Nâng cấp phiên bản PHP trong hosting cPanel là 1 trong những yếu tố giúp cải thiện website. Hiện nay PHP có các phiên bản như version 7 và hiện tại mới nhất đã nâng lên Version 8. Phiên bản version 7 đang được sử dụng rất nhiều, nhưng cũng nhiều website dùng WordPress đã nâng cấp lên Version 8 để cải thiện tốc độ. Đây là 1 tips khá đơn giản nhưng chúng ta thường xuyên sử dụng bởi vì 1 số nhà cung cấp để mặc định phiên bản PHP không quá cao để phù hợp với tất cả các website. Tuy nhiên các nhà cung cấp cho phép người dùng nâng cấp bản PHP nếu muốn dùng cho website của mình.

Trong bài viết này, IMTA sẽ hướng dẫn bạn cách nâng cấp phiên bản php cho website WordPress, đối với website lưu trữ trên hosting dùng cPanel. Đây là một trong những thao tác mà người dùng WordPress cần thực hiện, nhằm đảm bảo tối ưu hiệu suất và bảo mật website tốt nhất có thể.

Vì sao cần nâng cấp phiên bản php cho website WordPress?

Thường thì các bạn làm kỹ thuật, hiểu nhiều về website và muốn tối ưu tốc độ để tăng hiệu suất xử lý giúp cải thiện tốc độ website và cũng là 1 phần để tăng yếu tố SEO website. Ngoài ra còn giúp chúng ta trong vấn đề bảo mật website nữa.

Vì phiên bản PHP mặc định thường đi sau “thời đại”

Để đảm bảo mọi website được hoạt động bình thường, các nhà cung cấp dịch vụ hosting thường có xu hướng thiết đặt phiên bản PHP mặc định khá lỗi thời so với hiện tại. Ví dụ WordPress khuyến nghị người dùng sử dụng WordPress 7.4 trước đó rất lâu năm thì mặc định phiên bản php mà các nhà cung cấp dịch vụ hosting vẫn để ở bản php 7.0 hoặc 7.2.

Bạn biết đấy, không phải mọi website đều được chăm sóc và cập nhật mã nguồn thường xuyên. Có những website đã lỗi thời về mặt mã nguồn. Do đó, nếu để mặc định phiên bản cao thì các website lỗi thời kia sẽ không hoạt động được. Chính vì thế các nhà cung cấp dịch vụ hosting Việt Nam & Thế Giới chấp nhận để phiên bản thấp để mọi website đều đáp ứng. Website của khách hàng nào cần nâng cấp php thì họ tự thực hiện thông qua những hướng dẫn như bài viết này của IMTA chẳng hạn.

Dưới đây là thống kê tỷ lệ website sử dụng các phiên bản php ở thời điểm hiện tại (07/2021) để bạn tham khảo. Nhìn vào thống kê bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều website đang sử dụng phiên bản php đã lỗi thời và có thể trong đó có website của bạn.

Thống kê tỷ lệ website sử dụng các phiên bản php trên Thế Giới
Thống kê về tỉ lệ website sử dụng các phiên bản php trên Thế Giới (theo w3techs.com – tháng 7/2021)

Nâng cấp phiên bản php cho website WordPress thì có lợi ích gì?

Như ở đầu bài viết mình cũng có nói sơ qua về tác dụng của việc nâng cấp phiên bản php cho website WordPress, đó là để tối ưu hiệu suất và bảo mật website. Và dưới đây mình sẽ nêu chi tiết hơn để bạn hình dung.

  • WordPress là một CMS được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình php và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Hacker chủ yếu khai thác các lỗ hổng bảo mật của PHP để tấn công website. Chính vì vậy, php rất được chú trọng khâu nâng cấp, khắc phục các lỗi bảo mật. Nếu để website hoạt động ở phiên bản php thấp với nhiều lỗ hỏng bảo mật thì sẽ không được an toàn rồi.
  • Không chỉ nâng cấp về bảo mật, phiên bản mới php cũng cải tiến dần để nâng cao hiệu suất hoạt động cho website. Trang web tải nhanh hơn, thực hiện các thao tác cũng trơn tru, mượt mà hơn.
  • Ngoài ra, phiên bản php mới cũng giúp tối ưu hiệu quả làm việc của các nhà phát triển WordPress. Cái này chủ yếu các nhà phát triển/ lập trình viên WordPress họ mới quan tâm, nên mình cũng không đi sâu vào.

Có nên nâng cấp lên phiên bản PHP mới nhất không?

Chắc chắn là không rồi, bạn chỉ nên nâng cấp lên phiên bản được WordPress khuyến nghị thôi. Mặc dù bạn thấy WordPress nói là mã nguồn này đã hoạt động tốt trên phiên bản php mới nhất là 8.0 chẳng hạn. Nhưng đó chỉ là phần mã nguồn WordPress thôi, các themeplugin website bạn chưa chắc đã được cập nhật phiên bản php mới. Do đó, khi nâng cấp lên phiên bản php cao nhất, website của bạn khả năng cao là sẽ gặp lỗi và không hoạt động được.

