Ngày nay SSL gần như là 1 chuẩn bắt buộc đối với các website, như vậy SSL là gì mà được nhiều người sử dụng như vậy? SSL có thực sự giúp website của bạn có thêm nhiều lợi ích không. Để trả lời câu hỏi này thực sự bạn phải đặt câu hỏi cho mình là website của bạn dùng để làm gì? Nếu website chỉ đưa tin thôi thì chắc hẳn SSL có thể là không phải là sự bắt buộc, nhưng website của bạn có chức năng thanh toán, đăng nhập, hoặc là website có làm SEO thì chắc hẳn SSL là 1 sự miễn nhiên phải cần. Vì hiện tại Google đã support và đưa SSL như 1 yếu tố xếp hạng website.
Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem SSL là gì? Và một số kiến thức cơ bản về chứng chỉ SSL mà bạn cần biết. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu để đăng ký chứng chỉ SSL cho website/ blog thì có thể tham khảo một số nội dung bên dưới.
SSL là gì ?
SSL là chữ viết tắt của thuật ngữ Secure Sockets Layer. Đây là giao thức bảo mật có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự riêng tư và toàn vẹn dữ liệu khi chúng được gửi – nhận trên môi trường Internet.
SSL đóng vai trò quan trọng trong mã hóa thông tin, dữ liệu khi duyệt web, ứng dụng web, email, tin nhắn và thoại qua IP. Nhờ được mã hóa trong suốt quá trình gửi và nhận, bên thứ 3 không thể xem được nội dung gói tin đã gửi. Chỉ cho đến khi đến đúng bên nhận thì những thông tin, dữ liệu đó mới được giải mã.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
TLS là gì ?
Hiểu một cách đơn giản, giao thức TLS (Transport Layer Security) là tên gọi sau này của SSL (từ năm 1999). Chuẩn SSL đã ngừng cập nhật từ năm 1996 và hiện nay gần như không được hỗ trợ nữa. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mọi người trên Thế Giới đều vẫn quen gọi SSL thay vì TLS.
Khi chúng ta nói chuyện, trao đổi thông tin với nhau hoặc giao dịch (mua bán) các dịch vụ liên quan đến SSL chính là đang nói về TLS. Có lẽ cộng đồng phải cần thêm thời gian nữa để làm quen với “tên gọi mới” TLS, mặc dù tên gọi này đã đổi hơn 20 năm qua.
Lợi ích khi sử dụng SSL/TLS cho website
Việc sử dụng chứng chỉ số trong truyền tải, trao đổi thông tin trên Internet có lợi ích rất lớn về bảo mật. Trong khuôn khổ bài viết này, IMTA chỉ liệt kê những lợi ích của việc sử dụng SSL/TLS đối với website như sau:
- Thông tin, dữ liệu truyền tải được mã hóa. Nhờ đó các gói tin dù bị hacker lấy cắp được trong quá trình gửi đi cũng không xem được.
- Người dùng và khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm khi cung cấp thông tin nhạy cảm cũng như thực hiện các giao dịch, mua bán trên website có sử dụng SSL/TLS.
- Website sử dụng SSL/TLS là một tiêu chí xếp hạng tìm kiếm của Google, giúp website SEO tốt hơn. Nếu website của bạn không sử dụng SSL/TLS thì sẽ được đánh giá là bảo mật kém, không an toàn.
- Trước đây, chứng chỉ SSL mở rộng cho doanh nghiệp (EV SSL) còn hiển thị tên công ty trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Điều đó cũng thêm một phần nhận diện thương hiệu cũng như nâng cao mức độ uy tín của website mà người dùng đang truy cập.
Chứng chỉ SSL là gì ?
Chúng ta thường nhầm lẫn và xem khái niệm SSL và chứng chỉ SSL là một, tuy nhiên đó là 2 khái niệm khác nhau.
Certificate Authority (CA) là gì?
