USP là điểm bán hàng độc nhất giúp doanh nghiệp tạo được sự nổi bật giữa hàng loạt các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và thu hút sự chú ý của khách hàng. Vậy USP trong Marketing là gì? Các thương hiệu lớn đã áp dụng USP như thế nào để thành công? Cùng IMTA tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Những nội dung chính cần chú ý về USP trong bài viết này:
- USP là gì trong Marketing
- Tầm quan trọng của USP trong Marketing
- Cách xác định USP sản phẩm cho doanh nghiệp
- Ví dụ USP của các thương hiệu nổi tiếng
1. USP là gì trong Marketing?
USP là viết tắt của từ Unique Selling Point, có nghĩa là lợi điểm bán hàng độc nhất. Đây là yếu tố giúp các sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
USP trong Marketing là điểm khác biệt độc nhất trong sản phẩm/dịch vụ, là giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng và khiến họ nhớ đến thương hiệu, lựa chọn mua các sản phẩm của thương hiệu thay vì lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Bằng cách xây dựng USP trong Marketing, doanh nghiệp có thể xây dựng được lòng trung thành của khách hàng và duy trì được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
2. Tầm quan trọng của USP trong Marketing
USP trong Marketing đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing Online, giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt độc đáo trong kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường hiện nay. Một số vai trò quan trọng của USP trong Marketing:
- Xây dựng định vị hình ảnh thương hiệu trên thị trường: Hiện nay trên thị trường, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn giữa các sản phẩm/dịch vụ và lựa chọn thương hiệu. Chính vì vậy, USP trong Marketing sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu trên thị trường rõ ràng, khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ khác trên thị trường.
- Tăng khả năng thu hút khách hàng tiềm năng: USP chính là lý do để doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của mình thay vì lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của đối thủ. Dựa vào USP trong Marketing của doanh nghiệp, khách hàng sẽ nhận thấy những giá trị độc nhất mà doanh nghiệp có thể mang lại cho họ và từ đó sẽ có xu hướng tin tưởng, lựa chọn, quay lại mua hàng nhiều lần.
- Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với đối thủ: USP mang đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh nổi bật, vượt trội hơn trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, bằng cách cung cấp các dịch vụ/sản phẩm hay ưu đãi,… mà đối thủ không có.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu: Khi khách hàng nhận thấy nhưng giá trị độc đáo, nổi bật và khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường, thì họ sẽ có xu hướng lựa chọn mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đây sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu trong kinh doanh.
3. Tiêu chuẩn USP là gì?
Unique Selling Point là lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ, doanh nghiệp khác trên thị trường để thu hút khách hàng tiềm năng. Tiêu chuẩn USP để doanh nghiệp thu hút khách hàng hiệu quả là:
- Duy nhất và có tính thực tế: Khi doanh nghiệp xây dựng USP trong Marketing thì cần phải thể hiện được sự duy nhất, khác biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đặc biệt, USP phải có tính thực tế, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đang gặp phải.
- Đồng bộ, rõ ràng, dễ nhớ: USP cần phải được xây dựng đồng bộ, thống nhất để có thể lên kế hoạch cho các chiến lược Marketing rõ ràng, nhất quán về thông điệp truyền thông và để khách hàng có thể dễ dàng hiểu, dễ dàng nhớ đến doanh nghiệp/thương hiệu hơn.
- Có tính khả thi: Nếu một USP hấp dẫn, thu hút khách hàng nhưng doanh nghiệp không thể thực hiện hoặc không thể duy trì lâu dài, thì đây sẽ là một USP không có tính khả thi và khiến khách hàng mất niềm tin với doanh nghiệp. USP cần phải xác định dựa trên khả năng thực hiện, nguồn lực, nhu cầu của khách hàng,… để đảm bảo tính khả thi.
- Linh hoạt, dễ áp dụng vào chiến lược Marketing: Doanh nghiệp cần phải xây dựng USP có tình linh hoạt để có thể dễ dàng áp dụng vào các chiến lược truyền thông Marketing, quảng cáo,… giúp ứng dụng triển khai được USP Marketing một cách rộng rãi và mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân, không biết xây dựng chiến dịch Marketing như thế nào? Tham khảo ngay khóa học Digital Marketing Online của IMTA để xây dựng được chiến lược Marketing cho các nền tảng, nhắm đúng mục tiêu và nắm vững các kiến thức thuật toán trên mọi nền tảng.
4. Cách xác định USP sản phẩm cho doanh nghiệp
Xác định USP (Unique Selling Point) là bước quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để tìm ra USP sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường sản phẩm/dịch vụ
Nghiên cứu thị trường sản phẩm/dịch vụ là bước đầu tiên và quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường của sản phẩm/dịch vụ.
Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thị trường sản phẩm/dịch vụ bằng cách thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Nghiên cứu định lượng bằng những báo cáo, dữ liệu trên thị trường từ những số liệu cụ thể từ nhiều nguồn uy tín.
- Nghiên cứu định tính bằng cách tổ chức khảo sát, phỏng vấn khách hàng để thu thập thêm dữ liệu và để hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, để nghiên cứu xu hướng thị trường thì doanh nghiệp còn có thể sử dụng thêm một số công cụ phân tích như Google Trends để xác định mức độ quan tâm của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ theo thời gian.
Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, để từ đó có thể đưa ra USP sản phẩm khác biệt cho doanh nghiệp của mình.
Để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, đầu tiên doanh nghiệp cần phải phân loại đối thủ thành 3 nhóm:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ cung cấp sản phẩm/dịch vụ và có phân khúc khách hàng tương tự với doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những đối thủ cung cấp sản phẩm/dịch vụ khác với doanh nghiệp, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những đối thủ có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong tương lai.
