Trong SEO Onpage, các thẻ Heading không đơn thuần chỉ là những đoạn văn bản được làm nổi bật trên trang web. Mà những thẻ tag này còn đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức nội dung, giúp các cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung bài viết, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách hướng dẫn họ đến nhanh các phần thông tin cần thiết. Vậy Heading là gì và ách tạo và tối ưu các thẻ Heading chuẩn SEO để tối ưu thứ hạng tìm kiếm. Hãy cùng IMTA khám phá chi tiết trong bài viết này.

Nội dung cần lưu ý trong bài viết:

  • Heading là gì?
  • Tầm quan trọng của Heading Tag trong SEO
  • Hướng dẫn cách kiểm tra thẻ H trên website
  • Cách tạo và tối ưu các Heading chuẩn SEO trong website WordPress
  • Những tips giúp Heading tags hấp dẫn và tăng khả năng SEO hơn
  • Những lưu ý khi sử dụng Heading trong bài viết

Heading là gì?

Heading tag là các thẻ HTML (H1, H2, H3,… H6) dùng để phân chia và làm rõ nội dung bài viết thành các phần nhỏ hơn, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt thông tin quan trọng. Các thẻ này không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn giúp Google và các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc nội dung của trang web.

Có 6 cấp độ của Heading, bao gồm:

  • H1: Tiêu đề chính của bài viết, thể hiện chủ đề quan trọng nhất.
  • H2: Các tiêu đề phụ, dùng để phân chia nội dung thành từng phần chính.
  • H3 – H6: Tiêu đề con của từng phần nhỏ hơn, giúp bài viết có bố cục rõ ràng hơn.

Việc sử dụng Heading hợp lý không chỉ giúp bài viết có bố cục chặt chẽ hơn mà còn làm tăng cơ hội hiển thị trên kết quả tìm kiếm với các đoạn trích nổi bật (Featured Snippets).

Tầm quan trọng của Heading Tag trong SEO

Thẻ Heading trên các bài viết trên website không chỉ giúp bài viết có cấu trúc mạch lạc, dễ hiểu, dễ theo dõi hơn, mà còn góp phần giúp người đọc tiếp cận nội dung nhanh hơn. Quan trọng hơn, các thẻ Heading còn là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu SEO Onpage, giúp cải thiện hiệu quả tìm kiếm.

  • Thể hiện cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc: Các thẻ Heading (H1, H2, H3, H4, H5, H6) giúp phân loại nội dung của bài viết, từ đó giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được cấu trúc tổng thể của bài viết, hiểu được chủ đề chính mà không cần đọc hết toàn bộ nội dung. Một bài viết có cấu trúc rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu sẽ giúp người đọc dễ dàng tìm thấy thông tin cần thiết. Ngoài ra, việc phân chia rõ ràng như vậy giúp người đọc có thể nhanh chóng đến thẳng các Heading tag để đọc mà không tốn thời gian dò tìm từng Heading một. Đồng thời còn hỗ trợ Google hiểu rõ nội dung bài viết hơn.
  • Thân thiện với người dùng, giúp tăng khả năng tiếp cận: Một bài viết có cấu trúc rõ ràng với từng Heading tag hợp lý sẽ giúp người dùng hiểu nội dung từng phần nhanh hơn, dễ dàng tìm kiếm nội dung họ quan tâm. Các heading đóng vai trò như một “bảng chỉ dẫn”, giúp người đọc có thể chuyển từ phần này sang phần khác mà không mất thời gian tìm kiếm. Việc người dùng có thể dễ dàng nhấn vào phần họ quan tâm mà không cần cuộn qua toàn bộ bài viết giúp làm làm tăng thời gian trên trang, giảm tỷ lệ thoát (bounce rate), từ đó cải thiện thứ hạng SEO.
  • Tối ưu công cụ tìm kiếm giúp tăng sức mạnh cho SEO: Thường thì để tối ưu SEO thì Heading tag sẽ là nơi để chèn các từ khóa chính, từ khóa phụ, long-tail keyword,… nhằm tối ưu SEO, giúp website ranking nhiều từ khóa trong 1 bài viết. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh nhồi nhét quá mức. Google đánh giá cao những bài viết có Heading rõ ràng, chứa từ khóa phù hợp và giúp người dùng dễ đọc. Nếu bài viết thiếu Heading hoặc sử dụng không hợp lý, Google có thể khó hiểu nội dung chính, làm giảm khả năng xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm SERPs.
  • Dễ dàng được Google đánh giá cao: Các bot tìm kiếm của Google sử dụng Heading để phân tích nội dung bài viết và xác định mức độ liên quan của trang web với từ khóa tìm kiếm của người dùng. Một bài viết có heading hợp lý được chèn từ khóa tự nhiên, rõ ràng sẽ giúp Google nhanh chóng hiểu được nội dung, từ đó sẽ cải thiện khả năng xếp hạng trên SERP. Nếu bài viết không có Heading hoặc chỉ sử dụng đoạn văn dài mà không có cấu trúc, Google sẽ khó hiểu nội dung bài viết, làm giảm cơ hội xếp hạng cao trên Google.

