Duplicate Content là một trong những vấn đề phổ biến mà người làm SEO luôn phải tìm cách phát hiện cũng như khắc phục để tránh gây ảnh hưởng đến thứ hạng SEO website.
Khi Google phát hiện nội dung trùng lặp trên nhiều trang khác nhau, công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn khi xác định đâu là phiên bản gốc, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của trang trên kết quả tìm kiếm.
Bài viết này IMTA sẽ giúp bạn hiểu rõ Duplicate Content là gì, tác động của nó đối với SEO, và hướng dẫn chi tiết về cách xử lý nội dung trùng lặp để cải thiện hiệu quả SEO cho website của bạn.
Duplicate Content là gì?
Duplicate Content (nội dung trùng lặp) là các đoạn nội dung giống hoặc gần giống nhau xuất hiện trên nhiều URL khác nhau trong cùng một website hoặc giữa các website khác nhau đã xuất hiện trên internet.
Lỗi Duplicate Content phát sinh có thể do lỗi kĩ thuật hoặc có thể chỉ vô tình giống content nhau. Tuy nhiên dù sao Duplicate Content làm ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng SEO website. Bởi khi trùng lặp nội dung có thể gây nhầm lẫn cho công cụ tìm kiếm vì chúng không biết nên ưu tiên hiển thị phiên bản nào trong kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: Một bài viết sản phẩm trên trang A và trang B có nội dung giống hệt nhau, khiến Google không biết trang nào cần được ưu tiên.
Website của bạn có cùng một nội dung hiển thị trên nhiều URL, chẳng hạn:
- https://example.com/san-pham
- https://example.com/san-pham?utm=affiliate
Dễ dàng có thể thấy cả hai URL trên dẫn đến cùng một nội dung, nhưng URL đầu tiên là link gốc và thân thiện với Google, được dùng để SEO. Nhưng vì lỗi kĩ thuật, hoặc SEOer không quản lí tốt thì có thể gây ra trùng lặp. Và Google hoàn toàn có thể lấy link 2 để đưa lên top hoặc phạt cả 2 trang hoàn toàn có thể.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Duplicate Content gây hại gì cho SEO?
Google sẽ index và hiển thị các URL của một website nếu content riêng biệt và chất lượng. Vì vậy khi nội dung bị trùng lặp sẽ không chỉ gây nhầm lẫn cho công cụ tìm kiếm, khiến Google có cái nhìn tiêu cực hơn cho website bạn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả SEO.
- Phân tán giá trị liên kết (Link Equity): Khi nhiều URL có cùng nội dung, các liên kết trỏ đến chúng bị chia nhỏ, làm giảm sức mạnh SEO cho trang cần ưu tiên. Thay vì tập trung giá trị link juice vào một trang duy nhất để tối ưu thứ hạng SEO, thì giá trị của liên kết lại bị chia nhỏ, làm giảm hiệu quả SEO.
Ví dụ:
Một bài viết blog về “Cách bước kiểm tra iPhone cũ” được đăng trên hai URL khác nhau:
/blog/cach-kiem-tra-iphone-cu
/blog/tips-kiem-tra-iphone-cu
Nếu mỗi trang này nhận được 10 backlinks từ các website khác, thì thay vì một trang duy nhất có 20 backlinks để tăng sức mạnh cho SEO Offpage, thì nay giá trị của các backlink lại bị giảm nửa. Từ đó vừa gây lãng phí tài nguyên vừa giảm cơ hội xếp hạng cao cho cả hai URL. - Không biết phiên bản nào nên được ưu tiên để xếp hạng: Google cần biết đâu là trang chính để ưu tiên hiển thị. Khi website bạn có nhiều URL có nội dung tương tự, thì công cụ tìm kiếm có thể chọn sai trang cần ưu tiên hoặc không chọn bất kỳ trang nào. Ngoài ra việc trùng lặp nội dung còn có thể gây nên tình trạng Keyword Cannibalization (ăn thịt từ khóa).
