Bắt trend là gì và tại sao ngày càng nhiều chuyên gia lại đánh giá nó là yếu tố không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing hiện đại? Cùng IMTA tìm hiểu khái niệm, tầm quan trọng cũng như cách nắm bắt xu hướng một cách hiệu quả để có thể tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và phát triển thương hiệu của bạn.

Nội dung cần lưu ý trong bài viết:

  • Trend là gì? Bắt trend là gì?
  • Các khái niệm liên quan đến trend
  • Tầm quan trọng của việc bắt trend đối với Marketing.
  • Cách giúp bạn nhanh chóng nhận diện xu hướng mới.
  • Ưu và nhược điểm của việc bắt trend.
  • Làm thế nào để có thể bắt trend hiệu quả trong Marketing?
  • Các hot trend nổi bật trong lĩnh vực Marketing.

Một số câu hỏi thường gặp về bắt trend?

1. Trend là gì? Bắt Trend là gì?

Trend (Xu hướng) là một sự thay đổi hay phong trào phổ biến trong một lĩnh vực nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Trend có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như mạng Marketing, mạng xã hội, kinh doanh,…

Bắt trend là hành động kịp thời nắm bắt những xu hướng mới và áp dụng nó vào kinh doanh, marketing hay cuộc sống để có thể thu hút sự chú ý. Nhờ vào việc bắt trend đúng cách, cá nhân và doanh nghiệp có thể tăng khả năng tương tác với khách hàng, cải thiện hình ảnh thương hiệu và thu hút khách hàng.

Ví dụ: Trong marketing, thương hiệu có thể sử dụng Tiktok để tạo những chiến dịch quảng cáo hấp dẫn.

2. Các khái niệm liên quan đến Trend

Xu hướng (trend) có mặt trên nhiều nền tảng khác nhau nhưng đặc biệt phổ biến trong những nền tảng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một số khái niệm quan trọng liên quan đến trend mà bạn cần biết:

Các khái niệm liên quan đến Trend
Các khái niệm liên quan đến Trend
  • Tiktok Trend: Những xu hướng lan truyền nhanh trên Tiktok, bao gồm những điệu nhảy, thử thách, âm thanh hay nội dung được nhiều người tham gia và sáng tạo.
  • Facebook Trend: Những chủ đề phổ biến trên Facebook. Đó có thể là một câu chuyện, sự kiện, video viral hay hashtag được nhiều người quan tâm và chia sẻ.
  • Google Trend: công cụ phân tích xu hướng tìm kiếm trên Google. Nó sẽ giúp bạn xác định đâu là từ khóa đang được tìm kiếm nhiều nhất theo thời gian và khu vực.
  • Top Trending Youtube: Danh sách những video phổ biến nhất trên Youtube trong một khoảng thời gian nhất định, thường được xác định dựa trên số lượt xem, lượt thích và bình luận.

3. Tầm quan trọng của việc bắt trend đối với Marketing

Trong các chiến dịch Marketing Online, việc bắt kịp xu hướng không chỉ giúp thương hiệu thu hút được sự chú ý của khách hàng mà còn nâng cao mức độ nhận diện, tăng khả năng tương tác và cải thiện doanh số bán hàng.

Tầm quan trọng của việc bắt trend đối với Marketing
Tầm quan trọng của việc bắt trend đối với Marketing
  • Ảnh hưởng đến xu hướng người tiêu dùng: Nếu thương hiệu của bạn biết cách tận dụng trend, nó có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Tăng hiệu quả của chiến dịch Marketing: Giúp chiến dịch quảng cáo của bạn thu hút nhiều lượt xem, like và chia sẻ, mở rộng tệp khách hàng cũng như tạo cho họ sự gần gũi và dễ dàng tương tác hơn.
  • Tác động đến thương hiệu và hình ảnh các nhân: Giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng hình ảnh năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp.

4. Cách giúp bạn nhanh chóng nhận diện xu hướng mới

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, khi mà trend không ngừng thay đổi, việc nhận diện xu hướng mới một cách nhanh chóng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn kịp thời nắm bắt các cơ hội mới. Dưới đây là một số cách hiệu quả giúp bạn có thể phát hiện xu hướng mới trước khi chúng trở nên phổ biến.