Hướng dẫn cách kiểm tra thẻ H trên website

Hiện có nhiều cách để kiểm tra và xem nhanh các Heading của một trang bất kì. Hôm nay IMTA sẽ hướng dẫn bạn 2 cách phổ biến nhất mà được nhiều người sử dụng để kiểm tra Heading của 1 trang web bất kì.

Tìm kiếm thẻ Heading trong mã nguồn

Để xác định các thẻ Heading trong mã nguồn (Source Code) của một trang web rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Nhấp chuột phải vào bất kỳ vị trí trống nào trên trang web (hoặc nhấn Ctrl + U). Ví dụ hiện tại mình đang ở trang khóa học Digital Marketing của IMTA. Bạn có thể bấm tranh Ctrl + U hoặc tìm một vị trí trống bất kì và click chuột phải.

Sau đó chọn View Page Source/Xem nguồn trang

Chọn View page Source
Chọn View page Source

Mã nguồn HTML của trang sẽ hiển thị trên trình duyệt

Để tìm các thẻ Heading, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + F, sau đó nhập <h1> hoặc <h2> để nhanh chóng xác định vị trí của các thẻ Heading trong mã nguồn.

Ctrl + F và tìm Heading thủ công
Ctrl + F và tìm Heading thủ công

Sử dụng công cụ SEO Quake để tìm thẻ Heading

Việc tìm các thẻ Heading bằng cách thủ công có thể tốn thời gian và lại không trực quan, khi bạn phải tìm trong dãy Source Code của trang để tìm lần lượt các mã <H1>/<H1> và <H2>/<H2> ,… Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO như SEO Quake, Web Developer,… giúp tìm Heading nhanh chóng và trực quan hơn. Hôm nay IMTA sẽ hướng dẫn bạn sử dụng SEO Quake, đây cũng là extension phổ biến nhất trong giói SEO.

SEO Quake là một tiện ích SEO mạnh mẽ có thể cài đặt trên trình duyệt Chrome và Firefox. Sau khi cài đặt, bạn làm theo các bước sau:

Đầu tiên, bạn click vào icon SEO Quake như trên hình. Tiếp theo, bạn chọn Page Info.

Dùng SEO Quake để kiểm tra Heading
Dùng SEO Quake để kiểm tra Heading

Tiếp theo bạn chọn mục Diagnosis. Sau đó tìm mục Heading → View others.

tìm mục Heading, chọn View others
tìm mục Heading, chọn View others

Lúc này, extension này sẽ hiển thị đầy đủ danh sách các thẻ Heading có trên trang, giúp bạn dễ dàng kiểm tra cấu trúc bài viết và tối ưu hóa SEO hiệu quả hơn.

So với cách tìm thủ công trên thì SEO Quake sẽ hiển thị trực quan hơn, giúp bạn dễ dàng xem Heading của bất kì trang web nào.

SEO Quake giúp xem chi tiết Heading của trang web
SEO Quake giúp xem chi tiết Heading của trang web

Ngoài ra, công cụ này còn sắp xếp theo thứ tự và thống kê trên trang sử dụng bao nhiêu từng loại thẻ, ví dụ có 1 H1, có 8 H2, 8 H3 và 8 H4, không có sử dụng H5 và H6.

Nhờ vậy mà bạn có thể nghiên cứu đối thủ, hoặc audit trang web của mình có chưa tối ưu Heading hay không.

