Không chỉ đơn giản là phương pháp ghi chép đơn thuần, mind map còn được xem là công cụ sáng tạo mạnh mẽ giúp bạn tổ chức thông tin, cải thiện tư duy cũng như nâng cao hiệu quả trong cả học tập và công việc. Trong bài viết này, IMTA sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về mind map là gì? lợi ích, cách vẽ bản đồ tư duy hiệu quả cùng một số công cụ hỗ trợ hữu ích.

Mind Map là gì?

Mind map (Bản đồ tư duy) phương pháp tổ chức thông tin trực quan bằng cách sắp xếp chúng theo dạng tư duy sơ đồ cây. Phương pháp này thường được bắt đầu tư một ý tưởng chính (Chủ đề trọng tâm) và mở rộng thành những nhánh phụ liên quan. Các nhánh này được kết nối thông qua từ khóa, hình ảnh hoặc biểu tượng.

Một số lợi ích của việc sử dụng Mind Map

Mind Map mang đến nhiều lợi ích vượt trội trong cả học tập, công việc lẫn cuộc sống, giúp bạn có thể tổ chức và xử lý thông tin một cách hiệu quả hơn. Một số lợi ích nổi bật mà việc sử dụng bản đồ tư duy mang lại có thể kể đến như:

Một số lợi ích của việc sử dụng Mind Map
Một số lợi ích của việc sử dụng Mind Map
  • Ghi nhớ thông tin nhanh hơn so với phương pháp ghi chú truyền thống. Dễ dàng gợi lại thông tin nhờ cấu trúc trực quan và liên kết logic giữa các ý tưởng.
  • Tạo môi trường thoải mái để người dùng có thể phát triển ý tưởng mới. Giúp bạn có thể nhìn vấn đề từ đa dạng góc độ khác nhau.
  • Giúp bạn hiểu rõ bức tranh tổng quan trước đưa ra quyết định cuối cùng. Đồng thời, dễ dàng phân tích các lựa chọn để có thể ưu tiên những việc quan trọng.
  • Tóm tắt thông tin một cách nhanh chóng và có hệ thống. Giúp giảm thời gian tìm kiếm hoặc sắp xếp lại thông tin sau này.
  • Giúp người sử dụng tập trung vào ý tưởng trọng tâm cùng những vấn đề liên quan. Loại bỏ đi những thông tin không thật sự cần thiết.
  • Thông qua mind map, bạn có thể truyền tải thông điệp của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu hơn. Giúp người nghe dễ dàng hình dung nội dung bạn muốn trình bày.

5 Cách vẽ bản đồ tư duy hiệu quả nhất

Có thể bạn chưa biết nhưng không cần phải là một nghệ sĩ hay chuyên gia về đồ họa để có thể vẽ được Mind map. Tất cả những gì bạn cần là thực hiện theo những bước sau để có thể tạo được bản đồ tư duy trực quan, dễ hiểu và phù hợp được với nhu cầu cá nhân.

Xác định được từ khóa chính (Keyword)

Việc đầu tiên mà bạn cần làm để vẽ được Mind Map hiệu quả chính là xác định chủ đề chính. Từ đó, lập từ khóa chính ngắn gọn và thể hiện rõ ràng nội dung trọng tâm.

Ví dụ: Nếu bạn đang muốn lập mind map cho kế hoạch chiến lược Marketing, từ khóa chính có thể là “Marketing Strategy

Vẽ chủ đề trọng tâm

Hãy bắt đầu bằng cách vẽ chủ đề chính ở trung tâm trang giấy hoặc màn hình. Hãy dùng hình ảnh, biểu tượng hoặc chữ in đậm để làm nổi bật. Một gợi ý cho bạn là nên sử dụng những màu sắc tươi vui để có thể thu hút sự chú ý và tăng cường khả năng ghi nhớ.

Vẽ chủ đề trọng tâm
Vẽ chủ đề trọng tâm

Vẽ những nhánh tiêu đề phụ

Sau khi vẽ chủ đề trung tâm, tiếp tục thực hiện vẽ những nhánh chính đại diện cho các ý tưởng lớn hoặc khía cạnh quan trọng liên quan đến chủ đề chính. Dùng những đường thẳng hoặc đường cong để kết nối những nhánh với trung tâm và đặc từ khóa ngắn hoặc hoặc cụm từ chính ở mỗi nhánh phụ.

Ví dụ: Với từ khóa chính là “Marketing Strategy”, bạn có thể mở rộng ra các nhánh phụ như “Content Marketing“, “Email Marketing“, “SEO“,…

Vẽ những nhánh tiêu đề phụ
Vẽ những nhánh tiêu đề phụ

Vẽ các nhánh cấp 2, 3, 4,…

Tiếp tục mở rộng từ những nhánh chính bằng cách thêm chi tiết hoặc những ý tưởng phụ liên quan. Lưu ý, sắp xếp các nhánh theo thứ tự ưu tiên, nhánh cấp 2, 3 nhỏ hơn nhánh cấp 1 với mỗi nhánh chỉ chứa một từ khóa hoặc cụm từ ngắn, không ghi chú dài dòng.