Cách giúp bạn nhanh chóng nhận diện xu hướng mới
Cách giúp bạn nhanh chóng nhận diện xu hướng mới

Dùng công cụ hỗ trợ phân tích xu hướng

Hiện nay, có rất nhiều công cụ trực tuyến giúp bạn có thể theo dõi và phân tích các xu hướng đang nổi bật trên những nền tảng khác nhau:

  • Google Trends: Công cụ miễn phí của Google giúp bạn có thể theo dõi những chủ đề đang thịnh hành trên internet theo từng khu vực, quốc gia.
  • BuzzSumo: Giúp tìm kiếm các nội dung viral cũng như chủ đề đang nhận được nhiều sự quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Tiktok Creative Center: Cập nhật những xu hướng hot nhất trên Tiktok.
  • TrendWatching: Cung cấp các báo cáo về xu hướng tiêu dùng toàn cầu.

Thông qua những công cụ này, bạn sẽ có thể nhanh chóng phát hiện xu hướng mới và đưa ra những chiến lược tiếp thị phù hợp.

Theo dõi những nền tảng mạng xã hội và Influencer

Mạng xã hội là nền tảng mà trend bùng nổ mạnh mẽ nhất. Việc thường xuyên theo dõi những nền tảng này sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra xu hướng mới:

  • Tiktok: Là một trong những nền tảng tạo trend nhanh nhất hiện nay. Bạn có thể sử dụng một số hashtag như #trending, #viral để có thể tìm thấy những xu hướng nào đang hot.
  • Facebook, Instagram, Twitter: Những chủ đề được thảo luận nhiều sẽ được hiển thị trên những mục “Trending” hoặc “Top Hashtags”.
  • Youtube Trending: Bạn có thể theo dõi danh sách những video thịnh hành để biết đâu là nội dung đang được quan tâm.
  • Influencer & KOLs: Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường là người tạo hoặc bắt trend sớm nhất. Hãy theo dõi họ để có thể kịp thời phát hiện và cập nhật xu hướng mới nhanh chóng.

Tham gia cộng đồng, sự kiện chuyên ngành

Những sự kiện, hội thảo và cộng đồng Online là nơi bạn có thể nhanh chóng học hỏi và phát hiện sớm các xu hướng tiềm năng:

  • Nhóm Facebook, diễn đàn chuyên ngành: Các cộng đồng về kinh doanh, marketing, công nghệ thường chia sẻ nhiều thông tin về các xu hướng sắp tới.
  • Podcast & Blog chuyên ngành: Có rất nhiều chuyên gia thường chia sẻ kiến thức trên các kênh riêng của mình như podcast hoặc blog, trong đó có những nhận định về xu hướng mới.

5. Ưu và nhược điểm của việc bắt trend

Có thể thấy rằng, bắt trend đang là xu hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp cần phải kịp thời theo dõi và áp dụng vào những chiến dịch Marketing của mình để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, không phải việc chạy theo xu hướng nào cũng mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của việc bắt trend mà bạn cần cân nhắc.

Ưu và nhược điểm của việc bắt trend
Ưu và nhược điểm của việc bắt trend

Ưu điểm:

  • Tăng khả năng tương tác và độ phủ sóng: Giúp Thương hiệu của bạn có thể dễ dàng tiếp cận và thu hút sự chú ý của người dùng trên nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt, nếu thương hiệu có thể bắt trend đúng thời điểm, nội dung còn có thể lan truyền mạnh mẽ và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Nâng cao độ nhận diện thương hiệu: Việc sáng tạo nội dung theo trend có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh trẻ trung, gần gũi với khách hàng. Đồng thời, tăng độ xuất hiện trên các nền tảng truyền thông.
  • Gia tăng doanh số bán hàng: Việc nhanh chóng cập nhật xu hướng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
  • Tạo sự kết nối với khách hàng: Giúp thương hiệu dễ dàng tương tác với khách thông những nội dung vui nhộn, sáng tạo.