Do đó WordPress có cảnh báo người dùng về các theme, plugin đã lỗi thời để bạn quyết định là có nên cài đặt hay không. Tất nhiên là vẫn có những plugin đã lỗi thời nhưng vẫn còn hoạt động tốt, nhưng không phải tất cả chúng đều ổn. Do đó, bạn cũng hết sức cân nhắc khi cài các plugin đã lỗi thời nhé !

Như vậy, khuyến nghị của mình là: Thứ nhất, hãy nâng cấp lên phiên bản php mới theo đề xuất của WordPress. Thứ hai, với phiên bản php đó website của bạn phải hoạt động bình thường, không lỗi lầm gì thì mới nâng cấp lên. Còn nếu phát sinh lỗi thì bạn nên thể quay về phiên bản cũ.

Hướng dẫn cách nâng cấp phiên bản php trong cPanel

Việc nâng cấp phiên bản PHP cho website WordPress khá đơn giản. Nhưng với điều kiện là bạn phải có quyền quản trị hosting chứa website đó mới được nhé. Vì chúng ta sẽ thực hiện nâng cấp phiên bản php trong trang quản trị hosting. Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn thực hiện trên hosting dùng cPanel vì nó phổ biến nhất.

Vào thời điểm mình viết bài này thì phiên bản php được WordPress khuyến nghị sử dụng là 7.4 (tháng 7/2021). Tuy nhiện, trong tương lai phiên bản tối php tối ưu cho WordPress có thể sẽ cao hơn,  ví dụ php 8.0 chẳng hạn. Dưới đây là ví dụ minh họa về khuyến cáo nâng cấp phiên bản php của WordPress đối với website demo của mình. Bạn lưu ý là cũng nên Backup lại website trước khi nâng cấp bạn nhé để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.

Đề nghị nâng cấp phiên bản php từ WordPress
Đề nghị nâng cấp phiên bản php từ WordPress

Việc nâng cấp phiên bản PHP cho website WordPress trong cPanel rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện tuần tự như các bước dưới đây là được.

Bước 01: Đăng nhập vào trang quản trị cPanel của hosting đang sử dụng. Tiếp theo tìm và mở mục MultiPHP Manager như hình bên dưới.

Mở mục Multiphp Manager trong cPanel
Mở mục Multiphp Manager trong cPanel

Bước 02: Tick chọn tên miền cần nâng cấp phiên bản php. Trường hợp host của bạn dùng chung nhiều tên miền, muốn nâng cấp php cho tên miền nào bạn tick vào tên miền đó như hình bên dưới. Tiếp theo là nhấn chuột vào vùng khoanh đỏ để chọn phiên bản php cần nâng cấp.

Chọn tên miền cần nâng cấp phiên bản php
Chọn tên miền cần nâng cấp phiên bản php

Bước 03: Ở thời điểm hiện tại (tháng 7/2021) phiên bản PHP đang là tối ưu nhất cho website WordPress. Bạn chọn phiên bản php 7.4 sau đó nhấn vào nút Apply để xác nhận.

Chọn phiên bản php cần nâng cấp
Chọn phiên bản php cần nâng cấp

Sau khi nhấn Apply, kết quả sẽ được như hình bên dưới. Tức là bạn đã nâng cấp thành công phiên bản php cho website WordPress rồi đó.

Kết quả sau khi nâng cấp thành công phiên bản php
Kết quả sau khi nâng cấp thành công phiên bản php

Bây giờ, bạn vào trang quản trị website WordPress sẽ không còn cảnh báo yêu cầu nâng cấp php như lúc đầu nữa.

Tuy nhiên, trong trường hợp website của bạn sau khi nâng cấp phiên bản php dẫn đến lỗi, không hoạt động được hoặc chậm đi thì hãy quay về phiên bản php như trước khi nâng cấp nhé.

Những câu hỏi thường gặp

Nhìn chung, thao tác nâng cấp phiên bản php cho website WordPress thực hiện trong cPanel khá đơn giản. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thắc mắc. Dưới đây mình sẽ giải đáp nhanh một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề nâng cấp phiên bản php cho website WordPress để bạn tham khảo.

LỜI KẾT

Như vậy là IMTA đã hoàn tất hướng dẫn bạn cách thực hiện nâng cấp phiên bản php cho website WordPress. Đây là một trong những thao tác cần chú trọng trong vấn đề tối ưu và bảo mật website WordPress. Bạn có thể tham khảo thêm những mẹo khác về bảo mật và tối ưu website WordPress theo các liên kết được đề xuất bên dưới.

Cuối cùng, nếu có điều gì thắc mắc trong quá trình thực hành, bạn có thể để lại bình luận phía bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất có thể, cảm ơn bạn. Xin chào và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau tại IMTA.EDU.VN

Digital Marketing IMTA WordPressNâng cấp phiên bản PHP trong Hosting cPanel cho website WordPress