Ví dụ:
Bạn có hai URL với cùng nội dung mô tả sản phẩm:
/ao-thun
/ao-thun?ref=affiliate
Nếu không sử dụng thẻ canonical hoặc chuyển hướng đúng cách, Google có thể không biết nên ưu tiên URL nào, dẫn đến việc hoặc là link ref=affiliate được xếp hạng cả hai URL đều không được xếp hạng tốt trong kết quả tìm kiếm. - Tụt thứ hạng và giảm khả năng hiển thị: Khi nội dung trùng lặp xuất hiện trên nhiều URL, Google có thể đánh giá trang của bạn là không đủ độc đáo, khi nhiều URL trên cùng một website lại trùng lặp lẫn nhau. Còn nếu content website bạn bị trùng lặp content với những website khác sẽ bị Google đánh giá là đạo văn, khiến URL website bị tụt hạng hoặc không được hiển thị.
- Tiêu hao ngân sách crawl (Crawl Budget): Mỗi website có giới hạn số lần Googlebot thu thập dữ liệu (crawl). Nếu bot phải thu thập nhiều lần cùng một nội dung ở các URL khác nhau, nó sẽ tiêu hao ngân sách crawl và khiến các trang quan trọng khác không được index kịp thời. Và Google sẽ không đánh giá cao website bạn khi phải crawl nhiều nhưng nội dung lại giống nhau như vậy.
- Rủi ro bị giảm uy tín và tụt hạng: Google thường không phạt website chỉ vì nội dung trùng lặp, nhưng Nếu website bạn có quá nhiều nội dung giống nhau trên nhiều URL khác sẽ giảm trải nghiệm người dùng, và Google dựa vào hành vi người dùng để đánh giá mức độ thân thiện của Website, từ đó sẽ giảm uy tín và thứ hạng website bạn tụt dần. Ví dụ: Nếu một website đăng đi đăng lại cùng nội dung quảng bá sản phẩm trên nhiều trang (như blog, trang chủ, trang giới thiệu), người dùng sẽ cảm thấy nhàm chán và không có thông tin mới. Qua đó không chỉ khiến người dùng rời bỏ website mà còn khiến Google giảm đánh giá về chất lượng nội dung của bạn.
Đối với những bạn mới khi chơi quen với việc tối ưu website, thì hay dẫn đến việc trùng lặp nội dung là chuyện hay diễn ra. Trong khóa học SEO tại đây, IMTA thiên hướng phương pháp SEO tổng thể để giúp học viên tối ưu website toàn diện, cũng như hướng đến việc lên chiếc lược SEO bền vững, ổn định và lâu dài
Nguyên nhân dẫn tới Duplicate Content?
Duplicate content (nội dung trùng lặp) xảy ra khi cùng một đoạn nội dung xuất hiện tại nhiều URL khác nhau trên cùng một website hoặc trên nhiều trang web khác nhau. Khi các công cụ tìm kiếm phát hiện nội dung trùng lặp, thì các con bot các công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn trong việc xác định trang nào cần được ưu tiên xếp hạng.
- Phân trang (Pagination): Khi nội dung dài được chia thành nhiều trang con để thuận tiện cho người đọc và giảm tải trên trình duyệt, tuy nhiên điều này lại vô tình tạo ra nội dung tương tự ở các URL phan trang khác nhau. Nếu không khai báo đúng cách, Google có thể hiểu nhầm đó là các trang riêng biệt và gây ra trùng lặp.