Nhược điểm:

  • Dễ bị “lố” hoặc phản tác dụng: Nếu không cân nhắc kỹ, việc bắt trend không phù hợp có thể gây phản cảm, tạo ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu và khiến khách hàng quay lưng.
  • Hiệu quả ngắn hạn: Hầu hết các trend đều có tuổi thọ ngắn. Nếu không có chiến lược dài hạn, doanh nghiệp có thể nhanh chóng mất đi sự chú ý của khách hàng.
  • Tốn thời gian và công sức: Việc liên tục cập nhật để có thể bắt kịp xu hướng đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều thời gian, nhân lực và chi phí.
  • Không tạo được dấu ấn riêng: Việc chạy theo xu hướng có thể khiến thương hiệu của bạn bị “hòa lẫn” trong đám đông, làm mất đi bản sắc của thương hiệu.

6. Làm thế nào để có thể bắt trend hiệu quả trong Marketing

Trên thực tế, không phải xu hướng nào cũng có thể phù hợp với mọi thương hiệu. Một chiến dịch Marketing thành công không chỉ phải chạy theo trend mà còn cần chọn lọc các xu hướng phù hợp với giá trị, tệp khách hàng cùng định vị thương hiệu. Dưới đây là cách giúp bạn xác định trend phù hợp với từng thương hiệu.

Làm thế nào để có thể bắt trend hiệu quả trong Marketing
Làm thế nào để có thể bắt trend hiệu quả trong Marketing

Xác định tính cách thương hiệu

Mỗi thương hiệu đều có một tính cách riêng, phản ánh thông qua cách giao tiếp, hình ảnh cùng phong cách marketing. Chính vì vậy, trước khi theo trend, bạn cần xác định thương hiệu của mình thuộc nhóm nào:

  • Chuyên nghiệp, sang trọng: Cần chọn trend phù hợp với hình ảnh cao cấp, tránh các xu hướng quá hài hước hoặc tạo phản cảm.
  • Trẻ trung, sáng tạo: Bạn có thể tận dụng các trend trên Tiktok, Facebook, Instagram để có thể tăng tương tác.
  • Thân thiện, gần gũi: Các trend vui vẻ, relatable sẽ có thể giúp thương hiệu dễ dàng kết nối với khách hàng.
  • Nghiêm túc, đáng tin cậy: Cần tập trung vào những xu hướng liên quan đến kiến thức, chuyên môn, thông tin hữu ích.

Ví dụ: Nếu Gucci chọn các xu hướng liên quan đến nghệ thuật, thời trang cao cấp thì Burger King lại chọn bắt trend theo cách vui nhộn, trẻ trung để có thể kết nối với giới trẻ.

Hiểu rõ Insight khách hàng

Bên cạnh tính cách, việc xác định được xu hướng nào phù hợp với thương hiệu còn phụ thuộc vào buyer persona mà thương hiệu đang hướng đến. Bạn sẽ cần xác định:

  • Đâu là đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến?
  • Họ thường dùng nền tảng nào?
  • Họ quan tâm đến điều gì?

Hãy luôn nhớ rằng, dù chiến dịch của bạn có viral đến đâu nhưng nếu không liên quan đến nhu cầu hoặc sở thích của khách hàng vẫn không mang lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi.

Ví dụ: Một thương hiệu phần mềm doanh nghiệp nên tập trung vào các trend chuyên môn trên Linkedin thay vì những trào lưu vui nhộn trên Tiktok.

Phân tích mức độ liên quan của trend với ngành hàng

Không phải trend nào cũng có thể ứng dụng cho mọi ngành hàng. Trước khi áp dụng vào chiến dịch Marketing của bạn, hãy tự đặt câu hỏi:

  • Trend này có giúp thương hiệu của bạn truyền tải thông điệp một cách tự nhiên không?
  • Liệu trend này có thể kết hợp cùng sản phẩm/dịch vụ của bạn không?
  • Khách hàng của bạn liệu có quan tâm đến trend này không?