Cách tạo và tối ưu các Heading chuẩn SEO trong website WordPress

Thực chất khi bạn xây dựng nội dung trên website, việc đặt các thẻ Heading trong bài viết đều có những quy tắc tối ưu nhất định. Đầu tiên bạn cần hiểu cách bố trí về các heading như sau:

  • H1: Tiêu đề chính của bài viết, phản ánh nội dung tổng thể, chỉ dùng 1 lần trong bài viết.
  • H2: Các mục lớn, ý chính trong bài viết.
  • H3: Các nội dung con, làm rõ chi tiết hơn các mục H2.
  • H4: Các thông tin bổ sung cho H3, chi tiết hóa nội dung.
  • H5: Các ý nhỏ hơn giúp giải thích cụ thể hơn H4.
  • H6: Mức phân cấp nhỏ nhất, ít khi được sử dụng.

Thẻ Heading H1

Để tạo thẻ H1 trong trình soạn thảo website WordPress, đầu tiên bạn vào trình soạn thảo, ở ngay đây chính là nơi bạn viết H1 của mình.

Thêm thẻ Heading H1
Thêm thẻ Heading H1

Khi viết bài trên WordPress, tiêu đề bài viết chính là Heading 1. Bạn chỉ cần nhập tiêu đề vào khung soạn thảo là đã tạo được thẻ H1 rồi.

Thẻ Heading 1 cần đơn giản, ngắn gọn và bao gồm đủ ý của nội dung tổng quan của bài viết. Đây là tiêu đề chính của bài viết và chỉ nên có một thẻ H1 duy nhất. Để tối ưu cho SEO, bạn nên chèn và tối ưu sao cho để từ khóa chính nên xuất hiện ở phần đầu tiêu đề H1 để tăng hiệu quả SEO. Nếu không thể đặt ở đầu, bạn có thể để từ khóa gần đầu nhất có thể.

Bên cạnh đó, thẻ Heading 1 không nên quá ngắn (dưới 50 ký tự) hoặc quá dài (trên 72 ký tự). Khoảng 60 ký tự là hợp lí để không ý Google cắt khi xuất hiện trên SERP.

Thẻ Heading 2

Để tạo thẻ H2, đầu tiên, bạn hơ chuột vào đoạn Text bạn muốn, sau đó chọn “Tiêu đề” như trong hình.

Tạo thẻ Heading 2 trên website WordPress
Tạo thẻ Heading 2 trên website WordPress

Sau khi đã tạo xong, bạn có thể tùy chỉnh cấp độ thẻ Heading H3, H4,… sao cho phù hợp về sau bài viết.

Tùy chỉnh cấp độ Heading trên website WordPress
Tùy chỉnh cấp độ Heading trên website WordPress

Thẻ H2 đóng vai trò như là là các ý chính trong bài viết và không bị giới hạn số lượng như thẻ H1. Tuy vậy nhưng bạn cũng không nên viết thẻ H2 quá dài không cần thiết. Mỗi bài viết nên có ít nhất từ 2 thẻ H2 trở lên để giúp nội dung logic và dễ theo dõi cho cả người dùng lẫn các công cụ tìm kiếm.

Thông thường, Heading 2 chứa từ khóa chính và có thể kết hợp với từ khóa liên quan (LSI keywords) để tối ưu SEO cũng như giúp giảm mật độ từ khóa. Khác với H1 thường bao quát bài viết thì ý nghĩa H2 chỉ cần bao quát nội dung dưới từng phần là được.

Thẻ Heading 3

Nếu xem Heading 2 là “con” của H1, thì Heading 3 chính là “cháu” của H1. H3 thường được dùng trong trường hợp nếu trong nội dung H2 có quá nhiều ý cần chia nhỏ hơn thì bạn sử dụng thêm H3 để tăng tính logic cho H2 đó. Heading 3 giúp làm rõ nội dung của từng Heading 2 và cải thiện tính mạch lạc của bài viết.

Ngoài ra, Heading 3 là nơi phù hợp để sử dụng từ khóa phụ và các từ khóa liên quan, vừa giúp phân bổ từ khóa cũng như làm cho bài viết có cấu trúc rõ ràng hơn, cải thiện xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

Heading cực quan trong trong tối ưu SEO Onpage. Khi bạn viết và tối ưu một bài viết chuẩn SEO với các thẻ Heading từ H1 đến H6 giúp đảm bảo 50% yếu tố tối ưu SEO. Phần còn lại phụ thuộc vào cách triển khai nội dung, độ dài bài viết, mật độ từ khóa và cách trình bày hấp dẫn.

