở giai đoạn này có phần đã giảm đi so với giai đoạn trước đó rất nhiều.

Để có thể kéo dài chu kỳ sống của sữa tươi Vinamilk ở giai đoạn này, doanh nghiệp này đã áp dụng rất nhiều biện pháp cải tiến sản phẩm, ra mắt các sản phẩm mới như sữa Vinamilk 9 loại hạt và đặc biệt mới đây nhất là thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, bao bì của sản phẩm.

  • Giai đoạn suy thoái: Hiện tại, sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% vẫn chưa đến giai đoạn suy thoái và vẫn đang trong đà phát triển sau khi đã thay đổi bao bì sản phẩm để kéo dài vòng đời sản phẩm.

Tuy nhiên, nếu trong tương lai nhu cầu tiêu cùng các sản phẩm sữa của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thay đổi thì chu kỳ sống của sữa tươi Vinamilk có thể sẽ bước vào giai đoạn suy thoái. Để kéo dài vòng đời sống của sản phẩm thì hiện tại Vinamilk vẫn đang cải tiến và phát triển sản phẩm không ngừng.

6.2 Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Coca-Cola

Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước giải khát lớn nhất trên thế giới hiện nay. Sản phẩm Coca-Cola vị nguyên bản là một trong những sản phẩm chính của Coca-Cola, với lịch sử lâu đời mà sản phẩm Coca-Cola đã trải qua 4 giai đoạn chu kỳ sản phẩm và tồn tại cho đến hiện nay.

Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Coca-Cola
Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Coca-Cola
  • Giai đoạn giới thiệu: Sản phẩm Coca-Cola được ra mắt vào năm 1886 tại Mỹ, ban đầu sản phẩm là một loại thuốc bổ có thành phần từ lá coca và hạt kola.

Ngay từ khi mới ra mắt, sản phẩm Coca-Cola là một loại thuốc nên rất kén người mua và khó tiếp cận đến khách hàng ở thời điểm đó. Một thời gian sau thì John Pemberton đã cải thiện lại và phát triển sản phẩm trở thành một loại nước giải khát.

Để giới thiệu sản phẩm được nhiều khách hàng biết đến hơn thì Coca-Cola đã nhắm đến phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý và sản phẩm Coca-Cola đã xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1994.

Vì sản phẩm mới cùng với sự cạnh tranh lớn của các loại đồ uống khác, điển hình là Pepsi nên doanh số bán hàng trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm Coca-Cola còn rất thấp. Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục đẩy mạnh vào các chiến dịch Marketing, quảng cáo sản phẩm,…đẩy mạnh phân phối tại các cửa hàng, quán ăn,… để tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.

  • Giai đoạn tăng trưởng: Từ năm 2000, doanh số bán hàng của sản phẩm Coca-Cola bắt đầu phát triển tăng nhanh chóng nhờ vào việc mở rộng hệ thống phân phối trên cả nước và qua các chiến dịch quảng cáo sản phẩm Coca-Cola gắn liền với phong cách của giới trẻ Việt.

Từ đây, Coca-Cola bắt đầu trở thành một loại thức uống phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưa thích. Nắm được chu kỳ sống của sản phẩm Coca-Cola trong giai đoạn tăng trưởng, thì thương hiệu Coca-Cola đã đẩy mạnh và cho ra mắt nhiều sản phẩm mới như: Coca-Cola Zero Sugar, Coca-Cola Light,… dành để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2014, Coca-Cola đã cho ra mắt thêm bao bì sản phẩm Tết An – Tài- Lộc đã giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và trở thành sản phẩm khách hàng lựa chọn mỗi dịp Tết đến Xuân về.

  • Giai đoạn trưởng thành: Từ năm 2015 đến nay, sản phẩm Coca-Cola đã đạt đến giai đoạn trưởng thành trong chu kỳ sống của sản phẩm và hiện đã trở thành thương hiệu nước giải khát hàng đầu Việt Nam nhưng thị trường nước ngọt đang bị bão hòa.

Không chỉ phải cạnh tranh trực tiếp với Pepsi mà sản phẩm Coca-Cola còn phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu nước ngọt khác mới xuất hiện trên thị trường. Cùng với xu hướng tiêu dùng của người Việt ngày càng thay đổi khi họ ngày càng quan tâm đến sức khỏe, hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có gas.

Trong giai đoạn này, doanh số bán hàng của Coca-Cola tăng rất chậm chỉ nằm ở mức duy trì sản phẩm. Để duy trì được thị phần và chu kỳ sống của sản phẩm thì thương hiệu Coca-Cola đã cải tiến sản phẩm Coca-Cola vị nguyên bản sang các sản phẩm ít đường hơn và chuyển hướng Marketing sang các thông điệp vui vẻ, năng động lành mạnh.