Nếu câu trả lời là “Có”, bạn có thể thử nghiệm trend này vào chiến dịch Marketing của mình. Ngược lại, nếu câu trả lời là “Không”, hãy bỏ qua bởi việc triển khai nó có thể làm loãng thông điệp thương hiệu.

Ví dụ: Mặc dù trend “AI tạo ảnh” có thể phù hợp với lĩnh vực công nghệ, thiết kế đồ họa nhưng lại không thực sự liên quan đến ngành thực phẩm hay dịch vụ khách sạn.

Kiểm tra mức độ viral cùng độ bền của trend

Mặc dù có nhiều trend chỉ bùng nổ trong vài ngày nhưng cũng có các xu hướng có thể kéo dài nhiều tháng. Nhờ vào việc đánh giá độ bền của trend, bạn sẽ có thể chọn được cho mình chiến lược phù hợp:

  • Trend ngắn hạn (Flash trend): Đây là những xu hướng dù bùng nổ nhanh nhưng cũng dễ lụi tàn. Nếu muốn theo trend này, bạn cần phải triển khai nhanh chóng để không bỏ lỡ thời điểm vàng.
  • Trend dài hạn: Các xu hướng kéo dài như “Sống xanh”, “Healthy”, “lifestyle”, “Digital Marketing”,… có thể áp dụng vào chiến lược lâu dài.

Ví dụ: Trend “Squid Game” mặc dù bùng nổ rất lớn vào năm 2021 nhưng chỉ có thể kéo dài trong vài tháng. Một số thương hiệu nhanh nhạy đã tận dụng ngay xu hướng này để thu hút khách hàng. Trong khi đó, Trend “Thời trang bền vững” luôn là một xu hướng dài hạn mà những thương hiệu thời trang có thể đầu tư trong nhiều năm.

Kiểm soát rủi ro khi bắt trend

Hãy luôn nhớ rằng, mặc dù việc bắt trend có thể giúp thương hiệu tăng độ phủ sóng, nhưng nếu không cẩn thận, nó cũng có thể gây tác dụng ngược lại. Đặc biệt, hãy tránh các trend có thể gây tranh cãi hay ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu.

  • Không tham gia vào những trend liên quan đến chính trị, tôn giáo, phân biệt giới tính, sắc tộc,…
  • Không bóp méo sự thật hay dùng trend một cách phản cảm để nhằm mục đích câu view.
  • Không để mất giá trị cốt lõi của thương hiệu khi chạy theo trend.

Ví dụ: Chiến dịch “bắt trend” theo Mèo Béo của McDonald’s tại Việt Nam đã nhanh chóng biến thành “cơn ác mộng” khi nó gây ra một làn sóng chỉ trích dữ dội từ cộng đồng mạng.

7. Các hot trend nổi bật trong lĩnh vực Marketing

Marketing thực tế sẽ luôn thay đổi theo thời gian, việc nắm bắt những hot trend là chìa khóa then chốt giúp thương hiệu nổi bật, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số. Dưới đây là một số hot trend trong Marketing hiện đang được rất nhiều cá nhân, thương hiệu áp dụng hiệu quả.

Các hot trend nổi bật trong lĩnh vực Marketing
Các hot trend nổi bật trong lĩnh vực Marketing

Hot trend trong chiến dịch Content Marketing

Content Marketing luôn thay đổi cùng với xu hướng và công nghệ. Dưới đây là một số hot trend trong Content Marketing mà bạn cần lưu ý:

  • Short-form Content (Nội dung ngắn, video ngắn): Những nền tảng như Tiktok, Instagram Reels, Youtube Short đang dần trở nên bùng nổ, kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nội dung ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo sự hấp dẫn. Theo thống kê, những video từ 15 – 60 giây có khả năng tiếp cận người xem cao hơn và dễ viral hơn. Ví dụ: Những thương hiệu thời trang, mỹ phẩm có thể tạo các video ngắn để review sản phẩm, chia sẻ mẹo làm đẹp nhanh hay hướng dẫn phối đồ trong 30 giây.