Ví dụ:
Một bài viết dài như “Hướng dẫn tối ưu SEO” được phân tách:
/huong-dan-seo?page=1
/huong-dan-seo?page=2
Nếu bạn không dùng thẻ rel=”next” và rel=”prev” hoặc canonical để thông báo cho Google rằng đây là các trang trong cùng một chuỗi, mỗi trang có thể bị xem như nội dung trùng lặp. - HTTPS vs. HTTP và www vs. non-www: Website có thể được truy cập qua nhiều phiên bản URL khác nhau, chẳng hạn HTTPS và HTTP, hoặc www và non-www. Nếu không định cấu hình chính xác hosting, website bạn có thể truy cập được ở cả 4 biến thể này, từ đó vô tình gây ra lỗi duplicate content. Nếu không chỉ định phiên bản chuẩn (canonical), mỗi phiên bản sẽ bị coi là một trang riêng biệt với trùng content.
- URL phân biệt chữ hoa và chữ thường: Bot của Google phân biệt được các URL với chữ hoa và chữ thường là các trang khác nhau. Nếu website của bạn cho phép truy cập vào cùng một nội dung với các biến thể URL này, nội dung trùng lặp sẽ phát sinh.
Ví dụ:
/San-Pham
/san-pham
Để khắc phục, bạn nên chuẩn hóa toàn bộ URL thành chữ thường và thiết lập chuyển hướng 301 cho các phiên bản chữ hoa. - Dấu gạch chéo ở cuối URL (/ và không có /): Theo Google thì có hay không có gạch chéo phía sau URL đều được xem là các trang độc lập với nhau. Vì vậy sự khác biệt giữa các URL có hoặc không có dấu gạch chéo ở cuối cũng có thể gây ra trùng lặp.
Ví dụ:
/san-pham/
/san-pham
Google có thể hiểu đây là hai trang khác nhau nếu không được hợp nhất. Bạn nên chuyển hướng 301 về phiên bản còn lại hoặc khai báo canonical. - Trùng lặp trang tag và category: Với các blog, khi sử dụng nhiều thẻ tag hoặc danh mục (category) cho cùng một nội dung, rất dễ tạo ra các trang có nội dung tương tự nhau.
Ví dụ khi bạn viết bài về chủ về về SEO và đặt trong cả category SEO và tag SEO:
/category/seo
/tag/seo
Nếu chỉ có một trang trên website có 2 thẻ này thì cả 2 URL giống nhau, Google có thể xem đó là nội dung trùng lặp. Để tránh lỗi này, bạn có thể bỏ thẻ tag đi (vì đã có category rồi thì không cần tag nữa, thẻ tag hầu như không có giá trị gì), hoặc nên dùng thẻ noindex cho một trong hai trang hoặc kiểm soát số lượng bài viết trùng nhau giữa các trang. - Nội dung gần giống trên nhiều trang sản phẩm: Thông thường ở những website bán hàng như các trang thương mại điện tử, Thế Giới Di Động,… Các trang sản phẩm có nội dung gần giống nhau, chỉ khác về một vài đặc điểm nhỏ như màu sắc, dung lượng, kích thước,… nếu không được tối ưu kĩ có thể bị Google coi là trùng lặp.
Ví dụ:
Trang A: “iPhone 15 bản 256GB”
Trang B: “iPhone 15 bản 512GB”
Cả 2 trang này đều về 1 mẫu điện thoại, chỉ khác mỗi bộ nhớ. Vì vậy để tránh lỗi này, bạn có thể tối ưu kĩ hơn về dung lượng bộ nhớ, màu sắc,… hoặc kết hợp các sản phẩm tương tự vào một trang duy nhất và để người dùng chọn kích thước/màu sắc trong cùng một trang.
- Phân phối nội dung trên nhiều website: Khi cùng một bài viết được đăng tải trên nhiều trang web hoặc nền tảng khác nhau, Google có thể gặp khó khăn trong việc xác định đâu là bài viết gốc và có thể không ưu tiên trang của bạn. Ví dụ: Nếu bạn đăng một bài viết về SEO trên cả blog cá nhân và trang tin tức đối tác, cần phải sử dụng thẻ canonical trên trang đối tác để chỉ về bài viết gốc trên blog của bạn.