  • Giai đoạn suy thoái: Thị phần nước ngọt có gas tại Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại vì xu hướng ưa chuộng những sản phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe.

Ở thời điểm hiện tại, chu kỳ sống của sản phẩm Coca-Cola tại Việt Nam chưa bước sang giai đoạn suy thoái và thương hiệu Coca-Cola vẫn đang kéo dài giai đoạn trưởng thành của sản phẩm bằng cách liên tục đổi mới sản phẩm để phù hợp với xu hướng thị trường và đầu tư thêm các chiến dịch Marketing sản phẩm của thương hiệu.

6.3 Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Nokia

Trước đây, sản phẩm điện thoại Nokia đã từng là một thương hiệu điện thoại di động số 1 trên thế giới. Một trong những sản phẩm nổi bật nhất của Nokia là Nokia 1100, từng được mọi người rất ưa chuộng nhưng hiện tại đã dần bị loại bỏ khỏi thị trường.

Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Nokia
Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Nokia

Dưới đây là ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Nokia 1100 từ khi xuất hiện đến khi bị suy thoái trên thị trường:

  • Giai đoạn giới thiệu: Nokia ra đời vào năm 1865 và thành lập tập đoàn Nokia năm 1976. Năm 2003 sản phẩm Nokia 1100 được ra mắt nhắm đến các thị trường là các nước đang phát triển.

Sản phẩm Nokia 1100 có đặc điểm nổi bật là mức giá rẻ, thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, thời lượng pin dài,…. Tuy nhiên, vì là sản phẩm mới chưa được nhiều người biết đến và kênh phân phối còn hạn chế dẫn đến doanh số bán hàng ở giai đoạn giới thiệu còn thấp.

  • Giai đoạn tăng trưởng: Từ năm 2004 – 2005, Nokia 1100 nhanh chóng bùng nổ doanh số với hơn 200 chiếc điện thoại được bán ra và trở thành chiếc điện thoại bán chạy nhất nhờ vào độ bền và giá rẻ của sản phẩm. Ở thời điểm này, Nokia gần như không có đối thủ cạnh tranh nào cùng phân khúc.

Để tăng doanh số và phát triển thị phần của mình hơn nữa Nokia đã mở rộng phân phối thêm ở các cửa hàng, tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

  • Giai đoạn trưởng thành: Từ năm 2006 – 2007, trên thị trường bắt đầu xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh Nokia như Samsung, LG,…cùng với xu hướng của người dùng bắt đầu quan tâm đến những chiếc điện thoại có các tính năng như camera, màn hình màu,….

Mặc dù sản phẩm Nokia 1100 ở giai đoạn trưởng thành vẫn bán chạy nhưng sản phẩm đã không còn độc quyền như ở giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhu cầu của khách hàng, thì Nokia cũng đã bắt đầu cho ra mắt các sản phẩm mới như: Nokia 1280, Nokia 1110,… nhưng mức độ cạnh tranh trên thị trường vẫn rất cao.

  • Giai đoạn suy thoái: Năm 2008, với sự phát triển mạnh mẽ của những chiếc điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng. Doanh thu của Nokia lúc này bắt đầu giảm sút mạnh, cùng với xu hướng người dùng ưa chuộng những chiếc điện thoại thông minh hơn là một chiếc điện thoại trắng đen chỉ có thể nghe gọi bình thường.

Năm 2009 Nokia 1100 chính thức ngừng sản xuất đã đánh dấu cho sự suy thoái mạnh mẽ và đánh dấu sự kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm.

7. Tổng kết

Chu kỳ sống của sản phẩm là có vai trò rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Từ các giai đoạn giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành đến suy thoái, mỗi sản phẩm đều có một vòng đời riêng biệt và đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng, đổi mới liên tục trong chu kỳ.

Từ những ví dụ về chu kỳ sống của 1 sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Coca-Cola, Nokia có thể thấy rằng dù sản phẩm có đạt đến giai đoạn đỉnh cao trong chu kỳ, nhưng nếu không kịp thời thay đổi thì sẽ rất dễ bước sang giai đoạn suy thoái.

Hy vọng qua bài viết này của IMTA sẽ giúp bạn biết được chu kỳ sống của sản phẩm là gì, để có thể quản lý chu kỳ sản phẩm một cách hiệu quả và có thể duy trì sản phẩm phát triển trên thị trường.

Digital Marketing IMTA Digital MarketingChu kỳ sống của sản phẩm là gì? Ví dụ về chu kỳ sản phẩm