Certificate Authority (CA) là nhà cung cấp chứng chỉ số – hay còn gọi là chứng thực số. Trong đó, chứng chỉ số là các tập tin có nhiệm vụ xác minh danh tính của một thực thể trên Internet. Thực thể đó là: Con người (cá nhân), doanh nghiệp, tổ chức, phần mềm, ứng dụng,..
Hiểu một cách đơn giản, việc trao đổi, truyền tải dữ liệu trên môi trường Internet mà có chứng chỉ số (CA) giống như bạn có bằng lái xe hoặc chứng chỉ nghề nghiệp vậy.
Trong chứng chỉ số (CA) bao gồm các thành phần cơ bản như sau:
- Thông tin, dữ liệu của cá nhân hoặc đại diện doanh nghiệp/ tổ chức được cấp;
- Khóa công khai (public key) của cá nhân/ doanh nghiệp/ tổ chức được cấp;
- Chữ ký số của đơn vị cấp chứng chỉ;
- Thông tin về thời hạn sử dụng của chứng chỉ;
Chứng chỉ SSL là gì ?
Chứng chỉ SSL (SSL Certificate) là chứng chỉ xác thực/ công nhận về việc sử dụng giao thức SSL/TLS khi truyền tải, trao đổi thông tin trên Internet.
SSL Certificate Authority (CA) là tổ chức phát hành chứng chỉ SSL cho người dùng từ cá nhân đến doanh nghiệp, tổ chức. Nhà cung cấp chứng chỉ SSL/TLS đóng vai trò cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Thông qua đó, xác thực danh tính của tổ chức, cá nhân, website, phần mềm, ứng dụng trong giao dịch, truyền tải thông tin trên Internet.
Phân loại chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL có khá nhiều loại, dưới đây IMTA sẽ liệt kê các loại chứng chỉ SSL theo hai tiêu chí là: mức độ xác thực và số lượng tên miền áp dụng. Từ đó, bạn chọn loại chứng chỉ phù hợp để sử dụng nhé !
Phân loại chứng chỉ SSL dựa trên mức độ xác thực
Có ba cấp độ xác thực tương ứng với 03 loại chứng chỉ SSL là: Domain Validated (DV SSL), Organization Validation (OV SSL) và Extended Validation (EV SSL).
Domain Validated là loại chứng chỉ SSL được xác thực thông qua tên miền. Để được cấp chứng chỉ Domain Validated thì bạn chỉ cần xác nhận với nhà cung cấp chứng chỉ SSL (CA) về quyền sở hữu tên miền và nhu cầu cần cấp chứng chỉ SSL/TLS là được. Thời gian hoàn tất đăng ký và xác thực chỉ tầm 5 đến 10 phút là xong.
Chứng chỉ Domain Validated phù hợp cho các website doanh nghiệp vừa và nhỏ, blog đơn giản. Không có yêu cầu cao về bảo mật trong lưu trữ và truyền tải thông tin/ dữ liệu người dùng.
Các bạn nào đang học quảng cáo Google Ads tại IMTA nên sử dụng SSL cho website của mình dù là làm SEO hay đang chạy quảng cáo.
Digital Marketing IMTA
Organization Validation – OV SSL
Organization Validation SSL là loại chứng chỉ SSL dành cho các tổ chức và doanh nghiệp. Loại chứng chỉ này có tính xác thực cao hơn chứng chỉ Domain Validated vì nó cần xác minh thêm thông tin doanh nghiệp/ tổ chức.
Chứng chỉ OV SSL phù hợp với các doanh nghiệp/ tổ chức muốn nâng cao tính xác thực của mình. Nếu không yêu cầu cao về tính xác thực thì sử dụng chứng chỉ Domain Validated cũng được. Thời gian để được cấp chứng chỉ Organization Validation SSL tầm 2 đến 3 ngày, kể từ ngày đăng ký.
Extended Validation – EV SSL
Extended Validation SSL là loại chứng chỉ xác thực mở rộng, có độ tin cậy cao nhất, thường được sử dụng cho các doanh nghiệp và tổ chức. Chứng chỉ này tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA trong quá trình xác minh doanh nghiệp.