Hướng dẫn cách kiểm tra trùng lặp nội dung
Dưới đây là 2 cách mà IMTA thường dùng để kiểm tra xem website mình có bị trùng lặp nội dung không
Cách 1: Dùng Google Search để kiểm tra
Đầu tiên, bạn copy 1 đoạn nhỏ trong bài đặt trong dấu ngoặc kép ” ” và tìm kiếm. Nếu có một hay nhiều kết quả trả về website khác hiển thị nội dung tương tự thì Google sẽ xem đâu là trang gốc và xếp trang đó lên đầu.
Nếu như website bạn chưa ở đầu thì website bạn có vấn về về Duplicate Content.
Ví dụ ở đây mình check 1 đoạn văn trong bài viết SEO Offpage là gì của IMTA, kết quả trả về 1, chứng tỏ bài viết này không bị duplicate Content.
Cách 2: Sử dụng công cụ để kiểm tra
Hiện có nhiều công cụ hỗ trợ bạn kiểm tra trùng lặp nội dung trên website, nhưng hôm nay IMTA sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Screaming Frog để tiến hành kiểm tra duplicate content.
Đây là một công cụ audit technical toàn diện. Với giao diện trực quan, chích xác thì công cụ này được nhiều anh em SEOer sử dụng.
Để check duplicate, đầu tiên, bạn điền URL website bạn muốn audit, ví dụ ở đây mình điền URL website chính IMTA, sau đó chọn “Start”.
Sau khi công cụ này đã check xong, bạn chọn tab”Content” như trên hình, sau đó nhìn sang mục bên phải, tìm mục “Duplicate” như hình sau:
Như trên website của IMTA thì không có trang nào có nội dung trùng lặp cả. Nhưng nếu bạn kiểm tra có thì bên phải ở mục “Exact Duplicates” hoặc “Near Duplicates” sẽ list ra danh sách những URL nào trùng lặp với nhau.
Từ bạn đây có thể export ra file excel để dễ audit và quản lí những URL nào duplicate với nhau.
Hướng dẫn cách khắc phục Duplicate Content
Để khắc phục lỗi duplicate content có rất nhiều cách. Dưới đây là tổng hợp 7 cách hướng dẫn bạn khắc phục lỗi trên website bạn:
- Sử dụng thẻ Canonical để xác định trang gốc: Thẻ canonical giúp thông báo cho Google rằng một URL cụ thể là bản gốc, các URL khác chỉ là bản sao hoặc phiên bản phụ. Thẻ này giúp tránh việc công cụ tìm kiếm đánh giá cả hai phiên bản.
Ví dụ:
Website bán áo thun có hai URL hiển thị cùng nội dung:
/ao-thun
/ao-thun?ref=affiliate
Bạn có thể thêm thẻ canonical vào trang /ao-thun?ref=affiliate để chỉ định URL chính như sau:
<link rel=”canonical” href=”https://example.com/ao-thun”>
Khi đó, Google sẽ ưu tiên xếp hạng trang /ao-thun và bỏ qua phiên bản có tham số. - Chuyển hướng 301 các URL trùng lặp về URL chính: Redirect 301 là giúp chuyển hướng vĩnh viễn từ một URL trùng lặp về URL chính. Redirect 301 sẽ giúp điều hướng người dùng, cả công cụ tìm kiếm và các trình thu thập dữ liệu khác theo. Cách này giúp chuyển toàn bộ giá trị SEO của trang phụ về trang chủ đạo.
Ví dụ:
Bạn có hai trang với cùng nội dung về khuyến mãi:
/khuyen-mai
/promotion
Để tránh trùng lặp, bạn có thể thiết lập chuyển hướng 301 từ /promotion về /khuyen-mai. Đảm bảo được mọi giá trị liên kết và traffic đều đổ về một trang duy nhất. - Viết lại và làm mới nội dung cho nội dung bị duplicate: Thay vì để nhiều trang có nội dung tương tự, bạn có thể audit content lại toàn bộ, tối ưu Onpage, và cập nhật thông tin mới để tạo ra sự khác biệt so với nội dung bị trùng lặp.