Short-form Content
Short-form Content
  • Storytelling (Kể câu chuyện doanh nghiệp) trong Marketing: Hiện nay, người tiêu dùng đã không còn hứng thú với quảng cáo khô khan, thay vào đó, họ muốn được “cảm” câu chuyện về thương hiệu. Một storytelling hay sẽ giúp thương hiệu chạm đến cảm xúc, tạo sự gắn kết mạnh mẽ với khách hàng. Ví dụ: Chiến dịch “Real Beauty” được đánh giá là một trong những chiến dịch Marketing cực kỳ thành công nhờ vào việc tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ. Giúp thương hiệu được yêu thích và có độ nhận diện cao hơn.
  • Marketing thông qua Meme & Trend trên mạng xã hội: Không chỉ các cá nhân mà cả những thương hiệu lớn hiện nay cũng đang tận dụng meme cùng trend để có thể tăng tương tác trên mạng xã hội. Ngoài ra, việc tập trung vào nội dung mang tính giải trí cao cũng là một pháp pháp giúp chiến dịch tiếp thị của bạn dễ viral và tiếp cận với người dùng hơn. Ví dụ: MCDonald’s sử dụng trend “Ly đổi màu” để có thể quảng bá sản phẩm, tăng lượng bán hàng và thu hút hàng triệu lượt tương tác.

Trải nghiệm thực tế khách hàng

Việc chú trọng trải nghiệm thực tế của khách hàng đang trở thành xu hướng quan trọng được cá nhân và doanh nghiệp đặt làm tiêu chí hàng đầu trong các chiến dịch Marketing của mình.

  • AI & cá nhân hóa nội dung: Trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp thương hiệu có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng theo sở thích, vị trí địa lý, lịch sử mua sắm,… Bên cạnh đó, bạn còn có thể ứng dụng chatbot, AI để đề xuất sản phẩm theo hành vi mua sắm để có thể gợi ý họ khách hàng sản phẩm chính xác nhất. Ví dụ: Netfflix dùng AI để đề xuất nội dung theo sở thích người dùng và giữ chân khách hàng lâu hơn.
  • Tương tác qua Livestream & Bán hàng trực tiếp (Live Commerce): Livestream đã và đang trở thành công cụ bán hàng mạnh mẽ, đặc biệt là trên các nền tảng như Tiktok, Facebook, Shopee Live,… Khách hàng ngày càng thích xem review sản phẩm trực tiếp, nhận ưu đãi để có thể tương tác với người bán trong thời gian thực. Ví dụ: Tiktok Shop giúp nhiều thương hiệu tăng trưởng mạnh nhờ vào việc kết hợp mạnh mẽ giữa video livestream bán hàng và reivew sản phẩm.
Tương tác qua Livestream
Tương tác qua Livestream

Tận dụng sức ảnh hưởng từ KOLs và Influencer

KOLs và Influencers đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và thúc đẩy hành khách mua hàng. Nhiều doanh nghiệp tận dụng sức ảnh hưởng của họ để có thể tiếp cận người tiêu dùng một cách chân thật và tự nhiên hơn.

  • Micro-Influencer & Nano-Influencer lên ngôi: Thay vì hợp tác với KOLs nổi tiếng, nhiều thương hiệu lại lựa chọn các Micro-Influencer và Nano-Influencer (10k-100k followers), nhóm người có tệp người theo dõi nhỏ hơn nhưng lại có tương tác cao và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm có thể hợp tác với các Beauty Blogger có 50k followers để review sản phẩm của mình thay vì thuê KOL lớn với chi phí cao.
  • UGC (User-Generated Content): Thay vì chạy các chiến dịch quảng cáo đắt đỏ, các thương hiệu đang dần khuyến khích khách hàng tạo nội dung về sản phẩm của họ. Việc thực hiện UGC giúp tạo niềm tin, tăng độ chân thực và tiếp cận khách hàng tự nhiên hơn. Ví dụ: Chiến dịch “Shot on iPhone” của Apple dùng ảnh do người dùng chụp để có thể quảng bá chất lượng Camera nhằm tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ.
Micro-Influencer
Micro-Influencer

Live Video và video Marketing

Video Marketing được dự đoán là sẽ tiếp tục xu hướng thống trị, đặc biệt là Live Video bởi tính tương tác cao cùng khả năng kết nối trực tiếp với khách hàng.