Sau khi đã phân loại đối thủ cạnh tranh, tiếp theo doanh nghiệp cần thu thập các thông tin về đối thủ như website, các kênh bán hàng, hoạt động trên các nền tảng, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược thâm nhập thị trường,…để từ đó tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu và những yếu tố mà đối thủ chưa triển khai.
Bước 3: Xác định nhu cầu, nỗi đau của khách hàng
Để xác định được USP của sản phẩm, thì doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu, nỗi đau (Pain Point) mà khách hàng của mình đang gặp phải là gì?
Doanh nghiệp có có thể ứng dụng mô hình 5w1h trong Marketing để nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu và áp dụng chiến lược STP để phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu phù hợp với sản phẩm/dịch vụ để từ đó xác định được nỗi đau (pain point) của khách hàng.
Bước 4: Xác định USP sản phẩm cho doanh nghiệp
USP sản phẩm là những lợi thế độc nhất về sản phẩm của doanh nghiệp, để xác định USP sản phẩm cho doanh nghiệp thì đầu tiên cần phải liệt kê ra các tính năng và lợi ích của sản phẩm khác biệt so với đối thủ.
USP sản phẩm nên được xem xét qua các tiêu chí về chất lượng, giá cả, chính sách bảo hành,…. và xác định dựa trên nỗi đau của khách hàng về sản phẩm. Từ đây doanh nghiệp đã có thể đưa ra một USP có điểm khác biệt độc đáo so với đối thủ và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh lại USP sản phẩm
Khi đã xác định được USP sản phẩm, doanh nghiệp cần phải kiểm tra xem USP đã đáp ứng các tiêu chí: duy nhất và khác biệt với đối thủ hay chưa? Đã mang lại giá trị và giải quyết nhu cầu của khách hàng chưa? … và cần phải đánh giá xem USP này đã khả thi với doanh nghiệp chưa, để có thể kịp thời điều chỉnh USP cho phù hợp.
5. Ví dụ về USP của các thương hiệu nổi tiếng
Để hiểu rõ hơn về USP trong Marketing, dưới đây là 3 ví dụ về USP của các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Milo, VinFast để bạn có thể hiểu rõ hơn trong các dự án của doanh nghiệp thực tế:
Ví dụ về USP của Vinamilk
Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa lớn nhất tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1976. Để thành công trên thị trường ngành hàng sữa, Vinamilk đã xây dựng USP cụ thể cho doanh nghiệp ngay từ khi mới xuất hiện trên thị trường.
USP của Vinamilk là xây dựng thương hiệu, sản phẩm dựa trên tinh thần của người Việt. Ngay từ khi mới ra mắt, Vinamilk luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm để có thể cải thiện dinh dưỡng vì tầm vóc và hạnh phúc của mọi trẻ em Việt.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, Vinamilk là một thương hiệu sữa của Việt Nam có nhiều trang trại bò sữa, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng trên từng hộp sữa. Khi phải đối mặt với nhiều thương hiệu sữa quốc tế, Vinamilk vẫn luôn xây dựng cho mình một hình ảnh sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy và gắn bó với người tiêu dùng Việt Nam suốt hơn 45 năm qua.
Thương hiệu sữa Vinamilk đã thành công xây dựng USP kết nối người Việt với các sản phẩm của người Việt, để tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt so với các thương hiệu sữa khác trên thị trường.
Ví dụ USP của Milo
Milo là thương hiệu thức uống dinh dưỡng từ lúa mạch socola của tập đoàn Nestlé, ra mắt vào năm 1934 tại Úc.
USP của Milo tập trung vào việc kết hợp dinh dưỡng với các hoạt động thể thao, hướng đến mục tiêu “Nuôi dưỡng thể hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh”.
Các sản phẩm của Milo không chỉ nằm ở chất lượng dinh dưỡng từ lúa mạch, mà các sản phẩm của Milo còn bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp duy trì sức bền khi trẻ hoạt động, để tăng cường thể lực và năng lượng hoạt động cả ngày dài.
Thương hiệu Milo thường xuyên tổ chức các sự kiện thể thao, tài trợ cho các hoạt động thể thao của trẻ em,… và xây dựng một hình ảnh thương hiệu gắn liền với các hoạt động thể thao của trẻ em Việt Nam, bằng cách này Milo đã xây dựng được USP marketing khác biệt so với các đối thủ khác trên thị trường.
Ví dụ USP của VinFast
VinFast là một trong những hãng xe điện tiên phong tại Việt Nam thuộc tập đoàn VinGroup. USP của VinFast là “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”, đây là một USP Marketing mạnh mẽ thể hiện được tinh thần và sự khác biệt so với các thương hiệu xe nước ngoài.
Ngoài ra, USP của VinFast cũng chính là slogan của thương hiệu tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng và những người yêu thích sản phẩm Việt, thể hiện được tinh thần, khát vọng vươn lên của Việt Nam.
Thương hiệu VinFast cũng tập trung công nghệ vào sản xuất các sản phẩm xe điện để đáp ứng xu hướng sử dụng xe điện trên thị trường của khách hàng. Các trạm sạc xe điện của VinFast được phân phối khắp nơi và triển khai mô hình thuê pin linh hoạt, giúp khách hàng an tâm khi lựa chọn VinFast.
6. Những câu hỏi thường gặp về USP
7. Tổng kết
USP trong Marketing giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu rõ ràng, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường để thu hút khách hàng. Một USP (Unique Selling Point) mạnh mẽ, độc nhất sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn đối thủ và tạo dựng niềm tin để thúc đẩy hành động chuyển đổi của khách hàng.
Hy vọng qua bài viết này của IMTA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về USP, cách xây dựng USP cho doanh nghiệp hiệu quả và học hỏi USP từ các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường để ứng dụng thành công vào cho doanh nghiệp của mình nhé!