Ví dụ:
Nếu bạn đàng quản lý một website chuyên về bán đồ thể thao, thay vì đăng cùng một bài viết về “Cách chọn giày thể thao” trên hai mục hướng dẫn và tin tức, bạn có thể:
Bài trên hướng dẫn: “Mẹo chọn giày thể thao phù hợp với mọi phong cách thời trang”.
Bài trên mục tin tức: “Xu hướng giày thể thao mùa hè 2024: Chọn giày đúng chuẩn thời trang”.
Sự thay đổi về tiêu đề và một chút về nội dung sẽ giúp tránh trùng lặp. - Sử dụng thẻ noindex để ngăn lập chỉ mục cho trang phụ: Đối với các trang không cần xếp hạng index trên Google, bạn có thể sử dụng thẻ noindex để ngăn Google index chúng.
- Cài đặt hợp lý trong Search Console để ưu tiên phiên bản www hoặc không www: Website có thể được truy cập với cả hai phiên bản: www và non-www. Nếu không thiết lập đúng, cả hai phiên bản sẽ được Google coi là hai website riêng biệt, gây ra trùng lặp nội dung.
Ví dụ:
https://example.com
https://www.example.com
Để khắc phục, bạn cần vào Google Search Console và chọn phiên bản ưu tiên (www hoặc non-www) và thiết lập chuyển hướng 301 cho phiên bản còn lại. - Xây dựng liên kết hợp lý: Để tránh tình trạng duplicate content và giúp Google hiểu rõ cấu trúc trang web, bạn cần xây dựng liên kết nội bộ một cách nhất quán và logic. Ví dụ trong các bài viết hoặc danh mục, mọi liên kết đến cùng một trang cần có định dạng URL thống nhất như /san-pham/ thay vì dùng cả phiên bản không có dấu gạch chéo như /san-pham. Qua đó giúp Google không nhầm lẫn và tránh tình trạng nội dung bị trùng lặp giữa các phiên bản URL.
- Giảm thiểu tối đa số lượng nội dung giống nhau: Nếu nhiều trang có nội dung tương tự nhau, hãy kết hợp nội dung lại thành một trang đầy đủ và chi tiết hơn. Điều này giúp tối ưu SEO và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Nội dung trùng lặp bao nhiêu thì có thể chấp nhận được?
Không phải mọi nội dung trùng lặp đều gây hại cho SEO. Trong một số trường hợp, nội dung tương tự hoặc lặp lại ở mức độ hợp lý vẫn được chấp nhận và không ảnh hưởng đến thứ hạng trang web. Dưới đây là một vài trường hợp trùng lặp nội dung nhưng vẫn có thể chấp nhận được.
Trích dẫn nội dung từ nguồn khác
Việc sử dụng một phần nội dung (trích dẫn) từ các nguồn uy tín như trích dẫn tác giả hay dẫn về website gốc được cho phép nếu bạn ghi rõ nguồn.
Điều này giúp cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho người đọc mà không bị xem là vi phạm nội dung.
Ví dụ trong bài viết “Content Pillar là gì“ thì IMTA có trích dẫn lại định nghĩa kèm ví dụ thực tế. Việc bạn có trích dẫn, để tên tác giả, và dẫn nguồn càng giúp tăng độ uy tín website bạn hơn trong mắt cả người đọc lẫn Google.
Nội dung mô tả giống nhau ở nhiều trang khác nhau (Product Descriptions)
Với các trang thương mại điện tử, việc nhiều website cùng sử dụng mô tả sản phẩm giống nhau từ nhà cung cấp là điều khó tránh. Google có thể hiểu trường hợp này, nhưng bạn nên cố gắng tối ưu tạo nội dung bổ sung ở những điểm khác nhau cho mỗi sản phẩm để tăng tính độc đáo.