  • Video dạng dọc (Vertical Video) lên ngôi: Sự phát triển của Tiktok, Instagram Reels cùng Youtube Shorts đang dần thay đổi cách tiếp cận khách hàng. Video ngắn, dọc (9:16) giúp thương hiệu có thể tiếp dụng người dùng tốt hơn khi so với video ngang truyền thống. Ví dụ: Hầu hết thương hiệu lớn hiện nay đều có tài khoản Tiktok và dùng video dọc để có thể thu hút người xem.
  • Behind-scenes Content (Hậu trường thương hiệu): Người dùng hiện nay rất thích xem các video nội dung hậu trường về quá trình sản xuất, cuộc sống thường ngày của thương hiệu. Việc tạo những video này sẽ giúp tạo cảm giác gần gũi, tăng niềm tin với khách hàng. Ví dụ: Những thương hiệu thời trang thường chia sẻ các video hậu trường thiết kế, sản xuất hay cách sản phẩm được tạo ra.
Video dạng dọc
Video dạng dọc

Social Commerce

Social Commerce (Thương mại điện tử trên mạng xã hội) đang dần trở thành xu hướng mạnh mẽ khi người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua hàng trực tiếp trên những nền tảng như Facebook, Instagram, Tiktok, Shopee Live mà không cần phải rời khỏi ứng dụng.

Social Commerce
Social Commerce

Ví dụ: Tiktok Shop đang giúp nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể bùng nổ doanh thu chỉ nhờ livestream bán hàng.

Tối ưu hóa SEO theo xu hướng tìm kiếm mới

Theo xu hướng mới nhất, SEO không còn chỉ xoay quanh từ khóa mà đang dần mở rộng theo hành vi tìm kiếm của người dùng. Chính vì vậy, để có thể tối ưu hiệu quả, bạn cần tập trung vào những xu hướng quan trọng sau:

  • Search bằng giọng nói (Voice Search): Hiện nay, ngày càng có nhiều người dùng thực hiện việc tìm kiếm bằng giọng nói thông qua Siri, Google Assistan, Alexa,… Vì vậy, bạn sẽ cần tối ưu theo dạng hội thoại để có thể phù hợp với việc tìm kiếm bằng giọng nói.

Search bằng giọng nói
Search bằng giọng nói
  • Tìm kiếm thông qua hình ảnh (Visual Search): Việc tìm kiếm thông tin sản phẩm thông qua việc chụp ảnh để tìm kiếm trên các công cụ như Google Lens, Pinterest Lens đang ngày càng trở nên phổ biến. Để có thể bắt kịp thời đại, thương hiệu của bạn cần tối ưu hình ảnh sản phẩm để có thể hiển thị tốt hơn trên những nền tảng này. Ví dụ: Shopee đang triển khai tính năng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh để có thể hỗ trợ người mua sắm dễ dàng tìm thấy sản phẩm mà mình cần.

Chatbot & Automation Marketing

Chatbot và Automation Marketing đang dần trở thành công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình tiếp cận, chăm sóc khách hàng và tăng doanh số.

  • Chatbot AI giúp doanh nghiệp tự động hóa việc chăm sóc khách hàng và giúp shop Online có thể hoạt động 24/7.
  • Automation Marketing (Tự động hóa tiếp thị) giúp cá nhân hóa Email, tin nhắn, nội dung quảng cáo dựa trên hành vi người tiêu dùng.
Chatbot
Chatbot

Ví dụ: Các thương hiệu dùng chatbot trên Messenger, Zalo để tư vấn khách hàng liên tục mà không cần nhân viên trực 24/7.

Kết luận

Việc hiểu được bắt trend là gì và biết cách áp dụng nó là một chiến lược quan trọng giúp cá nhân và doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng, bạn đã bắt trend một cách thông minh, sáng tạo và phù hợp với giá trị thương hiệu của mình.

Digital Marketing IMTA Digital MarketingBắt trend là gì? Cách nắm bắt xu hướng làm Marketing hiệu quả