Các Heading Tags 4, 5 và 6

Các thẻ H4, H5, H6 được dùng để chia nhỏ nội dung hơn. Thông thường những trang Landing Page, hay những bài viết dài và nhiều chi tiết cần chia nhỏ nhiều ý hơn thì cần dùng đến các thẻ này. Tùy theo nội dung nhưng thông thường nếu bài viết tầm từ dưới 3000 từ chỉ cần đến mức Heading 3, thì không nhất thiết phải sử dụng các thẻ thấp hơn.

Hiện nay, một bài viết chuẩn SEO không chỉ cần tối ưu về cấu trúc mà còn phải chú trọng đến trải nghiệm người dùng, giảm tỷ lệ thoát trang để đạt hiệu quả cao nhất.Khi bài viết được phân chia hợp lý với các Heading từ H1 đến H6, nó sẽ đảm bảo tính mạch lạc, dễ đọc và đạt tiêu chuẩn SEO cao nhất.

Những tips giúp Heading tags hấp dẫn và tăng khả năng SEO hơn

Khi bạn xây dựng và tối ưu nội dung trên website, thì việc tối ưu Heading Tags không chỉ giúp bài viết trở nên hấp dẫn hơn với người đọc mà còn đóng vai trò quan trọng trong SEO Onpage. Một Heading thu hút có thể tăng tỷ lệ click và cải thiện trải nghiệm người dùng, đồng thời giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc nội dung của bạn. Dưới đây là một số tip giúp Heading trên website bạn hấp dẫn hơn và tối ưu hóa SEO hiệu quả:

  • Chọn từ khóa phù hợp: Mỗi Heading nên chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan đến nội dung bên dưới để công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện chủ đề liên quan đến nội dung tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên, đừng nhồi nhét từ khóa một cách cứng nhắc. Ví dụ, một Heading kém tối ưu: Heading là gì và tại sao Heading quan trọng trong SEO Heading Tags? Nhồi nhét từ khóa quá mức khiến không có cảm giác tự nhiên cho người đọc và Google cũng sẽ đánh giá kém Heading này.
  • Sử dụng từ ngữ sáng tạo và hấp dẫn: Heading không chỉ cần chứa từ khóa mà còn phải đủ hấp dẫn để người đọc có thể click vào nó. Ví dụ trên SERP thì có 10 kết quả trả về trên trang thì Heading của bạn phải thu hút làm sao để khiến phải click vào. Ví dụ vào có thể cho thời gian ( ví dụ năm 2025,…) để làm mới, hoặc thêm số liệu để tăng tính thuyết phục ( ví dụ như Top 5, Top 10 cách,…)
  • Sử dụng Heading theo cấu trúc hợp lí: Heading cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, từ H1 (tiêu đề chính) đến H2, H3, H4 cho các mục nhỏ hơn. Tránh việc bỏ qua các cấp bậc theo thứ tự hoặc sử dụng không đúng cách, ví dụ sử dụng nhiều H1 trong bài, hoặc các H tag cấp dưới không theo trình tự, gây khó khăn cho cả người đọc lẫn Google.
  • Giữ Heading ngắn gọn nhưng súc tích: Mỗi Heading nên truyền tải nội dung chính của bài viết, hay nội dung bên dưới mà không quá dài dòng. Heading dài sẽ khó đọc và có thể bị Google cắt bớt trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Tốt nhất, một Heading nên dưới 60 ký tự để đảm bảo SEO hiệu quả.
  • Đảm bảo sự liên kết và nhất quán: Các Heading phải có sự liên kết với nhau, phản ánh nội dung của từng phần. Điều này giúp cả người đọc và công cụ tìm kiếm dễ hiểu hơn. Ví dụ, nếu bài viết là về “SEO Onpage”, thì không nên có một Heading phụ nói về “SEO Offpage”, trừ khi có sự liên quan.
  • Kiểm tra khả năng hiển thị trên các thiết bị: Heading cần hiển thị rõ ràng trên cả máy tính lẫn thiết bị di động. Bạn nên kiểm tra kỹ xem liệu Heading có bị cắt ngắn hay hiển thị sai trên các trình duyệt khác nhau hay không để tránh ảnh hưởng xấu đến người dùng.
  • Định dạng Heading hợp lý: Để Heading nổi bật hơn, ngoài việc sử dụng các từ hay cụm từ gây thu hút nhu “Top X…” “Bí quyết…“, hay “Hướng dẫn chi tiết…“, bạn có thể kết hợp sử dụng chữ in đậm hoặc cỡ chữ lớn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng màu sắc hoặc hiệu ứng quá nhiều vì có thể làm rối mắt người đọc.
  • Không lạm dụng quá nhiều Heading: Dùng Heading chỉ khi cần thiết để phân chia nội dung, tránh việc sử dụng quá nhiều sẽ khiến bài viết trở nên nặng nề và khó theo dõi.