Ví dụ: Một sản phẩm áo thun nam cotton được bán trên cả website của bạn và nhiều đối thủ, với chung một mô tả chuẩn từ nhà cung cấp. Để tránh trùng lặp hoàn toàn, bạn có thể thêm đánh giá từ khách hàng hoặc hướng dẫn bảo quản vào phần mô tả.
Thông tin pháp lý và chính sách (Legal Pages)
Các trang như chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, hoặc chính sách đổi trả thường có nội dung tương tự giữa nhiều website. Google không đánh giá thấp những trang này vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và mục đích của chúng là phục vụ quy định pháp lý.
Ví dụ: Trang “Chính sách bảo mật” trên website của bạn có nội dung gần giống với nhiều trang khác, vì đều tuân theo quy chuẩn về luật bảo vệ thông tin người dùng. Google sẽ bỏ qua nội dung trùng lặp này vì nó không liên quan đến chiến lược nội dung.
Trang phân loại (Category Pages)
Một số website lớn ví dụ như các website thương mại điện tử có nhiều trang danh mục với nội dung giới thiệu tương tự, chỉ khác ở tên danh mục. Trong trường hợp này, Google có thể chấp nhận sự lặp lại nếu các danh mục khác nhau mang lại giá trị riêng biệt cho người dùng.
Ví dụ:
Website bán thời trang có hai danh mục:
- /ao-thun-nam với mô tả “Các mẫu áo thun nam năng động, phù hợp với mọi phong cách.”
- /ao-thun-nu với mô tả “Các mẫu áo thun nữ thời thượng, mang lại cảm giác thoải mái.”
Dù nội dung tương tự, mỗi trang phục vụ nhóm đối tượng riêng, nên Google vẫn có thể đánh giá tốt nếu được nội dung được tối ưu đúng cách.
Nội dung tiêu đề và mô tả meta tương tự cho các trang tương đồng
Đối với các trang có nội dung gần giống nhau, Google có thể chấp nhận một mức độ lặp lại nhỏ trong tiêu đề và thẻ meta, nhưng bạn vẫn nên tối ưu để chúng đủ khác biệt nhằm tránh cạnh tranh giữa các trang.
Ví dụ:
Bạn có hai trang sản phẩm:
- Trang A: “Mua áo thun cotton nam giá rẻ”
- Trang B: “Mua áo thun cotton nữ giá rẻ”
Nếu hai trang này có mô tả meta tương tự, bạn nên thêm các yếu tố đặc thù (như màu sắc hoặc chương trình khuyến mãi) để tăng tính độc đáo.
Bản dịch hoặc nội dung đa ngôn ngữ
Nếu website bạn có nhiều bản ngôn ngữ khác nhau, cung cấp cùng một nội dung bằng nhiều ngôn ngữ, Google hiểu rằng đây là các phiên bản phục vụ người dùng khác nhau.
Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thẻ hreflang để chỉ định ngôn ngữ và quốc gia cho từng phiên bản.
Ví dụ:
- Trang tiếng Việt: /san-pham/ao-thun
- Trang tiếng Anh: /product/t-shirt
Khi sử dụng đúng thẻ hreflang, Google sẽ hiển thị phiên bản phù hợp cho người dùng theo ngôn ngữ và địa điểm của họ.
Kết luận
Nội dung trùng lặp là một vấn đề quan trọng dẫn đến giảm thứ hạng website, từ đó làm mất uy tín cũng như lưu lượng truy cập. Hiểu được Duplicate Content là gì, các ảnh hưởng của nó đến quá trình SEO có vai trò vô cùng quan trọng đối với các SEOer.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về duplicate content, những tác hại cũng như cách khắc phục của nó.