Trước đây, khi bạn truy cập các website có sử dụng chứng chỉ EV SSL thì trên thanh địa chỉ sẽ có hiện tên doanh nghiệp nữa. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, phần thông tin đó hiện nay không còn hiển thị nữa (Do các trình duyệt họ update thôi, chứ xem thông tin chi tiết vẫn còn). Dù bạn dùng chứng chỉ nào cũng chỉ có hiển thị hình ổ khóa màu xanh như nhau.
ECC SSL – Elliptic Curve Cryptography (ECC Certificates)
Đây là 1 loại mật mã sử dụng đường cong Elip để mã hóa dữ liệu. Loại này những tổ chức cần bảo mật cao thường dùng. Công nghệ bảo mật cao cấp hơn RSA. ECC thường được chính phủ Mỹ dùng để bảo mật và mã hóa dữ liệu của mình.
Phân loại chứng chỉ SSL theo số lượng tên miền áp dụng
Single-name SSL Certificate
Single-name SSL Certificate hoặc Single domain SSL Certificate là loại chứng chỉ áp dụng cho một tên miền duy nhất. Ví dụ bạn đăng ký chứng chỉ Single-name SS cho tên miền imta.vn thì chỉ duy nhất tên miền này được cấp chứng chỉ SSL.
Chứng chỉ Wildcard SSL
Chứng chỉ Wildcard SSL là loại chứng chỉ có thể dùng cho tên miền chính và các tên miền phụ. Các doanh nghiệp/tổ chức có sử dụng nhiều sub domain thì nên đăng ký loại chứng chỉ này sẽ tiện hơn thay vì phải đăng ký riêng cho từng tên miền phụ.
Ví dụ: Khi bạn đăng ký chứng chỉ Wildcard SSL cho tên miền imta.vn thì các tên miền phụ (sub domain) của imta.vn cũng được áp dụng.
- demo.imta.vn
- blog.imta.vn
- shop.imta.vn
- mail.imta.vn
Chứng chỉ SSL Multi-Domain
Chứng chỉ SSL Multi-Domain hay còn gọi là SAN (Subject Alternative Names) hoặc UCC (Unified Communication Certificate) là loại chứng chỉ SSL áp dụng cho nhiều tên miền và các tên miền phụ của chúng.
Loại chứng chỉ SSL này phù hợp với các cá nhân/ doanh nghiệp/ tổ chức sở hữu vài chục tên miền và tên miền phụ (có website đang chạy). Mỗi năm phải gia hạn lại chứng chỉ SSL cho từng tên miền rất tốn thời gian cũng như chi phí. Thay vào đó, nếu chọn SSL Multi-Domain thì chỉ cần gia hạn một chứng chỉ cho tất cả các tên miền và tên miền phụ nếu có.
Lưu ý: Chứng chỉ Wildcard SSL áp dụng cho tên miền phụ của một tên miền chính, còn SSL Multi-Domain áp dụng được cho tất cả các tên miền chính và phụ mà bạn muốn đăng ký.
Những câu hỏi thường gặp
Nếu bạn đang tìm hiểu về SSL và chứng chỉ SSL thì dưới đây là một số câu hỏi/ thắc mắc thường gặp mà có thể bạn sẽ quan tâm.
LỜI KẾT
Như vậy là bài viết này IMTA đã mang đến bạn một số kiến thức rất cơ bản về SSL/TLS cũng như chứng chỉ SSL. Kiến thức về SSL/TLS chuyên sâu còn rất nhiều, tuy nhiên IMTA chỉ cố gắng trình bày sao cho phù hợp với người dùng phổ thông và học viên của chúng tôi.
Trong xu thế thiết kế website hiện tại thì các nhà thiết kế website sẽ dùng SSL do đó bạn nên dùng chứng chỉ SSL/TLS ngay từ đầu để sau này bạn không cần phải chuyển hướng redirect link về link mới có cấu trúc https.
Cuối cùng, nếu bạn có điều gì thắc mắc liên quan đến SSL thì có thể để lại bình luận bên dưới nhé, IMTA sẽ sớm phản hồi bạn. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết sau tại IMTA.EDU.VN