Những lưu ý khi sử dụng Heading trong bài viết

  • Tính Logic và liên kết với nội dung: Mỗi thẻ Heading như là phần tóm tắt, giới thiệu, cần phản ánh rõ cấu trúc logic của bài viết, đồng thời liên kết chặt chẽ với nội dung bên dưới. Điều này giúp người đọc dễ dàng theo dõi mạch thông tin và hiểu rõ từng phần trong bài viết. Ví dụ: Nếu bài viết hướng dẫn cách tối ưu SEO Onpage, H2 có thể là “Các yếu tố quan trọng trong SEO Onpage”, H3 là “Tối ưu thẻ tiêu đề (Title Tag)”, và H4 là “Cách đặt từ khóa trong Title Tag”.
  • Sử dụng Heading theo đúng trình tự: Bạn nên sử dụng Heading theo đúng thứ tự từ H1 đến H6. Điều này giúp đảm bảo tính tổ chức của bài viết và tối ưu trải nghiệm người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Ví dụ lỗi thường gặp khi sử dụng Heading là bạn dùng H3 ngay sau H1 mà không có H2, hoặc sử dụng nhiều H1 trong một bài viết,từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng lập chỉ mục của Google cho bài viết.
  • Tối ưu từ khóa trong Heading: Heading là một trong những vị trí quan trọng để chèn từ khóa chính và từ khóa liên quan, bởi nó sẽ giúp bài viết bạn ranking nhiều từ khóa, nhưng không nên nhồi nhét quá nhiều. Cách đặt từ khóa phải tự nhiên, phù hợp với nội dung của bài viết, đảm bảo mật độ từ khóa phù hợp.
  • Tiêu đề ngắn gọn, hấp dẫn và dễ hiểu: Heading trong bài cần đủ ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện rõ nội dung chính của phần đó. Nếu tiêu đề quá dài hoặc mơ hồ, người đọc có thể khó hiểu và bỏ qua bài viết. Ngoài ra tiêu đề H1 nếu dài quá 60 ký tự thì sẽ không chuẩn SEO theo Google, cụ thể khi hiển thị thị sẽ bị mất chữ, vì vậy nên viết H1 vừa đủ ý, ngắn gọn, nhưng vẫn thu hút được người đọc.
  • Không lạm dụng quá nhiều Heading trong một bài viết:Dù Heading có giúp phân chia nội dung rõ ràng, giúp dễ hiểu, nhưng sử dụng quá nhiều có thể gây rối mắt và làm giảm trải nghiệm người dùng. Vì vậy bạn hãy lưu ý chỉ dùng Heading khi cần thiết để phân cấp thông tin rõ ràng.
  • Đảm bảo độ ưu tiên của các thẻ Heading: Mỗi Heading cần thể hiện đúng vai trò của nó. Ví dụ H2 dùng cho tiêu đề chính của từng phần, H3 dành cho nội dung con trong H2, và H4 dùng để bổ sung thông tin trong H3.Một tip là bạn có thể đọc lướt các Heading mà không cần xem nội dung chi tiết để kiểm tra xem chúng có mạch lạc và dễ hiểu không. Nếu chỉ đọc Heading mà không hiểu bài viết nói về gì, thì cần chỉnh sửa lại.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những gì về thẻ Heading là gì, cũng như cách sử dụng thẻ Heading để tối ưu SEO Onpage trong bài viết tốt hơn. Hy vọng bài viết này IMTA đã giúp bạn hiểu rõ hơn và áp dụng nó vào các dự án SEO của mình.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu hơn về SEO, bạn có thể tham khảo ngay khóa học SEO tại TP.HCM của IMTA hoặc liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé.

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteHeading là gì? Hướng dẫn cách tạo và tối ưu Heading tags chuẩn SEO