Ví dụ: Từ nhánh “Content Marketing” bạn có thể mở rộng thêm các nhánh “Video Content“, “Infographics“, “Email Campaigs. Từ nhánh “SEO” có thể thêm những nhánh “Keyword Research Golden Ratio“, “Local SEO”, “On-Page SEO“.

Vẽ các nhánh cấp 2, 3, 4,...
Vẽ các nhánh cấp 2, 3, 4,…

Vẽ những hình minh họa sử dụng mà sắc

Màu sắc cùng hình ảnh không chỉ giúp mindmap sinh động hơn mà còn giúp tăng khả năng ghi nhớ và tư duy sáng tạo. Hình ảnh minh họa nên dùng biểu tượng đơn giản hoặc hình ảnh liên quan đến nội dung của nhánh. Đối với màu sắc thì nên gán một màu riêng cho từng nhánh để có thể phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên. Không nên lạm dụng quá nhiều chi tiết có thể khiến bản đồ tư duy trở nên rối mắt.

Được tìm hiểu về cách thức hoạt động của Google, được học cách dùng công cụ để lên kế hoạch viết bài Website trong tháng, nắm được cách xây dựng On page và Off page để giúp website/bài viết của bạn sở hữu thứ hạng cao và bền vững trên các công cụ tìm kiếm,… Đó là 3 trong vô số kiến thức mà bạn sẽ được học khi tham gia khóa Đào tạo SEO Website tại IMTA.

Gợi ý một số công cụ/phần mềm vẽ Mind Map

Việc lựa chọn được phần mềm/công cụ phù hợp khi vẽ mind map không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn cải thiện được tính hiệu quả cùng khả năng trực quan của sơ đồ tư duy. Tùy thuộc vào nhu cầu của mình, bạn có thể lựa chọn từ các công cụ miễn phí/trả phí từ những nền tảng trực tuyến hoặc các phần mềm được cài đặt trên máy tính hoặc ứng dụng di động.

Một số công cụ/ứng dụng miễn phí

Các công cụ miễn phí như Coggle, MindMeister và Canva được đánh giá là nền tảng cực kỳ thích hợp với người dùng mới bắt đầu làm quen với việc tạo mind map.

Một số công cụ/ứng dụng miễn phí
Một số công cụ/ứng dụng miễn phí
  • Coggle: Công cụ tạo mind map miễn phí trực tuyến với giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Hỗ trợ làm việc nhóm trực tuyến với nhiều người chỉnh sửa cùng lúc. Xuất file dạng PDF/hình ảnh.
  • MindMeister: Ứng dụng chạy trên nền tảng Online, iOs và Android. Hỗ trợ tốt làm việc nhóm, đồng bộ dữ liệu hóa trên các thiết bị. Cung cấp nhiều sơ đồ có sẵn cũng như tích hợp với những công cụ khác như Google Workspace.
  • Canva: Sử dụng trên nền tảng Online, iOS, Androi. Canva nổi bật với một số ưu điểm vượt trội như: Có sẵn những mẫu mind map đẹp và chuyên nghiệp, hỗ trợ hình ảnh, biểu tượng và màu sắc cũng như được tích hợp nhiều công cụ thiết kế khác nhau.

Phần mềm/ứng dụng trả phí

Những phần mềm trên mặc dù cực kỳ hữu dụng nhưng bạn sẽ bị giới hạn rất nhiều tính năng nếu dùng phiên bản miễn phí. Vì vậy, nếu muốn sử dụng một công cụ toàn diện hơn, bạn có thể lựa chọn những phần mềm trả phí như XMind, MindManager hay Simple.

Phần mềm/ứng dụng trả phí
Phần mềm/ứng dụng trả phí
  • Xmind: Hoạt động trên nền tảng Windows, Mac, iOS và Android, Xmind sở hữu giao diện đẹp, hiện đại và hỗ trợ nhiều kiểu mind map khác nhau như sơ đồ cây, sơ đồ xương cá, sơ đồ Gantt. Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ xuất file lin hoạt dưới dạng PDF, Word hoặc Powerpoint.
  • MindManager: Chạy trên nền tảng Windows, Mac, MindManager được đánh giá là phù hợp cho doanh nghiệp và dự án lớn. Phần mềm hỗ trợ tích hợp với Microsoft Office cùng nhiều tính năng quản lý công việc và dự án.
  • SimpleMid: Tương tự như Xmind, SimpleMind cũng hoạt động trên nền tảng Windows, Mac, iOS và Android. Công cụ mang đến cho người dùng giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Tích hợp lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox và đặc biệt là không giới hạn kích thương sơ đồ.

Kết luận

Có thể thấy rằng, bản đồ tư duy là công cụ mạnh mẽ giúp bạn có thể tổ chức thông tin, kích thích tư duy sáng tạo và nâng cao hiệu suất cả trong công việc và học tập. Hy vọng rằng, với những chia sẻ của IMTA về Mind Map là gì cũng như các bước cơ bản để triển khai cùng một số công cụ hỗ trợ, bạn sẽ biết cách tạo những bản đồ tư duy hiệu quả, mang đến giá trị thực tế cho công việc và cuộc sống của mình nhé!

Digital Marketing IMTA Content MarketingMind Map là gì? Cách vẽ bản đồ tư duy hiệu quả nhất